Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình học kỳ 2

Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình học kỳ 2

BÀI : 37

TẠI SAO CÓ GIÓ

I. MỤC TIÊU : Giúp HS

- Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió

- Giải thích tại sao có gío

- Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên : Ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thở ra biển là do sự chênh lệch về nhiệt độ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- HS chuẩn bị chong chóng

- Đồ dùng thí nghiệm : hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương (nếu không có mùi thì dùng hình minh họa để mô tả)

- Tranh minh họa – phóng to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 117 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 - Chương trình học kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC	TUẦN 18
BÀI : 35 : KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I/ YC cần đạt 
- Làm thí nghiệm chứng tỏ:
 + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy : thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hỏa hoạn,
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hai cây nến bằng nhau, 2 lọ thủy tinh , 2 lọ thủy tinh không đáy để kê.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú 
A/ Ổn định: 
B/ Giới thiệu bài:
- Không khí có ở đâu?
- Không khí nào duy trì sự cháy ?đối với đời sống ? 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của ô xi đối với sự cháy
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị của nhóm.
- Y/c hs thực hành trong nhóm và nêu nhận xét, giải thích về kết quả thí nghiệm vào phiếu (Gv đọc trước lớp) 
- Theo dõi, quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc nhận xét.
- Theo nhóm em, tại sao cây nến trong lọ to lại cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ? 
- Qua thí nghiệm này, các em hãy cho biết ô xi có vai trò gì đối với sự cháy? 
Kết luận: 
CY: vậy làm thế nào để chúng ta có thể cung cấp nhiều ô xi, để sự cháy diễn ra liên tục? cả lớp mình sẽ làm thí nghiệm tiếp theo. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống
- Cô dùng 1 lọ thuỷ tinh không đáy, úp vào cây nến gắn trên đế kín, các em quan sát xem hiện tượng gì xảy ra nhé.
- Kết quả của thí nghiệm này như thế nào? 
- Theo em, vì sao cây nến lại chỉ cháy được trong thời gian ngắn như vậy? 
- Thay đế gắn nến bằng một đế không kín. Các em hãy quan sát xem hiện tượng gì xảy ra. 
- Vì sao cây nến vẫn cháy bình thường? 
- Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? tại sao phải làm như vậy? 
Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. 
* Hoạt động 3 :ứng dụng 
* Y/c hs quan sát hình 5 SGK/71
- Bạn nhỏ trong hình đang làm gì? Bạn làm như vậy để làm gì? 
- Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt? 
- Khi dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào? 
- Muốn dập tắt lửa khi có hoả hoạn các em phải làm gì?
C/ Củng cố, dặn dò:
- Khí ô xi và khí ni tơ có vai trò gì đối với sự cháy? 
- Bài sau: Không khí cần cho sự sống 
- Không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy
- Lắng nghe 
- Nhóm trưởng báo cáo
- 1 hs đọc to trước lớp mục thực hành
- Thực hành trong nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày : thấy cả 2 ngọn nến cùng tắt nhưng cây nến trong lọ to cháy lâu hơn cây nến trong lọ nhỏ. 
- Vì trong lọ thuỷ tinh to có chứa nhiều không khí hơn lọ thủy tinh nhỏ, mà trong không khí có chứa khí ô xi duy trì sự cháy. 
- Ô xi duy trì sự cháy lâu hơn. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. 
- Lắng nghe 
- Quan sát 
- cây nến tắt sau mấy phút
- Vì lượng ô xi trong lọ đã cháy hết mà không được cung cấp tiếp. 
- Cây nến vẫn cháy bình thường là do được cung cấp ô xi liên tục. Đế gắn nến không kín nên không khí liên tục tràn vào lọ cung cấp ô xi nên cây nến cháy liên tục
- Lắng nghe 
- Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Vì trong không khí có chứa ô xi. Ô xi rất cần cho sự cháy. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô xi và sự cháy sẽ diễn ra liên tục '
- Lắng nghe
- Quan sát 
- Đang dùng ống thổi không khí vào trong bếp . Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô xi bị mất đi 
- lắng nghe 
- Muốn cho ngọn lửa trong bếp củi không bị tắt, em thường cào rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông. 
- Muốn cho ngọn lửa bếp than không bị tắt, em để bếp than ra đầu hướng gió để gió thổi không khí vào bếp. 
- Khi muốn dập bếp lửa ta dùng tro bếp để phủ kín lên ngọn lửa.
- Khi muốn dập bếp than, ta lấy than để vào trong nồi đất và đậy lại. 
- Lấy nước tát vào , lấy mềm nhúng nước đắp lên lửa đang cháy .
- Vài hs đọc mục bạn cần biết SGK/71 
KHOA HỌC	TUẦN 19
BÀI : 36 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I/ YC cần đạt 
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khi1 để thở thì mới sống được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình ảnh SGK , sưu tầm hình ảnh về không khí
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Ghi chú 
A/ KTBC: Không khí cần cho sự cháy
- Ô xi có vai trò gì đối với sự cháy?
- Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy? 
- Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
- Các em hãy để tay trước mũi, thở ra và hít vào, em có nhận xét gì? 
- Gọi hs trả lời 
- 2 em ngồi cùng bàn bạn này bịt mũi bạn khi và ngược lại, sau đó hãy nói cho nhau nghe cảm giác khi bị bịt mũi, ngậm miệng. 
- Gọi hs nêu trước lớp: Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại? 
- Qua thí nghiệm trên, các em thấy không khí có vai trò gì đối với con người? 
Kết luận: 
Chuyển ý: Không khí rất cần cho hoạt động hô hấp của con người. Đối với sinh vật khác, không khí có vai trò như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua HĐ 2. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật
- Y/c hs quan sát hình 3,4 SGK/72 
- Vì sao sâu bọ và cây trong hình 3b và 4b bị chết? 
- Kể: Từ thời xa xưa, các nhà bác học đã làm thí nghiệm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuộc bạch vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống. Khi chuột thở hết ô xi trong bình thuỷ tinh kín thì nó bị chất mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn.
- Ta không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa. Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút khí ô xi làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người. Nếu để cây lâu ngày trong phòng cây sẽ héo.
- Qua câu chuyện cô kể, các em cho cô biết không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật? 
Kết luận: 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô xi
- 2 em ngồi cùng bàn quan sát hình 5,6 trang 73 chỉ và nói dụng cụ giúp người thợ lặn lặn lâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan. 
- Gọi hs trình bày kết quả quan sát 
- Các em hãy thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: 
1) Nêu ví dụ chứng tỏ khôg khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật.
3) Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô xi? 
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
- Cùng hs nhận xét
Kết luận: Người, 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết SGK/73
- Bài sau: Tại sao có gió
Chuẩn bị mỗi HS một cái chong chóng.
- 2 hs lên bảng trả lời
1
- Lắng nghe
- HS thực hiện theo y/c 
- Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi. 
- Thực hiện theo y/c trong nhóm đôi 
+ Em cảm thấy tức ngực không thể chịu được lâu hơn.Em cảm thấy bị ngạt, tim đập nhanh
- Không khí rất cần cho sự thở của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết. 
- Lắng nghe 
- Quan sát 
- Quan sát
- Là do không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô xi trong không khí trong lọ hết cho nên sâu và cây trong lọ chết. 
- Lắng nghe
- Không khí rất cần cho hoạt động sống của động vật, thực vật. Thiếu ô xi trong không khí, động vật, thực vật sẽ chết. 
- Lắng nghe 
- Nhóm cặp thực hiện theo y/c
+ Dụng cụ giúp người thợ lặn lặn lâu dưới nước là bình ô xi người thợ lặn đeo ở lưng.
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan là máy bơm không khí vào nước 
- - Thảo luận nhóm , sau đó trình bày (mỗi nhóm 1 câu)
1) Không có không khí con người, động vật, thực vật sẽ chết, con người không thể nhịn thở quá 3-4 phút. 
2) Ô xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở.
3) Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu,...
-HS đọc lại ghi nhớ 
- Vài hs đọc to trước lớp 
 KHOA HỌC	TUẦN 20
BÀI : 37
TẠI SAO CÓ GIÓ
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió
Giải thích tại sao có gío
Hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên : Ban ngày có gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thở ra biển là do sự chênh lệch về nhiệt độ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
HS chuẩn bị chong chóng
Đồ dùng thí nghiệm : hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương (nếu không có mùi thì dùng hình minh họa để mô tả)
Tranh minh họa – phóng to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Kiểm tra bài cũ
Gọi HS lên bảng trả lời bài 36
3 HS lên bảng lần lượt trả lời
Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hỏi : Vào mùa hè, nếu trời nắng mà không có gió em cảm thấy thế nào ?
Theo em nhờ đâu mà lá cây lay động hay điều bay lên ?
Vào mùa hè trời nắng không có gió em cảm thấy không khí ngột ngạt, oi bức, rất khó chịu
Lá cây lay động, diều bay là nhờ có gió, gió thổi làm cây lay động, diêu bay lên
HOẠT ĐỘNG 1 : T ... ĂN TRONG TỰ NHIÊN 
HS hoạt động theo cặp.
2 HS cùng bàn hoạt động theo GV.
Quan sát hình trang 133, SGK trả lời.
Kể tên những gì vẽ trong sơ đồ ?
Cỏ, thỏ, cáo, sự phân hủy xác chết động vật nhờ vi khuẩn.
Sơ đồ trang 133, SGK thể hiện gì ?
Quan hệ về thức ăn trong tự nhiên.
Chỉ nói rõ mối quan hệ về thức ăn ?
Cỏ thức ăn của thỏ, thỏ thức ăn của cáo, xác cáo được vi khuẩn phân hủy thành chất khoáng rễ cỏ hút nuôi cây.
HS trả lời, HS khác bổ sung.
Trả lời.
GV: Sơ đồ 1 trong các chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là 1 “mắt xích” thức ăn tiêu thụ mắt xích trước nó bị mắt xích sau nó tiêu thụ.
Quan sát và lắng nghe.
Hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ?
Là mối quan hệ về thức ăn giữa các sinh vật.
Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào
Từ thực vật.
GV: Trong tự nhiên nhiều chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua đó các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành 1 chuỗi khép kín.
Lắng nghe.
Hoạt động 3
THỰC HÀNH: VẼ SƠ ĐỒ CÁC CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỬ NHIÊN
Cách tiến hành:
HS vẽ sơ đồ thể hiện các chuỗi thức ăn (nên vẽ tô màu).
HS hoạt động theo cặp, lên trình bày.
GV nhận xét. Có thể gợi ý vẽ các chuỗi:
Cây rau"sâu"chim sâu"vi khuẩn
Cây ngô " châu chấu "ếch "vi khuẩn
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
Hỏi : Thế nào là chuỗi thức ăn ?
Nhận xét câu trả lời của HS, tiết học, HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.
KHOA HỌC	TUẦN
Bài 67-68	ÔN TẬP: ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT
 MỤC TIÊU : giúp hs
Củng cố mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn.
 Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật.
Hiểu con người cũng là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố con người trong chuỗi thức ăn.
 ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Hình minh họa trang 134, 135, 136, 137 SGK (phóng to nếu có điều kiện) .
Giấy A3.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HS vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên 1 chuỗi thức ăn, trình bày.
Làm việc theo yêu cầu của GV.
Thế nào là chuỗi thức ăn?
Trả lời.
Nhậ xét và cho điểm.
GV : Nhân tố con người ảnh hưởng thế nàođến quan hệ thức ăn trong tự nhiên? Con người là 1 mắt xích hay không? Tìm hiểu.
Lắng nghe.
Hoạt động 1
MỐI QUAN HỆ VỀ THỨC ĂN VÀ NHÓM VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG,
ĐỘNG VẬT SỐNG HOANG DÃ
HS: Quan sát hình trang 134,135 SGK.
Quan sát các hình minh họa.
HS phát biểu.
Cây lúa: thức ăn nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng hòa tan trong đất. Hạt lúa thức ăn của chuột, gà, chim.
Các sinh vật có quan hệ thức ăn bắt đầu từ sinh vật nào ?
Bắt đầu từ cây lúa.
HS họat động nhóm: 4 người
Nhóm hoạt động theo hướng dẫn GV.
Dùng mũi tên và chữ thể hiện mối quan hệ về thức ăn giữa cây lúa và các con vật trong hình, giải thích.
Nhóm trưởng điều khiển từng thành viên giải thích.
GV hướng dẫn.
HS trình bày.
Trình bày.
Dán lên bảng 1 trong các sơ đồ, hỏi:
Quan sát và trả lời.
Nhận xét mối quan hệ thức ăn của nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã với chuỗi thức ăn này ?
Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn.
HS giải thích.
Giải thích.
GV : Mối quan hệ trên có nhiều mắt xích hơn. Mỗi lòai sinh vật liên hệ với nhiều chuỗi thức ăn.
Lắng nghe.
Hoạt động 2
VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI – MỘT MẮT XÍCH
TRONG CHUỖI THỨC ĂN 
HS nhìn hình 136, 137 SGK, trả lời:
2 HS ngồi cùng bàn thảo luận
Kể tên những gì biết trong sơ đồ?
Hình 7: gia đình ăn cơm, có cơm rau thức ăn.
Hình 9: bò ăn cỏ
Hình 10: sơ đồ loài tảo"cá"cá hộp
Dựa vào hình giới thiệu chuỗi thức ăn trong đó có người ?
Bò ăn cỏ, người ăn thịt bò.
Người ăn cá, cá ăn tảo.
HS viết lại sơ đồ. 
Viết.
HS dưới lớp giải thích sơ đồ.
Cỏ " bò " người
Các lọai tảo " cá " người
GV: Thức ăn của người phong phú. Tuy nhiên 1 số người ăn thịt thú rừng làm ảnh hưởng đến các loài vật.
Lắng nghe.
Người là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ?
Là 1 mắt xích vì người ăn động vật, thật vật, chât thải của người là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác.
Việc săn bắn thú rừng, phá rừng dẫn đến tình trạng gì?
Tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của chúng bị tàn phá.
Xảy ra gì nếu 1 mắt xích đứt ? Vì sao?
Aûnh hưởng đến sự sống toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Không có cỏ bò chết, người không có thức ăn.
Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ?
Rất quan trọng, thực vật hấp thụ yếu tố vô sinh tạo ra yếu tố hữu sinh, chuỗi thức ăn bắt đầu từ thực vật.
Con người làm gì đảm bảo sự công bằng trong tự nhiên ?
Bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
Lắng nghe.
Kết luận: con người là 1 phần ủa tự nhiên. Họat động của con người làm thay đổi môi trường. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên, môi trường, nước, không khí, thực vật, đặc biệt là rừng.
Hoạt động 3
THỰC HÀNH: VẼ LƯỚI THỨC ĂN
HS làm theo nhóm, 1 nhóm: 4 người.
HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có người, lên bảng giải thích.
GV nhận xét sơ đồ từng nhóm.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
Hỏi : Lưới thức ăn là gì ?
Nhận xét câu trả lời của HS, tiết học, HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.
KHOA HỌC	TUẦN
Bài 69-70	ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
 MỤC TIÊU : giúp hs củng cố mở rộng kiến thức về:
Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
 Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
Khả năng phán đoán giải thích 1 số hiện tượng về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
Vai trò của không khí và nước trong đời sống.
 ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Hình minh họa trang 138 SGK và câu23, photo cho từng nhóm HS.
Giấy A4.
Thẻ có ghi sẵn 1 số chất dinh dưỡng và lọai thức ăn.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HS vẽ chuỗi thức ăntrong tự nhiên, trong đó có người, giải thích.
Làm việc theo yêu cầu của GV.
HS dưới lớp trả lời câu hỏi.
Xảy ra gì nếu 1 mắt xích đứt ?
Thực vật có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất ?
Nhậ xét và cho điểm.
GV : Ôn tập về nội dung vật chất và năng lượng, thực vật và động vật.
Hoạt động 1
TRÒ CHƠI: AI NHANH – AI ĐÚNG
HS làm theo nhóm, 1 nhóm: 4 người.
Nhóm hoạt động theo hướng dẫn GV.
Phát phiếu cho từng nhóm.
Nhóm trưởng đọc câu hỏi, thành viên trong nhóm xung phong trả lời
HS lên thi.
Đại diện nhóm lên thi.
HS trong lớp đặt câu hỏi, nhóm lắc chuông trước trả lời, trả lời đúng bốc 1 phần quà.
Câu trả lời đúng:
Quá trình trao đổi chất thực vật lấy các-bo-níc, nuớc, chất khóang từ môi trường thải ô-xi hơi nước, chất khóang khác.
GV thu phiếu thảo luận.
Nhận xét từng nhóm.
2) Quá trình trao đổi chất của cây. Rễ hút nước, chất khoáng hòa tan trong nước nuôi cây. Thân vận chuyển lên các bộ phận của cây. Lá dùng ánh sáng hấp thụ ô-xi tạo chất hữu cô nuôi cây.
Tuyên dương nhóm đúng.
Kết luận câu trả lời đúng.
3) Thực vật là cầu nối giữa các yếâu tố vô sinh. Sự sống, chuỗi thức ăn bắt đầu từ thực vật.
Hoạt động 2
ÔN TẬP VỀ NƯỚC, KHÔNG KHÍ, ÁNH SÁNG, SỰ TRUYỀN NHIỆT 
HS làm theo nhóm, 1 nhóm: 4 người.
Nhóm hoạt động theo hướng dẫn GV.
Nhóm trưởng đọc câu hỏi, thành viên nhóm chọn phương án trả lời, giải thích.
GV giúp đỡ.
HS trình bày, nhóm khác bổ sung. 
Đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét.
1 –b. Vì xung quanh mọi vật đều có không khí. Không khí chứa hơi nước làm nước lạnh ngay. Hơi nước ở thành cốc gặp lạnh ngưng tụ thành nước. Do đó ta sờ ngòai thành thấy ướt.
2 – b. Vì trong không khí có ô-xi cần cho sự cháy. Nến cháy tiêu hao 1 lượng ô-xi, ta úp cốc lên thì nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.
Làm gì để ly nước nóng nguội nhanh? 
Trao đổi , nêu ý tưởng.
HS nêu phương án, GV ghi lên bảng.
Thổi cho nước nguội.
Đặt ly nước nóng vào chậu nước lạnh.
Kết luận: Các phương án đều đúng, tối ưu là đặt ly nước nóng vào chậu nước lạnh vì ly nước tỏa nhiệt nguội rất nhanh
Hoạt động 3
TRÒ CHÔI: CHIẾC THẺ DINH DƯỠNG
Cách tiến hành.
2 đội, 1 đội 3 thành viên.
GV dán 4 nhóm Vitamin A, D, B, C và các tấm thẻ rời ghi tên các loại thức ăn. 1 phút các đội ghép tên thức ăn vào thẻ ghi chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 1 thành viên chạy đi ghép về chộ thì thành viên khác mới xuất phát. 1 tấm thẻ 10 điểm. 
Nhận xét, tổng kết trò chơi.
Lưu ý: Thẻ ghi các loại thức ăn lấy từ SGK hoặc tùy chọn. Tham khảo bảng sau:
Thức ăn
Vi – ta - min
Nhóm
Tên
A
D
B
C
Thịt và cá
Trứng gà
x
x
x
Cá
x
Rau quả
Cà chua
x
x
Cải sen
x
x
x
Hoạt động 4
THI NÓI VỀ: VAI TRÒ CỦA NƯỚC, KHÔNG KHÍ TRONG ĐỜI SỐNG
Cách tiến hành:
2 nhóm, 1 nhóm 5 HS.
Luật chơi: Bốc thăm đội hỏi trước. Đội này hỏi, đội kia trả lời. Đúng 10 điểm, có quyền hỏi lại.
Gợi ý hỏi: Vai trò của nước, không khí đối với đời sống con người, động thực vật.
Nhận xét, tổng kết trò chơi.
2 HS trình bày lại vai trò của nước , không khí trong đời sống.
Nhận xét.
HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC
Nhận xét câu trả lời của HS, tiết học, HS học bài cũ chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_chuong_trinh_hoc_ky_2.doc