Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Toán

LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.

- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.

- Làm các bài tập: BT1; BT2; BT3; BT4(a)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Thước thẳng và e-ke.

- Bảng phụ kẻ bảng bài tập 2.

- HS: Vở bài tập Toán.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 10 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ Hai, ngày 25 tháng 10 năm 2010.
 Tiếng việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1(tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa KHI (khoảng 75 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
*HSKG: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 75 tiếng/phút).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 4, tập một (gồm cả văn bản thông thường) 
- Bảng phụ kẻ bảng ở BT2 để HS điền vào chỗ trống.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A> Bài mới
1) Giới thiệu bài
2) Kiểm tra TĐ và HTL
- Gọi HS lên bốc thăm chọn bài.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đặt câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm; nếu HS đọc chưa đạt thì cho về nhà chuẩn bị để tiết sau kiểm tra lại.
3) Hướng dẫn làm bài tập:.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu câu hỏi:
+ Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
+ Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “Thương người như thể thương thân” (tuần 1, 2, 3).
- GV phát bảng phụ cho 1HS, yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Cho HS thi đọc diễn cảm ba đoạn vừa tìm.
B> Củng cố dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Từng HS lên bốc thăm, về chỗ xem lại bài khoảng 1-2 phút
- HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng theo chỉ định trong phiếu.
- 1HS đọc.
- HS trả lời:
+ Đó là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên một điều có ý nghĩa.
+ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin.
- 1HS làm bài trên bảng phụ, lớp làm bài trong VBT.
- HS làm bài trên bảng phụ lên trình bày, lớp nhận xét.
- 1HS đọc.
- HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với giọng đọc. Phát biểu.
- 2 HS thi đọc diễn cảm cả 3 đoạn.
Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết được góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
- Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông.
- Làm các bài tập: BT1; BT2; BT3; BT4(a)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước thẳng và e-ke.
- Bảng phụ kẻ bảng bài tập 2.
- HS: Vở bài tập Toán.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A> Kiểm tra
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường cao của hình tam giác.
- Nhận xét, ghi điểm.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài
2) HD làm bài tập.
Bài 1:
- GV vẽ hình lên bảng (Theo BT1 - SGK).
- Yêu cầu HS nêu theo từng hình.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
VD: 
a) Góc đỉnh A; cạnh AB, AC là góc vuông. 
- Góc đỉnh B; cạnh BA, BM là góc nhọn 
Bài 2: 
- GV treo bảng phụ
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 3.
- GV gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự vẽ hình
- GV nhận xét, KL.
Bài 4(a).
- GV gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS tự vẽ hình.
- Yêu cầu HSKG thực hiện thêm câu b)
- GV nhận xét, KL.
C> Củng cố dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1 vài HS nêu.
- HS quan sát.
- HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, nêu yêu cầu bài tập.
- N2: Trao đổi, HSKG giải thích vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác; làm bài vào VBT.
- HS lên điền vào bảng phụ và giải thích trước lớp.
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở nháp.
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào vở.
A
B
D
C
M
N
6cm
4cm
- HS nêu: Các hình chữ nhật: ABCD, MNCD, ABNM.
Cạnh AB song song với các cạnh: MN và DC.
Đạo đức
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. (*HSKG: biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ).
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách hợp lí. (*HSKG: Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, ... hằng ngày một cách hợp lí).
*GDKNS:Kĩ năng xác định giá trị của thời gianlà vô giá.Kĩ năng lập kế hoạch khi làm việc ,học tập để sử dụng thời gian hiệu quả.Kĩ năng quản lí thời gian
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- HS : Sưu tầm các tranh ảnh về việc tiết kiệm thời giờ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ DẠY
HĐ HỌC
A>Kiểm tra.
- Yêu cầu HS nhắc lại “Ghi nhớ” tiết học trước.
- Nhận xét, đánh giá.
B> Bài mới.
1) Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (Bài tập 1, SGK)
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- GV nêu từng tình huống trong SGK 
- Kết luận: 
+ Các việc làm (a), (c), (d) là tiết kiệm thời giờ.
+ Các việc làm (b), (đ), (e) không phải là tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôii (Bài tập 4, SGK)
- Gọi HS đọc nội dung bài tập.
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- Kết luận, khen ngợi những HS biết tiết kiệm thời giờ.
Họat động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm.
- HD HS trình bày, giới thiệu tranh.
- HS trao đổi, thảo luận về ý nghĩa tranh.
- GV khen những HS chuẩn bị tốt.
* Kết luận: 
+ Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. 
+ Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ vào các việc có ích một cách hợp lí, có hiệu quả. 
2) Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị tiết sau.
- HS trả lời.
- 1HS đọc.
- HS phát biểu ý kiến và giải thích.
- 1HS đọc nội dung bài tập.
- N2: Thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
- HS trình bày, giới thiệu tranh.
- HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương,  vừa trình bày.
 Chiều thứ 2
Lịch sử
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
 (Năm 981).
I/ MỤC TIÊU: 
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy.
- Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
- Đôi nét về Lê Hoàn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Lược đồ “Khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống (năm 981)”
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra:
- H: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
- H: Đinh Bộ Lĩnh lấy nơi nào làm kinh đô và đặt tên nước ta là gì?
- Nhận xét.
B> Bài mới:
1) Giới thiệu bài.
2) Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gọi HS đọc SGK, đoạn “Năm 979,  sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”
- GV đặt vấn đề:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ?
- GV nêu vấn đề: “Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có hai ý kiến khác nhau:
+ Thái hậu Dương Vân Nga yêu quý Lê Hoàn nên đã trao cho ông ngôi vua.
+ Lê Hoàn được tôn lên làm vua là phù hợp với tình hình đất nước & nguyện vọng của nhân dân lúc đó.
Em hãy dựa vào nội dung đoạn trích trong SGK để chọn ra ý kiến đúng.”
- GV kết luận: Ý kiến thứ hai đúng vì: Đinh Toàn khi lên ngôi còn quá nhỏ; nhà
Tống đem quân sang xâm lược. Lê Hoàn giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ tung hô “Vạn tuế”
- GV giảng về hành động cao đẹp của Dương Vân Nga trao áo lông cổn cho Lê Hoàn: đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích của dòng họ, của cá nhân.
3) Họat động 2: Thảo luận theo nhóm
- GV đặt câu hỏi:
+ Quân Tống sang xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+ Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
- GV treo lược đồ, gọi HS lên thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta.
4) Họat động 3: Làm việc cả lớp 
- H: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?
- GV kết luận.
C> Củng cố, dặn dò.	
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- 1HS đọc.
+ Vua Đinh và con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại.
+ Con thứ là Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vì vậy không đủ sức gánh vác việc nước. Lợi dụng cơ hội đó, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta. Đặt niềm tin vào “Thập đạo tướng quân” (Tổng chỉ huy quân đội) Lê Hoàn và giao ngôi vua cho ông.
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến.
- N2: Dựa vào phần chữ, kết hợp với lược đồ trong SGK để thảo luận. sau đó, đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Một vài HS lên trình bày.
- HSKG trả lời: Giữ vững nền độc lập dân tộc, đưa lại niềm tự hào và niềm tin sâu sắc ở sức mạnh vµ tiền đồ của dân tộc.
- HS đọc “Bài học”.
Luyện viết
BÀI 10
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Viết đẹp, đúng mẫu chữ, trình bày đẹp câu tục ngữ: “Học hay, cày giỏi” và đoạn văn “Ông bố ” của Đức Hoài (Theo kiểu chữ đứng).
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ viết.
- HS: Vở luyện chữ đẹp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD viết bài:
- Gọi HS đọc câu tục ngữ và đoạn văn.
- Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa.
- Cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- GV yêu cầu: Viết câu tục ngữ: 3 lần; Viết đoạn văn 1 lần.
- Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS.
3) Chấm, chữa lỗi chính tả
B> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc.
- Các chữ hay viết sai: Lu-i, Rô-nê, nhăn nheo, trìu mến, 
Các chữ cần viết hoa: Lu-i, Rô-nê, Thầy, Cậu, Theo Đức Hoài, Ông 
- Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
- HS quan sát trong vở.
- HS viết bài
An toàn giao thông
Bài 7
KHÔNG ĐÙA NGHỊCH KHI NGỒI TRÊN THUYỀN
I . Mục tiêu
 -Giúp học sinh nhận biết được sự nguy hiểm nếu đùa nghịch khi ngồi trên thuyền.
 -Hình thành cho HS luôn có ý thức khi ngồi trên thuyền không được đùa nghịch và luôn mặc áo phao.
II. Đồ dùng học tập
 Phiếu viết câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động học
Hoạt động dạy
1, Giới thiệu bài
H: Các em có thích được ngồi thuyền để đi chơi không?
H: Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu các em đùa nghịch và không mặc áo phao khi ngồi trên thuyền?
H: Khi ngồi trên thuyền, em phải làm gì để đảm bảo an toàn?
-GV gọi 3 HS trả lời các câu hỏi trên
*GV nhận xét, đưa ra kết luận rồi giới thiệu bài học
2, Bài mới 
 *Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát tranh trả lời câu hỏi
Chia lớp  ... 1)
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giáo viên : Mẫu và một số sản phẩm có đường gấp mép vải, đường khâu viền bằng mũi khâu đột có kích thước đủ lớn; 1 mảnh vải trắng kích thước 20 cm x 30 cm; Chỉ; Kim Kéo, thước, bút chì.
- Học sinh: 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ như GV.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài cũ
- Yêu cầu HS nhắc lại “ghi nhớ” về khâu đột thưa.
- GV nhận xét.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HĐ 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- Giới thiệu mẫu, hướng dẫn HS quan sát.
- GV nhận xét và tóm tắt đặc điểm đường khâu viền gấp mép vải.
3) HĐ 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3,4 và nêu các bước thực hiện.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2a, 2b trả lời các câu hỏi về cách gấp mép vải.
- Yêu cầu HS thao tác.
- Nhận xét thao tác của HS và thao tác mẫu.
- Hướng dẫn HS thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
-Nhận xét chung.
- Tổ chức cho HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS nhắc lại.
- Quan sát.
- Quan sát và nêu.
- Quan sát và nêu.
- Thực hiện.
.
- HS thực hành vạch dấu, gấp mép vải theo đường vạch dấu.
 Chiều thứ 5
Tiếng việt
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (tiết 7) 
I/ MỤC TIÊU:
- Kiểm tra đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học (Tốc độ khoảng 75 tiếng/phút); Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ.
- Trả lời được một số câu hỏi về nội dung đoạn đọc.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tiết kiểm tra đọc.
2) Kiểm tra đọc.
- GV gọi lần lượt từng HS lên đọc đoạn văn, thơ và nêu câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm.
B> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
- HS lần lượt lên đọc và trả lời câu hỏi.
Toán (chiều)
 LUYỆN TẬP NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Thực hiện nhân với số có một chữ số.
- Giải toán liên quan đến tìm số trung bình cộng.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
- Ghi bảng: 1306 x 8; 423507 x 2
- Nhận xét, ghi điểm
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HD làm bài tập:
+ Bài 1: Tính:
a, 9341 x 3 - 12537
b, 453 x 7 + 12673
c, 82375 - 4975 x 9
- Làm mẫu câu a, 
9341 x 3 - 12537 = 28023 - 12537
 = 15486
- Yêu cầu HS làm phần còn lại.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 2: (Dành cho HSTB)
Có 3 bao gạo. Bao thứ nhất cân nặng 5 yến, bao thứ hai cân nặng 45kg, bao thứ ba cân nặng 25kg. Hỏi trung bình mỗi bao gạo cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- HD phân tích bài toán để nhận ra: Cần phải đổi 5yến = 50kg.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét chung.
