Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thanh Thảo

Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thanh Thảo

 I./ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :

1./ Đọc thành tiếng:

-Đọc đúng các từ khó : thượng võ, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích.

-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

-Đọc điễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.

2./ Đọc - hiểu:

-Hiểu nghĩa các từ ngữ : thượng võ, giáp, .

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.

II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh ảnh minh họa bài tập đọc trang 154 SGK.

-Bảng phụ ghi nội dung đoạn luyện đọc.

III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 

doc 48 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 315Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thanh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 05 tháng 12 năm 2011
TẬP ĐỌC :
KÉO CO
 I./ MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
1./ Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các từ khó : thượng võ, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích.
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu , giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Đọc điễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2./ Đọc - hiểu: 
-Hiểu nghĩa các từ ngữ : thượng võ, giáp,.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh minh họa bài tập đọc trang 154 SGK.
-Bảng phụ ghi nội dung đoạn luyện đọc.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A./ KIỂM TRA BÀI CŨ:
-1 HS đọc đoạn 1 bài Tuổi Ngựa và trả lời nội dung bài.
-1HS đọc đoạn 2 và nêu ý chính của bài. 
 Nhận xét- cho điểm.
B./ DẠY HỌC BÀI MỚI:
1./ Giới thiệu bài: 
 Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một trò chơi vui mà người Việt Nam ai cũng biết. Đó là trò chơi kéo co. Trò chơi kéo co diễn ra vào dịp nào? Luật chơi như thế nào? Qua bài học này các em sẽ rõ.
-Cho HS xem tranh minh hoạ .
-Gv ghi đề - 1,2 HS đọc
2./ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a./ Luyện đọc: 
- Một học sinh đọc cả bài.
- Luyện đọc đoạn:
 Đoạn 1: Kéo cothắng
Đoạn 2: Hội làng xem hội
Đoạn3: Còn lại
 Lượt 1: HS đọc nối tiếp từng đoạn.
=> Luyện đọc các từ khó : thượng võ, gữa, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích 
Chú ý đọc đúng các câu hỏi.
 Lượt 2: HS đọc nối tiếp từng đoạn.
=> 1 HS đọc chú giải.
-Y/c HS luyện đọc theo cặp.
-1HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu. 
b./ Tìm hiểu bài:
-Y/c HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi :
 + Phần đầu bài văn giới thiệu ta điêu gì?
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
 GV chốt ý : Kéo co phải có hai đội, thường thì số người hai đội bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau, thành viên hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài, kéo co phải đủ ba keo. Mỗi đội kéo mạnh đội mình về sau vạch ranh giới ngăn cách hai đội. Đội nào kéo tuột được đội kia ngã sang vùng đất của đội mình hai keo trở lên là thắng.
 Đó là ý chính của đoạn này.
-Ghi ý chính đoạn 1.
 -Y/c HS đọc đoạn 2 thảo luận và trả lời câu hỏi.
 + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp?
+ Nêu ý chính của đoạn 2 ?
 -Y/c HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi.
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào?
 + Ý chính của đoạn 3 là gì ?
- Đọc lướt nhanh cả bài và cho biết đại ý bài?
=> Ghi đại ý lên bảng.
c./ Đọc diễn cảm:
-3 HS đọc nối tiếp từng đoạn. Cả lớp và GV nhận xét.
 Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. “ Hội làng Hữu Trấpcủa người xem hội”.
 Hướng dẫn cách đọc : nhấn giọng các từ ngữ : nam, nữ, rất là vui, sự ganh đua, hò reo khuyến khích
- Giáo viênđọc mẫu.
-Y/c HS đọc theo cặp.
-HS đọc diễn cảm trước lớp.
-Nhận xét- cho điểm.
C./ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? 
+ Trò chơi kéo co có gì vui?
 GV tổng kết bài 
 -Nhận xét tiết học.
- Kể lại cách chơi cho người thân nghe.
- Dặn hs học bài, chuẩn bị bài sau : 
Trong quán ăn “Ba cá bống”.
1HS đọc và trả lời
1HS đọc và trả lời
HS nghe
1 HS đọc
-3HS đọc
-3 HS đọc
- 1HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp
- 
1HS đọc toàn bài
- HS nghe
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm , suy nghĩ 
+Cách chơi kéo co
+ Phải có hai đội , số người ở hai đội bằng nhau
=> Ý 1: Cách thức chơi kéo co.
- 1hs đọc to, cả lớp trao đổi theo cặp.
- HS nêu.
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- HS đọc thầm, nêu câu trả lời
- HS nêu.
- Đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi, chọi gà, đánh goong
=>Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
Nội dung: Kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thân thượng võ của người Việt Nam.
- 1,2 HS đọc lại
- 3 HS đọc lại
- 3HS đọc
- HS theo dõi
- HS đọc theo cặp
- 3,4 HS đọc trước lớp
+ HS nêu như đại ý
-HS nghe
Toán
LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS rèn kĩ năng:
-Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
-Giải bài toán có lời văn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: 4’
2 HS lên bảng thực hiện các phép chia : 
31028 : 48 ; 18510 : 15
- Kiểm tra VBT.
3/ Bài mới:30’
 a/ Giới thiệu bài:
 b/ Dạy bài mới:
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT
a- Đặt tính
b- Chia từ trái sang phải
+ HS đổi vở để kiểm tra bài cho nhau.
Bài 2: HS đọc đề toán
+ 25 viên gạch : 1 m2
+ 1050 viên gạch : ? m2
Bài 3: HS đọc đề toán
Các bước giải như sau:
-Tính tổng số sản phẩm 3 tháng ?
-Tính số sản phẩm mỗi người ?
Bài 4: HS đọc đề toán
a. 12345 67
 95 1714
 285
 17
 b. 12345 67
 285 184
 47 
4725 : 15 = 315
4674 : 82 = 57
4935 : 44 = 512 (dư 7)
b) 35136 : 18 = 1952
 18408 : 52 = 354
 17828 : 48 = 371 (dư 20)
Giải
Số mét vuông nền nhà lót được là
1050: 25 = 42 (m2)
 ĐS: 42m2
Giải
Tổng số sản phẩm cả 3 tháng
855+ 920 + 1350 = 3125 (SP)
Trung bình mỗi người làm
3125 : 25 = 125 (SP)
 ĐS: 125 sản phẩm
+ Sai ở lần chia thứ hai
 564 : 67 được 7, do đó số dư 95 lớn hơn số chia 67 dẫn đến kết quả sai.
+ Sai ở số dư cuối cùng của phép chia 47 dư 17.
 4/ Củng cố, dặn dò:4’
 -GV nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài cho tiết học sau: Thương có chữ số 0.
 Khoa học
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?
I.Mục tiêu:
- Học sinh có khả năng: Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách:
 +Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí
 +Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định. Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra
 -Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống
*** GDMT: Có ý thức giữ gìn bầu không khí chung.
 II.Chuẩn bị:
Hình trang 64, 65/SGK.
Nhóm: chuẩn bị 8- 10 quả bóng bay có hình dáng khác nhau
Bơm tiêm, bơm xe đạp (nếu có)
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ :
+ Em hãy tìm một vài ví dụ chứng tỏ không khí có ở chung quanh ta và không khí có trong chỗ rỗng của mọi vật?
+ Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì? (Khí quyển)
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1 Giới thiệu bài: Để biết rõ không khí có những tính chất gì? Các em sẽ tìm hiểu kỹ qua bài học hôm nay
- Giáo viên ghi đề
2 . Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Phát biểu màu, mùi, vị của không khí:
Mục tiêu: Sử dụng những giác quan để nhận biết không màu, không mùi, không vị của không khí
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao?
+ Hãy dùng mũi ngửi và dùng lưỡi ném, em hãy nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì?
+ Đôi lúc em ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ? 
Giáo viên nhận xét và kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị
*** GDMT: Để giữ cho bầu không khí luôn luôn trong sạch chúng ta cần phải làm gì?
Hoạt động 2: Chơi thổi bong bóng, phát hiện hình dáng của không khí
Mục tiêu: Phát hiện không khí không có hình dạng nhất định
* Bước 1: Chơi thổi bong bóng
- Chia lớp 4 nhóm, giáo viên phổ biến luật chơi:
+ Số bóng mỗi nhóm bằng nhau, bắt đầu thổi cùng một lần, nhóm nào thổi xong trước, bóng đủ căng, không bị vỡ là thắng.
=> Gv nhận xét nhóm nào thắng 
* Bước 2: Thảo luận:
- Gọi đại diện mô tả hình dáng của các quả bóng vừa được thổi
- Giáo viên:
+ Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy?
+ Qua đó, em rút ra được gì? Vậy theo em không khí có hình dáng nhất định không?
+ Vậy em hãy nêu 1 ví dụ cho thấy không khí không có hình dáng nhất định?
Giáo viên nhận xét, kết luận: Không khí không có hình dáng nhất định mà có hình dáng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí
Mục tiêu
- Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
- Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống
* Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Chia nhóm
- 2 em đọc mục quan sát SGK / 65
* Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Học sinh quan sát hình 2b, hình 2c
+ Hình 2b, hình 2c cho em biết gì?
Þ Cho ta biết ở hình 2b không khí có thể bị nén lại, hình 2c không khí giãn ra
* Bước 3: Làm việc cả lớp
- Gọi học sinh lên trình bày kết quả
- Giáo viên nhận xét và đặt câu hỏi:
+ Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra?
+ Em hãy nêu một số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống?
3. Củng cố- dặn dò
- Học bài, chuẩn bị bài sau: “Không khí gồm những thành phần nào?”
- 2 em trả lời
- Vài em nêu
+Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu.
+Không khí không mùi, không vị.
+... Không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí
- Ví dụ:
+ Mùi nước hoa hay mùi của rác thải ...
=> Hs nêu
- Học sinh lắng nghe
=> Học sinh thổi bóng
- Đại diện nêu
+ Không khí chứa bên trong quả bóng
+ Không khí không có hình dạng nhất định.
- Hs nêu.
- Học sinh lắng nghe
- Thảo luận nhóm
- Học sinh qaun sát hình vẽ SGK / 65
Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm
Hình 2c: Thả tay ra thân bơm sẽ về vị trí ban đầu
- Đại diện lên nêu kết quả
-Ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm không khí sẽ bị nén lại
- Thả tay ra thân bơm sẽ về lại ví trí ban đầu không khí sẽ giãn ra
- Học sinh:
+ Làm bơm tiêm kim
+ Bơm xe
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG (TIẾT 1)
 I Mục đích - yêu cầu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
- Hiểu được giá trị, ý nghĩa của lao động: giúp con người phát triển lành mạnh, đêm lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người.
2. Kỹ năng (Hành vi) : 
- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng của mình.
3. Thái độ: 
- Yêu lao động
- Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
GDKNS:Kỹ năng xác định giá trị của lao động, kỹ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường
II. Đồ dùng dạy học :
-Gv: Tranh phóng to /24 SGK. (HĐ1) Phiếu học tập (HĐ4)
Bài văn: Làm việc thật vui /SGK lớp 2 (HĐ2)
HS: Vở nháp.
III. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
1 Bài cũ :
- GV nêu học sinh: Vì sao phải  ...  lò sưởi này.
- Hỏi: + Câu kể dùng để làm gì?
+ Dấu hiệu nào để nhận biết câu kể?
2.3.Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Gọi HS đặt các câu kể.
2.4.Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Phát giấy và bút dạ cho 2 nhóm HS. Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
- Cánh diều, mềm mại như cánh bướm.
- Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, .. như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt, cho điểm những HS viết tốt.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại BT3 (nếu chưa đạt) và viết một đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi mà em thích nhất.
- HS thực hiện yêu cầu
- Đọc câu văn
+ Câu văn trên bảng không phải là câu hỏi, vì không có từ để hỏi, không có dấu chấm hỏi.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Những kho báu ấy ở đâu?
+ Câu: Những kho báu ấy ở đâu? là câu hỏi. Nó được dùng để hỏi về điều mà mình chưa biết.
+ Cuối câu có dấu chấm hỏi.
- Suy nghĩ, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. Những câu còn lại trong đoạn văn dùng để:
+ Giới thiệu về Bu - ra-ti-no: Bu- ra- ti- no là một chú bé bằng gỗ.
+ Miêu tả Bu - ra- ti- no: chú có cái mũi rất dài.
+ Kể lại sự việc liên quan đến Bu -ra-ti-no: chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Tooc -ti-la tặng cho chiếc khóa vàng để mở một kho báu.
+ Cuối mỗi câu có dấu chấm.
- Lắng nghe
-1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận.
- Tiếp nối phát biểu, bổ sung.
Kể về Ba -ra-ha.
Kể về Ba -ra-ha.
Nêu suy nghĩ của Ba -ra-ha.
+ Câu kể dùng để: kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người.
+ Cuối câu kể có dấu chấm.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối đặt câu.
+ Con mèo nhà em màu đen tuyền.
+ Mẹ em hôm nay đi công tác.
+ Em rất quý bạn Lam.
+ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý,....
- 1 HS đọc thành tiếng
- HS hoạt động theo cặp. HS viết vào giấy nháp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai).
Kể sự việc.
Tả cánh diều.
Kể sự việc.
Tả tiếng sáo diều.
Nêu ý kiến nhận định.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự viết bài vào vở.
- 5 đến 7 HS trình bày.
Lịch sử: 
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
 MÔNG - NGUYÊN
 I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
 -Dưới thời Trần quân Mông - Nguyên đã ba lần sang xâm lược nước ta và cả ba lần chúng đều bị thất bại.
 -Quân và dân nhà Trần ba lần chiến thắng vẻ vang trước giặc Mông - Nguyên là do có lòng đoàn kết, quyết tâm đánh giặc, lại có kế sách đánh hay.
 -Kể về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
 -Tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm lược vẻ vang của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
 Phiếu học tập cho học sinh.
 Hình minh hoạ SGK phóng to nếu có điều kiện.
 Sưu tầm những mẫu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản (giáo viên và học sinh cùng sưu tầm)
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
I Bài cũ :
+ Gọi 2 em lên bảng trả lời 2 câu hỏi
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
II Bài mới :
1 Giới thiệubài
- Giáo viên treo tranh minh hoạ cảnh Hội nghị Diên Hồng và hỏi tranh vẽ cảnh gì? Em biết gì về cảnh được vẽ trong tranh?
- Giáo viên giới thiệu bài mới: Tranh vẽ cảnh Hội nghị Diên Hồng. Hội nghị này được vua Trần Thánh Tôn tổ chức để xin ý kiến của các Bô lão khi giặc Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta. 
2 Giảng bài mới
*Hoạt động 1: Ý chí quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần
- Giáo viên gọi một học sinh đọc SGK từ: Lúc đó quân Mông - Nguyên ........ hai chữ “Sát Thát” (giết chết giặc Nguyên)
- Giáo viên nêu câu hỏi: Tìm những sự việc cho thấy Vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc?
- Giáo viên kết luận: Cả ba lần xâm lược nước ta, quân Mông - Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của Vua tôi nhà Trần. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào? Vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp qua
*Hoạt động 2: Kế sách đánh giặc của Vua tôi nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
+ Việc cả ba lần Vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?
- Giáo viên cho các nhóm cử đại diện lên trình bày
- Giáo viên kết luận về kế sách đánh giặc của Vua tôi nhà Trần, sau đó chuyển hoạt động: Với cách đánh giặc thông minh đó, Vua tôi nhà trần đã đạt kết quả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu kết quả của cuộc kháng chiến ba lần chống lại giặc Mông - Nguyên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp SGK và hỏi: 
+ Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
+ Theo em vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi này?
*Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
- Giáo viên tổ chức cho học cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- Giáo viên tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản (xem tài liệu)
3 Củng cố dặn dò
- Giáo viên tổng kết
- Dặn dò học sinh về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài sau
- 2 em trả lời.
- Học sinh trả lời
- Một học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi học sinh nêu một sự việc:
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các Bô lão: “Đánh!”
+ Trần Hưng Đạo người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi nhân dân đấu tranh, có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ...”
- Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ)
-Hoạt động nhóm 4
- Học sinh đọc SGK và thảo luận
+Khi giặc mạnh Vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, Vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút liu khỏi bờ cỏi nước ta.
-+Việc cả ba lần Vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một chút lương ăn càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét
- Sau ba lần thất bại quân Mông - Nguyên không dám xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
- Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc
- Một số học sinh lên kể trước lớp
Luyện tập TV 16/2
CHỦ ĐIỂM: TIẾNG SÁO DIỀU
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS 
Ôn tập về văn miêu tả: cách quan sát, cách miêu tả
Rèn kĩ năng quan sát,biết cách miêu tả 1 đồ vật.
Gd HS yêu quý những đồ vật xung qunh mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: Vở thực hành, bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta đồ dùng học tập của học sinh.
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích và yêu cầu của tiết ôn tập. 
 b/ Dạy bài mới
Bài 1,/108:Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Mời 1 HS đọc toàn bài : Đèn cá chép
Tìm câu mở đầu đoạn.
Các từ chỉ bộ phận của cái đèn cá chép
Bài 2/109: GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
Bước 1: quan sát và ghi những điều quan sát được vào vở( hình dáng, công dụng)
Bước 2: Trình bày
HStrình bày bài làm của mình.
- GV tổ chức lớp đánh giá , nhận xét.
Chọn bài viết hay
- Hát
- HS lắng nghe.
Đọc
Chị cá chép trông thật đẹp.
bộ xương, áo,vẩy, mắt, mũi, miệng, đuôi, vây, râu.
HS làm vở
Trình bày.
 4/ Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài cho tiết học sau
Luyện tập Sử -Địa/16
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN -THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I/ MỤC TIÊU: Củng cố cho HS
 - Quân dân nhà Trần: nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc.
- Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
-Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản Việt Nam.
-Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nôi là thành phố, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Hình trong SGK phóng to.Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam. 
 -Bản đồ Hà Nội. Tranh, ảnh về Hà Nội.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:Nhắc lại đề bài đã học trong tuần
3/ Bài mới:Ôn tập
Địa lý:
Bài 1/30:GV treo lược đồ thành phố Hà Nội và yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của HN
Bài3/31:Dựa vào SGK , em hãy điền tiếp nội dung vào chỗ trống dưới đây để thể hiện HN là:
*Trung tâm chính trị lớn của đất nước
........................
*Trung tâm văn hoá khoa học lớn.
..........................
*Trung tâm kinh tế lớn.
Lịch sử:
Bài 1/21- 1 em đọc yêu cầu của đề.
Bài 2:Nối các ý ở cột a với ý ở cột b cho thích hợp.
A
Bô lão
Trần Hưng Đạo
Binh sĩ
Bài 3,4/21.22.Hướng dẫn HS làm bài vào vở baì tập
- 1 em đọc yêu cầu của đề. 
- Cả lớp làm bàivào vở bài tập.
- 1 em đọc yêu cầu của đề.
- Cả lớp lập nhóm đôi,tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa để hoàn thành bài tập.
. Một số em nối tiếp nhau nêu câu trả lời .
- Cả lớp nhận xét ghi vào vở bài tập
B
Thích vào tay hai chữ”Sát Thát”
Viết Hịch tưóng sĩ
Họp ở điện Diên Hồng
- Cả lớp hoạt động cá nhân, thực hiện hoàn thành bài tập
4/ Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.-Chuẩn bị bài tiết học sau: Nước ta cuối thời Trần.
--------------------------------------
SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
INhận xét tình hình tuần qua:
1Ưu điểm :
 - Thực hiện đi học đúng giờ, không đi học sớm
. - Thực hiện tốt phong trào tự quản , nề nếp truy bài đầu giờ , xếp hàng ra vào lớp, xếp hàng ra về.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường , vệ sinh cá nhân, đồng phục.
2 Tồn tại
- Một số hs không thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ
- Một số hs còn vi phạm , tác phong chưa nghiêm túc 
- Hay lơ là trong giờ học 
II Phổ biến công tác tuần đến :
- Tăng cường ổn định nề nếp , nâng cao chất lượng học tập.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân
- Hs không đi học trễ.
- Nhắc nhở hs ý thức tự giác trong sinh hoạt tập thể.
III Sinh hoạt văn nghệ : 
Hát về chú bộ đội
Nhận xét tiết sinh hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_16_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_thanh_th.doc