Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Bốn

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Bốn

: Đạo đức:

 Trung thực trong học tập ( tiết 2).

I.Yêu cầu :

HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.

Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến

Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.

Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.

 + Đối với HS khá giỏi nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.

 -Biết quý trọng các bạn trung thực không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

 II.Tài liệu và phương tiện:

- Sgk đạo đức.

- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1088Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 2 - Năm học 2010-2011 - Trương Thị Bốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 2:
Ngày soạn:30/08/2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 06/09/2010.
Tiết 1: Hoạt động tập thể:
Chào cờ. 
---------------------–­—---------------------
Tiết 2: Đạo đức:
 Trung thực trong học tập ( tiết 2).
I.Yêu cầu : 
HS nêu được một số biểu hiện của trung thực trong học tập.
Biết được: Trung thực trong học tập giúp em học tập tiến bộ, được mọi người yêu mến
Hiểu được trung thực trong học tập là trách nhiệm của học sinh.
Có thái độ và hành vi trung thực trong học tập.
 + Đối với HS khá giỏi nêu được ý nghĩa của trung thực trong học tập.
 -Biết quý trọng các bạn trung thực không bao che cho những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
 II.Tài liệu và phương tiện:
- Sgk đạo đức.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra:
- Vì sao chúng ta phải trung thực trong học tập?
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
- 2 hs nêu.
1.HĐ1: Thảo luận nhóm.
*MT:Hs biết xử lí đúng các tình huống trong học tập.
Cách tiến hành:
- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thảo luận.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gv kết luận cách ứng xử đúng.
2.HĐ2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được
*MT:Hs biết đồng tình với những hành vi trung thực, phê phán những hành vi thiếu trung thực.
*Cách tiến hành:
- Gv yêu cầu hs trình bày tư liệu .
- Tổ chức cho cả lớp thảo luận về những tư liệu đó.
- Nhóm 4 hs thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- 1 số hs trình bày tư liệu sưu tầm được.
- Hs thảo luận về những tấm gương 
*Gv kết luận: Có rất nhiều tấm gương về tính trung thực, chúng ta cần học tập.
3.HĐ3: Trình bày tiểu phẩm (bài 6
*MT:Nâng cao nhận thức về tính trung thực
*Thảo luận bài tập 6
 Đã bao giờ em thiếu trung thực trong học tập chưa? nếu có, bây giờ nghĩ lại em thấy như thế nào?
 Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống tương tự như vậy?
GV chốt nội dung bài học :
Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ,được mọi người yêu quý, tôntrọng
4.Củng cố dặn dò:
- Thực hành bài học vào thực tế.
đó
HS nối tiếp nhau trả lời
Cả lớp đánh giá nhận xét.
Lắng nghe.
---------------------–­—---------------------
Tiết 3: Toán: 
Các số có sáu chữ số.
I.Yêu cầu : 
 Giúp hs ôn tập về:
- Quan hệ giữa các hàng liền kề.
- Biết viết và đọc các số có đến 6 chữ số.
- Bài tập cần làm BT 1,2,3, Bài 4 cột a,b
- .GD tính cẩn thận tính độc lập khi thực hành toán . 
II. Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
- Gv viết viết bảng:
87 235
28 763
- Yêu cầu hs đọc số , phân tích các hàng thành tổng.
- Gv nhận xét.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Các số có 6 chữ số.
a.Ôn về các hàng đơn vị , chục , trăm , nghìn , chục nghìn.
b.Hàng trăm nghìn.
c.Viết và đọc các số có sáu chữ số.
- Gv gắn các thẻ lên các cột tương ứng.
Hãy đọc số 432 516?
Cách đọc số 432 516 và số 32516 có gì giống và khác nhau.
GV viết lên bảng các số 12 357 và312357; 
- Gv ghi kết quả xuống dưới.
- HD hs đọc các số và viết các số.
3.Thực hành:
Bài 1: Viết theo mẫu.( HS TB, Yếu)
a) GV gắn các thẻ ghi số vào bảng các hàng của số có 6 chữ số để biểu diễn số 313 214 và số 523 453 và yêu cầu hs viết các số này.
b.Gv đưa hình vẽ ở sgk.
- Tổ chức cho hs làm bài cá nhân.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:Viết theo mẫu.
- Tổ chức cho hs làm bài vào vở.
- GV chú ý quan tâm đến hs yếu
- Chữa bài nhận xét.
- GV hỏi: 369 815 gồm có mấy trăm nghìn? Mấy chục nghìn? Mấy nghìn? Mấy trăm? Mấy chục? Mấy đơn vị?
Bài 3:Đọc các số tương ứng.
- Gv viết các số lên bảng.96 315; 796 315; 106 315; 106 827.
- Gọi hs nối tiếp đọc các số.
- GV gọi hs yếu đọc nhiều 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 4:(làm cột a,b) Viết các số sau.
- Gv đọc từng số cho hs viết vào bảng con.
- Gọi HS yếu lên bảng để viết.
- HS khá giỏi làm thêm phần c, d.
- Gv nhận xét.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, làm BT trong VBT. chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc 2 số, phân tích số thành tổng, lớp làm vào bảng con.
- Hs theo dõi.
- Hs nêu quan hệ giữa các hàng liền kề.
VD : 10 đơn vị = 1 chục
 10 chục = 1 trăm.
- Hs nêu :
10 chục nghìn = 100 000
- Hs quan sát bảng các hàng từ đơn vị đến 100 000
- Hs đếm kết quả.
- Hs đọc số vừa phân tích sau đó viết số vào bảng con. Hs lập thêm 1 số các số khác.
Bốn trăm ba mươi hai nghìn năm trăm mời sáu. Lớp đọc lại .
HS phân biệt sự khác nhau.
HS đọc từng cặp số.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs phân tích mẫu phần a.
- Hs nêu kết quả cần viết
 a) 313 214
 b) 523 453
- Cả lớp đọc số.
- 1 hs lên bảng, lớp làm vào nháp.
- HS làm bài- Chữa bài
- 3 trăm nghìn,6 chục nghìn,9 nghìn, 8 trăm, 1 chục và 5 đơn vị.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp , mỗi em đọc 1 số.
96 315 : Chín mươi sáu nghìn ba trăm mười lăm.
- HS đọc đề.
- HS đọc nối tiếp các số
+ Chín mươI sáu nghìn ba trăm mười lăm.
+ Bảy trăm chín mươI sáu nghì ba trăm mười lăm.
+ Tương tự các số còn lại .
- 1 hs đọc đề bài.
- 2 hs lên bảng viết số, lớp viết vào bảng con.
63 115 ; 723 936 ; 943 103 ; 860 372
- HS lắng nghe
---------------------–­—---------------------
Tiết 4: Tập đọc :
Dế mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp theo ).
I.Yêu cầu :
1.Đọc lưu loát toàn bài , biết ngắt nghỉ đúng , thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của chuyện ( từ hồi hộp , căng thẳng đến hả hê ) phù hợp với lời nói và suy nghĩ nhân vật Dế Mèn.
2.Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công - bênh vực chị nhà trò yếu đuối.
Bổ sung: Luyện đọc: yếu ớt, cuống cuồng, quay phắt, phành phạch,...
 Giáo dục HS có tấm lòng nhân hậu biết giúp đỡ mọi người.
HS trả lời được câu hỏi 1,2,3 và HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
 II.Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
- Giấy khổ to viết câu, đoạn văn cần HD đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài mới:
- Gọi hs đọc thuộc bài" Mẹ ốm" và trả lời câu hỏi đoạn đọc.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
- Giới thiệu bài đọc :Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a.Luyện đọc:
- Tổ chức cho hs đọc bài, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ.
* Đọc nối tiếp đoạn: chia 3 đoạn
Đọc nối tiếp lần 1: GV kết hợp sửa lỗi HS phát âm sai.
Đọc nối tiếp lần 2: GV kết hợp giải nghĩa các từ ngữ ở phần chú giải.( SGK)
Đọc nối tiếp lần 3: GV nhận xét.
* Luyện đọc theo cặp
GV theo dõi giúp đỡ các em yếu.
* HS đọc thể hiện
HS đọc theo đoạn hoặc cả bài.
* GV đọc mẫu lần 1
- Gv đọc mẫu cả bài.
b.Tìm hiểu bài:
Câu 1: Trận địa mai phục của bạn nhện đáng sợ ntn?( Gọi hs yếu trả lời)
Câu 2: Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?
Câu 3: Dế Mèn đã nói ntn để bọn Nhện nhận ra lẽ phải?
Bọn Nhện sau đó đã hành động ntn?
Câu 4( Dành cho hs khá , giỏi) Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào trong các danh hiệu sau đây: võ sĩ , tráng sĩ , chiến sĩ, hiệp sĩ, dũng sĩ, anh hùng?
- GV có thể giảng một số từ ngữ trên để hs rõ rồi chọ từ nào cho phù hợp.
- Nêu nội dung chính của bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gv HD đọc diễn cảm toàn bài.
- HD đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV chú ý hs yếu chỉ cần đọc đúng và rõ ràng, trôi chảy.
 - Gv đọc mẫu.
3.Củng cố dặn dò:
- Qua bài đọc giúp các em hiểu điều gì?
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs đọc thuộc lòng bài thơ,trả lời câu hỏi của bài.
- Hs quan sát tranh minh hoạ , nêu nội dung tranh.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Hs nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
Lần 1: Đọc + đọc từ khó: yếu ớt, cuống cuồng, phành phạch
Lần 2: Đọc + đọc chú giải.
Lần 3: Đọc liền mạch
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1 hs đọc cả bài.
- Lớp lắng nghe.
- Bọn Nhện chăng tơ ngang kín đường.
- Chủ động hỏi , lời lẽ oai phong
Hành động tỏ rõ sức mạnh: Quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách
- Phân tích theo cách so sánh và đe doạ chúng.
- Chúng sợ hãi dạ ran , phá dây tơ chăng lối.
+Hs thảo luận theo nhóm câu hỏi 4 chọn danh hiệu cho Dế Mèn.
Danh hiệu : Hiệp sĩ là phù hợp nhất.Vì Dế Mèn đã hành động mạnh mẽ, kiên quyết và hào hiệp để chống lại áp bức bất công
Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh . 
- Hs nêu ( mục I ).
- 3 hs thực hành đọc 3 đoạn.
- Hs theo dõi.
- Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Hs thi đọc diễn cảm.
- Hs nêu lại nội dung chính.
---------------------–­—---------------------
Tiết 5 : Khoa học :
Trao đổi chất ở người ( tiếp theo ).
I.Yêu cầu : 
 Giúp HS kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: cơ quan tiêu hoá, hô hấp , tuần hoàn, bài tiết. Nếu 1 trong các cơ quan trên ngừng hoạt động thì cơ thể sẽ ngừng hoạt động.
- Gd HS biết bảo vệ và vệ sinh cơ quan tiêu hoá, hô hấp , tuần hoàn , bài tiết và biết bảo vệ MT.
II.Đồ dùng dạy học :
- Phóng to hình trang 8 ; 9 sgk.
- Phiếu học tập .
- Bộ đồ chơi " Ghép chữ vào chỗ ...trong sơ đồ".
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quá trình trao đổi chất ở người?
B.Bài mới:
- 2 hs nêu
*MT: Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những 
cơ quan thực hiện quá trình đó.
- Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể
*Cách tiến hành:
B1: Gv treo tranh.
- yêu cầu hs quan sát , nói tên những cơ quan được vẽ trong tranh.
B2: Gv giao nhiệm vụ thảo luận.
- Nêu chức năng của từng cơ quan?
- Nêu những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất với bên ngoài?
- Gv giảng về vai trò của cơ quan tuần hoàn.
B3: Gv nêu kết luận : sgv.
.
Hs quan sát tranh, nói tên các cơ quan có trong tranh:
Cơ quan tiêu hoá
Cơ quan hô hấp
Cơ quan tuần hoàn
Cơ quan bài tiết.
- Hs thảo luận nhóm 2.
+Cơ quan hô hấp trao đổi khí
+Cơ quan tiêu hoá trao đổi thức ăn
+Cơ quan tuần hoàn đem các chất dinh dưỡng trong máu đi nuôi cơ thể và đem các chất thải độc đến cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
 2.HĐ2:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện quá trình trao đổi chất ở người
*MT:Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá , hô hấp , tuần hoàn , bài tiết trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu hs quan sát sơ đồ trang 9 tìm ra những từ còn thiếu cần bổ sung ... :
- Khung thêu , kim , chỉ , thước vẽ, khuy cài.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Giới thiệu bài.
- Gv nêu mục đích bài học.
2.HĐ2:Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim.
- Yêu cầu hs quan sát H4 sgk.
- Em hãy mô tả đặc điểm của kim khâu?
- Em hãy nêu cách xâu chỉ và vê nút chỉ?
*Gv làm động tác minh hoạ và lưu ý hs cách thực hiện động tác.
3.HĐ3: Thực hành:
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của hs.
- Tổ chức cho hs thực hành cá nhân.
- Gv giúp hs yếu.
4.HĐ4:Đánh giá kết quả thực hành:
- Gọi hs lên bảng thực hành xâu kim , vê chỉ.
- Gv đánh giá.
5.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs theo dõi.
- Hs quan sát H4 sgk.
- Làm bằng kim loại , cứng , không gỉ.
- Xâu vào lỗ tròn cuối kim, vê chỉ thành nút nhỏ, chặt.
- Hs quan sát.
- 3 - 4 hs lên thực hiện động tác xâu kim , vê nút chỉ.
- Hs thực hành xâu kim , vê nút chỉ theo nhóm 6.
- 3 hs lên bảng thực hiện động tác.
 ---------------------–­—---------------------
Ngày soạn: 02/09/2010.
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 10/09/2010.
Tiết 2: Toán :
Triệu và lớp triệu.
 I.Yêu cầu : Giúp hs:
- Biết về hàng triệu , hàng chục triệu , hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
 GD HS tính cẩn thận, sáng tạo và độc lập làm toán.
 Các bài cần làm BT1,2 bài 3 cột 3.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
- Muốn so sánh các số có nhiều chữ số ta làm ntn?
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
1.Ôn luyện kiến thức.
- Gv viết số : 653 720
+Hãy đọc số và cho biết số trên có mấy hàng,là những hàng nào? mấy lớp, là những lớp nào?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào?
 Lớp nghìn gồm những hàng nào?
2.Giới thiệu lớp triệu:
- Gv giới thiệu: Lớp triệu gồm hàng triệu , chục triệu , trăm triệu.
- 10 trăm nghìn gọi là một triệu.
+Một triệu có tất cả mấy chữ số 0? 
- 10 triệu còn gọi là một chục triệu
- 10 chục triệu còn gọi là một trăm triệu
- Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu.
3.Thực hành:
Bài 1: Đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu.( Dành cho hs yếu, TB)
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- Gọi hs đọc đề bài.
 -Tổ chức cho hs thi điền tiếp sức theo 2 nhóm.
- Gv chữa bài, nhận xét.
Bài 3: (cột 2 ) Viết các số sau.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Gv đọc từng số cho hs viết vào bảng con.
- Gv nhận xét.
Bài 4: Viết theo mẫu( Dành cho hs khá giỏi)
- Gọi hs đọc đề bài.
- Gọi hs giải thích mẫu.
- Tổ chức cho hs viết bài vào vở.
- Gv chữa bài, nhận xét.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.`
- 2 hs nêu và lấy ví dụ.
- Hs đọc số: Sáu trăm năm ba nghìn bảy trăm hai mươi.
- Lớp đơn vị gồm hàng:Trăm, chục , đơn vị
Lớp nghìn gồm hàng:nghìn, chục nghìn, trăm nghìn.
- Hs lên bảng viết các số:
1 000 ; 10 000 ; 100 000 ; 1000 000
- Sáu chữ số 0.
- 3 - 4 hs nêu lại các hàng từ bé đến lớn.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp nêu miệng kết quả.
1 triệu , hai triệu , . . ., 10 triệu.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs nối tiếp lên bảng viết thi tiếp sức.
10 000 000 60 000 000
100 000 000 200 000 000
300 000 000 80 000 000
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs viết số vào bảng con, 2 hs lên bảng viết.
15 000 ; 350 ; 600 ; 1300 
50 000 ; 7 000 000 ; 36 000 000 ; 
900 000 000
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs làm bài vào vở, chữa bài.
Đọc số , viết số đã cho vào bảng.
- HS lắng nghe.
---------------------–­—---------------------
Tiết 3 : Tập làm văn: 
 Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
I.Yêu cầu :
Hiểu : Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật; kể lại một đoạn câu chuyện nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
Gd HS tính gọn gàng trong cách ăn mặc, cử chỉ có văn hoá khi giao tiếp với một người .khác.
II.Đồ dùng dạy học:
- 3 tờ phiếu viết yêu cầu của bài tập 1.
- 1 tờ phiếu viết đoạn văn của Vũ Cao.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ:
- Khi kể hành động của nhân vật ta cần lưu ý điều gì?
- Tính cách của nhân vật thường thể hiện qua những phương diện nào?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
2.Phần nhận xét:
- Gọi hs đọc các yêu cầu bài tập 1 ; 2.
- Tổ chức cho hs đọc thầm đoạn văn thảo luận nhóm yêu cầu 2 ; 3.
- Gọi hs trình bày.
+Chị Nhà Trò có đặc điểm ngoại hình ntn?
+Ngoại hình của chị Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của chị?
3.Phần ghi nhớ:
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
4.Thực hành:
Bài 1:Tìm chi tiết miêu tả tính cách chú bé liên lạc.
- Gọi hs đọc đề bài.
- Tổ chức cho hs đọc đoạn văn.
- Tổ chức cho hs làm việc cá nhân, tìm chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
+Các chi tiết về ngoại hình nói lên điều gì về chú bé?
 - Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Kể chuyện "Nàng tiên ốc" kết hợp tả ngoại hình các nhân vật.
+Gv lưu ý: Chỉ cần tả một đoạn về ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên.
- Tổ chức cho hs quan sát tranh minh hoạ , kể chuyện theo cặp.
- Đại diện cặp kể thi trước lớp.
- Gv nhận xét.
5.Củng cố dặn dò:
+Muốn tả ngoại hình nhân vật cần chú ý gì?
- Hệ thống nội dung tiết học .
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs nêu.
- Hs theo dõi.
- Hs nối tiếp đọc 2 yêu cầu của bài.
- Hs trao đổi cặp, trả lời câu hỏi.
+Sức vóc: gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
Cánh : mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn , rất yếu.
Trang phục :mặc áo thâm dài.
- Ngoại hình của chị Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp , đáng thương, dễ bị bắt nạt.
- 2 hs đọc ghi nhớ
- Hs đọc đề bài.
- 1 hs đọc to đoạn văn.
- Hs dùng bút chì gạch vào dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
- Chú bé là con của một gia đình nông dân nghèo.
Đôi mắt sáng và xếch cho thấy chú là người rất nhanh nhẹn , hiếu động , thông minh.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs quan sát tranh trong bài tập đọc , tập kể theo nhóm 2.
- Hs thi kể trước lớp.
- Tả hình dáng, vóc người, trang phục, cử chỉ, khuôn mặt
---------------------–­—---------------------
Tiết 4 : Khoa học : 
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đường.
I.Yêu cầu :	
Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường,chất đạm, chất béo, vi ta min và khoáng chất.
Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo bánh mì, khoai, ngô, sắn.
Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.
GD HS biết giữ gìn sức khoẻ, sử dụng các chất dinh dưỡng có liều lượng để đảm bảo sức khoẻ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 10 ; 11 sgk phóng to.
- Phiếu học tập.
III.các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra.
- Kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất và chức năng của từng cơ quan đó?
- Nêu mối quan hệ giữa các cơ quan? 
B.Bài mới:
- Giới thiệu bài.
- 2 hs nêu
1.HĐ1: Tập phân loại thức ăn.
MT:Hs biết sắp xếp các thức ăn hàng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật, hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật
*Cách tiến hành:
B1: Gv giao nhiệm vụ cho hs : thảo luận theo cặp.
- Kể tên những thức ăn đồ uống mà bạn dùng hàng ngày vào bữa sáng, trưa,tối?
- Kể tên các thức ăn, đồ uống có trong hình vẽ?
+HD hs làm bảng phân loại theo nhóm:Phân loại thức ăn có nguồn gốc động vật ( thực vật)
- Người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào khác?
B2: Các nhóm báo cáo kết quả.
- Có mấy cách phân loại thức ăn?
B3: Gv kết luận: sgv.
- Hs quan sát tranh và nêu nội dung tranh.
- 1 số hs trình bày trước lớp.
- Rau cải, cơm , thịt gà , sữa.
- Nhóm 4 hs thảo luận, hoàn thành bảng phân loại.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Thức ăn có nguồn gốc ĐV
Thức ăn có nguồn gốc TV
gà, cá , cua 
rau cải , súp lơ , đậu phụ 
- Phân loại theo lượng các chất có trong thức ăn.
- 2 cách ( ở trên ).
2.HĐ2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường.
*MT:Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều chất bột đường
*Cách tiến hành:
B1: Tổ chức cho hs làm việc với sgk.
- Nói tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường trong hình trang 11 và vai trò của chất bột đường?
B2: Làm việc cả lớp.
- Kể tên các thức ăn chứa nhiều bột đường mà em ăn hàng ngày?
B3:Gv kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể
.- Hs trao đổi theo cặp.
- Gạo , ngô , bánh quy , chuối, bún, khoai lang, khoai tây.Chất bột đường cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Hs kể thức ăn hàng ngày bản thân dùng.
3.HĐ3: Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
MT:Nhận ra các thức ăn chứa nhiều chất bột đường đều có nguồn gốc từ thực vật.
*Cách tiến hành:
- Phát phiếu học tập cho hs .
+Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Gv chữa phiếu, nhận xét.
4.Củng cố dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Hs đọc nội dung phiếu.
- Nhóm 6 hs thảo luận, hoàn thành nội dung phiếu.
- Hs báo cáo kết quả.
+Các thức ăn chứa nhiều bột đường có nguồn gốc từ thực vật. 
- Hs thi kể thêm các thức ăn chứa nhiều bột đường.
---------------------–­—---------------------
Tiết 5 Sinh hoạt: 
 sinh hoạt đội
 I.Yêu cầu .
 Tiến hành sinh hoạt Đội theo chủ điểm. Triển khai kế hoạch tuần tới. Giáo dục HS biết đoàn kết, thương yêu và giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị: Sổ theo dõi
III. lên lớp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tiến hành sinh hoạt Đội
Sinh hoạt Đội
Phân đội trưởng tập hợp, điểm danh, triển khai đội hình và tiến hành 
ôn nghi thức đội.
Tổ chức thi ĐHĐN và tìm hiểu về các chuyên hiệu giữa các phân đội.
Phát động kế hoạch tuần tới.
Chi đội trưởng phát động:
1. Về học tập:
Thi đua học tốt chuẩn bị bài đầy đủ
 Đầy đủ dụng cụ học tập khi đến lớp
Xây dựng phong trào đôi bạn cùng tiến và phong trào VSCĐ.
2. Về nề nếp:
Đến lớp chuyên cần, đúng giờ.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc, có hiệu quả.
Vệ sinh lớp học, khuôn viên xanh sạch đẹp. 
Thực hiện ATGT khi đến trường.
Tham gia tốt các hoạt động do Đội và nhà trường đề ra.
Xây dựng phong trào theo chủ điểm. 
Mang đúng đồng phục.
Học chương trình tuần 3.
Nhận xét của GV.
GV nhận xét buổi sinh hoạt, tuyên dương các phân đội sinh hoạt tốt.
----------------------------------- o O o---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 L4 CKTKN.doc