KỂ CHUYỆN :
Tiết 11 : BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. MỤC TIÊU :
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu.
- Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
- Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống.
- Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa truyện trong SGK/107.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Thứ tư ngày 31 tháng 11 năm 2012 KỂ CHUYỆN : Tiết 11 : BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. MỤC TIÊU : - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu. - Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. - Hiểu ý nghĩa của truyện : Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lực, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước. - Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống. - Biết lắng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Tranh minh họa truyện trong SGK/107. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. DẠY HỌC BÀI MỚI 1. Giới thiệu truyện. - Bạn nào còn nhớ tác giả của bài thơ Em thương đã học ở lớp 3. - Tác giả của bài thơ Em thương là nhà thơ Nguyễn Ngọc Kí. - Câu chuyện cảm động về tác giả của bài thơ Em thương đã trở thành tấm gương sáng cho bao thế hệ người Việt Nam. Câu chuyện đó kể về chuyện gì ? Các em cùng nghe thầy (cô) kể. - Lắng nghe. 2. Kể chuyện. - GV kể lần 1 : Chú ý giọng kể chậm rãi, thong thả. - GV kể lần 2 : Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa và đọc lời phía dưới mỗi tranh. 3. Hướng dẫn kể chuyện. a) Kể trong nhóm. - Chia nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi, kể chuyện trong nhóm.. - HS trong nhóm thảo luận, kể chuyện. Các em khác lắng nghe, nhận xét và góp ý cho bạn. b) Kể trước lớp - Tổ chức cho HS kể từng đoạn trước lớp. - Các tổ cử đại diện thi kể. - Nhận xét từng HS kể. - Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. - 3-5 HS tham gia thi kể. - Gọi HS nhận xét lời kể và trả lời của từng bạn. - Nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu. - Nhận xét chung và cho điểm từng HS. c) Tìm hiểu ý nghĩa truyện. - Hỏi : - HS phát biểu. + Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? + Em học được điều gì ở Nguyễn Ngọc Kí ? - Thầy Nguyễn Ngọc Kí là một tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ một cậu bé bị tàn tật, ông trở thành một nhà thơ, nhà văn. Hiện nay ông là Nhà giáo Ưu tú, dạy môn Ngữ văn của một trường Trung học ở Thành phố Hồ Chí Minh. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị những câu chuyện mà em được nghe, được đọc về một người có nghị lực. Bài sau : Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Tài liệu đính kèm: