I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phat hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình vẽ trang 66, 67 SGK
- Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thủy tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ; nước vôi trong.
Khoa học Không khí gồm những thành phần nào? I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Quan sát và làm thí nghiệm để phat hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc. - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,... II. đồ dùng dạy học - Hình vẽ trang 66, 67 SGK - Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thủy tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ; nước vôi trong. III . Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất của không khí. B. Dạy bài mới Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí: Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: - Gv chia nhóm, yêu cầu nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm. - HS đọc mục thực hành SGK, trang 66 để biết cách làm thí nghiệm Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm, GV đến các nhóm giúp đỡ. - HS thảo luận rút ra kết luận từ thí nghiệm Bước 3: Trình bày - Đại diện báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết các thành phần của không khí - GV nhận xét,kết luận: Không khí có hai thành phần chính: Thành phần duy trì sự cháy là ô xi , thành phần còn lại không duy trì sự cháy là khí ni- tơ (Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni tơ gấp 4 lần thể tích khí ô xi trong không khí.) Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí. Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - HS đọc mục thực hành SGK, trang 67 để biết cách giải thích hiện tượng. Bước 2: HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV: +GV để lên bàn 1 lọ nước vôi trong +Dùng bơm tiêm bơm không khí vào chậu nước vôi. -Cho HS quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng. - Các nhóm thực hiện và rút ra kết luận: Không khí còn có khí các-bô-níc. -GV đưa hai tranh 4, 5 cho HS quan sát. -Tranh vẽ gì? Qua tranh vẽ em thấy không khí còn có thành phần nào khác? -HS nêu kết quả và kết luận: Không khí có khí độc và vi khuẩn. -GV dùng đèn pin soi vào góc lớp, lớp đóng cửa lại cho HS quan sát không khí. -HS nêu kết quả: Không khí còn có bụi -GV dùng dẻ lau bảng, HS quan sát giải thích nước đi đâu mà bảng khô? (nước đã bay hơi vào không khí nên bảng khô) -Kết luận: Không khí còn có hơi nước. -Cho HS lấy ví dụ rõ hơn về không khí còn có hơi nước: Sương mù, trời nồm nền nhà bị ướt. Bước 3: Trình bày - Các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét. - GV kết luận chung(SGK) C. Củng cố, dặn dò. -Không khí gồm những thành phần nào? -Bảo vệ bầu không khí chúng ta cần phải làm gì? - Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: