Giáo án giảng dạy Tuần thứ 31 - Khối 4

Giáo án giảng dạy Tuần thứ 31 - Khối 4

Chính tả (Nghe - viết):

Nghe lời chim nói.

I. Mục đích, yêu cầu.

- Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.

- Làm đúng BTCT phương ngữ (2)a/b , hoặc 3 a/b .

II. Đồ dùng dạy học.

- Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học.

A, Kiểm tra bài cũ.

- Viết : rong chơi, gia đình, dong dỏng, tham gia, ra chơi,.

- Gv nx chung, ghi điểm.

B, Bài mới.

1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ,YC.

2. Hướng dẫn hs nghe- viết.

- Đọc bài chính tả:

? Loài chim nói về điều gì?

 

doc 15 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Tuần thứ 31 - Khối 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31:
Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
Chính tả (Nghe - viết):
Nghe lời chim nói.
I. Mục đích, yêu cầu.
- Nghe – viết lại đúng chính tả , trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng BTCT phương ngữ (2)a/b , hoặc 3 a/b . 
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Viết : rong chơi, gia đình, dong dỏng, tham gia, ra chơi,...
- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp, trao đổi, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ,YC.
2. Hướng dẫn hs nghe- viết.
- Đọc bài chính tả:
- 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm.
? Loài chim nói về điều gì?
- Loài chim nói về những cánh đồng mùa nối mùa với những con người say mê lao động, về những thành phố hiện đại, những công trình truỷ điện.
? Tìm và viết từ khó?
- 1,2 hs tìm, lớp viết nháp, 1 số hs lên bảng viết.
- VD: lắng nghe, bận rộn, say mê, rừng sâu, ngỡ ngàng, thanh khiết,...
- Gv đọc bài:
- Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc bài:
- Hs soát lỗi.
- Gv thu bài chấm:
- Hs đổi chéo soát lỗi.
- Gv cùng hs nx chung.
3. Bài tập.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào nháp:
- Cả lớp làm bài, 1 số hs lên bảng.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
- Nêu miệng: VD: 
+ là, lạch, lãi, làm, lãm, lảng, lảnh, lãnh, làu, lảu, lảu, lí, lĩ, lị, liệng, lìm, lủng, luôn, lượng,..
+ này, nãy, nằm, nắn, nấng, nấu, nơm, nuột, nước, nượp, nến, nống, nơm, 
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở:
- 1 số hs làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Nêu miệng, dán phiếu, lớp nx chữa bài.
 Núi Băng trôi, lớn nhất, nam cực, năm 1956, núi băng này.
4. Củng cố, dặn dò: - Nx tiết học, ghi nhớ các từ để viết đúng.
Toán:
Thực hành ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ .
II. Đồ dùng dạy học.
- Thước thẳng có vạch chia xăng-ti-mét.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Bước ước lượng chiều dài của lớp học, đo kiểm tra lại?
- 2 Hs thực hành, lớp nx.
- Gv nx chung.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Thực hành:
Bài 1. Gọi hs đọc bài.
- Hs đọc yêu cầu.
- Tổ chức hs trao đổi cách làm bài:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Hs làm bài vào nháp, 1 Hs lên bảng:
Đổi 3m= 300cm
Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6(cm)
Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm:
Bài 2. trang 159 
- Hs làm bài vào vở.
- Gv thu bài chấm:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- 1 Hs lên bảng chữa bài.
Bài giải
Đổi 8m=800cm; 6m=600cm
- Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ là: 
800 :200 = 4(cm)
Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ là:
600 : 200 = 3(cm)
Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm:
4. Củng cố, dặn dò.
	- Mx tiết học, vn làm bài tập tiết 151 VBT.
 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu. Luyện tập
Thêm trạng ngữ cho câu.
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
- Biết nhận diện được trạng ngữ trong câu, bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ. 
I. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết bài tập 1 LT.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
B, Dạy học bài mới:
1)GT bài ;
2) Luện tập :
Bài1: Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau :
- Hòi còn nhỏ , câu bé Trần Quốc Khái rất ham học .
- Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. 
- Trên những ngọn cơi già nua , những chiếc lá vàng cuối cùngcòn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
Bài2: Bổ sung trạng ngữ cho các câu sau:
- Mây đen ùn ùn kéo đến.
.- Trời quang hẳn ra.
- Ve đua nhau kêu ra rả .
Bài3: Đặt câu có trạng ngữ : 
Chỉ thời gian: 
Chỉ nơi chốn :
Chỉ mục đích:
3) Hướng dẫn hs làm bài.
- HS làm vào vở.
- GV theo dõi bổ sung.
4) Chấm chữa bài:
C) Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học .
 Về nhà xem lại bài .
Toán:
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
Giúp hs ôn tập về:
- Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Viết các số chẵn lớn hơn 12 và nhỏ hơn 32. Tính tổng các số này.
- Hs làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng làm bài.
- Gv cùng hs nx chữa bài.
Bài 2: trang 160
- Hs làm bài vào nháp:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs đọc mẫu và tự làm bài. 3 Hs lên bảng chữa bài, lớp đổi chéo nháp kiểm tra.
- Gv cùng hs nx, chữa bài:
5794=5000 + 700 +90+4
20 292=20 000+200+90+2
190 909= 100 000+90 000+900+9
Bài 3: trang 160 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Hs đọc và nêu theo yêu cầu bài:
- Lần lượt hs nối tiếp nhau đọc.
- Gv nghe, nx và chữa lỗi.
Bài 5. trang 161
- Hs làm bài vào vở.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Gv thu một số bài chấm.
- 3 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
a. 67;68;69 798; 799; 800;
999; 1000; 1001.
b. 8;10;12; 98;100;102;
998;1000; 1002
c. 51;53;55; 199; 201; 203;
997; 999; 1001.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Vn làm bài tập tiết 152 VBT.
Phụ kém : Môn tập đọc 
Bài : Ăng – co – vát 
I) Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó : Ăng – co- vát , tháp lớ, lựa ghép,mặt trời lặn, lấp loáng, thốt nốt, thâm nghiêm ,
- Đọc trôi chảy toàn bài .
- Trả lời được một số câu hỏi.
II) Các hoạt động dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ:
B) Dạy học bài mới:
1) GTbài:
2) Luyện đọc:
- GV đọc bài.
- Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- GV ghi bảng hs đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp theo câu.
- GV theo dõi bổ sung.
- HS đọc theo nhóm .( HS khá giúp đỡ).
- HS đọc theo đoạn .
- Gọi hs trả lời câu hỏi .
- GV bổ sung kết luận.
C) Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học .
 Về nhà tập đọc thêm.
 _____________________________
 Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
Tập đọc:
Con chuồn chuồn nước.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, và cảnh đẹp của quê hương.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc bài Ăng- co Vát, trả lời câu hỏi nội dung?
- 2 hs đọc, lớp nx.
Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs khá đọc.
- Chia đoạn:
- 2 đoạn: Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Đọc nối tiếp : 2lần
- 2Hs đọc/ 1lần.
+ Đọc nối tiếp lần 1: Kết hợp sửa phát âm:
- 2 hs đọc
+ Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. Lộc vừng 
2 Hs khác đọc.
-1 loại cây cảnh, hoa hồng nhạt, cánh là những tua mềm.
- Đọc theo cặp:
- Từng cặp đọc bài.
- Đọc toàn bài:
- 1 Hs đọc
- Gv nx đọc đúng và đọc mẫu:
- Hs nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- Đọc thầm đoạn 1 trao đổi và trả lời
- Theo cặp bàn
? Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
- Bốn cái cánh mỏng như cái giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
? Em thích hình ảnh so sánh nào vì sao?
- Hs lần lượt nêu: ...
? Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-ý 1: Miêu tả vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước.
? Cách miêu tả của chú chuồn nước có gì hay?
- Tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú và theo cánh bay của chú, cảnh đẹp của đất nước lần lượt hiện ra.
? Tình yêu quê hương đất nước của tg thể hiện qua những câu thơ nào?
- Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh; rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút.
? Đoạn 2 cho em biết điều gì?
- ý 2: Tình yêu quê hương đất nước của tác giả.
? Bài văn nói lên điều gì?
- ý chính: MĐ, YC.
c. Đọc diễn cảm.
- Đọc nối tiếp bài:
- 2 hs đọc.
- Lớp nx, nêu giọng đọc:
- Giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên, nhấn giọng: đẹp làm sao, lấp lánh, long lanh, rung rung, phân vân, mênh mông, lặng sóng, đọc đúng những câu cảm ( Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao.)
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1:
+ Gv đọc mẫu:
- Hs nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc:
- Cá nhân, cặp.
- Gv cùng hs nx, ghi điểm hs đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
Nx tiết học, vn đọc bài và chuẩn bị bài 63.
Toán:
Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- So sánh được các số có đến sáu chữ số .
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé , từ bé đến lớn .
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc các số: 134 567; 87 934 956
- 2 hs đọc, lớp nx trao đổi về cấu tạo số.
-Gv nx chung.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1:
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bảng con:
- Cả lớp làm, 1 số học sinh lên bảng làm .
- Gv cùng hs nx, chữa từng bài và trao đổi cách so sánh 2 số tự nhiên:
989<1321 34 579<34 601
27 105 >7 985 150 482>150 459
.
Bài 2.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Lớp đổi chéo nháp chấm bài, 4 hs lên bảng chữa bài.
Bài 2a. 999; 7426; 7624; 7642
b. 1853; 3158; 3190; 3518.
Bài 3: 
Bài 3. 10 261; 1590; 1 567; 897
b. 4270; 2518; 2490; 2476.
HS làm vào vở.
Hai HS lên bảng làm.
GV và hs nhận xét .
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Vn làm bài 5b,c.
Tập làm văn:
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn ( BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp( BT3). 
II. Đồ dùng dạy học.
- Sưu tầm tranh ảnh về một số con vật.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Tại sao phải khai báo tạm vắng tạm trú?
- 2 Hs nêu, lớp nx,
Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC.
2. Bài tập.
Bài 1,2.
- Hs nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.
- Đọc nội dung đoạn văn sgk.
- 1 Hs đọc, lớp đọc thầm.
- Tổ chức hs trao đổi theo cặp BT 2.
- Từng cặp trao đổi và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- Một số nhóm nêu miệng, cử 1 nhóm làm thư kí ghi bảng.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng:
Các bộ phận
- Hai tai
- Hai lỗ mũi
- Hai hàm răng
- Bờm
- Ngực
- Bốn chân
- Cái duôi
Từ ngữ miêu tả
To, dựng đứng trên cái đầu đẹp.
ươn ướt, động đậy hoài
trắng muốt
được cắt rất phẳng
nở
khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên đất.
Dài, ve vẩy hết sang phải lại sang trái.
Bài 3. 
- Hs đọc nội dung.
- Gv treo một số ảnh con vật:
- Hs nêu tên con vật em chọn để q sát.
- Đọc 2 Vd sgk.
- 2 Hs nối tiếp nhau đọc.
? Viết lại những từ ngữ miêu tả theo 2 cột như BT2:
- Lớp làm bài vào vở.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu miệng, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm hs có bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
Nx tiết học, VN hoàn chỉnh bài tập 3. Quan sát con gà trống.
.
Thể dục
Bài 62: Môn tự chọn - Trò chơi con sâu đo.
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi , chuyền cầu theo nhóm 2 người .
- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị – ngắm đích –ném bóng ( không có bóng và có bóng). 
- Bước đầu biết nhảy dây tập thể , biết phối hợp vối bạn để nhảy dây.
- Biết cách chơi và tham gia chơI được các trò chơi .
II. Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn.
- Phương tiện: Còi. cầu, bóng, dây .
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
6 - 10 p
- ĐHT + + + +
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Gv nhận lớp phổ biến nội dung.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc.
- Khởi động xoay các khớp.
+ Ôn bài TDPTC.
G + + + + 
 + + + + 
- ĐHTL :
2. Phần cơ bản:
18 - 22 p
a. Đá cầu:
- Ôn tâng cầu bằng đùi.
+ Cán sự điều khiển.
+ Chia tổ tập luyện. Tập thể thi.
- Ôn chuyền cầu:
+ Cán sự điều khiển.
+ Chia tổ tập luyện. Tập thể thi.
- Thi ném bóng trúng đích.
+ Thi theo nhóm chọn hs có kết quả ném tốt nhất.
b. Trò chơi: Trò chơi con sâu đo.
- Gv nêu tên trò chơi, Hs nhắc lại cách chơi, một nhóm chơi thử, sau chơi chính thức và thi đua giữa các nhóm.
- ĐHTL: 
- ĐHTL: N2.
 GV
 * * 
 + + + + + + + + 
 + + + + + + + + 
 + + + + + + + + 
3. Phần kết thúc.
- Gv cùng hs hệ thống bài.
- Hs đi đều hát vỗ tay.
- Gv nx, đánh giá kết quả giờ học.
4 - 6 p
- ĐHTT:
GV
 + + + + + + + 
 + + + + + + + +
 + + + + + + + 
Toán : 
Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- So sánh được các số có đến sáu chữ số .
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé , từ bé đến lớn .
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc các số: 134 567; 87 934 956
- 2 hs đọc, lớp nx trao đổi về cấu tạo số.
-Gv nx chung.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1: Viết tất cả các số có ba chữ sốđược lập từ các chữ số : 1,3,4,6,0.
a) Hãy sắp xếp các số em vừa viết theo thứ tự từ bé đến lớn .
b) Mỗi chữ số ở mỗi hàng xuất hiện bao nhiêu lần? 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở.
- Cả lớp làm, 1 số học sinh lên bảng làm .
- Gv cùng hs nx, chữa từng bài và trao đổi cách làm.
.
Bài 4trang161.
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Lớp làm bài vào nháp:
- Gv cùng hs nx, chữa bài.
- Lớp đổi chéo nháp chấm bài, 4 hs lên bảng chữa bài.
Bài 4. a. 0; 10; 100
b. 9; 99; 999
c. 1; 11; 101
d. 8 ; 98; 998.
Bài 5 trang 161 .
Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào vở.
- Cả lớp làm bài 5.
- Gv thu một số bài chấm.
3 Hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs nx, chữa và trao đổi bài.
Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là: 58; 59; 60; 61.
Trong các số trên có 58; 60 là số chẵn
Vậy x=58 hoặc x=60.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, Vn làm bài 5b,c.
 Phụ kém: Môn toán
Bài: Luyện tập chung 
I) Mục tiêu: 
- Củng cố về các phép tính số tự nhiên. 
- Đọc số, viết số.
II) Các hoạt động dạy học :
A) Kiểm tra bài cũ:
B) Dạy học bài mới:
1) GT bài:
2) Luyện tập:
Bài1:
a) Đọc các số sau: 
 - 68 385 ; 904 851 ; 2 205 600 ; 5 203 652.
b) Viết các số sau:
- Ba nghìn tám trăm bốn mươi lăm.
- Bảy trăm linh sáu nghìn bốn trăm linh năm.
- GV hưóng dẫn hs làm.
- HS lần lượt đọc .
- GV theo dõi bổ sung.
Bài2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
79 217 ; 73 954 ; 79 381 ; 73 416.
- HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi chấm bài.
- Gọi hai em lên bảng viết.
- GV và HS nhận xét.
C) Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học .
 Về nhà tập viết thêm.
 Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2010 
Toán:
Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2;3;5; 9 .
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Chữa bài 5b,c / 161.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, ghi điểm.
- 2 Hs lên bảng chữa bài, lớp nx.
b. Các số lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là: 58; 59; 60; 61.
Trong các số trên có 59; 61 là số lẻ
Vậy x=59 hoặc x=61.
c. Số tròn chục lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 60; Vậy x là 60.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1. 
- Hs đọc đề bài. 
Tìm các chữ số a,b để 3a5b: 
.- HS làm vào vở.
a) Chia hết cho 2 và 3.
- HS lên bảng làm .
b) Chia hết cho 3 và 5.
- HS nhận xét .
c) Chia hết cho 5 và 9.
Bài 4 . trang 162.- Trao đổi theo cặp và làm bài vào nháp:
- Gv nx chung các cặp làm bài.
- Mỗi bàn là 1 cặp, làm bài và trao đổi chấm bài theo cặp.
- 1 nhóm lên bảng chữa bài, lớp nx, trao đổi, bổ sung.
250; 520.
Bài 5. trang 162
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv cùng hs trao đổi đề bài toán:
- Làm bài vào vở:
Tìm số cam chia hết cho 3 và chia hết cho 5 và nhỏ hơn 20.
- Cả lớp làm bài:
- Trình bày:
- Gv nx chung.
- Nhiều học sinh nêu ;
Số cam mẹ mua là 15 quả.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài tập VBT tiết 154.
 _____________________________
Tập làm văn : Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn ; quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp. 
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
A) Kiểm tra bài cũ:
B) Các hoạt động dạy học:
1) GT bài:
2) Luyện tập ;
Bài1: Đọc đoạn văn sau: 
 Con lợn
 Mình nó trắng hồng , điểm thêm những chấm đen ở chân và bụng. Mẹ tôI bảo đó là các vết lang. Đôi mắt của nó ti hí lúc nào cũng như muốn nhắm tít lại . Hai má chảy sệ xuống. Bốn chân nần nẫn những thịt. Cái bụng tròn căng núng nính gần sát đất. Đặc biệt đôi tai rủ xuống trông đến tức cười . Nó háu ăn lắm . Mỗi khi ngửi thấy hơi cám , nó ủn ỉn mấy tiếng rồi vẩy tai, ngoe ngẩy đuôi đi ra.Nó sục mõm vào máng, ăn tồng tộc trông thật ngon lành.
Bài2: Đoạn văn trên miêu tả những bộ phận nào của con lợn ?
Bài3: Hãy ghi lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận ấy.
3) HS làm bài vào vở .
- GV theo dõi bổ sung.
- Gọi hs nêu bài làm.
- GV bổ sung kết luận .
C) Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học 
 Về nhà xem lại bài .
 ________________________________
Chính tả: NV Con chuồn chuồn nước.
I) Mục tiêu: HS viết đúng đẹp đoạn : Ôi chao ..đang còn phân vân.
- Viết đúng các từ khó có trong đoạn viết .
- Trình bày sạch đẹp rõ ràng.
II) Các hoạt động dạy học ;
A) Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho hs viết một số từ vào bảng con .
B) Dạy học bài mới:
1) GT bài:
2) HD viết chính tả:
- GV đọc bài.
- Gọi 2 hs đọc bài.
- GV cho hs viết từ khó vào bảng con .
- GV và hs nhận xét.
-GV hướng dẫn bài.
- GV đọc hs chép.
- GV đọc hs khảo bài.
3) Chấm bài chữa lỗi.
C) Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học.
 Về nhà tập viết thêm.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (Bt2) ; Bước đầu viết dược một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
II.Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết câu văn bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích?
 - 2,3 Học sinh nêu, lớp nx, bổ sung.
Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
Giới thiệu bài.
Luyện tập.
Bài 1.
- Học sinh đọc yêu cầu bài.
Đọc bài con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi:
- Học sinh nêu miệng.
? Bài văn có mấy đoạn?
- Có 2 đoạn: Đ1: Từ đầu ...phân vân; Đ2: Còn lại.
? ý mỗi đoạn:
ý 1: Tả ngoại hình chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
ý2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của chuồn chuồn.
Bài 2.
Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh trao đổi làm bài:
Trao đổi theo cặp, xếp thứ tự.
- Trình bày:
Các nhóm nêu tóm tắtkết quả.
- Gv cùng học sinh nx, chốt ý đúng:
Thứ tự sắp xếp: b, a, c.
- Đọc lại đoạn văn đã sắp xếp:
2,3 Học sinh đọc.
Bài 3.
- Đọc yêu cầu bài và gợi ý.
-Viết đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn.
Viết tiếp câu sau bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống.
- Học sinh viết bài vào vở.
Đọc đoạn văn:
Nhiều học sinh đọc.
 Gv cùng học sinh nx, chữa mẫu , ghi điểm.
Củng cố, dặn dò.
Nx tiết học, vn hoàn thành tiếp bài tập 3 vào vở.
 Toán:
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.
I. Mục tiêu: 	
- Biết đặt tính và thực hiện cộng , trừ các số tự nhiên .
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện .
- Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ .
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9? Lấy ví dụ minh hoạ?
- 3,4 Hs nêu, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập.
Bài 1.( Dòng 1 và 2)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Làm bài vào bảng con:
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi.
- Cả lớp làm bài, 2 Hs lên bảng làm phần a,b dòng 1.
-
+
 6195 5342
 2785 4185
 8980 1157
Bài 2. Làm bài vào nháp.
-Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đổi.
- Hs đọc yêu cầu bài tự làm bài vào nháp, đổi chéo nháp chấm bài bạn.
- 2Hs lên bảng chữa bài.
a. X + 126 = 480 b. X-209=435
 X= 480 - 126 X=435+209
 X=354 X = 644
- GV kết luận .
- Gọi hs nêu lại cách tính.
Bài 4. 
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Phần a.
- Làm bài vào vở.
- Gv chấm 1 số bài.
- Gv cùng hs nx, chữa bài, trao đỗi cách làm bài thuận tiện.
- Hs đọc yêu cầu bài. 
- Lớp làm bài vào vở, 3 hs lên bảng chữa bài.
168+2080+32 = (168+32) + 2080
 = 200 + 2080 = 2280.
(Bài còn lại làm tương tự)
Bài 5. Làm tương tự bài 4.
- Gv chấm, cùng hs nx chữa bài.
- Hs giải bài vào vở.
Bài giải
Trường tiểu học Thắng lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 - 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển.
3. Củng cố, dặn dò.
	- Nx tiết học, vn làm bài còn lại bài 1 vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 0910.doc