Giáo án Khoa học 4 - Học kì I - GV: Văn Thị Thúy

Giáo án Khoa học 4 - Học kì I - GV: Văn Thị Thúy

Thứ ., ngày tháng . năm 20 .

KHOA HỌC

TUẦN .

TIẾT .

CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?

I/ MỤC TIÊU:

 Giúp HS:

 - Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.

 - Kể được những điều kiện về tinh thần cần sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông giải trí

 - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.

 - Phiếu học tập theo nhóm.

 - Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (nếu có điều kiện).

 

doc 106 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Học kì I - GV: Văn Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
KHOA HỌC
TUẦN .. 
TIẾT ..
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 - Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống của mình.
 - Kể được những điều kiện về tinh thần cần sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông giải trí 
 - Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:	
 - Các hình minh hoạ trong trang 4, 5 / SGK.
 - Phiếu học tập theo nhóm.
 - Bộ phiếu cắt hình cái túi dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” (nếu có điều kiện).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh .
- Nhận xét.
C. Dạy bài mới :
 1.Giới thiệu bài: 
- Con người cần gì để sống ?
 2. Tìm hiểu bài:
a. Hoạt động 1: Con người cần gì để sống ? Hoạt động cá nhân
* Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần có cho cuộc sống của mình.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì cuộc sống của mình.
- GV ghi những ý kiến không trùng lặp lên bảng: 
+ Hít thở không khí.+ Ăn , uống.
 Bước 2: GV tóm tắt ý trên bảng , rút ra nhận xét chung.
Kết luận : Để sống và phát triển con người cần :
- Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại, 
 b.Hoạt động 2: Những yếu tố cần cho sự sống mà chỉ có con người cần : Làm việc với phiếu học tập và SGK.
* Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố mà con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà chỉ có con người mới cần.
* Cách tiến hành :
 Bước 1: Làm việc theo nhóm với phiếu học tập.
- GV phát phiếu học tập ( mẫu như SGV/22 , 23)
Bước 2: Chữa bài tập
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của phiếu học tập
- Gọi 1 nhóm đã dán phiếu đã hoàn thành vào bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành phiếu chính xác nhất.
- Yêu cầu HS vừa quan sát tranh vẽ trang 3, 4 SGK vừa đọc lại phiếu học tập.
- Hỏi: Giống như động vật và thực vật, con người cần gì để duy trì sự sống ?
- Hơn hẳn động vật và thực vật con người cần gì để sống ?
* GV kết luận: Ngoài những yếu tố mà cả động vật và thực vật đều cần như: Nước, không khí, ánh sáng, thức ăn con người còn cần các điều kiện về tinh thần, văn hoá, xã hội và những tiện nghi khác như: Nhà ở, bệnh viện, trường học, phương tiện giao thông, 
c. Hoạt động 3: Trò chơi: “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” : Hoạt động nhóm.
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì sự sống của con người.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn cách chơi.
Bước 1: Đầu tiên mỗi nhóm chọn ra 10 thứ mà các em cần mang theo khi đến các hành tinh khác .
Bước 2 : Chọn 6 thứ cần thiết hơn để mang theo.
Bước 3 : Thảo luận nhóm .
- Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy ?
D. Củng cố :
- Gọi HS đọc lại “ Mục cần biết” SGK/4
E. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS, nhóm HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Trao đổi chất ở người”.
- Cả lớp thực hiện.
- HS nhắc lại.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký để tiến hành thảo luận.
- 1 HS đọc yêu cầu của phiếu.
-Tiến hành thảo luận và ghi ý kiến vào phiếu học tập
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhau.
- HS nêu.
-HS Lắng nghe.
- Các nhóm trao đổi và chọn 10 phiếu.
- Còn lại phiếu loại nộp lại cho cô.
- Đại diện các nhóm giải thích.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
KHOA HỌC
TUẦN .. 
TIẾT ..
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 - Nêu được những chấy lấy vào và thải ra trong quá trình sống hằng ngày của cơ thể người.
 - Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Vẽ được sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường và giải thích được ý nghĩa theo sơ đồ này.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Các hình minh hoạ trang 6 / SGK.
 - 3 khung đồ như trang 7 SGK và 3 bộ thẻ ghi từ Thức ăn Nước Không khí Phân Nước tiểu Khí các-bô-níc 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
- Giống như thực vật, động vật, con người cần những gì để duy trì sự sống ?
- Để có những điều kiện cần cho sự sống chúng ta phải làm gì ?
C.Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài: 
- Con người cần điều kiện vật chất, tinh thần để duy trì sự sống. Vậy trong quá trình sống con người lấy gì từ môi trường, thải ra môi trường những gì và quá trình đó diễn ra như thế nào ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
 2. Tìm hiểu bài:
 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
* Mục tiêu:
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
- Nêu được thế nào là quá trính trao đổi chất.
 * Cách tiến hành : 
 Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp.
 + Kể tên những gì được vẽ trong hình 1 SGK/6 
+ Phát hiện những thứ đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người được thể hiện trong hình ( ánh sáng, nước, thức ăn)
+ Những yếu tố cần cho sự sống của con người mà không thể hiện được qua hình vẽ như không khí .
+ Cơ thể con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình ?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
 Bước 2: 
-Yêu cầu HS đọc mục “Bạn cần biết” 
Hỏi:+ Quá trình trao đổi chất là gì ?
+ Nêu vai trò trao đổi chất đối với con người, động vật, thực vật.
* Kết luận:
- Hằng ngày cơ thể người phải lấy từ môi trường xung quanh thức ăn, nước uống, khí ô-xy và thải ra phân, nước tiểu, khí các-bô-níc.
- Quá trình cơ thể lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanh để tạo ra những chất riêng và tạo ra năng lượng dùng cho mọi hoạt động sống của mình, đồng thời thải ra ngoài môi trường những chất thừa, cặn bã được gọi là quá trình trao đổi chất. Nhờ có quá trình trao đổi chất mà con người mới sống được.
b Hoạt động 2: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
* Mục tiêu: HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS tự vẽ sơ đồ sự trao đổi chất theo nhóm 2 HS ngồi cùng bàn.
- Đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn.
Bước 2: Gọi HS lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét cách trình bày và sơ đồ của từng nhóm HS.
- Tuyên dương những HS trình bày tốt.
D.Củng cố
- Gọi HS đọc lại mục “ Bạn cần biết”.
- Liên hệ thực tế về môi trường sống xung quanh, ý thức giữ gìn..
E.Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS hăng hái xây dựng bài.
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài : trao đổi chất ở người ( tiếp theo)
- Cả lớp thực hiện.
- HS 1 trả lời.
- Bạn nhận xét.
- HS 2 trả lời.
- Bạn nhận xét.
- HS nghe.
- Quan sát tranh, thảo luận cặp đôi.
- Đại diện nhóm nêu kết quả. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 2 HS lần lượt đọc to trước lớp, HS dưới lớp theo dõi và đọc thầm.
- HS suy nghĩ và trả lời. -HS lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 HS nhắc lại kết luận.
- 2 HS ngồi cùng bàn tham gia vẽ.
- Từng cặp HS lên bảng trình bày: giải thích kết hợp chỉ vào sơ đồ mà mình thể hiện.
- HS dưới lớp chú ý để chọn ra những sơ đồ thể hiện đúng nhất và người trình bày lưu loát nhất.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
KHOA HỌC
 TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiếp theo)
TUẦN .. 
TIẾT ..
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 - Biết được vai trò của các cơ quan hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết trong quá trình trao đổi chất ở người.
 - Hiểu và giải thích được sơ đồ của quá trình trao đổi chất.
 - Hiểu và trình bày sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiêu hoá, hô hấp. tuần hoàn. Bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Hình minh hoạ trang 8 / SGK.
 - Phiếu học tập theo nhóm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
1) Thế nào là quá trình trao đổi chất ?
2) Con người, thực vật, động vật sống được là nhờ những gì ?
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
D.Dạy bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
 - Con người, động vật, thực vật sống được là do có quá trình trao đổi chất với môi trường. Vậy những cơ quan nào thực hiện quá trình đó và chúng có vai trò như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời hai câu hỏi này.
 2. Tìm hiểu bài:
 a. Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia quá trình trao đổi chất ở người.
* Mục tiêu:
- Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi c ...  cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ.
- GV chuẩn bị: Nước vôi trong, các ống hút nhỏ.
- Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 / SGK trang 66, 67 (phóng to nếu có điều kiện).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Em hãy nêu một số tính chất của không khí ?
2) Làm thế nào để biết không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra ?
3) Con người đã ứng dụng một số tính chất của không khí vào những việc gì ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng đã được giao từ tiết trước.
- GV giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được các thành phần có trong không khí.
2. Tìm hiểu bài : 
a. Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí.
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm và kiểm tra lại việc chuẩn bị của mỗi nhóm.
- Gọi 1 HS đọc mục thực hành để làm thí nghiệm.
- Cả nhóm cùng thảo luận câu hỏi: Có đúng là không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xy duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy không ?
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm như SGK
- GV hướng dẫn từng nhóm hoặc nêu yêu cầu trước: Các em hãy quan sát nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1) Tại sao khi úp cốc vào một lúc nến lại bị tắt ?
2) Khi nến tắt, nước trong đĩa có hiện tượng gì ? Em hãy giải thích ?
3) Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Vì sao em biết ?
- Gọi 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Qua thí nghiệm trên em biết không khí gồm mấy thành phần chính ? Đó là thành phần nào ?
- GV giảng bài và kết luận ( chỉ vào hình minh hoạ 2): Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là ô-xy. Thành phần khí không duy trì sự cháy là khí ni-tơ. Người ta đã chứng minh được rằng lượng khí ni-tơ gấp 4 lần lượng khí ô-xy trong không khí. Điều này thực tế khi đun bếp bằng than, củi hay rơm rạ mà ta không cơi rỗng bếp sẽ rất dễ bị tắt bếp.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
* Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chúng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
* Cách tiến hành:
- Đặt lọ nước vôi lên bàn sau đó HS quan sát xem nước vôi còn trong nữa không.
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết SGK/67.
- GV đặt vấn đề : Trong những bài học về nước, trong không khí có chứa hơi nước. HS nêu ví dụ chứng tỏ không khí có chứa hơi nước.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4, 5 SGK/67..
+ Kể thêm những thành phần khác trong không khí?
- Cho HS thấy bụi trong không khí bằng cách cho tối phòng học để một lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào.
+ Không khí gồm những thành phần nào.
- GV kết luận: Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xy và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn 
D. Củng cố:
- Nêu các thành phần có trong không khí ?
E. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Về nhà ôn lại các bài đã học để chuẩn bị ôn tập và kiểm tra học kỳ I.
- Về nhà sưu tầm các tranh ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Cả lớp thực hiện.
- 3 HS trả lời.
- Cả lớp đưa đồ dùng ra để kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp lắng nghe.
- Nhóm trưởng báo cáo.
-1 HS đọc.Cả lớp suy nghĩ trả lời.
- HS thảo luận.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS các nhóm lần lượt trả lời.
1) Khi mới úp cốc nến vẫn cháy vì trong cốc có không khí, một lúc sau nến tắt vì đã cháy hết phần không khí duy trì sự cháy bên trong cốc.
2) Khi nến tắt nước trong đĩa dâng vào trong cốc điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
3) Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì được sự cháy, vì vậy nến đã bị tắt.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS được quan sát trước khi vào tiết học.
- HS quan sát lại sau 30 phút.
- Thảo luận và giải thích hiện tượng.
- Đại diện nhóm báo cáo và giải thích các hiện tượng xảy ra.
- HS lắng nghe.
- Ví dụ : Vào những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, quan sát nền nhà em thấy
- HS nêu : bụi, vi khuẩn, khí độc 
- HS quan sát tia nắng đó thấy nhi6èu hạt bụi bay lơ lửng 
- HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
KHOA HỌC
TUẦN .. 
TIẾT ..
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU:
 Giúp HS củng cố các kiến thức:
- “Tháp dinh dưỡng cân đối”.
- Tính chất của nước.
- Tính chất các thành phần của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
-Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người cùng thực hiện.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- HS chuẩn bị các tranh, ảnh về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí. Bút màu, giấy vẽ.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và giấy khổ A0.
- Các thẻ điểm 8, 9, 10.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định :
- Yêu cầu cả lớp giữ trật tự để chuẩn bị học bài.
B. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 1 ?
2) Em hãy mô tả hiện tượng và kết quả của thí nghiệm 2 ?
3) Không khí gồm những thành phần nào ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố lại cho các em những kiến thức cơ bản về vật chất đề chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ I.
2. Tìm hiểu bài :
a. Hoạt động 1: Ôn tập về phần vật chất.
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức về :
- Tháp dinh dưỡng cân đối.
- Một số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí.
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm phát hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chua hoàn thiện.
- Các nhóm thi đua hoàn thiện “ Tháp dinh dưỡng cân đối”
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm.
- GV chuẩn bị phiếu học tập cá nhân ghi các câu hỏi trong SGK/69 và phát cho từng HS.
- Đại diện các nhóm lên bốc thăm ngẫu nhiên và trả lời câu hỏi đó.
- GV thu bài, chấm 5 đến 7 bài tại lớp.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Hoạt động 2: Triển lãm.
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống hoá kiến thức về : Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao độngsản xuất và vui chơi giải trí.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
- Chia nhóm HS, yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
- Phát giấy khổ A0 cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu các nhóm có thể trình bày theo từng chủ đề theo các cách sau:
+Vai trò của nước.
+Vai trò của không khí.
+Xen kẽ nước và không khí.
-Yêu cầu nhắc nhở, giúp HS trình bày đẹp, khoa học, thảo luận về nội dung thuyết trình.
-Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện vào ban giám khảo.
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi.
- Ban giám khảo đánh giá theo các tiêu chí.
+ Nội dung đầy đủ.
+ Tranh, ảnh phong phú.
+ Trình bày đẹp, khoa học.
+ Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
+ Trả lời các câu hỏi đặt ra (nếu có).
- GV chấm điểm trực tiếp cho mỗi nhóm.
- GV nhận xét chung.
c. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động.
* Mục tiêu : HS có khả năng vẽ tranh cổ động bảo vệ môi trường nước và không khí.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi.
- GV giới thiệu: Môi trường nước, không khí của chúng ta đang ngày càng bị tàn phá. Vậy các em hãy gửi thông điệp tới tất cả mọi người. Hãy bảo vệ môi trường nước và không khí. Lớp mình sẽ thi xem đôi bạn nào sẽ là người tuyên truyền viên xuất sắc.
- GV yêu cầu HS vẽ tranh theo hai đề tài:
+ Bảo vệ môi trường nước.
+ Bảo vệ môi trường không khí.
- GV tổ chức cho HS vẽ.
- Gọi HS lên trình bày sản phẩm và thuyết minh.
- GV nhận xét, khen, chọn ra những tác phẩm đẹp, vẽ đúng chủ đề, ý tưởng hay, sáng tạo.
D.Củng cố: 
- Tiết khoa học hôm nay chúng ta ôn tập những kiến thức gì ?
E. Dặn dò:
- Về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
- GV nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-HS nhận phiếu và làm bài
- HS lắng nghe.
- Các nhóm HS hoạt động.
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS nhận phiếu và làm bài.
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
-Trong nhóm thảo luận cách trình bày, dán tranh, ảnh sưu tầm vào giấy khổ to. Các thành viên trong nhóm thảo luận về nội dung và cử đại diện thuyết minh.
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày để hiểu rõ hơn về ý tưởng, nội dung của nhóm bạn.
-HS lắng nghe.
- 2 HS cùng bàn cùng làm việc.
- HS lắng nghe
- HS vẽ.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Thứ ., ngày  tháng . năm 20..
KHOA HỌC
TUẦN .. 
TIẾT ..
KIỂM TRA HỌC KỲ I

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc 4 HKI.doc