Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Tiết 61.NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 (T70)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

2. Kĩ năng :

 - Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.

3. Thái độ :

 - Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.

II/ Đồ dùng dạy-học :

 - HS : Bảng phụ (BT2).

III/ Hoạt động dạy-học :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

 - HS lên bảng làm bài : 17 x 86 = ? 428 x 39 = ?

3. Bài mới :

3.1. Giới thiệu bài :

3.2. Các hoạt động :

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
========================================
Tập đọc
Tiết 25. NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO (T125)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	 - Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki, nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
2. Kĩ năng :
 	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi - ôn - cốp-xki ; biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn chuyện.
 	- Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ngợi ca, khâm phục. 
3. Thái độ :
	- GD cho HS tính kiên trì trong mọi hoạt động.
II/ Đồ dùng dạy-học :
 	- GV : Tranh ảnh SGK, bảng phụ (ND). 
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS đọc bài Vẽ trứng nêu ND bài.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
	- HS quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung tranh.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời HS giỏi đọc bài.
- Tóm tắt nội dung, HD giọng đọc chung toàn bài.
- Hướng dẫn HS chia đoạn.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng, nêu nghĩa từ chú giải.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Mời HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài (Giọng trang trọng, cảm hứng ngợi ca, khâm phục).
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1 trong SGK.
- Giảng từ : rủi ro (không may).
- Hỏi : Đoạn 1 kể về điều gì ?
- Chốt ý 1.
- Cho HS đọc đoạn 2 và 3, TLCH 2.
- Giảng từ : hì hục (cặm cụi, chăm chú làm một việc gì đó).
- Hỏi : Đoạn 2 và 3 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 2. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4, TLCH 4 trong SGK.
- Giảng từ : chinh phục.
- Hỏi : Đoạn 4 nói lên điều gì ?
- Chốt ý 3.
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
- Chốt nội dung, treo bảng phụ.
- Mời HS nhắc lại nội dung.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- 1, 2 em nêu cách chia (4 đoạn).
- 8 em đọc nối tiếp (2 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nghe và đọc thầm theo.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 1 em nêu, lớp bổ sung : Mơ ước của Xi-ôn-cốp-xki.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 2 em nêu, lớp bổ sung : Sự kiên trì của Xi-ôn-cốp-xki.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe.
- 2 em nêu, lớp bổ sung : Sự thành công của Xi-ôn-cốp-xki.
- Lắng nghe.
- 2 em nêu, lớp bổ sung : Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki, nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi. 
- 4 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- CN thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài, TLCH : Em học tập được điều gì ở Xi-ôn-cốp-xki ?
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học, dăn HS đọc bài ở nhà và HD HS chuẩn bị bài sau : Đọc và trả lời các câu hỏi của bài “Văn hay chữ tốt”.
 ============================================ 
Toán
Tiết 61.NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 (T70)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
2. Kĩ năng :
 	- Vận dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng phụ (BT2).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS lên bảng làm bài : 17 x 86 = ? 428 x 39 = ? 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : hình thành kiến thức :
a) Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10
- Viết phép tính lên bảng, cho cả lớp đặt tính và tính : 27 x 11 = ? 
- Yêu cầu HS nhận xét về hai tích riêng của phép nhân trên.
- Yêu cầu HS nêu bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11.
- Hướng dẫn HS cách nhân nhẩm : Để có 297 ta đã viết số 9 (là tổng của 2 và 7) xen giữa hai chữ số của số 27.
b) Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- Viết phép tính lên bảng, cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên.
- Hướng dẫn cách nhân : Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10 làm giống hệt như trên nhưng nhớ sang hàng trăm.
* Hoạt động 2 : Thực hành 
Bài 1 :
- Ghi nhanh kết quả lên bảng, nhận xét, chốt lại bài làm đúng. 
Bài 2 : (Thực hiện cùng bài 1)
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Cho HS nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc bài toán nêu tóm tắt bài toán và cách giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Chốt lại kết quả đúng. 
Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Mời HS đọc đề toán.
- Hướng dẫn HS thực hiện tương tự bài 3 để chọn ý đúng.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng. 
- 1 em lên bảng thực hiện, lớp làm bài ở nháp và nêu nhận xét.
- 1, 2 em nêu ; lớp bổ sung. 
- 1 vài em nêu ý kiến.
- Theo dõi và nhắc lại cách nhân nhẩm. 
- 1 em nêu miệng, lớp làm bài ở nháp và nhận xét, bổ sung.
- Nghe và nhắc lại.
- Làm bài và nêu miệng kết quả : 
 a) 374 ; b) 1045 ; c) 902.
- 1 em nêu, lớp bổ sung.
- 1, 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Làm bài vào nháp sau khi làm xong bài 1, 1 em làm trên bảng phụ. 
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) x = 275 ; b) x = 858.
- 1 em thực hiện, lớp theo dõi.
- Lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 1 em lên bảng ; lớp nhận xét, bổ sung, chữa bài :
Bài giải
 Số HS của hai khối lớp là : 
 (17 + 15) x 11 = 352 (học sinh)
 Đáp số : 352 học sinh
- Theo dõi.
- Làm bài vào SGK, nêu miệng. Kết quả : + b : Đúng ; 
 + a, c, d : Sai.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách nhân nhẩm với 11.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS học bài, ghi nhớ kiến thức để vận dụng ; HD HS làm BT1-4 (T71-VBT) : Cách làm tương tự như các bài đã làm ở lớp. 
=========================================
Buổi chiều
Lịch sử
Tiết 13. CUỘC KHÁNG CHIẾN 
CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 - 1077)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt ; vài nét về công lao của Lý Thường Kiệt.
- HSK&G : Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống ; nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến.
2. Kĩ năng :
	- Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai ; Kể lại được vài nét về Lý Thường Kiệt.
3. Thái độ :
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất của dân tộc ta.
II/ Đồ dùng dạy-học :
 	- GV + HS : Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. 
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Chùa gắn với sinh hoạt của nhân dân ta như thế nào ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
- Giới thiệu sơ qua về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt. 
- Yêu cầu học sinh đọc SGK đoạn từ đầu đến “...rút về nước” và TLCH : 
 + Sau thất bại lần thứ nhất, nhà Tống có âm mưu gì ?
 + Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì ?
 + Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào ?
- Kết luận : Quân Tống âm mưu xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt chủ động tấn công sang đất Tống để phá âm mưu đó.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến. 
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
- Treo lược đồ, sau đó trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến.
- Yêu cầu HS đọc đoạn “Trở về nước,...tìm đường tháo chạy.”, TLCH :
 + Sau khi tấn công sang đất Tống trở về nước, Lý Thường Kiệt đã làm gì ?
 + Nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ hai vào năm nào ? Lực lượng của chúng như thế nào ? Chúng tiến vào nước ta theo đường nào ? Ai là người chỉ huy quân trên đường bộ ?
 + Trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt diễn ra như thế nào ?
- Yêu cầu HS trao đổi và trình bày lại diễn biến của cuộc kháng chiến.
- Quan sát, lắng nghe.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biếu ý kiến.
- Làm việc theo cặp, 1 vài em trình bày trước lớp. 
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu kết quả của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai.
- Yêu cầu HS đọc từ “Sau hơn ba tháng.. ..Nền độc lập của nước ta đã được giữ vững” trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
- Kết luận : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập nước nhà được giữ vững.
- Đọc thầm và thảo luận nhóm ; Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
4. Củng cố :
	- HS đọc Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; Hướng dẫn HS học ở nhà : Đọc và tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của nhà Trần.
========================================
Đạo đức
Tiết 13. HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (Tiếp-T17)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Biết và hiểu được : Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
2. Kĩ năng : 
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
3. Thái độ : 
- Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV+HS : Bài hát Cho con (Nhạc và lời : Phạm Trọng Cầu), tranh T19-SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là tiết kiệm tiền của ? Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
3. Bài mới :	
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Đóng vai (BT3)
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm : 
 + Nhóm 1, 2 : đóng vai theo tình huống tranh 1. 
 + Nhóm 3, 4 : đóng vai theo tình huống tranh 2.
- Phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử.
 + Nếu em là bạn nhỏ thấy bà lưng đau em sẽ làm gì ?
 + Nếu em là ông hoặc bà, cảm xúc của em khi nhận được sự quan tâm chăm sóc của con cháu?
 + Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết trên ?
