Giáo án Khoa học lớp 5 - Tuần học 14 đến tuần 18

Giáo án Khoa học lớp 5 - Tuần học 14 đến tuần 18

Lịch sử

 THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “ MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”

I. MỤC TIÊU.

 Sau bài học HS có thể: trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ căn cứ địa kháng chiến).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 + Hình minh hoạ trong SGK.

 + Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 ( phóng to) chưa có các mũi tên chỉ đường tiến công của địch, đường quân ta tiến công chặn đánh, đường quân địch rút lui, tháo chạy.

 + Các mũi tên làm theo 3 loại SGK.

 + Chỉ đường tiến công của địch: 12 chiếc, màu đen.

 + Chỉ đường tấn công của quân địch ta: 5 chiếc, màu đỏ.

 + Chỉ đường rút lui của địch: 4 chiếc, màu đen không liền nét.

 Làm bằng bìa, có thể gắn lên lược đồ.

 + Phiếu học tập của HS.

 

doc 15 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tuần học 14 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử
 THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “ MỒ CHÔN GIẶC PHÁP” 
I. MỤC TIÊU.
 	Sau bài học HS có thể: trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ căn cứ địa kháng chiến).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Hình minh hoạ trong SGK.
	+ Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 ( phóng to) chưa có các mũi tên chỉ đường tiến công của địch, đường quân ta tiến công chặn đánh, đường quân địch rút lui, tháo chạy.
	+ Các mũi tên làm theo 3 loại SGK.
	+ Chỉ đường tiến công của địch: 12 chiếc, màu đen.
	+ Chỉ đường tấn công của quân địch ta: 5 chiếc, màu đỏ.
	+ Chỉ đường rút lui của địch: 4 chiếc, màu đen không liền nét.
	Làm bằng bìa, có thể gắn lên lược đồ.
	+ Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thế hiện điều gì? Đọc một đoạn trong lời kêu gọi mà em thích nhất?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội ?
Hoạt động 1.
ÂM MƯU CỦA ĐỊCH VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA TA.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời 2 câu hỏi.
+ Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
+ Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
+ Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV kết luận về nội dung hoạt động theo các ý trên.
- HS đọc SGK và tự tìm hiểu câu trả lời.
+ Sau khi đánh chiếm được các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
+ Chúng quyết tâm tiêu diệt Việt Bắc vì đây là nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Nếu đánh thắng chúng có thể sớm kết thúc chiến tranh xâm lược và đưa nước ta về chế độ thuộc địa.
+ Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã họp và quyết định: Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc
- Mỗi HS trình bày 1 ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Hoạt động 2.
DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU - ĐÔNG 1947.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc SGK, sau đó dựa vào SGK và lược đồ trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau để HS dựa vào đó và xây dựng các nội dung cần trình bày về diễn biến của chiến dịch:
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường?
+ Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào?
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu quân ta thu được kết quả ra sao?
- GV tổ chức cho HS thi trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- GV tuyên dương các HS đã tham gia thi- tuyên bố HS thắng cuộc.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. Lần lượt từng HS vừa chỉ trên lược đồ vừa trình bày diễn biến, các HS cùng nhóm nghe và góp ý cho bạn.
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc bằng một lực lượng lớn và chia thành 3 đường.
+ Binh đoàn quân dù nhảy dủ xuống thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn
+ Bộ binh theo đường số 4 tấn công lên đèo Bông Lau, Cao Bằng rồi vòng xuống Bắc Kạn.
+ Thuỷ binh từ Hà Nội theo sông Hồng và sông Lô qua Đoan Hùng đánh lên Tuyên Quang.
+ Quân ta đánh địch ở cả 3 đường tấn công của chúng.
+ Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi địch vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta.
+ Trên đường số 4 ta chặn đánh địch ở đèo Bông Lau và giành thắng lợi lớn.
+ Trên đường thuỷ, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô Pháp bị đốt cháy trên dòng sông Lô.
+ Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca, Đoan Hùng.
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch , bắt giam hàng trăm tên, bắn rơi 16 máy bay địch, phá huỷ hàng trăm xe cơ giới, tàu chiến, ca nô.
Ta đã đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của địch lên Việt Bắc, bảo vệ cơ quan đầu não của kháng chiến.
- 3 HS lên thi trước lớp, yêu cầu HS vừa trình bày vừa sử dụng mũi tên để gắn lên lược đồ chiến dịch.
- HS cả lớp theo dõi, sau đó nhận xét và bình chọn bạn trình bày đúng, hay nhất.
Hoạt động 3
Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG VIỆT BẮC THU ĐÔNG 1947.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS suy nghĩ trả lời để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
+ Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
+ Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
- GV tổng kết lại các ý chính về ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947
- HS suy nghĩ và phát biểu ý kiến trước lớp.
+ Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta
+ Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
+ Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
+ Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta
CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV hỏi: Tại sao nói: Việt Bắc Thu - đông 1947 là “ mồ chôn giặc Pháp”?
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà trình bày lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 trên lược đồ và chuẩn bị bài học sau.
TUẦN 15
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử
TIẾT 15 : CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU ĐÔNG 1950 
I. MỤC TIÊU.
 Sau bài học HS có thể:
Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ.
Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
	+ Các hình minh hoạ trong SGK.
	+ Một số chấm tròn làm bằng bìa màu đỏ, đen ( đủ dùng)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ- GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947
Hoạt động 1.
TA QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950.
- GV dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:
+ Giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc, giới thiệu đến tỉnh nào thì dán vào vị trí tỉnh đó một hình tròn đỏ.
Nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến Căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
- Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
- HS trao đổi và nêu ý kiến: Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt – Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế..
- Lúc này chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế.
- GV nêu: Trước âm mưu cô lập Việt Bắc khoá chặt biên giới Việt Trung của địch, Đảng và Chính phủ ta đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm mục đích: Tiêu diệt một bộ phận quan trong sinh lực địch, giải phóng một phần vùng biên giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đánh thông đường liên lạc quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động 2.
DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG 1950.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK sau đó sử dụng lược dồ để trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. GV đưa ra các câu hỏi gợi ý để HS định hướng các nội dung cần trình bày.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch.
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới th - đông 1950.
- GV tổ chức cho 3 nhóm HS thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu -đông 1950
- GV nhận xét phần trình bày của từng nhóm HS, sau đó tổ chức cho HS bình chọn nhóm trình bày đúng, hay nhất.
- GV tuyên dương HS trình bày diễn biến hay.
Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không? ( gợi ý: Đông Khê ở vị trí như thế nào trong tuyến phòng thủ Biên gới của địch ?)
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS , lần lượt từng em vừa chỉ lược đồ vừa trình bày diễn biến của chiến dịch, các bạn trong nhóm nghe và bổ sung ý kiến cho nhau.
 Các nội dung cần trình bày.
+ Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 là trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18 – 9 – 1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4 chiếm lại Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
+ Qua 29 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch , giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- 3 nhóm HS cử đại diện lên bảng vừa trình bày vừa chỉ lược đồ ( mỗi nhóm có thể cử 3 hoặc 3 HS tiếp nối nhau trình bày theo các gợi ý trên). HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS cả lớp tham gia bình chọn.
- HS trao đổi sau đó một số em nêu ý kiến trước lớp.
Hoạt động 3.
 Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi cùng trả lời các câu hỏi sau để rút ra ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
+ Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
+ Chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta?
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3?
- GV tổ chức cho HS nêu ý kiến trước lớp.
- GV kết luận.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi.
+ Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng.
Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 cho thấy quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành rất nhanh so với ngày đầu kháng chiến, ta có thể chủ động mở chiến dịch và đánh thắng địch.
+ Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc được nối liền.
+ Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi, nhếch nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại
- Lần lượt từng HS nêu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Hoạt động 4.
BÁC HỒ TRONG CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950 GƯƠNG CHIẾN ĐẤU DŨNG CẢM CỦA ANH LA VĂN CẦU.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem hình minh hoạ 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- GV: Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
- Một vài HS nêu ý kiến trước lớp 
ví dụ:
Trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch và công tác chuẩn bị, gặp gỡ động viên cán bộ, chiến sĩ dân công tham gia chién dịch. Hình ảnh Bác Hồ đang quan sát mặt trận Biên giới, xung quanh là ác chiến sĩ của ta cho thấy Bác thật gần gũi với chiến sĩ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu.Bức ảnh cũng gợi ra nét ung dung của Bác, nét ung dung của Người trong tư thế chiến thắng.
- HS nêu ý kiến trước lớp.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV tổng kết bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng chiến sĩ thi đua được bầu trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
TUẦN 16
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử
TIẾT16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI. 
I. MỤC TIÊU.
	 Sau bài học HS biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
	+ Các hình minh hoạ trong SGK.
	+ HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong Đại hội anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
	+ Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
- GV gọi 4 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV hỏi: Em hiểu thế nào là hậu phương? Thế nào là tiền tuyến?
- GV giới thiệu bài.
- 4 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
+ Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
+ Nêu ý nghĩa của chiến tháng Biên giới thu -đông 1950.
+ Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu.
- HS nêu ý kiến trước lớp:
+ Tiền tuyến là nơi giao chiến giữa ta và địch.
+ Hậu phương là vùng tự do ( không bị địch chiếm đóng). Trong kháng chiến, hậu phương là nơi cung cấp sức người và sức của cho tiền tuyến.
Hoạt động 1.
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2 – 1951)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì?
- GV nêu tầm quan trọng của Đại hội: Đại hội la nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến, nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
- GV nêu yêu cầu: Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bạn mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng( 2 – 1951) đã đề ra cho Cách mạng: Để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
- GV gọi HS nêu ý kiến trước lớp
- HS : hình chụp cảnh của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (2 – 1951)
 HS đọc SGK và dùng bút chì gạch chân dưới nhiệm vụ cơ bản hiện nay mà Đại hội đề ra cho Cách mạng:
Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
+ Phát triển tình thần yêu nước.
+ Đẩy mạnh thi đua.
+ Chia ruộng đất cho nông dân.
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh
Hoạt động 2.
SỰ LỚN MẠNH CỦA HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH 
BIÊN GIỚI.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để tìm hiểu các vấn đề sau.
+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục thể hiện như thế nào?
+ Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
+ Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến. GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2, 3 và nêu nội dung của từng hình.
- GV hỏi: Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì?
- Mỗi nhóm gồm 4 – 6 HS cùng thảo luận về các vấn đề GV đưa ra, sau đó ghi ý kiến vào phiếu học tập
+ Sự lớn mạnh của hậu phương:
Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm.
Các trường Đại học tích cực đào tạo cán bộ cho kháng chiến. Học sinh vừa tích cực học tập vừa tham gia sản xuất.
Xây dựng được xưởng công binh nghiên cứu và chế tạo vũ khí phục vụ kháng chiến.
+ Vì Đảng lãnh đạo đúng đắn, phát động phong trào thi đua yêu nước.
+ Vì nhân dân ta có tinh thần yêu nước cao.
+ Tiền tuyến được chi viện đầy đủ sức người, sức của có sức mạnh chiến đấu cao.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày về một vấn đề, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
- HS quan sát và nêu nội dung.
- HS: Việc các chiến sĩ bộ đội cũng tham gia cấy lúa giúp nhân dân cho thấy tình cảm gắn bố quân dân ta và cũng nói lên tầm quan trọng của sản xuất trong kháng chiến. Chúng ta đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cung cấp cho tiền tuyến.
Hoạt động 3.
ĐẠI HỘI ANH HÙNG VÀ CHIẾN SĨ THI ĐUA LẦN THỨ NHẤT.
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn?
+ Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, tuyên dương các HS đã tích cực sưu tầm thông tin về các anh hùng trên.
- HS trao đổi và nêu ý kiến. Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời , các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức vào ngày 1 – 5 – 1952.
+ Đại hội nhằm tổng kết, biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước cảu các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
+ Các anh hùng được Đại hội bầu chọn là:
1. Anh hùng Cù Chính Lan
2. Anh hùng La Văn Cầu
3. Anh hùng Nguyễn Quốc Trị.
4. Anh hùng Nguyễn Thị Chiên
5. Anh hùng Ngô Gia Khảm.
6. Anh hùng Trần Đại Nghĩa.
7. Anh hùng Hoàng Hanh.
+ Một số HS trình bày trước lớp theo thông tin đã sưu tầm .
CỦNG CỐ - DẶN DÒ.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và tìm hiểu về Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
TUẦN 17
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử
TIẾT 17: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU.
Học sinh cần hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến sau cách mạng tháng Tám 1945.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Các hình minh họa trong sách giáo khoa.
Phiếu học tập của học sinh.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI MỚI.
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi sau:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho Cách mạng Việt Nam?
+ Kể về 1 trong 7 anh hùng được bầu chọn trong Đại hội chến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
Hoạt động 1
LẬP BẢNG CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỪ 1858 – 1945
- GV gọi HS đã lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 vào giấy khổ to dán bảng của mình lên bảng.
- HS cả lớp cùng đọc lại bảng thống kê của bạn, đối chiếu với bảng thống kê của mình và bổ sung ý kiến.
Cả lớp thống nhất bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 như sau:
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
1- 9 – 1958
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
1859 – 1864
Phong trào chống Pháp của Trương Định.
5 – 7 – 1858
Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
1905 – 1908
Phong trào Đông Du.
5 – 6 – 1911
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
3 – 2 – 1930
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
1930 – 1931
Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
19 – 8 – 1945
Cách mạng tháng Tám thành công.
2 – 9 – 1945
Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Hoạt động 2.
TRÒ CHƠI “ HÁI HOA DÂN CHỦ”
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ để ôn lại các kiến thức lịch sử dã học của giai đoạn 1858 đến sau cách mạng tháng Tám 1945.
Cách chơi.
- Cả lớp chia làm 4 đội chơi.
- Cử 1 bạn dẫn chương trình.
- Cử 3 bạn làm ban giám khảo.
- Lần lượt từng đội cử đại diện lên hái hoa câu hỏi, đọc và thảo luận với các bạn (30 giây) trong đội để trả lời.
Luật chơi.
- Mỗi đại diện chỉ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, lượt chơi sau của đội phải cử đại diện khác.
 Các câu hỏi của trò chơi.
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời gian nào?
Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
Tại sao Nguyễn Tất Thành lại quyết chí ra đI tìm đường cứu nước?
Ai là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng?
Kể lại cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930 ở Nghệ An.
Cuối bản Tuyên ngôn độc lập, Bác Hồ thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì?
TUẦN 18
Thứ ngày tháng năm 2013
Lịch sử
TIẾT 18: KIỂM TRA CUỐI KỲ HỌC KỲ I
	(Đề kiểm tra thống nhất chung toàn trường) 	
PHẦN KIỂM TRA KÍ DUYỆT
TỔ TRƯỞNG CM
BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa hoc lop 5 Tuan 14 18.doc