+ Bài 3: (Dành cho HSKG)
Bạn Trang nghĩ ra một số, lấy số đó chia cho 3 thì được số 12547 và còn dư 2. Hỏi bạn Trang đã nghĩ ra số nào?
- HD phân tích bài toán để HS tự giải bài toán.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét chung.
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng đặt tính rồi tính, lớp làm nháp.
- 1HS nêu cách thực hiện biểu thức
- 2HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: 
b, 453 x 7 + 12673 = 3171 + 12673
 = 15844
c, 82375 - 4975 x 9 = 82375 - 44775
 = 37600
- HS đọc bài toán.
- 1HS lên bảng giải, lớp giải vào vở
Bài giải:
5yến = 50kg
Cả 3 bao cân nặng là:
50 + 45 + 25 = 120 (kg)
Trung bình mỗi bao cân nặng là:
120 : 3 = 40 (kg)
 Đáp số: 40kg
- HS đọc bài toán.
- 1HS lên bảng giải, lớp giải vào vở
Bài giải:
Số bạn Trang đã nghĩ ra là:
12547 x 3 + 2 = 37641
 Đáp số: 37641
Tiếng việt(chiều)
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 
 I. Mục tiêu:
1) Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình cấu tạo tiếng đã học.
2) Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép đoạn văn bài tập 1.
- HS: VBT Tiếng Việt
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) HDHS làm bài tập.
Bài tập 1:
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc đoạn văn.
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu câu hỏi, lưu ý HS: ứng với mỗi mô hình chỉ cần tìm một tiếng.
- GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV nêu câu hỏi.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
(*Lưu ý: Nếu HS nêu luỹ tre, cánh đồng, dòng sông là từ ghép thì cũng công nhận là đúng)
Bài tập 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV giúp HS nhớ lại khái niệm về danh từ và động từ.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 1HS đọc.
- HS tìm và nêu miệng, lớp nhận xét thống nhất lời giải đúng.
a, ao: Vần ao, thanh ngang.
b, Các tiếng còn lại.
VD: “dưới”: Âm đầu: “d”, vần: “ươi”, thanh: “sắc”
- 1HS đọc.
- N2: Trao đổi, làmn bài vào VBT.
- HS nối tiếp nhau trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
+ Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, là, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng, 
+ Từ láy: rì rào, rung rinh, thung thăng.
+ Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, xanh trong, cao vút.
- 1HS đọc.
- HS nhắc lại “ghi nhớ” về danh từ, động từ.
- HS làm bài vào VBT.
- HS tiếp nối nhau nêu.
Kq: +Danh từ: tầm, cánh, chuồn chuồn, 
+ Động từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, 
Thứ Sáu, ngày 30 tháng 10 năm 2009
 Tiếng việt
Ôn tập và kiểm tra giữa học kỳ 1 (Tiết 8).
(Kiểm tra viết)
I/ MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng đoạn Ngày mai ... to lớn, vui tươi trong bài Trung thu độc lập (SGK Tiếng việt 4, Tập 1, trang 66) (Tốc độ viết khoảng 75 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một lá thư.
II/ ĐỀ BÀI
Câu 1(3 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh chép đoạn trong bài “Trung thu độc lập” Từ Ngày mai ... to lớn, vui tươi
Câu 2(3 điểm):
a, Tìm một từ ghép có nghĩa tổng hợp.
b, Tìm một từ láy có 2 tiếng giống nhau về vần.
c, Đặt câu với mỗi từ đó.
Câu 3(4 điểm):
 Em hãy viết thư cho một người thân đi xa, kể về tình hình học tập của em trong thời gian qua. (8 - 9 câu)
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu tiết kiểm tra và chép đề bài lên bảng.
2) HS làm bài.
3) GV thu bài làm của HS để về nhà chấm.
B> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS chuẩn bị giấy kiểm tra.
- HS cá nhân làm bài vào giấy kiểm tra.
- HS nộp bài.
Tiếng anh
GV dạy tiếng anh lên lớp
Toán
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
- Bước đầu vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán.
- Làm bài tập BT1; BT2(a, b).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng nhóm kẻ nội dung phần b) SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Kiểm tra
- Ghi bảng: 256347 x 3; 369712 x 4
- GV nhận xét.
B> Bài mới
1) Giới thiệu bài:
2) So sánh giá trị của hai biểu thức:.
- Yêu cầu HS nhẩm tính 5 x 7 và 7 x 5
- Yêu cầu HS nhận xét kết quả tính 5 x 7 và 7 x 5
- GV treo bảng phụ ghi như SGK
- Yêu cầu HS tính từng cặp giá trị của hai biểu thức a x b và b x a.
- Giảng: Nếu ta thay từng giá trị của của a và b ta sẽ tính được tích của hai biểu thức: a x b và b x a. Yêu cầu HS so sánh kết quả các biểu thức này.
- GV ghi bảng: a x b = b x a
- H: a và b là thành phần nào của phép nhân?
- H: Vị trí của 2 thừa số trong 2 biểu thức này như thế nào?
- H: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích như thế nào?
- Yêu cầu vài HS nhắc lại.
3) HD làm bài tập: 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV chép các phép tính lên bảng, gọi HS lên điền kết quả.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2(a, b): 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- HD mẫu câu a,:
1357 x 5 = 6785 (Tính bình thường)
7 x 853 = 853 x 7 = 5971 (Dùng tính chất giao hoán vì chưa học nhân với số có nhiều chữ số)
- Cho HS làm phần còn lại.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: (Dành cho HSKG làm thêm)
- Yêu cầu HSKG tự làm bài.
- GV kiểm tra kết quả, yêu cầu HS giải thích cách làm.
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS nhẩm tính, nêu kết quả.
- HS nhận xét: 5 x 7 = 7 x 5
- Mỗi nhóm làm một cặp phép tính.
- HS so sánh và kết luận: Các cặp kết quả đều bằng nhau.
- HS nhắc lại.
- Là thừa số
- Đổi chỗ cho nhau.
- Tích không thay đổi.
- 1HS đọc yêu cầu
- HS lần lượt lên bảng điền, lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- Kq: b) 40263 x 7 = 281841
 5 x 1326 = 1326 x 5 = 6630
- HSKG tự làm bài.
- Kq: Biểu thức a = Biểu thức d
Biểu thức c = Biểu thức g
Biểu thức e = Biểu thức b
SHTT
Sinh hoạt cuối tuần 10.
I/Mục tiêu.
- Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ, chưa tiến bộ của cá nhân, tổ, lớp.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
- Giáo dục và rèn luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A> Nhận xét, đánh giá tuần qua.
* GV ghi sườn các công việc, hướng dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, sân trường.
- Đồng phục, khăn quàng, ghế. 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- Phát biểu xây dựng bài. 
- Rèn chữ, giữ vở.
- Kết quả KTĐK lần 1.
- Nộp các khoản đóng góp.
B> Một số việc tuần tới.
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra.
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- HS đọc thầm chuẩn bị đánh giá.
- HS ngồi theo tổ, tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét, đánh giá mình (dựa vào sườn)
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên.
- Tổ viên có ý kiến.
- Lần lượt Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua, xếp loại cả tổ:
- Lớp theo dõi, tiếp thu, biểu dương những bạn tiến bộ.
Chiều thứ 6
Âm nhạc, Mĩ thuật, thể dục
Cô Lê,Cô Hiền, Thầy Hậu lên lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_10_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_c.doc