Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Hà Thị Phương Thảo

Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Hà Thị Phương Thảo

I. MỤC TIÊU:

- Hệ thống hoá & hiểu sâu thêm các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.

- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm & dấu ngoặc kép.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

v Bài mới:

Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập bài tập 1

- GV viết tên bài, số trang 5 tiết MRVT lên bảng để HS tìm nhanh.

- GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài khoảng 7 phút.

- Cả lớp đọc thầm, thảo luận các việc cần làm để giải đúng bài tập: Đọc lại các bài MRVT trong các tiết LTVC ở mỗi chủ điểm. Sau đó, tìm các từ ngữ thích hợp ghi vào các cột tương ứng.

- Sau khi nghe hiệu lệnh của GV, các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp.

- Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai. Tính điểm thi đua.

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Hà Thị Phương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10. T2/ 26/ 10/ 2009 
ÔN TẬP (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ đã quy định giũa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung, đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL
- Gọi HS đọc bài- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về luyện đọc lại trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Bài tập 2
GV nêu câu hỏi:
Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (tuần 1, 2, 3) -GV ghi bảng .
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thầm lại các truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin suy nghĩ, làm bài vào phiếu
GV yêu cầu HS nhận xét theo các yêu cầu sau:
 + Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
 + Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
Hoạt động 3: Bài tập 3
GV yêu cầu HS tìm nhanh trong 2 bài tập đọc nêu trên đoạn văn tương ứng với các giọng đọc
GV nhận xét, kết luận 
Củng cố - Dặn dò: 
Yêu cầu HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Nhắc HS xem lại các quy tác viết hoa tên riêng để học tốt tiết học sau 
- Chuẩn bị: Ôn tập ( tiết 2)
- Nhận xét tiết học.

 ÔN TẬP (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Hệ thống hoá các quy tắc viết hoa tên riêng.
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa 
Trình bày bài rõ ràng, chữ viết đẹp, cẩn thận.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe – viết 
GV đọc bài Lời hứa, giải nghĩa từ trung sĩ.
GV nhắc HS chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai (sau, ngẩng đầu, gác) , cách trình bày bài, cách viết các lời thoại
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Dựa vào bài chính tả “Lời hứa”, trả lời các câu hỏi
	a/ Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?
	b/ Vì sao trời đã tối mà em không về ?
	c/ Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?
	d/ Có thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao ?
GV nhận xét, kết luận .
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV nhắc HS:
+ Xem lại kiến thức cần ghi nhớ trong các tiết LTVC tuần 7, tuần 8 để làm bài cho đúng.
+ Phần quy tắc cần ghi vắn tắt.
GV nhận xét & dán tờ phiếu đã viết sẵn lời giải đúng cho 1 – 2 HS đọc.
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học.
Chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 3) 

ÔN TẬP (Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc & HTL (Yêu cầu như tiết 1)
Hệ thống hoá một số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Măng mọc thẳng.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL.
(1/3 số HS trong lớp) 
GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Bài tập 2
GV viết tên bài lên bảng lớp:
	Tuần 4: Một người chính trực / 36
	Tuần 5: Những hạt thóc giống / 46
	Tuần 6: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca / 55
 Chị em tôi / 59
GV nhận xét, tính điểm thi đua theo các tiêu chí:
	+ Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không?
	+ Lời trình bày có rõ ràng, mạch lạc không?
	+ Giọng đọc minh hoạ. 
GV chốt lại lời giải đúng, dán phiếu đã ghi lời giải, mời 1 – 2 HS đọc bảng kết quả 
GV mời vài HS thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn, minh hoạ giọng đọc phù hợp với nội dung bài mà các em vừa tìm được. 
Củng cố 
Những truyện kể mà các em vừa ôn có chung một lời nhắn nhủ gì?
Dặn dò: 
Nhắc HS đọc trước, chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau: tiếp tục luyện tập đọc & HTL; đọc lại các bài về dấu câu, 5 bài mở rộng vốn từ trong các tiết LTVC ở 3 chủ điểm. 
- Chuẩn bị: Ôn tập ( tiết 4)
- Nhận xét tiết học.