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai và lên đóng vai.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 2 : Trao đổi về những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo (BT4)
- Mời HS đọc yêu cầu c ...  
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Ghi nhanh lên bảng.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 3a :
- Nêu nghĩa của từng từ.
- Làm bài vào VBT-T87.
- Nêu miệng nối tiếp.
- Nhận xét, chữa bài : long lanh, lóng lánh, lung linh, ...
- Nêu miệng nối tiếp.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ quy tắc chính tả, đọc và chuấn bị bài sau.
============================================
Ôn Toán
Tiết 11. LUYỆN TẬP NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (T72)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết cách nhân với số có ba chữ số.
2. Kĩ năng :
 	- Tính được giá trị của biểu thức.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng phụ (BT2)
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Khi nhân nhẩm một số với 11 ta làm như thế nào ?
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm cả 4 bài tập.
 + HS TB : Làm bài 1 và 3.
 + HSY : Làm bài 1.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- HSG nêu, lớp bổ sung.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào VBT.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài :
* Bài 1 :
 91 164 ; 426 384.
* Bài 2 : 
 45 261 ; 45 582.
* Bài 3 :
 Đáp số : 46 225 m2.
* Bài 4 :
 a) 32 472 ; b) S, Đ, Đ, S.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức vừa ôn luyện.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
============================================
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 14. ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Củng cố kiến thức đã học về văn kể chuyện.
2. Kĩ năng : 
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu, có mở bài, diễn biến, kết thúc.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn kể chuyện.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về 3 phần của bài văn kể chuyện.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề.
- Mời HS đọc 3 đề bài trong VBT.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày bài văn kể chuyện.
- Nhắc nhở HS lưu ý cách trình bày, chữ viết, lỗi chính tả.
- 3 em nối tiếp đọc, lớp đọc thầm.
- 1 vài em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Thực hành viết bài văn kể chuyện.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Đến từng nhóm đối tượng nhận xét, góp ý.
- Viết bài vào nháp.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Sửa bài và viết vào VBT-T86.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kết cấu của bài văn kể chuyện để vận dụng.
============================================
Tự học
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Quê hương trong vở Luyện viết chữ lớp 4)
 ======================*****======================
Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
Buổi sáng
Toán
Tiết 65. LUYỆN TẬP CHUNG (T75)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
 	- Ôn tập, củng cố về : Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian ; Phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số và một số tính chất của phép nhân ; Lập công thức tính diện tích hình vuông.
2. Kĩ năng :
	- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Bảng phụ (BT4).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng và đo diện tích. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Ghi nhanh lên bảng.
- Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Kết luận bài làm đúng. 
* Bài 3 : 
- Ghi bảng các phép tính, gọi HS nêu cách làm bài (áp dụng các tính chất giao hoán, nhân một số với một tổng (hiệu) để tính).
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Yêu cầu HS đọc và phân tích tìm phương án giải.
- Chốt lại kết quả đúng. 
* Bài 5 : (Thực hiện cùng bài 3)
 - Gọi HS nêu cách tính diện tích hình vuông. 
- Hướng dẫn HS nêu công thức tính diện tích hình vuông. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng. 
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Làm bài vào SGK.
- Nối tiếp nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
- Làm bài vào vở dòng 1 (HS làm nhanh làm luôn dòng 2 ra nháp, nêu miệng).
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 3 em lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài :
a) 62 980 ; 81 000 ; 
b) 97 375 ; 63 963 ; 
c) 548 ; 900.
- HSG nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
- 3 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài : 
 a) 390 ; b) 6040 ; c) 7690.
- 1 em nêu yêu cầu của bài.
- HSG nêu cách làm bài.
- Làm bài vào nháp sau khi thực hiện xong bài 3, 1 em làm trên bảng phụ.
- Nhận xét, chữa bài : 3000 lít. 
- 1 em nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 em nêu, lớp nhận xét.
- Làm bài vào nháp ý b sau khi thực hiện xong bài 3, nêu miệng.
- Lớp nhận xét, chữa bài : 625 m2. 
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung kiến thức của tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; Hướng dẫn HS làm BT1-5 (T75-VBT) : Cách làm tương tự các bài đã làm ở lớp.
========================================
Tập làm văn
Tiết 26. ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN (T132)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Năm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện.
2. Kĩ năng :
	- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn kể chuyện.
II/ Đồ dùng dạy-học :
- GV : Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- HS nhắc lại những nội dung đã học về văn kể chuyện.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS ôn tập :
* Bài 1: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - Theo dõi, nhắc nhở.
 - Chốt lại câu trả lời đúng.
* Bài 2, 3 : 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - Mời HS phát biểu về đề tài của mình chọn.
- Theo dõi, nhắc nhở.
a) Kể trong nhóm :
 - Theo dõi, nhắc nhở.
b) Kể trước lớp :
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện.
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 3 SGK.
- Nhận xét, ghi điểm từng em.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận đôi, tìm câu trả lời.
- 1 vài em phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung : Trong 3 đề , chỉ có đề 2 là văn kể chuyện.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nêu miệng nối tiếp.
- Viết nhanh dàn ý KC ra nháp.
- Kể trong nhóm, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý. 
- 3 - 5 em thi kể.
- Hỏi và trả lời về ND truyện.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS ôn lại bài, dặn HS đọc bài và chuẩn bị bài Thế nào là miêu tả ?
============================================
Địa lý
Tiết 13. NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (T100)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
 	- Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước.
2. Kĩ năng :
 	- Sử dụng tranh, ảnh mô tả nhà ở, làng xóm, trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- HSK&G : Nêu được mối quan hệ của con người với thiên nhiên thông qua cách xây dựng nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Thái độ :
 	- Tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV+HS : Sưu tầm tranh ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 - Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì ?
3. Bài mới : 
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về chủ nhân của đồng bằng. 
- Yêu cầu HS đọc mục 1 (T100-SGK), trả lời một số câu hỏi :
 + Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân ? 
 + Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ? 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh thảo luận các câu hỏi sau : 
 + Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? (nhiều nhà hay ít nhà). Vì sao nhà ở có đặc điểm đó ? 
 + Làng Việt cổ có đặc điểm gì ? 
 + Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào ? 
- Giúp HS hiểu và nắm được đặc điểm của nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐBBB, một vài nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm đó, kết hợp cho HS quan sát hình 1.
- Đọc bài, tìm câu trả lời ; 1 số em nêu ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung :
 + ĐBBB là nơi đông dân nhất cả nước.
 + Người dân chủ yếu là người Kinh.
- Thảo luận nhóm 4 ; Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung :
 + Làng có nhiều nhà quây quần bên nhau, thường được bao bọc bởi lũy tre, có đình, chùa,... Nhà được xây dựng chắc chắn để tránh gió bão.
 + Ngày nay, nhà được xây dựng khang trang và tiện nghi hơn.
- Lắng nghe và quan sát.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về trang phục và lễ hội của người dân ĐBBB.
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào kênh chữ ở SGK để thảo luận theo gợi ý sau : 
 + Hãy mô tả về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ.
 + Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? nhằm mục đích gì ? 
 + Trong lễ hội thường có những hoạt động gì ? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết ? 
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời kết hợp cho HS quan sát hình 2, 3 và 4. 
- Thảo luận nhóm đôi ; Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả từng câu hỏi, các nhóm khác bổ sung : 
 + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp màu đen ; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt ruột tượng, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. 
 + Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu để cầu sức khỏe và được mùa.
 + Trong lễ hội thường tổ chức tế lễ, vui chơi, giải trí.
- Lắng nghe và quan sát.
4. Củng cố :
	- HS đọc nội dung Ghi nhớ.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét giờ học ; hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
============================================
Tự học 
(GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập 
của tiết Luyện tập chung trong VBT-T75)
======================&&&&&======================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_13_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien.doc