Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11, Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài - Trần Thị Kim Vui

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11, Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài - Trần Thị Kim Vui

I. Mục Tiêu:

- Học sinh nắm được trên tia Ox có 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) (m >0)

- Học sinh biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

II. Chuẩn Bị:

- Giáo viên: phấn màu, thước thẳng có vạch chia, compa

- Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng có vạch chia, compa

 

doc 2 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tuần 11 - Tiết 11, Bài 9: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài - Trần Thị Kim Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	 BÀI 9: VẼ ĐOẠN THẲNG CHO BIẾT ĐỘ DÀI
Tiết PPCT: 11	 
Mục Tiêu:
Học sinh nắm được trên tia Ox có 1 và chỉ 1 điểm M sao cho OM = m (đơn vị độ dài) (m >0)
Học sinh biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Chuẩn Bị:
Giáo viên: phấn màu, thước thẳng có vạch chia, compa
Học sinh: Tập, viết, SGK 7, thước thẳng có vạch chia, compa
Tiến Trình Bài Dạy:
Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới: 
Tổ chức luyện tập:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HSø
Tóm tắt nội dung ghi bảng
10’
10’
HĐ1: Vẽ đoạn thẳng trên tia:
GV: Gọi 1 HS đọc đề VD1
GV: Hướng dẫn cách vẽ:
+ Dùng thước có vạch chia
+ Đặt thước trùng với tia Ox
+ Chú ý thao tác làm cho HS
GV: Cho học sinh nhận xét có bao nhiêu điểm M trên tia Ox sao cho OM = 2cm ?
GV: Gọi 1 HS đọc VD2/122
GV: giới thiệu compa và cách sử dụng cho HS
GV: giới thiệu cách vẽ như SGK/123
GV: nhấn mạnh cho HS đây là cách vẽ một đoạn thẳng bằng một đoạn thẳng cho trước.
HĐ2: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia:
GV: đặt vấn đề: Nếu ta cần vẽ 2 hoặc 3 đoạn thẳng trên cùng 1 tia thì phải làm thế nào?
GV: gọi HS đọc ví dụ /123
GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng OM = 2cm
GV: Gọi 1 HS khác lên bảng vẽ đoạn thẳng ON = 3cm (lưu ý HS không nên chú ý đến điểm M bạn vừa vẽ)
GV: Cho HS nhận xét 3 điểm O, M, N (điểm nào nằm giữa)
HS: đọc đề VD1
HS: Nghe giảng, quan sát
HS: nhận xét: chỉ có 1 điểm M
HS: đọc đề VD2
HS: nghe giảng
HS: quan sát
HS: Nghe giảng
HS: suy nghĩ 
HS: đọc đề VD
HS: vẽ OM = 2cm
HS: vẽ On = 3cm
HS: M nằm giữa O và N
1/- Vẽ đoạn thẳng trên tia:
Ví Dụ 1: Trên tia Ox hãy vẽ đoạn thẳng OM có độ dài 2cm
l
O
M
x
2 cm
Giải
Cách vẽ: SGK/122
Nhận xét: SGK/122
Ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho AB = CD
Cách vẽ: SGK/123
2/- Vẽ hai đoạn thẳng trên tia:
Ví dụ: SGK/123
2 cm
O
x
l
M
N
3 cm
Giải
 Vì ON > OM (3cm > 2cm)
 nên điểm M nằm giữa O và N
* Nhận xét: 
Trên tia Ox, OM = a, ON = b .
Nếu 0 < a < b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N
Củng Cố Và Luyện Tập Bài Học: (22’)
5 cm
2 cm
O
l
A
x
B
C
8cm
GV: Cho HS giải bài 54/124; bài 56/124; bài 59/124
Đáp án:
Bài 54/124:
Ta có A nằm giữa O và B (2cm < 5cm)
nên AB = OB – OA = 5 cm – 2cm = 3cm
Ta có B nằm giữa O và C (5cm < 8cm)
nên BC = OC – OB = 8cm – 5cm = 3cm
2 cm
1cm
C
l
A
B
4 cm
l
D
Vậy BC = BA (cùng bằng 3cm)
O
Bài 56/124:
a) Ta có C nằm giữa A và B (1cm < 4cm)
 nên BC = AB – AC = 4cm – 1cm = 3cm
b) vì điểm B nằm giữa C và D nên CD = CB + BD = 3cm + 2cm = 5cm
Bài 59/124: 
Điểm N nằm giữa hai điểm M và P.
Hướng Dẫn Học Sinh Học Ở Nhà: (3’)
Về nhà học bài, xem lại các bài tập đã giải.
BTVN: bài 53/124; bài 57/124
Xem trước bài mới: “Trung điểm của đoạn thẳng”
Cần chuẩn bị:
+ phân biệt: điểm nằm giữa và điểm nằm chính giữa
+ 1 tờ giấy A4 để gấp giấy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11,11.doc