ÔN TẬP (Tiết 4)
I. MỤC TIÊU:
Hệ thống hoá & hiểu sâu thêm các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ.
Nắm được tác dụng của dấu hai chấm & dấu ngoặc kép.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài mới: 
Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập bài tập 1
GV viết tên bài, số trang 5 tiết MRVT lên bảng để HS tìm nhanh.
GV phát phiếu cho các nhóm, quy định thời gian làm bài khoảng 7 phút.
Cả lớp đọc thầm, thảo luận các việc cần làm để giải đúng bài tập: Đọc lại các bài MRVT trong các tiết LTVC ở mỗi chủ điểm. Sau đó, tìm các từ ngữ thích hợp ghi vào các cột tương ứng.
Sau khi nghe hiệu lệnh của GV, các nhóm dán sản phẩm lên bảng lớp.
Sau khi các nhóm chấm xong, GV hướng dẫn cả lớp soát lại, sửa sai. Tính điểm thi đua.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập bài 2 
GV dán phiếu đã liệt kê sẵn những thành ngữ, tục ngữ
GV nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập bài 3 
GV phát phiếu riêng cho một số HS, nhắc HS khi nói tác dụng của dấu hai chấm & dấu ngoặc kép, cần viết ra ví dụ.
GV nhận xét & chốt lại 
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập ( tiết 5 )
Nhận xét tiết học.

ÔN TẬP (Tiết 5)
I. MỤC TIÊU:
Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc & HTL (Yêu cầu như tiết 1)
Hệ thống được một số điều cần nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, cách đọc các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc & HTL
- Gọi HS đọc bài- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại trong tiết học sau.
Hoạt động 2: Bài tập 2
GV nhắc HS những việc cần làm để thực hiện bài tập: Đọc thầm các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; ghi những điều cần nhớ vào bảng. 
GV viết nhanh lên bảng.
GV chia lớp thành các nhóm.
GV dán giấy đã ghi sẵn lời giải để chốt lại.
Hoạt động 2: Bài tập 3
GV phát phiếu cho các nhóm trao đổi, làm bài.
GV nhận xét.
GV dán giấy đã ghi lời giải để chốt lại.
Củng cố 
Các bài tập đọc thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ vừa học giúp các em hiểu điều gì? Con người cần sống có ước mơ, cần quan tâm đến ước mơ của nhau. Những ước mơ cao đẹp & sự quan tâm đến nhau sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui, hạnh phúc. Những ước mơ tham lam, tầm thường, kì quặc sẽ chỉ mang lại bất hạnh. 
Dặn dò: 
- Chuẩn bị: Ôn tập (tiết 6)
- Nhận xét tiết học.

ÔN TẬP (Tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học. 
Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Hướng dẫn ôn tập bài tập 1, 2
GV nhắc các em lưu ý: ứng với mỗi mô hình, chỉ cần tìm 1 tiếng.
GV nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập bài 3
GV nhắc HS xem lướt lại các bài Từ đơn & từ phức, Từ ghép & từ láy để thực hiện đúng.
GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 từ đơn, 3 từ ghép, 3 từ láy.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 3: Hướng dẫn ôn tập bài tập 4 
GV nhắc HS xem lướt lại các bài: Danh từ, Động từ để thực hiện đúng yêu cầu của bài.
GV đặt câu hỏi: Thế nào là danh từ? Thế nào là động từ?
GV phát phiếu cho từng cặp HS trao đổi, tìm trong đoạn văn 3 DT, 3 ĐT.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị: Ôn tập ( tiết 7 )
Nhận xét tiết học.
ÔN TẬP (Tiết 7 )
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – GIỮA KÌ I ( Đọc )
ÔN TẬP (Tiết 8)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ – GIỮA KÌ I ( Viết )
Toán 
Tiết 46: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu:
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
a.Yêu cầu HS đánh dấu góc vuông vào đúng mỗi hình.
Để nhận biết góc vuông, ta cần dùng thước gì?
Đặt thước vào góc như thế nào?
b.
Góc tù là góc như thế nào so với góc vuông?
Góc nhọn so với góc vuông như thế nào?
Để nhận biết góc nhọn, góc tù, ta cũng dùng thước gì?
Bài tập 2:
Yêu cầu HS nhận dạng đường cao hình tam giác & viết vào ô trống.
AH là đường cao của hình tam giác ABC. S
AB là đường cao của hình tam giác ABC. Đ
GV nhận xét-chốt lại.
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS được hình vuông có có cạnh AB= 3 cm .
- HS vẽ vào vở.	A	B
 D	C
Bài tập 4:
a/Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD= 4 cm. 
	A	 B
Củng cố - Dặn dò: D C
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 47: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được cộng, trừ các số có đến sáu chữ số.
 - Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Hươ ... ùt cái chai hoặc cốc ở nhiều tư thế (ngang hay dốc ngược) & trả lời câu hỏi: Khi ta thay đổi vị trí, tư thế thì hình dạng của chúng có thay đổi không? 
GV kết luận: Chai, cốc là những vật có hình dạng nhất định 
Bước 2: GV nêu vấn đề .
Vậy nước có hình dạng nhất định không? 
Bước 3: Thực hiện. 
Lưu ý: Các nhóm có thể làm những thí nghiệm khác nhau .
Bước 4: Làm việc cả lớp .
Kết luận :Nước không có hình dạng nhất định .
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào? 
Mục tiêu: 
HS biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước. 
Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV kiểm tra các vật liệu để làm thí nghiệm do các nhóm mang đến lớp 
GV yêu cầu các nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm rồi thực hiện & nhận xét kết quả. 
Bước 2: Thực hiện 
GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm. 
Kết luận:
Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía.
(Liên hệ thực tế): yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
Hoạt động 4: Phát hiện tính thấm hoặc không thấm của nước đối với một số vật 
Mục tiêu: 
HS biết làm thí nghiệm để phát hiện nước thấm qua & không thấm qua một số vật.
Nêu được ứng dụng thực tế của tính chất này.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
GV nêu nhiệm vụ: để biết được vật nào cho nước thấm qua, vật nào không cho nước thấm qua các em hãy làm thí nghiệm theo nhóm 
GV kiểm tra đồ dùng để làm thí nghiệm do các nhóm đã mang đến lớp 
Bước 2: Thực hiện 
GV đi tới các nhóm theo dõi cách làm của HS & giúp đỡ 
Bước 3: Làm việc cả lớp 
GV ghi nhanh lên bảng báo cáo của các nhóm 
Kết luận:
Nước thấm qua một số vật.
(Liên hệ thực tế): yêu cầu HS nêu lên những ứng dụng thực tế liên quan đến tính chất trên của nước. 
Củng cố – Dặn dò:
Chuẩn bị bài: Ba thể của nước .
Nhận xét tiết học.
Lịch sử
Tiết 10: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ NHẤT ( Năm 981
I. MỤC TIÊU:
 HS biết:
Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước & hợp với lòng dân
Diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến.
HS nêu được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược & ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến
HS tự hào về chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng & người anh hùng dân tộc Lê Hoàn cùng toàn dân đã làm nên những chiến thắng vang dội đó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
Hoàn cảnh nước ta trước khi nhà Tống sang xâm lược?
Trước tình hình đó, nhân dân ta đã làm gì?
GV nêu vấn đề: 
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không? 
GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng vì: Đinh Toàn khi lên ngôi còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược. Lê Hoàn giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ tung hô “Vạn tuế”
GV giảng về hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo lông cổn cho Lê Hoàn: đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ, của cá nhân.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau:
Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm nào?
Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu & diễn ra như thế nào?
Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
Củng cố 
 Nhờ sức mạnh đoàn kết của dân tộc, nhờ tinh thần yêu nước mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân ta, Lê Hoàn cùng các tướng sĩ đã đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, tiếp tục giữ vững nền độc lập của nước nhà. Chúng ta tự hào sâu sắc với quá khứ đó
Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
- 	Nhận xét tiết học.
Địa lí
Tiết 10: THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. MỤC TIÊU:
HS biết Đà Lạt là thành phố nổi tiếng về rừng thông & thác nước.
Đà Lạt là thành phố du lịch & nghỉ mát nổi tiếng.
Một số hoa trái & rau xanh ở Đà Lạt.
Chỉ được thành phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của Đà Lạt.
Biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh để tìm kiến thức.
Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
Quan sát hình 1, 2 rồi đánh dấu bằng bút chì địa điểm ghi ở hình vào lược đồ hình 3.
Mô tả một cảnh đẹp của Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV giải thích thêm: Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm. Trung bình cứ lên cao 1000 m thì nhiệt độ không khí lại giảm đi khoảng 5 đến 6 độ C. Vì vậy, vào mùa hạ nóng bức, người ta thường đi nghỉ mát ở vùng núi. Đà Lạt ở độ cao 1500 m so với mặt biển nên quanh năm mát mẻ. Vào mùa đông, Đà Lạt cũng lạnh nhưng không có gió mùa đông bắc nên không rét buốt như ở miền Bắc.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Tại sao Đà Lạt lại được chọn làm nơi du lịch, nghỉ mát?
Đà Lạt có những công trình kiến trúc nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố của hoa, trái & rau xanh?
Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
Tại sao ở Đà Lạt lại trồng được nhiều loại hoa, trái & rau xanh xứ lạnh?
Hoa & rau của Đà Lạt có giá trị như thế nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Củng cố 
GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng sơ đồ trong phiếu luyện tập
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Ôn tập
 Nhận xét tiết học.

Đạo đức
Tiết 10: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU:
Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm.
HS biết cách tiết kiệm thời giờ.
Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động1: Làm việc cá nhân
GV kết luận:
Các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ.
Các việc làm (b), (đ), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4)
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm về việc bản thân đã sử dụng thời giờ như thế nào và dự kiến thời gian biểu của mình trong thời gian tới.
Yêu cầu vài HS phát biểu trước lớp
GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ.
Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
GV khen những nhóm chuẩn bị tốt & giới thiệu hay.
GV kết luận chung:
Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm.
Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả.
Củng cố 
Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
Dặn dò: 
Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày.
Chuẩn bị bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Nhận xét tiết học.

Kĩ thuật
Tiết 10: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
I. MỤC TIÊU
 - HS biết cách gấp mép vải và khâ viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 - GV giới thiệu mẫu, hướng dẫn hs quan sát, nêu các câu hỏi yêu cầu hs nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu (mép vải được gấp hai lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. Đường khâu thực hiện ở mặt phải mảnh vải).
 - GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
 - GV hướng dẫn hs quan sát hình 1,2,3,4 và đặt câu hỏi yêu cầu hs nêu các bước thực hiện.
 - GV hướng dẫn HS đọc nội dung của mục 1 kết hợp với quan sát hình 1, hình 2a, 2b(SGK) để trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.
 - GV nhận xét các thao tác của hs thực hiện. Sau đó hướng dẫn các thao tác theo nội dung SGK. Trong khi hướng dẫn GV cần lưu ý: Khi gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới. Gấp theo đúng đường vạch dấu theo chiều lật mặt phải vải sang mặt trái của vải. Sau mỗi lần gấp mép vải cần miết kĩ đường gấp. Chú ý gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
 - Hướng dẫn hs kết hợp đọc nội dung của mục 2, mục 3 với quan sát hình 3, hình 4 ( SGK) để trả lời các câu hỏi và thực hiện các thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
 - Nhận xét chung và hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
 - Cho hs thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu ( nếu còn thời gian).
* Củng cố- dặn dò:
- Chuẩn bị: tiết 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_10_ha_thi_phuong_thao.doc