Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (Theo chương trình giảm tải)

Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (Theo chương trình giảm tải)

A. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng vui ,hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài

- Hiểu ND :Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ .(trả lời được các CH trong SGK)

- Giáo dục Hs chăm chỉ trong học tập, có những ước mơ đẹp.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.Tranh minh họa chủ đề bài học

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 15 (Theo chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 29
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
SGK/ 146 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng vui ,hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài 
- Hiểu ND :Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ .(trả lời được các CH trong SGK) 
- Giáo dục Hs chăm chỉ trong học tập, có những ước mơ đẹp. 
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.Tranh minh họa chủ đề bài học
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Chú đất nung - TT)
* Hs đọc bài, trả lời câu hỏi
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Cánh diều tuổi thơ).
1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 2 đoạn: 
+ Đoạn 1: Năm dòng đầu
+ Đoạn 2: Còn lại
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: trầm bổng, sáo đơn, sáo kép
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Tìm hiểu bài 
* Gv nêu câu hỏi, Hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk.
+ Câu 1: (Cánh diều mềm mại như cánh bướmtrầm bổng)
+ Câu 2: (Các bạn hò hét nhau thả diều thinhìn lên trời)
+ Câu 3: (Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp của tuổi thơ) 
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại.
3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
* Giáo viên gọi 2 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Tuổi thơ của tôinhững vì sao sớm”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
 III. Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Niềm vui sướng và những khát vọngtrên bầu trời
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
.
 TOÁN	 Tiết bài: 71
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0
 SGK/ 80 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
- Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
- Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài 3
C.Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Chia một tích cho một số)
* Hs làm bài tập 3/79 
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Chia hai số có tận cùng là chữ số 0)
1. Giới thiệu 
* Gv giới thiệu: 60 : 20 = 60 : (10 x 2) = 60 : 10 : 2 = 6 : 2 = 3
 320 : 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 
c. Kết luận: Gv chốt ý: Sgk/ 80
2. Thực hành : HS làm bài tập/ 80
Bài 1: Tính :
* HS đọc yêu cầu bài, nêu cách thực hiện.
* Cả lớp làm bài tập, gọi Hs lên bảng tính
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Tìm x :
* HS đọc yêu cầu bài. Nêu quy tắc tìm thừa số chưa biết.
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập. 2HS lên bảng làm bài.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai
Bài 3: Giải toán:
* HS đọc đề toán . Hướng dẫn HS phân tích đề toán.
* CL làm bài – 1HS lên bảng làm bài
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
 III. Củng cố - Dặn dò:
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 1,2/ 82 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: 
 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 15	
 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (TT)
 Sgk / 22 -Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Biết được công lao của thầy giáo cô giáo 
- Nêu được nhựng việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo 
- Lễ phép ,vâng lời thầy giáo, cô giáo 
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn thầy cô giáo
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu thảo luận
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Biết ơn thầy giáo, cô giáo)
* Hs đọc ghi nhớ
* Gv nhận xét.
II. GTB (Biết ơn thầy giáo, cô giáo - TT) 
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (BT 4)
a. Mục tiêu: Hs trình bày tranh ảnh đã sưu tầm
b. Cách tiến hành:
* Học sinh thảo luận nhóm 4, chọn tranh ảnh đã sưu tầm dán vao giấy khổ lớn
* Đại diện các nhóm trình bày
* Các nhóm nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt lại ý
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
a. Mục tiêu: Hs biết viết bưu thiếp tặng thầy cô
b. Cách tiến hành: 
* Gv hướng dẫn Hs cách viết
* Gv yêu cầu Hs viết một tấm bưu thiếp
* Một số em trình bày kết quả
* Cả lớp nhận xét, bổ sung 
c. Kết luận: Gv nhận xét chung, giáo dục Hs 
 III. Củng cố-dặn dò:
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ND bài học.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
 	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 15
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
 Sgk/ 106 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống :dệt lụa ,sản xuất đồ gốm ,chiếu cói ,chạm bạc ,đồ gỗ, 
 - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên
- Giáo dục Hs có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Bản đồ 
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ)
* Hs nêu nội dung một số bài học 
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ - TT)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Giúp Hs biết được nghề thủ công truyền thống 
b. Cách tiến hành: 
* Gv đặt câu hỏi gợi ý: 
+ Em biết gì về nghề thủ công ở đồng bằng Bắc Bộ? 
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề?
+ Nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm
* Hs thảo luận theo nhóm, trình bày
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý
Nhào đất tạo dáng phơi vẽ hoa tráng men nung thành phẩm
2. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Hs biết được chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm thảo luận, TLCH:
+ Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? Về hoạt động mua bán, họp chợ...
+ Miêu tả về chợ phiên theo tranh
* Đại diện các nhóm báo cáo.
* Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Sgk / 107
. III. Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của một số bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 29
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
 Sgv/ 89 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài thể dục phát triển chung 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi 
- Giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy. 
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Sân trường sạch, an toàn
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I. Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
* Hs ôn lại các động tác đã học
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Phần cơ bản
1.Ôn bài thể dục phát triển chung
* Hs ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung
* Gv hướng dẫn Hs sửa sai từng động tác (nếu có).
+ Lớp trưởng điều khiển theo sự hướng dẫn của giáo viên.
* Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs.
* Các tổ trình diễn.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai.
2. Trò chơi.
a. Mục tiêu: Học sinh tham gia trò chơi “Thỏ nhảy”
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên trò chơi.
* Giáo viên phổ biến luật chơi.
* Giáo viên cho học sinh tập chơi thử.
* Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Động tác hồi tỉnh.
* Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
D. Phần bổ sung: .
 	 CHÍNH TẢ(Nghe - viết)	 Tiết bài: 15
CÁNH DIỂU TUÔI THƠ
SGK/ 147 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Nghe –viết đúng bài CT ;trình bày đúng đoạn văn 
-Làm đúng BT(2)a/b .
- Hs luyện viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập. 
- GD Hs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ, bút dạ.
C. Các hoạt động dạy học: 
I. KTBC (Chiếc áo búp bê)
* Hs viết bảng con: phong phanh, xa tanh
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Cánh diều tuổi thơ)
1. Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
* Giáo viên đọc bài viết.
* Gọi 1 Hs đọc lại bài viết.
* Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý.
* Gv phân tích từ khó, yêu cầu Hs đọc các từ khó: mềm mại, trầm bổng
* Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con.
* Gv đọc bài, Hs viết bài vào vở.
* Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi.
* Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 2a: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập: Chứa tiếng có âm đầu ch, tr 
* Cả lớp làm bài tập.
* Gọi một em học sinh nêu kết quả: 
+ Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, trống cơm, cầu trượt
+ Trò chơi: chọi dế, chọi cá, đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa
Bài 3: 
+ HDHS nối tiếp nhau miêu tả đồ vật của em
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập, sửa sai cho Hs.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
III. Củng cố-dặn dò 
* Giáo viên gọi học sinh nêu lên các từ thường viết sai và viết lại.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
* Về nhà xem bài mới.
D. Phần bổ sung:.
 TOÁN	Tiết bài: 72
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
 Sgk / 81 -Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
- Biết đặt tính vá thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chũ số(chia hết,
chia có dư)
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ 
C.Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Chia hai số có tận cùng là chữ số 0)
* Hs làm bài tập: 420 : 60 85000 : 500
* Gv nhận xét, chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Chia cho số có hai chữ số)
1. Giới thiệu 
* Gv giới thiệu: 672 : 21 = ? 779 : 18 = ? 
* Gv hướng dẫn Hs cách đặt tính và 
tính kết quả. Chú ý cách đặt các số dư 
* Trường hợp phép chia có dư, bao giờ số dư cũng 
bé hơn số chia
 c. Kết luận: Gv chốt ý: Sgk/81 
2. Thực hành: HS làm bài tập SGK/81
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
* HS nêu yêu cầu bài- Nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính
 a/ 288 : 24 b/ 469 : 67
 740 : 45 397 : 56
* HS làm bài- 4 HS lên bảng làm bài.
* Cả lớp nhận xét, sửa sai. GV nhận xét- chốt ý đúng
Bài 2: Giải toán
+ HS đ ... ........................
 	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 30
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
SGK / 153 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	
 A.Mục tiêu:
-Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý ,bằng nhiều cách khác nhu ,phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND ghi nhớ)
-Dựa theo kết quả quan sát ,biết lập một dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục 3)
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập miêu tả đồ vật)
* Hs đọc bài làm của mình ở nhà
* Giáo viên nhận xét và chấm điểm. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Quan sát đồ vật) 
1. Hoạt động 1: Phần nhận xét
a. Mục tiêu: Hs biết cách quan sát đồ vật 
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Hs đọc các gợi ý, nối tiếp nhau giới thiệu các đồ vật mà mình mang tới lớp hôm nay
* Các nhóm quan sát đồ vật, trình bày kết quả quan sát được
Bài 2: Hs đọc yêu cầu của đề bài
+ Khi quan sát đồ vật cần chú ý những điểm gì?
+ Quan sát bằng những giác quan nào?
c. Kết luận: Rút ghi nhớ
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a. Mục tiêu: Hs làm được các bài tập 
b. Cách tiến hành: 
* Hs đọc yêu cầu của đề bài, thảo luận nhóm
* Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, mỗi nhóm lập một dàn ý cho bài văn tả đồ vật
* Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung
c. Kết luận: Gv hướng dẫn Hs nhận xét, tuyên dương
 III. Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung: 
 TOÁN	 	 Tiết bài: 75
 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ -TT
 Sgk/ 83 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	-Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số(chia hết ,chia có dư)
 	- Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài tập 2/SGK- 84.
C. Các hoạt động dạy học:
 I. KTBC (Luyện tập)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: 3/83
* Giáo viên nhận xét và chấm điểm
II. Bài mới: GTB (Chia cho số có hai chữ số - TT)
1. Giới thiệu
* Gv giới thiệu: 10105 : 43 = ?
* Gv hướng dẫn Hs cách tính tương tự tiết 72
c. Kết luận: Mỗi lần chia phải thực hiện qua 3 lần chia, nhân, trừ
2. Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a/ 23576 : 56 b/ 18510 : 15
 31628 : 48 42546 : 37
* HS đọc yêu cầu bài tập – HS nêu cách đặt tính, thực hiện phép tính.
* Cả lớp làm bài tập, gọi 4 em Hs lên bảng làm bài tập
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Giải toán 
* HS đọc đề toán – Hướng dẫn phân tích đề toán
* Cả lớp làm bài tập: 
* Gọi 2 Hs lên bảng làm bài tập
* Cả lớp nhận xét, sửa sai
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm
 III. Củng cố - Dặn dò.
 * Cho HS chơi trò chơi – 2 nhóm, mỗi nhóm 1em thi đua làm bài :
 + Đặt tính rồi tính : 67145 : 35
 * Nhóm nào làm xong trước thì thắng cuộc.
 * HS & GV nhận xét; tuyên dương
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 15
NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
Sgk/ 37 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tam6cua3 nhà Trần tới san xuất nông nghiệp :
+ Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt :lập hà đê sứ; năm1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến các cửa biển; khi có lũ lụt ,tất cả mọi người phải tham gia đắp đê ;các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi đắp đê.
- Giáo dục học sinh có ý thức phòng tránh thiên tai
B. Đồ dùng dạy học: 
- Gv: Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Nhà Trẩn thành lập)
* Học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nêu nội dung bài học.
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Nhà Trần và việc đắp đê) 
1. Hoạt động 1: Thuận lợi và khó khăn trong nông nghiệp
a. Mục tiêu: Học sinh thấy được những thuận lợi, khó khăn trong nông nghiệp.
b. Cách tiến hành: 
* Gv gọi 1 em đọc đoạn: “Thời Trầncủa ông cha ta” 
* Học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời các câu hỏi:
+ Đến thời Trần, nghề chính của nhân dân ta là gì?
+ Sông ngòi tạo thuận lợi gì cho sản xuất nông nghiệp?
+ Sông ngòi gay ra những khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
* Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt ý: 
+ Thời Trần, nghề chính của nhân dân ta vẫn là trồng lúa nước
+ Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy, trồng
+ Tuy nhiên, lụt lội cũng thường xuyên xảy ra, gây thất bát về mùa màng
* Giáo viên hỏi: Em có chứng kiến hoặc biết câu chuyện về cảnh lụt lội nào không? 
(Ở địa phương chúng ta, từ trước đến nay chưa xảy ra lụt lội; chỉ có những cơn mưa khá lớn làm xói mòn đường sá. Trong thời gian vừa qua, trên truyền hình có đưa tin một số tỉnh ở miền Trung đã xảy ra lũ lụt gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản)
2. Hoạt động 2: Nhà Trần và việc đắp đê
a. Mục tiêu: Học sinh biết được sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần
b. Cách tiến hành: 
* Gv gọi 1 em đọc đoạn: “Nhà Trầntriều đại đắp đê” 
* Học sinh thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
+ Tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần
* Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt ý: 
+ Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê
+ Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê
+ Khi có lũ lụt, không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều phải tham gia bảo vệ đê
+ Các vua Trần cũng có khi tự mình trong coi việc đắp đê
3. Hoạt động 3: Kết quả của việc đắp đê
a. Mục tiêu: Học sinh biết được kết quả của việc đắp đê
b. Cách tiến hành: 
* Gv gọi 1 em đọc đoạn: “Đến thời nhà Trầnnông nghiệp phát triển” 
* Giáo viên đặt câu hỏi: 
+ Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
* Học sinh làm việc cả lớp và trả lời:
+ Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển
+ Ở địa phương chúng ta, mọi người đã làm gì để chống lũ lụt?
* Học sinh làm việc cả lớp và trả lời
* Cả lớp nhận xét, bổ sung
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt ý: Trồng rừng, bảo vệ rừng, củng cố hệ thống đường nông thôn nhằm chống xói mòn
 III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Yêu cầu học sinh về nhà học bài và xem trước bài mới cho tiết học sau.
 D. Phần bổ sung:
	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 15
HỌC HÁT BÀI TỰ CHỌN: TRÁI ĐẤT NÀY LÀ CỦA CHÚNG EM
 Sgk /  - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi bài hát.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC (Ôn tập 3 bài hát)
* Hs hát lại 3 bài hát
* Gv nhận xét, đánh giá
II. Bài mới: GTB (Học bài hát tự chọn: Trái đất này là của chúng em)
1. Hoạt động 1: Học hát bài Trái đất này là của chúng em 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học hát 
b. Cách tiến hành: 
* Gv hát mẫu bài hát (3 lần)
* Hs đọc lời bài hát
* Gv hướng dẫn Hs hát từng câu, kết hợp cả bài
* Giáo viên hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có)
* Tổ chức cho Hs trình diễn, thi đua
c. Kết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Học sinh thể hiện bài hát
a. Mục tiêu: Hs hát, thi đua
b. Cách tiến hành: 
* Gv chia lớp thành 4 tổ (4 nhóm)
* Từng tổ hát, gõ phách
* Tổ này hát, tổ kia gõ phách hoặc vỗ tay
* Từng tổ trình bày bài hát
* Giáo viên hướng dẫn Hs hiểu nội dung bài hát
c. Kết luận: Hs cảm nhận nội dung bài hát
III . Củng cố - Dặn dò:
* Liên hệ: Hiện nay Trái Đất của chúng ta đang nóng lên do con người chặt phá rừng bừa bãi,
khí thải làm ô nhiễm bầu không khí, các em- chủ nhân tương lai của Trái Đất hãy đoàn kết 
& cùng nhau bảo vệ Trái Đất thêm xanh, sạch hơn
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
D. Phần bổ sung: .
 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 15 Tiết: 15
A. Mục tiêu:
- Nhằm nhận xét, đánh giá xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần vừa qua. 
 	- Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Tất cả các em Hs luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ, tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. 
2. Khuyết điểm: 
Tuy nhiên, vẫn còn một số Hs tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. Chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tham gia công tác lao động chưa tốt. Chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học. 
 C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Trong tuần tới, giáo viên thường xuyên nhắc nhở cho Hs biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
2. Học tập: 
Đồng thời giáo dục đạo đức cho Hs, GVCN thường xuyên GD, nhắc nhở Hs trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. 
3. Các hoạt động khác: 
Ngoài ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_15_theo_chuong_trinh_giam_tai.doc