Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm

I. Tổ chức

II. Kiểm tra: Kể tên thức ăn có chất bột đường. Nêu nguồn gốc của chất bột đường

Gv nhận xét cho điểm

III. Dạy bài mới

HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm , chất béo

* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo

* Cách tiến hành

B1: Làm việc theo cặp

 - Cho học sinh quan sát SGK và thảo luận

B2: Làm việc cả lớp

 - Nói tên thức ăn giàu chất đạm có ở trang 12 SGK ?

 - Kể tên thức ăn có chứa chất đạm em dùng hàng ngày ?

 - Tại sao chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ?

 

doc 91 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 2184Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học:
Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể
 - Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm và chất béo
 - Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể
 - Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và chất béo
 Gd hs luôn ăn uống đủ chất
B. -Đồ dùng dạy học
 - Hình trang 12, 13 sách giáo khoa; phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Kể tên thức ăn có chất bột đường. Nêu nguồn gốc của chất bột đường
Gv nhận xét cho điểm 
III. Dạy bài mới
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của chất đạm , chất béo
* Mục tiêu: Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo cặp
 - Cho học sinh quan sát SGK và thảo luận
B2: Làm việc cả lớp
 - Nói tên thức ăn giàu chất đạm có ở trang 12 SGK ?
 - Kể tên thức ăn có chứa chất đạm em dùng hàng ngày ?
 - Tại sao chúng ta cần ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm ?
 - Nói tên thức ăn giàu chất béo trang 13 SGK? 
 - Kể tên thức ăn chứa chất béo mà em dùng hàng ngày ?
 - Nêu vai trò của thức ăn chứa chất béo ?
 - GV nhận xét và kết luận
HĐ2: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
* Mục tiêu: Phân loại các thức ăn...
* Cách tiến hành
B1: Phát phiếu học tập
 - Hướng dẫn học sinh làm bài
B2: Chữa bài tập cả lớp
 - Gọi học sinh trình bày kết quả
 - GV nhận xét và kết luận
 - Hát
 - Hai học sinh trả lời
 - Lớp nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm cặp đôi
 - Học sinh trả lời
 - Thịt..., đậu..., trứng..., cá..., tôm..., cua...
 - Học sinh nêu
 - Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể
 - Mỡ..., dầu thực vật..., vừng, lạc, dừa
 - Học sinh nêu
 - Chất béo giàu năng lượng giúp cơ thể hấp thụ vitamin
 - Học sinh làm bài cá nhân vào phiếu.
 - Đại diện học sinh lên trình bày
 - Lớp nhận xét và chữa
IV. Kết thúc bài :
 1. Củng cố : Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 2. Dặn dò: Học bài và thực hành như bài học. Chuẩn bị bài sau
Khoa học (dạy 4C)
Bài 6 :Vai trò của Vi- ta- min. Chất khoáng và chất xơ
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có thể
 - Nói tên và vai trò các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ
 - Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ
 -Gd hs luôn ăn uống đủ chất để tăng cường sức khoẻ 
B. Đồ dùng dạy học
 - Hình 14, 15 sách giáo khoa; bảng phụ dùng cho các hoạt động nhóm 
C.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Kiểm tra: Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể ?
 -GV nhận xét 
III. Dạy bài mới
HĐ1: Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ
* Mục tiêu: Kể tên thức ăn chứa nhiều vitamin...Nhận ra nguồn gốc các thức ăn đó
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức và hướng dẫn
 - Chia nhóm và hướng dẫn học sinh làm bài
B2: Các nhóm thực hiện đánh dấu vào cột
B3: Trình bày
 - Gọi các nhóm lên trình bày
 - Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc
HĐ2: Thảo luận về vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước
* Cách tiến hành
B1: Thảo luận về vai trò của vitamin
 - Kể tên nêu vai trò một số vitamim em biết ?
 - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vitamin
 - GV nhận xét và kết luận
B2: Thảo luận về vai trò của chất khoáng
 - Kể tên và nêu vai trò của một số chất khoáng mà em biết ?
 - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể ?
 - GV nhận xét
B3: Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
 - Tại sao chúng ta phải ăn thức ăn có chứa chất xơ ?
 - Chúng ta cần uống bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
 - GV nhận xét và kết luận
 - Hát
 - Hai học sinh trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
 - Lớp chia nhóm 4 nhóm ,hoạt động điền bảng phụ
 - Các nhóm thảo luận và ghi kết quả
 - Đại diện các nhóm treo bảng phụ và trình bày kết quả
 - Học sinh đánh giá và so sánh kết quả của các nhóm
 - Học sinh kể: Vitamin A, B, C, D
 - Vitamin rất cần cho hoạt động sống của cơ thể nếu thiếu nó cơ thể sẽ bị bệnh
Ví dụ 
 - Thiếu vitamin A bị bệnh khô mắt, quáng gà
 - Thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương ở trẻ
 - Học sinh nêu: Sắt, can xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh
 - Chất xơ cần thiết để bộ máy tiêu hoá hoạt động qua việc tạo phân giúp cơ thể thải chất cặn bã
 - Cần uống khoảng 2 lít nước. Vì nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể và giúp thải các chất thừa, độc hại ra ngoài
IV. Kết thúc bài 
 1. Củng cố: Nêu vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ. Tại sao cần uống đủ nước
 2. Dặn dò: Về nhà học bài, thực hành và chuẩn bị bài sau
Khoa học (dạy 4c tiết4,dạy 4d tiết 5)
Bài 7: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
A. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng . Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món 
 - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế qua bảng tháp dinh dưỡng 
Rèn hs phân loại thứ ăn theo nhóm chất dinh dưỡng thành thạo 
Gd hs có ý thức giữ gìn sức khoẻ tốt 
B. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 16, 17-SGK; sưu tầm các đồ chơi
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước ?
 Nhận xét ,cho điểm 
III. Dạy bài mới:
HĐ1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn 
* Mục tiêu: Giải thích lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn 
* Cách tiến hành:
B1: Thảo luận theo nhóm
 - Hướng dẫn thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn...
B2: Làm việc cả lớp
Gọi HS trả lời. Nhận xét và kết luận
HĐ2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối
* Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ...
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc cá nhân
 - Cho HS mở SGK và nghiên cứu
B2: Làm việc theo cặp
 - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Cần ăn đủ. Ăn vừa phải. Ăn có mức độ. Ăn ít. Ăn hạn chế
B3: Làm việc cả lớp
 - Tổ chức cho lớp báo cáo kết quả
 - GV nhận xét và kết luận
HĐ3: Trò chơi đi chợ
* Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ
* Cách tiến hành:
B1: GV hướng dẫn cách chơi 
 - Hướng dẫn HS chơi hai cách 
B2: HS thực hành chơi
B3: HS giới thiệu sản phẩm mình đã chọn
 - Nhận xét và bổ sung
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS chia nhóm và thảo luận
 - HS trả lời
 - Không một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nên chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn...
 - HS mở SGK và quan sát
 - Tự nghiên cứu tháp dinh dưỡng
 - HS thảo luận và trả lời
 - Thức ăn chứa chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải
 - Thức ăn nhiều chất béo nên ăn có mức độ. - - Không nên ăn nhiều đường và hạn chế ăn muối
 - HS lắng nghe
 - Thực hiện chơi: Trò chơi đi chợ
 - Một vài em giới thiệu sản phẩm
 - Nhận xét và bổ sung
 4. Kết thúc bài
Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 -Về nhà học bài 
Khoa học
Bài 8: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
A. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể
 - Giải thích lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
 - Nêu ích lợi của việc ăn cá :đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm 
Gd hs luôn biết ăn phối hợp các chất giàu chất đạm động vật và thực vật 
B. Đồ dùng dạy học
 - Hình 18, 19-SGK; phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Kiểm tra: Tại sao nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món
 - GV nhận xét và đánh giá
III. Dạy bài mới:
HĐ1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm
* Mục tiêu: Lập được d/ sách tên các món ăn
* Cách tiến hành:
B1: Tổ chức 
 - GV chia lớp thành 2 đội
B2: Cách chơi và luật chơi
 - Cùng trong một thời gian là 10 phút thi kể 
B3: Thực hiện
 - GV bấm đồng hồ và theo dõi
Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc 
HĐ2: Tìm hiểu lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
* Mục tiêu: Kể tên món ăn vừa cung cấp đạm động vật và đạm thực vật. Giải thích tại sao...
* Cách tiến hành:
B1: Thảo luận cả lớp
 - Cho HS đọc danh sách các món ăn và hướng dẫn thảo luận
B2: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
 - GV chia nhóm và phát phiếu
B3: Thảo luận cả lớp
 - Trình bày cách giải thích của 
nhóm
 - GV nhận xét và kết luận
- Thi kể tên món ăn vừa cung cấp đạm động vật và đạm thực vật
 - Hát
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Tổ trưởng 2 đội lên rút thăm đội nào được nói trước
 - 2 đội thi kể tên món ăn chứa nhiều chất đạm
( Gà, cá, đậu, tôm, cua, mực, lươn, ...,vừng lạc)
Nhận xét và bổ sung
 - Một vài em đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm vừa tìm được ở HĐ1
 - HS chia nhóm 
 - Nhận phiếu và thảo luận, đại diện nhóm trình bày 
 - Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
Đạm động vật thì có cá là dễ tiêu nên ta cần ăn
 - HS nhận xét và bổ sung
 - HS trả lời
 - Nhận xét và kết luận
IV. Kết thúc bài 
 1. Củng cố: - Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá?
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học
 2. Dặn dò: - Về nhà học bài và thực hành
 - Đọc và chuẩn bị cho bài sau
Khoa học(dạy 4c)
Bài 9: Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
A.Mục tiêu:Sau bài học học sinh có thể
 - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và thực vật
 - Nói về lợi ích của muối iốt. Nêu tác hại của thói quen ăn mặn 
 -Rèn kỹ năng sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 
 -Giáo dục hs ăn uống phù hợp để giữ gìn sức khoẻ 
 B. Đồ dùng dạy học 
 - Hình trang 20, 21 sách giáo khoa; Tranh ảnh quảng cáo về thực phẩm có chứa iốt
C. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Kiểm tra: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật ?
Gv nhận xét cho điểm 
3. Dạy bài mới
HĐ1: Trò chơi thi kể các món ăn cung cấp nhiều chất béo
* Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức 
 - Chia lớp thành hai đội chơi
B2: Cách chơi và l ... tự nhiên.
* Mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên thông qua quá trình trao đổi chất ở thực vật.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc theo cặp
GV nêu yêu cầu HS quan sát hình 1 trang130 SGK:
- Kể tên những gì được vẽ trong tranh?
- ý nghĩa của chiều các mũi tên có trong sơ đồ
B2:Hoạt động cả lớp.
- Thức ăn của cây ngô là gì?
- Từ những thức ăn đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
* Kết luận: Mục bạn cần biết( SGK)
+ HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các các sinh vật.
* Mục tiêu : Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia 
* Cách tiến hành
B1: làm việc cả lớp .
- QS hình trang 132 và trả lời câu hỏi:
Thức ăn của châu chấu là gì?
Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
Thức ăn của ếch là gì?
Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
B2: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm , phát giấy và bút vẽ cho các nhóm
- Yêu cầu:Vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các các sinh vật bằng chữ.
 B3:trưng bày sản phẩm.
- Hát
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- HS kể.
- Mũi tên xuất phát từ khí các bô níc và chỉ vào lá cây ngô cho biết khí các - bô - níc được cây ngô hấp thụ qua lá.
- Mũi tên xuất phát từ nước , các chất khoáng và chỉ vào dễ cây ngô cho biết nước, các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
- HS nêu.
- Lá ngô.
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
- Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm.Các nhóm thực hành vẽ sơ đồ 
- Trưng bầy sản phẩm.
- 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ
IV.. Kết thúc bài : - Nêu mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên.
Nhận xét giờ học.
Khoa học(dạy 4c )
Bài 66:Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
A. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
- Nêu được một số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
- Có ý thức chăm học 
B. Đồ dùng dạy học: Hình 132, 133 SGK. Giấy Ao, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Nêu mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên?
GV nhận xét cho điểm 
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh.
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ giữa bò và cỏ.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc cả lớp.
GV nêu yêu cầu HS quan sát hình 1 trang132 SGK:
- Thức ăn của bò là gì?
- Giữa cỏ và bò có quan hệ gì?
- Phân bò được phân huỷ trở thành chất gì cung cấp cho cỏ?
- Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì?
B2: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát giấy bút
- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa cỏ và bò bằng chữ
B3:trưng bày sản phẩm.
* Kết luận: Mục bạn cần biết( SGK- 132)
+ HĐ2: Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn.
* Mục tiêu : Nêu một số VD khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn.
* Cách tiến hành
B1: làm việc theo cặp 
- QS hình trang 133 và trả lời câu hỏi:
Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ?
Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ.
B2: Làm việc cả lớp.
các nhómm báo cáo kết quả.
* Kết luận: SGK- 133.
- Hát
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
 HS quan sát tranh 
- Cỏ.
- Cỏ là thức ăn của bò.
- chất khoáng.
- Phân bò là thức ăn của cỏ.
- Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm.
- Trưng bầy sản phẩm.
- 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ
HS thảo luận cặp ,trình bày 
-Cỏ, thỏ, cáo. xác chết đang bị phân huỷ
- Cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh, nhờ có thức ăn vi khuẩn hoại sinh mà các xác chết hữu cơ trở thành những chất khoáng lại trở thành thức ăn cho cỏ và các cây khác.
Khoa học(dạy 4c )
Bài 67:Ôn tập Thực vật và động vật.
A. Mục tiêu: 
- Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở học sinh biết:
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-Có ý thức ôn tập tốt 
B. Đồ dùng dạy học:
- Hình 134, 135 SGK.
- Bảng phụ sơ đồ : mối quan hệ thức ăn của rmột nhóm vật nuôi , cây trồng và đông vầt sống hoang dã
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Nêu một số ví dụ về chuỗi thức ăn trong tự nhiên?
Gv nhận xét 
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ về chuỗi thức ăn
* Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và động vật sống hoang dã.
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc cả lớp.
GV nêu yêu cầu HS quan sát trang134 SGK:
- Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
B2: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát giấy bút
- Yêu cầu: Vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã bằng chữ.
B3:trưng bày sản phẩm.
- GV hỏi thêm:
-So sánh sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã với sơ đồ về chuỗi thức ăn đã học ở các bài trước , em có nhận xét gì?
* Kết luận: 
GV treo sơ đồ mối quan hệ thức ăn của một nhóm vật nuôi , cây trồng và đông vật sống hoang dã
- Hát
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Các nhóm cử nhóm trưởng điều khiển cả nhóm.
các nhóm vẽ sơ đồ
- Trưng bầy sản phẩm.
- 1 HS đại diện nhóm lên báo cáo KQ
Trong sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật hoang dã ta thấy có nhiều mắt xích hơn, cụ thể:
- Cây là thức ăn của nhiều loài vật. Nhiều loại vật khác cùng là thức ăn của một số loài vật khác.
- Trên thực tế, trong tự nhiên mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật còn phức tạp hơn nhiều, tạo thành lưới thức ăn.
- QS sơ đồ.
IV Kết thúc bài : - trình bầy mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật?
 - Nhận xét giờ học.
Khoa học(dạy 4c)
 Bài 68:Ôn tập Thực vật và động vật
A. Mục tiêu: 
- Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở học sinh biết:
- Vẽ và trình bày sơ đồ ( bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên
-Có ý thức ôn tập tốt 
B. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
- Bảng phụ sơ đồ : mối quan hệ thức ăn của rmột nhóm vật nuôi , cây trồng và đông vầt sống hoang dã
C Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò 
I.Ôn định 
 II.Kiểm tra 
III.Dạy bài mới :
 Hoạt động I : Vai trò của nhân tố con người -Một mắt xích trong chuỗi thức ăn 
Mục tiêu : Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên 
Cách tiến hành :
Y/C HS quan sát các hình trang 136,137 
 Kể tên những gì vẽ trong hình ?
 Dựa vào các hình trên ,bạn hãy nói về chuỗi thức ăn ,trong đó có con người ?
 GV nhận xét bổ sung 
 Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không ?Vì sao ?
 Việc săn bắt thú rừng ,phá rừng sẽ diễn ra tình trạng gì ? 
Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ,cho ví dụ ?
 GV nhận xét ,bổ sung 
 Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên trái đất ?
?
Con người cần làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ?
 GV nhận xét kết luận 
 Hát 
 HS quan sát hình 
trả lời câu hỏi 
cỏ à bò-àngười 
Các loài tảo à cá àngười 
con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn 
Cạn kiệt các loài động vật ,môi trường sống của động thực vật bị tàn phá 
HS trả lời 
Thức vật rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất .Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh .Hầu hết các chuỗĩ thức ăn thường bắt đầu từ thực vật 
Con người cần phải bảo vệ môi trường nước ,không khí ,bảo vệ thực vật và động vật 
 IV. Kết thúc bài :
 Nội dung ôn tập ,nhận xét giờ 
 Về nhà ôn bài 
Khoa học(dạy 4c)
Bài 69: Ôn tập 
A. Mục tiêu:Học sinh được củng cố và mở rộng hiểu biết về:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.Vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất .
- Kỹ năng phán đoán, giải thích qua1số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡngcó trong thức ăn và vai trò của không lhí, nước trong đời sống .
-có ý thức ôn tập tốt 
B. Đồ dùng dạy học:Hình 136,137 SGK. Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm.
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra: Kết hợp bài mới.
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Trò chơi ai nhanh ai đúng.
* Mục tiêu: Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh. Vai trò của cây xanh đối với sự sống trên trái đất. 
* Cách tiến hành : 
B1: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm.
- Yêu cầu :Mỗi nhóm cùng thảo luận 3 câu trong mục trò chơi SGK-136. Cử đại diện lên trình bày.
- Ban giám khảo là cô giáo và các bạn học sinh
- Tiêu trí đánh giá:+ Nội dung: Đủ , đúng.
+Lời nói:to,rõ ràng,thuyết phục,thể hiện sự hiểu biết.
B2: Hoạt động cả lớp:- gọi các nhóm lên trình bày.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi:
* Mục tiêu: Củng cố kỹ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng.
* Cách tiến hành:
B1: GV phát phiếu ghi nội dung câu hỏi( Câu hỏi SGK 136-137).
HD học sinh cách làm bài: đánh dấu trước ý đúng mỗi câu hỏi.
B2: HS làm bài.
B3: Chữa bài:- Gọi học sinh đọc bài. Nhận xét.
- HD HS đánh giá bài.
Hoạt đông 3: Thực hành:
* Mục tiêu:Củng cố kỹ năng phán đoán, giải thích, thích nghiệm qua bài tập về sự truyền nhiệt. Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
* Cách tiến hành:
B1: chia nhóm.
- Yêu cầu: Thực hiện theo yêu cầu 1,2 ( 137)
B2: Thực hành theo nhóm
B3: Báo cáo kết quả.
- Hát
- Cử nhóm trưởng.
- Nhóm thảo luận.
- Cử đại diện lên trình bày.
- Đại diện các nhóm lên trình bày bài của nhóm mình
- Nghe, nhận xét
- Đánh giá, bổ xung.
- Nhận bài .
- Nghe cô giáo hướng dẫn.
- Hs làm bài.
 Câu 1: Đáp án đúng: a
Câu 2: Đáp án đúng:b
- Cử nhóm trưởng , thư ký.
- Thực hành:
1)Làm thế nào để cốc nước nóng nhanh nguội đi.( Nêu các ý tưởng, nêu phương án để kiểm tra phương pháp làm nguội nhanh nhất)
2) Ghép các phiếu thức ăn với các phiếu chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
IV. Hoạt động nối tiếp : - Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống?
 - Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa hoc lop 4 ca nam.doc