KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết : Tên bài : SỰ TÍCH HỒ BA BỂ
Tuần : 1
I. Mục tiêu :
- Dựa vào các tranh minh hoạ và lời kể của gv, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện.
- Biết theo dõi nhận xét lời kể của bạn. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó, ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định họ sẽ được đền đáp xứng đáng
Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : SỰ TÍCH HỒ BA BỂ Tuần : 1 I. Mục tiêu : - Dựa vào các tranh minh hoạ và lời kể của gv, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện. - Biết theo dõi nhận xét lời kể của bạn. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó, ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định họ sẽ được đền đáp xứng đáng II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ (sgk). Các tranh ảnh về hồ Ba Bể hiện nay. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Hướng dẫn hs cách học môn kể chuyện. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Sự tích hồ ba bể” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : GV kể chuyện Sự tích hồ Ba Bể Mục tiêu : Dựa vào các tranh minh hoạ và lời kể của gv, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Cách Tiến hành : - GV kể lần 1 - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào từng bức tranh minh hoạ phóng to trên bảng - hs nghe sau đó giải nghĩa một số từ khó. - hs nghe và nhìn tranh. Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs kể chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Mục tiêu : Thể hiện lời kể tự nhiên ,phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung truyện. Biết theo dõi nhận xét lời kể của bạn Cách tiến hành : - cho hs đọc yêu cầu của từng bài tập - GV chia hs theo nhóm. - cho hs kể chuyện trên lớp - GV cùng cả lớp nhận xét - hs đọc - hs kể trong nhóm. - hs kể chuyện trước lớp 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : Yêu cầu hs về nhà kể lại câu chuyện và xem trước nội dung tiết học sau. - Chuẩn bị bài : “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” III. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Tuần : 2 I. Mục tiêu : - Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên ốc đã học. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện : Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ truyện trong sgk. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 hs nối tiếp nhau kể lại câu chuyện : “Sự tích hồ Ba Bể” và nói ý nghĩa của câu chuyện. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu câu chuyện Mục tiêu : Kể lại được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện thơ Nàng tiên ốc đã học Cách tiến hành : - GV đọc diễn cảm bài thơ. - Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - hs lắng nghe. - 1 em đọc toàn bài. - Cả lớp đọc thầm và trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung từng đoạn. Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa câu chuyện, trao đổi được cùng với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện : Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Cách tiến hành : a) Hưống dẫn hs kể lại câu chuyện bằng lời của mình : - GV hỏi hs : “Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của mình ? - GV : kể lại câu chuyện bằng lời của em nghĩa là em đóng vai người kể : + Kể lại câu chuyện cho người khác nghe. + Kể bằng lời của em là dựa vào nội dung câu chuyện, thơ không đọc lại từng câu thơ. - GV treo bảng phụ ghi câu hỏi. b) Yêu cầu hs kể chuyện trong nhóm 2 : - Sau đó trao đổi để rút ra ý nghĩa câu chuyện. c) Cho hs thi kể trước lớp : - Yêu cầu hs thi kể từng đoạn. - GV yc hs nghe và nhận xét (theo tiêu chí trên bảng phụ ) - GV cho hs nối tiếp đoạn - GV cho hs thi kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV cùng hs nhận xét. - hs trả lời. - 2 em đọc thành tiếng - 1 hs xung phong kể mẫu đoạn 1. - Kể trong nhóm - Từng cặp hs kể cho nhau nghe (theo từng khổ thơ, theo từng bài). - Đại diện nhóm kể - hs nêu ý kiến. - hs kể nối tiếp. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : Dặn hs đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài thơ Nàng tiên Ốc. - Chuẩn bị bài : “Kể chuyện đã nghe đã học” IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC. Tuần : 3 I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng nói : Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Rèn kĩ năng nghe : hs chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học : - Một số truyện viết về lòng nhân hậu. - Giấy khổ to viết gợi ý 3 sgk, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 hs kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Kể chuyện đã nghe đã đọc” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài Mục tiêu : Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Cách tiến hành : a) Hướng dẫn học sinh phân tích đề : - GV đặt câu hỏi để phân tích đề (GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng). - 1 em đọc đề bài GV ghi trên bảng lớp. - hs trả lời câu hỏi. - GV gợi ý hs làm rõ một số biểu hiện của lòng nhân hậu. * ( gợi ý 2 3 4 hướng dẫn tương tự gợi ý 1) Lưu ý hs : Nên kể những câu chuyện ngoài sgk .Nếu không tìm được, khi ấy em mới kể câu chuyện trong sgk. - GV yêu cầu hs đọc thầm lại gợi ý 3 (dán lên bảng). - GV cho hs kể chuyện trong nhóm (nhắc hs phải đặt tên cho câu chuyện của mình). b) Học sinh kể chuyện : - GV cho hs kể chuyện theo cặp .Sau đó cho hs thi kể trước lớp kể, hs khác nghe góp ý theo tiêu chí - GV cùng hs nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất. - 1hs đọc gợi ý 1 sgk. - hs đọc thầm. - hs kể trong nhóm. - Cả lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : - Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Xem trước tranh minh hoạ ở bài kể chuyện sau. - Chuẩn bị bài : “Một nhà thơ chân chính” IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH Tuần : 4 I. Mục tiêu : - Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ, hs trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện, có thể phới hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa và nội dung câu chuyện. Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện. Theo dõi bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn kể. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ (sgk), bảng phụ. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 2 hs kể lại câu chuyện đã nghe, đã học nói về lòng nhân hậu. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Một nhà thơ chân chính”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : GV kể chuyện Mục tiêu : Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ, hs trả lời được các câu hỏi về nội dung câu chuyện, kể lại được câu chuyện, có thể phới hợp lời kể với cử chỉ điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên. Cách tiến hành : - GV kể chuyện : lần 1. - GV kể xong, giúp hs giải thích một số từ ngữ khó trong câu chuyện. - GV kể chuyện lần 2. - GV kể chuyện đoạn 3 vừa kết hợp giới thiệu tranh. - hs làm theo hướng dẫn của GV. - hs đọc thầm yêu cầu 1. Hoạt động 2 : HS kể chuyện Mục tiêu : Theo dõi bạn kể ,nhận xét đúng lời kể của bạn,kể tiếp được lời bạn kể. Cách tiến hành : - Gv treo bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý lên bảng. - GV hướng dẫn hs làm rõ từng yêu cầu. - GV tổ chức cho hs thi kể chuyện trước lớp. - GV cùng cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất. - GV cho hs thảo luận theo nhóm 4 để tìm ra ý nghĩa câu chuyện. - GV chốt ý. - Cả lớp đọc. - hs nghe và trả lời từng câu hỏi. - hs kể chuyện theo nhóm 2. - Đại diện nhóm kể, hs khác nghe, góp ý theo tiêu chí gv đã ghi trên bảng phụ. - Cả lớp nhận xét. - Cả lớp thảo luận. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : - Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài : “Kể chuyện đã nghe đã đọc” IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC Tuần : 5 I. Mục tiêu : - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe đã đọc nói về tính trung thực. - Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học : - Một số truyện ngắn về tính trung thực. - Bảng lớp viết đề bài, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 hs kể lại câu chuyện “Một nhà thơ chân chính”, nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Bài m ... ẠY Tiết : Tên bài : BÚP BÊ CỦA AI ? Tuần : 14 I. Mục tiêu : - Nghe GV kể câu chuyện “Búp bê của ai?”, nhớ và nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ. Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt - Hiểu truyện, biết phát triển thêm phần kết của câu chuyện theo tình huống giả thiết. - Chăm chú nghe, nhớ truyện, nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ SGK. - 6 băng giấy trắng để 6 hs viết lời thuyết minh cho 6 bức tranh. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 hs kể câu chuyện em đã được tham gia hoặc chứng kiến nói về tinh thần kiên trì, vượt khó. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Búp bê của ai ?” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : GV kể chuyện Mục tiêu : Nghe GV kể câu chuyện “Búp bê của ai?”, nhớ và nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ. Kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Cách tiến hành : - GV kể lần1 (chú ý lời kể trong SGV) - GV kể lần 2 (vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ ). - hs lắng nghe. Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm lời thuyết minh. Mục tiêu : Học sinh nhớ và tìm đúng lời thuyết minh cho từng tranh. Cách tiến hành : - GV cho hs thảo luận và tìm đúng lời thuyết minh cho từng tranh (GV phát giấy cho các nhóm để ghi). - Gọi các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV yêu cầu HS kể trong nhóm. Sau đó yêu cầu HS thi kể trước lớp. - GV nhận xét hs kể chuyện. - Các nhóm trình bày. - hs kể chuyện trong nhóm. - hs thi kể trước lớp. Hoạt động 3 : Kể chuyện bằng lời của búp bê. Mục tiêu : Học sinh biết kể chuyện bằng lời của búp bê. Cách tiến hành : Hỏi : Kể chuyện bằng lời của búp bê là như thế nào ? - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp. - GV chốt ý. - hs kể mẫu trước lớp. - hs thi kể chuyện. - hs nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất. Hoạt động 4 : Kể phần kết chuyện theo tình huống. Mục tiêu : Học sinh biết kể phần kết phù hợp với tình huống phù hợp. Cách tiến hành : - Hướng dẫn và yêu cầu hs làm bài. - Sửa lỗi dùng từ ,ngữ pháp và cho điểm. - hs đọc yêu cầu bài tập đọc, yêu cầu của bài tập 3. - hs trình bày viết phần kết của câu chuyện. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : - Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho ngươiø thân nghe (nếu có thể) thì viết lại câu chuyện. - Chuẩn bị bài : “Kể chuyện đã nghe đã đọc” IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC Tuần : 15 I. Mục tiêu : - Kể bằng lời của mình về một câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện, tính cách của nhân vật trong mỗi câu chuyện. - Lời kể nhân vật sinh động, chân thật, giàu hình ảnh và sáng tạo. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã đề ra II. Đồ dùng dạy học : - Mộp số truyện viết về đồ chơi của các em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi 1 hs kể lại 1 hoặc 2 đoạn câu chuyện “Búp bê của ai?” bằng lời kể của búp bê. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Kể chuyện đã nghe đã đọc” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : GV phân tích đề, kể chuyện. Mục tiêu : Kể bằng lời của mình về môït câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. Cách tiến hành : - Nêu câu hỏi giúp hs phân tích đề bài (GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng). - GV gợi cho hs kể 3 chuyện đúng với chủ điểm. - GV nêu câu hỏi : + Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? - 1 hs đọc yêu cầu của bài học. - Cả lớp theo dõi sgk. - hs quan sát tranh minh hoạ sgk. - hs trả lời câu hỏi. + Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em? - GV khuyến khích HS kể chuyện ngoài sgk. - Gọi một số HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nêu nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. Hoạt động 2 : Học sinh kể chuyện. Mục tiêu : Hiểu ý nghĩa của câu chuyện, tính cách của nhân vật. Lời kể nhân vật sinh động, chân thật, giàu hình ảnh và sáng tạo. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chuẩn đã đề ra trong mỗi câu chuyện. Cách tiến hành : - Yêu cầu HS kể chuyện phải có đầu, có cuối. Cần kết chuyện theo lối mở rộng, kể ngắn gọn xúc tích, tự nhiên. - Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa của câu chuyện. - GV cùng HS nhận xét bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, kể chuyện hay nhất. - GV kết luận. - hs kể chuyện theo cặp. - hs thi kể chuyện trước lớp. - hs khác lắng nghe, nhận xét. - Cả lớp nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : - Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho ngươiø thân nghe (nếu có thể) thì viết lại câu chuyện. - Chuẩn bị bài : “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia” IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA Tuần : 16 I. Mục tiêu : - Học chọn được 1 câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghiõa câu chuyện. - Lời kể tự nhiên chân thực, kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ. - Chăm chú nghe bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết 3 cách xây dựng cốt truyện. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 hs kể 1 câu chuyện mà em đã được đọc hoặc được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : GV phân tích đề. Mục tiêu : Học chọn được 1 câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành 1 câu chuyện. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Cách tiến hành : - GV đặt câu hỏi gợi ý phân tích đề bài. - GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng. - 1 hs đọc đề bài. Hoạt động 2 : Gợi ý kể chuyện. Mục tiêu : hs biết cách kể chuyện theo chủ đề. Cách tiến hành : - GV hướng dẫn hs hiểu rõ từng nội dung. - GV nhận xét và khen ngợi những hs đã có ý thức chuẩn bị dàn bài từ ở nhà. - hs đọc lần lượt 3 gợi ý sgk. - hs nối tiếp nhau nêu hướng xây dựng cốt truyện. Hoạt động 3 : Học sinh kể chuyện. Mục tiêu : Chăm chú nghe bạn kể và nhận xét đúng lời kể của bạn. Cách tiến hành : - Yêu cầu hs thi kể chuyện trước lớp. GV lần lượt ghi tên hs và tên câu chuyện mà hs kể lên bảng. - Yêu cầu HS kể xong phải nói rõ ý nghĩa câu chuyện hoặc trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - GV cùng hs nhận xét, tính điểm, bình xét người ham đọc sách. - GV nêu tiêu chí để HS bình xét. - GV kết luận. - hs kể chuyện theo nhóm 2 và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - hs nêu ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp nhận xét. - hs khác lắng nghe, nhận xét theo tiêu chí của GV. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : - Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho ngươiø thân nghe (nếu có thể) thì viết lại câu chuyện. - Chuẩn bị bài : “Một phát minh nho nhỏ” IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày / / KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tiết : Tên bài : MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ Tuần : 17 I. Mục tiêu : - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện trên. - Hiểu được nội dung câu chuyện. - Chăm chú nghe kể, nhận xét lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ sgk. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - GV gọi HS kể lại câu chuyện của tuần trước kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện. 3. Bài mới : - Giới thiệu bài : “Một phát minh nho nhỏ” HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : GV kể chuyện. Mục tiêu : Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện trên. Hiểu được nội dung câu chuyện. Cách tiến hành : - GV kể chuyện. + Lần 1 : GV kể xong giúp hs giải thích một số từ ngữ khó trong câu chuyện. + Lần 2 : Trước khi kể, GV yêu cầu hs đọc thầm yêu cầu 1, kể đến đoạn 3, GV kết hợp giới thiệu tranh. - hs lắng nghe. Hoạt động 2 : Học sinh kể chuyện Mục tiêu : Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ nét mặt , biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu truyện. Biết theo dõi nhận xét lời kể của bạn. Cách tiến hành : - GV chia hs thành nhóm, cho hs kể chuyện trong nhóm. - Yêu cầu hs kể chuyện trên lớp. - GV nêu tiêu chí để hs đánh giá, nhận xét bạn. - GV kết luận. - hs đọc yêu cầu bài tập. - hs kể chuyện trong nhóm. - hs khác nhận xét bạn theo tiêu chí GV đã nêu. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học : - Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho ngươiø thân nghe. - Chuẩn bị bài : - Yêu cầu hs về nhà kể lại câu chuyện và ôn tập kĩ để chuẩn bị thi cuối học kì 1. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
Tài liệu đính kèm: