TẬP ĐỌC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
* Kiểm tra đọc lấy điểm:
- Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đoc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút) ; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thư phù hợp với nội dung đoàn đọc.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, ND cảu cả bài; Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong bản tự sự.
- HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn (tốc đọ trên 75 chữ / phút)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
- Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ.
Thứ hai, ngày 17 tháng10 năm 2011 Ngày dạy: HĐTT: NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN -------------------- ------------------ TẬP ĐỌC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: * Kiểm tra đọc lấy điểm: - Nội dung: các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. - Đọc: Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đoc đã học theo tốc độ quy định giữa HKI ( khoảng 75 tiếng/ phút) ; Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thư phù hợp với nội dung đoàn đọc. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, ND cảu cả bài; Nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong bản tự sự. - HS khá, giỏi đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn (tốc đọ trên 75 chữ / phút) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9. - Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 (đủ dùng theo nhóm 4 HS ) và bút dạ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - Nêu mục dích tiết học và cách bắt thăm bài học. 2. Kiểm tra tập đọc: - Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung đoạn đọc - Gọi HS nhận xét. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể? ? Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là chuyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân - GV ghi nhanh lên bảng. - Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Từng HS bắt thăm bài. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS ngồi cùng bàn trao đổi. + Là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện điều nói lên một điều có ý nghĩa. - Hoạt động trong nhóm. Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật Dế mèn bênh vực kẻ yếu Tô Hoài Dế Mèn thấy chị Nhà Trò yếu đuối bị bọn nhện ức hiếp đã ra tay bênh vực. Dế Mèn, Nhà Trò, bọn nhện. Người ăn xin Tuốc- ghê- nhép Sự thông cảm sâu sắc giữa cậu bé qua đường và ông lão ăn xin. Tôi (chú bé), ông lão ăm xin. Bài 3: - HS đoc yêu cầu và tìm các đọan văn có giọng đọc như yêu cầu. - HS phát biểu ý kiến. - Nhận xét, kết luận đọc văn đúng. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các đoạn văn đó. - HS đọc thành tiếng. - Dùng bút chì đánh dấu đoạn văn tìm được. - Đọc đoạn văn mình tìm được. a. Đoạn văn có giọng đọc thiết tha: Là đoạn văn cuối truyện người ăn xin: Từ tôi gì của ông lão. b. Đoạn văn có giọng đọc thảm thiết: Là đoạn nhà Trò kể nổi khổ của mình: Từ năm trước . , vặt cánh ăn thịt em. a. Đoạn văn có giọng đọc mạnh mẽ, răn đe: Là đoạn Dế Mèn đe doạ bọn nhện, bênh vự Nhà Trò Trò Từ tôi thét: - Các ngươi có . vây đi không? 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc. - Dặn HS về nhà ôn lại quy tắc viết hoa. -------------------- ------------------ ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( T2 ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của việc tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,. .hằng ngày một cách hợp lí. - GD HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức 4. - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (bài tập 1 –SGK) - GV nêu yêu cầu bài tập 1: Em tán thành hay không tán thành việc làm của từng bạn nhỏ trong mỗi tình huống sau? Vì sao? a, b, c,d,đ,e - GV kết luận: + Các việc làm a, c, d là tiết kiệm thời giờ. + Các việc làm b, đ, e không phải là tiết kiệm thời giờ *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4- SGK/16) - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết SD tiết kiệm thời giờ, nhắc nhở những HS còn sử dụng lãng phí thời giờ *Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 6- SGK/16) - GV nêu yêu cầu bài tập 6. ? Em hãy lập thời gian biểu và trao đổi với các bạn trong nhóm về thời gian biểu của mình. - GV gọi một vài HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi những HS đã biết sử dụng, tiết kiệm thời giờ và nhắc nhở các HS còn sử dụng lãng phí thời giờ. *Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, các tư liệu đã sưu tầm. (Bài tập 5- SGK/16) - GV gọi 1 số HS trình bày trước lớp. - GV kết luận chung: +Thời giờ là thứ quý nhất, cần phải sử dụng tiết kiệm. +Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời giờ một cách hợp lí, có hiệu quả. 4. Củng cố - Dặn dò: - Thực hiện tiết kiệm thời giờ trong sinh hoạt hàng ngày. - Chuẩn bị bài cho tiết sau. - Cả lớp làm việc cá nhân. - HS trình bày, trao đổi trước lớp. - Một học sinh trình bày trước lớp - Lớp trao đổi chất vấn nhận nhận xét - HS thảo luận theo nhóm đôi về việc đã sử dụng thời giờ của bản thân - HS trình bày . - Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét. - HS trình bày, giới thiệu các tranh vẽ, bài viết hoặc các tư liệu các em sưu tầm được. - HS cả lớp trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của các tranh vẽ, ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương vừa trình bày. - HS cả lớp thực hiện. TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. đường cao của hình tam giác. - Vẽ hình vuông, hình chữ nhật. - GD HS tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thước thẳng có vạch chia xăng- ti- mét và ê ke (cho GV và HS). III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 - GV vẽ hai hình a, b trong bài tập, yêu cầu HS ghi tên các góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt có trong mỗi hình. C B M A B A D C ? So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù bé hơn hay lớn hơn ? ? 1 góc bẹt bằng mấy góc vuông ? Bài 2 - Nêu tên đường cao của hình tam giác ABC. ? Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác ABC ? - Hỏi tương tự với đường cao CB. * GV kết luận: (SGV) ? Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác ABC ? Bài 3 - HS tự vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm, nêu rõ từng bước vẽ của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - HS tự vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 6 cm, chiều rộng AD = 4 cm. - GV yêu cầu HS nêu cách xác định trung điểm M của cạnh AD. - HS xác định trung điểm N của cạnh BC, sau đó nối M với N. ? Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ? - Nêu tên các cạnh song song với AB. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài, HS theo dõi nhận xét. - HS nghe. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. a) Góc vuông BAC; góc nhọn ABC, ABM, MBC, ACB, AMB; góc tù BMC ; góc bẹt AMC. b) Góc vuông DAB, DBC, ADC ; góc nhọn ABD, ADB, BDC, BCD ; góc tù ABC. + Góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông. + 1 góc bẹt bằng hai góc vuông. - Là AB và CB. - Vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác. - HS trả lời tương tự như trên. - Vì AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. - HS vẽ vào VBT, 1 HS lên bảng vẽ và nêu các bước vẽ. - 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ hình vào VBT. - HS vừa vẽ trên bảng vừa nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS thực hiện yêu cầu. - ABCD, ABNM, MNCD. - Các cạnh song song với AB là MN, DC. - HS cả lớp tiếp thu. -------------------- ------------------ LỊCH SỬ: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT (NĂM 981) I. MỤC TIÊU : - HS biết Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước, hợp với lòng dân. nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất do Lê Hoàn chỉ huy. - Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. - HS biết đôi nét về Lê Hoàn. Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân khi Đinh Tiên Hoàn bị ảm hại quân Tống sang xaam lược thái hậu học dương và quân sĩ dã suy tôn ông lên ngôi hoàn đế.Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trong SGK phóng to. - PHT của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : b. Giảng bài: *Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - HS đọc SGK đoạn : “Năm 979 . sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”. - GV đặt vấn đề : + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? +Lê hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không ? - Tổ chức cho HS thảo luận để đi đến thống nhất: ý kiến thứ 2 đúng vì: khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ; nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta; Lê Hoàn đang giữ chức Tổng chỉ huy quân đội; khi Lê Hoàn lên ngôi được quân sĩ ủng hộ tung hô “vạn tuế”. *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV phát PHT cho HS. - Các nhóm thảo luận theo câu hỏi : ? Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? ? Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? ? Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở đâu để đón giặc ? ? Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không ? ? Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào? - HS thảo luận xong, GV yêu cầu các nhóm đại diện lên bảng thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta trên lược đồ - GV nhận xét, kết luận. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - HS thảo luận: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta ?”. - HS thảo luận để đi đến thống nhất : Nền độc lập của nước nhà được giữ vững; Nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc 4. Củng cố - Dặn dò: - HS đọc bài học. ? Cuộc kháng chiến chống quân Tống mang lại kết quả gì ? - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long”. - Nhận xét tiết học. - 3 HS trả lời. - HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - HS cả lớp thảo luận và thống nhất ý kiến thứ 2. - HS các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc bài học. - HS trả lời. - HS cả lớp chuẩn bị . Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2011 ... nh và trái câyt xứ lạnh, diện tích trồng rau rất lớn. + hoa lan, cảm tú cầu, Hồng, mi- mô- da, dâu, đào ,mơ, mận, bơ; Cà rốt, khoai tây, bắp cải, su hào + Vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm. + Cung cấp cho nhiều nơi và xuất khẩu. - HS các nhóm đại diện trả lời kết quả. - HS lên điền. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS cả lớp. Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2011 -------------------- ------------------ KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4) I. MỤC TIÊU: - Hệ thống hoá các từ ngữ, thành ngữ tục ngữ đã học từ tuần 1 đến tuần 9. - Hiểu nghĩa và tình huống sử dụng các tục ngữ, thành ngữ đã học. - Hiểu tác dụng và cách dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu kẻ sẵn nội dung và bút dạ. Phiếu ghi sẵn các câu tục ngữ thành ngữ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Giới thiệu bài: - Từ tuần 1 đến tuần 9 các em đã học những chủ điểm nào? - Nêu mục tiêu tiết học. 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - HS nhắc lại các bài MRVT. - GV ghi nhanh lên bảng. - GV phát phiếu cho nhóm 6 HS. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và làm bài. - Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng và đọc các từ nhóm mình vừa tìm được. - Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau. - Nhật xét của GV. Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - HS đọc các câu tục ngữ, thành ngữ. - Dán phiếu ghi các câu tục ngữ, thành ngữ. - HS suy nghĩ để đặt câu hoặc tìm tình huống sử dụng. - Trả lời các chủ điểm: +Thương người như thể thương thân. +măng mọc thẳng. +Trên đôi cánh ước mơ. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Các bài MRVT: +Nhân hậu đòn kết trang 17 và 33. +Trung thực và tự trọng trang 48 và 62. +Ước mơ trang 87. - HS hoạt động trong nhóm, 2 HS tìm từ của 1 chủ điểm, sau đó tổng kết trong nhóm ghi vào phiếu GV phát. - Dán phiếu lên bảng, đại diện cho nhóm trình bày. - Chấm bài của nhóm bạn bằng cách: +Gạch các từ sai (không thuộc chủ điểm). +Ghi tổng số từ mỗi chủ điểm mà bạn tìm được. - 1 HS đọc thành tiếng, - HS tự do đọc, phát biểu. - HS tự do phát biểu Thương người như thể thương thân Măng mọc thẳng Trên đôi cánh ước mơ - Ở hiền gặp lành. - Một cây làm chẳng nên non hòn núi cao. - Hiền như bụt. - Lành như đất. - Thương nhau như chị em ruột. - Môi hở răng lạnh. - Máu chảy ruột mềm. - Nhường cơm sẻ áo. - Lá lành dùm lá rách. - Trâu buột ghét trâu ăn. - Dữ như cọp. Trung thực: - Thẳng như ruột ngựa. - Thuốc đắng dã tật. Tự trọng: - Giấy rách phải giữ lấy lề. - Đói cho sạch, rách cho thơm. - Cầu được ước thấy. - Ước sao được vậy. - Ước của trái mùa. - Đứng núi này trông núi nọ. - Nhận xét sửa từng câu cho HS. Bài 3: - HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, lấy ví dụ. - Kết luận về tác dụng của dấu ngoặc kép và dấu hai chấm. - 1 HS đọc thành tiếng. - Trao đổi thảo luận ghi ví dụ ra vở nháp. Dấu câu Tác dụng a/. Dấu hai chấm - Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật. Lúc đó, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. b/. Dấu ngoặc kép - Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hay của người được câu văn nhắc đến. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép cần thêm hai dấu chấm. - Đánh dấu với những từ được dùng với nghĩa đặc biệt. - HS lên bảng viết ví dụ: + Cô giáo hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?” + Mẹ em hỏi: - Con đã học xong bài chưa? + Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ: gạo, thịt, mía + Mẹ em thường gọi em là “cún con” + Cô giáo em thường nói: “các em hãy cố gắng học thật giỏi để làm vui lòng ông bà cha mẹ”. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. TOÁN: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân. - Sử dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a b a x b b x a 4 8 6 7 5 4 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 49. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân : * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau - GV viết biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, HS so sánh hai biểu thức này với nhau. - GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, - Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau. * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân - GV treo bảng số, yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng. a b a x b b x a 4 8 4 x 8 = 32 8 x 4 = 32 6 7 6 x 7 = 42 7 x 6 = 42 5 4 5 x 4 = 20 4 x 5 = 20 - So sánh giá trị của biểu thức a x b với biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ? - So sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ? - So sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ? - Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ? - Ta có thể viết a x b = b x a. - Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ? - Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ? - Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ? - Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ? - HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ . - Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ? - GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. Bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này. ? Em đã làm thế nào để tìm được 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 ? - HS làm tiếp bài, áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau. - GV yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức c = g và e = b. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống. - Với HS kém thì GV gợi ý: Ta có a x £ = a, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ a = 2 thì 2 x £ = 2, ta điền 1 vào £ , a = 6 thì 6 x £ = 6, ta cũng điền 1 vào £ , vậy £ là số nào ? Ta có a x £ = 0, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ a = 9 thì 9 x £ = 0, ta điền 0 vào £ , a = 8 thì 8 x £ = 0, vậy ta điền 0 vào £ , vậy số nào nhân với mọi số tự nhiên đều cho kết quả là 0 ? - Nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện - HS nghe. HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5. - HS nêu: 4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau: - Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32 a x b và b x a đều bằng 42 a x b và b x a đều bằng 20 - Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a . - HS đọc: a x b = b x a. - Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau. - Ta được tích b x a. - Không thay đổi. - Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. - Điền số thích hợp vào £ . - HS điền số 4. - Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ . - Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn. - Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau. - HS tìm và nêu: 4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 + Tính giá trị của các biểu thức thì 4 x 2145 và (2 100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580. + Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45), vậy theo tính chất giao hoán thì hai biểu thức này bằng nhau. - HS làm bài. + Vì 3964 = 3000 +964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964). + Vì 5 = 3 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có 10287 x 5 = (3 +2) x 10287. - HS làm bài: a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0. - 2 HS nhắc lại trước lớp. - HS. HĐTT: SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua. - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị. - Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường. II. CHUẨN BỊ : - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần. - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Nhận xét, đánh giá tuần qua : * GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá: - Chuyên cần, đi học đúng giờ - Chuẩn bị đồ dùng học tập -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường - Đồng phục, khăn quàng, bảng tên - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T - Bài cũ,chuẩn bị bài mới - Phát biểu xây dựng bài - Rèn chữ, giữ vở - Ăn quà vặt - Tiến bộ - Chưa tiến bộ B. Một số việc tuần tới : - Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra - Khắc phục những tồn tại - Thực hiện tốt A.T.G.T - thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày NGVN 20/11 - Vệ sinh lớp, sân trường. - Hs ngồi theo tổ * Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình. - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên - Tổ viên có ý kiến - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình * Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ: Lớp phó học tập Lớp phó lao động Lớp phó V-T - M Lớp trưởng - Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương - Theo dõi tiếp thu
Tài liệu đính kèm: