Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Thể dục ( Bài 35 ) ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY

 TRÒ CHƠI : “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”

I. Mục tiêu :

- Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng đi nhanh chuyển sang chạy kết hợp với động tác đánh tay nhanh nhịp nhàng .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác

- Nhắc lại được những ND cơ bản của HKI

- TC: “Chạy theo hình tam giác” YC biết cách chơi và chơi tương đối chủ động

II. Đặc điểm – phương tiện :

Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập luyện

Phương tiện : Chuẩn bị còi , dụng cụ chơi trò chơi “Chạy theo hình tam giác ” như cờ,vạch cho ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng , đi nhanh chuyển sang chạy

III. Nội dung và phương pháp lên lớp:

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán : ( Tiết 86 ) DẤU HIỆU CHI HẾT CHO 9
I/.Mục tiêu : Giúp HS:
 -Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
 -Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập trong tình huống đơn giản 
II/.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 1/.KTBC:
 -Gọi 2 HS lên sửa bài tập.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 2/.Bài mới:
 a/.Giới thiệu:
b/.Dạy – học bài mới:
 1.GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
 -Tổ chức tương tự bài “Dấu hiệu chia hết cho 2.
- Giúp HS nhận ra các số chia hết cho 9 đều có tổng các chữ số chia hết cho 9.
- Cùng HS tìm thêm các VD khác .
- Làm tương tự để rút ra KL các số không chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số không chia hết cho 9 .
* Kết luận dấu hiệu chia hết cho 9 ( SGK ) 
c/.Luyện tập – Thực hành:
 Bài 1-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS đặt phép tính chia chia vài số để củng cố chia cho số có một chữ số .
 Bài2 GV cho HS tiến hành tương tự như bài 1 (chọn số mà tổng các chữ số không chia hết cho 9).
 Bài 3 -Yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Hỏi: các số phải viết cần thoả mãn những điều kiện nào ?
+ GV làm mẫu vài số .
 -GV cho HS làm và nêu kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
3/.Củng cố- Dặn dò 
 -Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS lên bảng sửa bài.
-HS cả lớp theo dõi, nhận xét.
-HS lắng nghe.
- VD : 27 : 9 = 8
 Ta có : 7 + 2 = 9 
 9 : 9 = 1
657 : 9 = 73 
Ta có : 6 + 5 + 7 = 18
 18 : 9 = 2
-HS nêu miệng các số chia hết cho 9 là :
 99 , 108 ; 5643 ; 29 385
- HS nêu miệng : 96 ; 7853 ; 5554 ; 1097
-HS nêu.
+ VD số có ba chữ số chia hết cho 9 là 
648 ; 909 ; 234 ...
- HS nhắc lại kết luận SGK .
Toán ( Tiết 87 ) DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I/.Mục tiêu : Giúp HS:
-Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
 -Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 trong tình huống đơn giản 
II/.Đồ dùng dạy học :
 -SGK, SGV.
III/.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động họcø
 1/ Ơn định.
 2/ KTBC:
 -Gọi HS lên bảng làm bài tập.
 -Cho HS nêu lại dấu hiệu chia hết cho 9.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 3/ .Bài mới:
 a/.Giới thiệu:
b/.Dạy – học bài mới:
 1.GV HD để HS tìm ra các số chia hết cho 3
 -GV yêu cầu HS chọn các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3 tương tự như các tiết trước.
 2. Dấu hiệu chia hết cho 3.
 -GV yêu cầu HS đọc các số chia hết cho 3 trên bảng và tìm ra đặc điểm chung của các số này.
 -GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.
 -Em hãy tìm mối quan hệ giữa tổng các chữ số của các số này với 3.
 -GV: đó chính là các số chia hết cho 3.
 -GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết những tổng này có chia hết cho 3 không?
 -Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 3 không ta làm thế nào ?
c/.Luyện tập – Thực hành:
 Bài 1 -GV cho HS nêu lại đề bài.
 -Nếu HS còn lúng túng thì GV hướng dẫn HS làm mẫu một vài số. Chẳng hạn:
 Số 231 có tổng các chữ số là 2 + 3 + 1 = 6, mà 6 chia hết cho 3, vậy 231 chia hết cho 3. ta chọn số 231.
 -Số 109 có tổng các chữ số là 1 + 0 + 9 = 10, mà 10 chia cho 3 được 3 dư 1, vậy 109 không chia hết cho 3. Ta không chọn số 109.
 -GV cho HS tự làm tiếp, sau đó chữa bài.
 Bài 2 -Cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài.
 Bài 3 -GV cho HS đọc đề.
 -Các số phải viết cần thoả mãn những điều kiện nào của bài ?
 -GV cho HS làm VBT và sau đó đọc nối tiếp nhau kết quả của mình.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 4/ Củng cố – Dặn dò :
-Cho HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
- Hát
-2 HS làm.
-Vài HS nêu.
-HS ở dưới nhận xét.
-HS nghe.
-HS chọn thành 2 cột, cột chia hết và cột chia không hết.
-HS nêu.
-HS tính.
-HS tìm.
-Vài HS nêu.
-HS tiùnh và nhận xét.
-Ta tính tổng các chữ số của nó nếu tổng đó chia hết cho 3 thì số đó chia hết cho 3, nếu tổng các chữ số đó không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.
-HS nêu cách làm, sau đó cả lớp tự làm vào vở.
-HS làm tương tự như bài 1.
-HS đọc.
-Là số có 3 chữ số và chia hết cho 3.
-HS làm bài và đọc kết quả.
- Học sinh làm bài
-Vài HS nêu.
Toán (Tiết 88) LUYỆN TẬP 
I/.Mục tiêu :
 -Biết dấu hiệu chia hết cho 9.-Biết dấu hiệu chia hết cho 3. vừa chia hết cho 2 , vừa chia hết cho 5 ,vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong tình huống đơn giản .
II/.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 1/ Ơn định .
 2/ KTBC:
 -Gọi HS nêu kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3, 9.
 -2 HS làm bài tập. 
 -GV nhận xét, ghi điểm.
 3/ Bài mới .
a / Giới thệu bài .
b. Hướng dẫn luyện tập :
 -GV lần lượt yêu cầu HS nêu các VD về các số chia hết cho 2, các số chia hết cho 3, các số chia hết cho 5, các số chia hết cho 9.
 Bài 1. -GV yêu cầu HS tự làm vào vở. 
 -Số nào chia hết cho 3 ?
-Số nào chia hết cho 9 ?
-Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 ?
 -GV và HS thống nhất kết quả đúng.
 Bài 2. -Cho HS đọc đề bài.
 -GV hướng dẫn và làm mẫu :
94 ....chia hết cho 9 . Ta có : 9 + 4 + 5 = 18 , 18 chia hết cho 9 nên chữ số cần điền vào chỗ chấm là chữ số 5 .
- GV nhận xét chữa bài :
 b). 225 ; 255 ; 285.
 c). 762 ; 768.
Bài 3 :-GV cho HS tự làm bài rồi kiểm tra chéo lẫn nhau.
 -Gọi HS làm từng phần và giải thích rõ vì sao đúng, sai.
 4 / .Củng cố – Dặn dò :
 - Nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3,5,9 
 -Nhận xét tiết học.
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
- Hát
-HS nêu .
-
 HS làm bài tập .
-HS có thể nêu nhiều VD rồi giải thích chung. Chẳng hạn:
 + Các số chia hết cho 2 là: 54 ; 110 ; 218 ; 456 ; 1402 ;  vì các số này có chữ số tận cùng là một trong các chữ số 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8.
 +Các số chia hết cho 3 là: 57 ; 72 ; 111 ; 105 ;  Vì tổng các chữ số của các số này lần lượt là: 12 ; 9 ; 3 ; 6 ;  đều chia hết cho 3.
- HS làm bài và nêu kết quả .
a). Các số chia hết cho 3 là: 4563 ; 2229 ; 3576 ; 66816.
 b). Các số chia hết cho 9 là: 4563 ; 66816.
 c). Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 2229 ; 3576.
- câu b câu c HS tự làm .
-Cho HS kiểm tra chéo.
a). Đ ; b). S ; c). S ; d). Đ.
- Nhận xét tiết học .
Toán (Tiết 89 ) LUYỆN TẬP CHUNG
I/.Mục tiêu : Giúp HS:
 - Biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.trong tình huống đơn giản 
 II/.Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
 1/ Ơn định.
 2/ .KTBC:
 -Gọi vài HS trả lời câu hỏi:
 + Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9.
 + Mỗi dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 cho một ví dụ cụ thể để minh hoạ.
 3 / Bài mới .
a /Giới thiệu bài.
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập
.Luyện tập – Thực hành:
 Bài 1. GV cho HS tự làm bài vào vở, sau đó chữa bài.
 -Các số nào chia hết cho 2 ?
 -Số nào chia hết cho 3 ?
 -Số nào chia hết cho 5 ?
-Số nào chia hết cho 9 ?
 GV nhận xét, ghi điểm.
 Bài 2. a). GV cho HS nêu cách làm.
 b). GV cho HS nêu cách làm, HS có thể nêu nhiều cách khác nhau.
 -GV khuyến khích cách làm sau:
 * Trước hết chọn các số chia hết cho 2 (57243 ; 64620 ; 5270). Trong các số chia hết cho 2 này lại chọn tiếp các số chia hết cho 3 (có tổng các chữ số chia hết cho 3).
 * Cuối cùng ta chọn được các số: 57234 ; 64620.
 c). GV cho HS nêu cách làm (nhanh nhất là chọn tiếp trong các số đã chia hết cho 2 và 3 các số chia hết cho 5 và chia hết cho 9). 
 Bài 3.-GV hướng dẫn tương tự hướng dẫn của bài 2 tiết trước .
 Bài 4.-Yêu cầu HS tình giá trị của từng biểu thức, sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5.
 - Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức .
 Bài 5 -GV cho HS đọc bài toán. Yêu cầu HS phân tích.
 -Chỉ yêu cầu HS phân tích và nêu kết quả đúng, không yêu cầu phải viết bài giải cụ thể.
- GV nhận xét nêu kết quả 
4 / Củng cố- Dặn dò:
 -Nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
- Hát
-HS trả lời.
-HS cả lớp nhận xét
-HS làm bài và nêu .
a). Các số chia hết cho 2 là: 4568 ; 2050 ; 35766.
 b). Các số chia hết cho 3 là: 2229 ; 35766.
 c). Các số chia hết cho 5 là: 7435 ; 2050.
 d). Các số chia hết cho 9 là: 35766.
-HS làm vào vở. Kết quả: 64620 ; 5270.
-Số chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 là: 64620.
-HD làm bài :
 a). 528 ; 558 ; 588.
 b). 603 ; 693.
 c). 240.
 d). 354.
-HS tính và nhận xét.
a). 2253 + 4315 – 173 = 6395 ; 6395 chia hết cho 5.
 b). 6438 – 2325 x 2 = 1788 ; 1788 chia hết cho 2.
 c). 480 – 120 : 4 = 450 ; 450 chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
 d). 63 + 24 x 3 = 135 ; 135 chia hết cho 5.
-HS đọc và phân tích.
+Nếu xếp thành 3 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 3.
+ Nếu xếp thành 5 hàng không thừa, không thiếu bạn nào thì số bạn chia hết cho 5.
+Các số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là: 0 ; 15 ; 30 ; 45 ;  ; Lớp ít hơn 35 HS và nhiều hơn 20 HS. Vậy số HS của lớp là 30.
Toán ( tiết 90 ) Kiểm tra học kì I
Soạn 19/12 Dạy thứ ba ngày 22 tháng 12/2009
Thể dục ( Bài 35 ) ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY 
 TRÒ CHƠI : “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. Mục tiêu :
- Ôn tập hợp hàng ngang , dóng hàng đi nhanh chuyển sang chạy kết hợp với động tác đánh tay nhanh nhịp nhàng .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác 
- Nhắc lại được những ND cơ bản của HKI
- TC: “Chạy theo hình tam giác” YC biết cách chơi và chơi tương đối chủ động 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập  ...  tuần 17 ( như ở tiết 1).
-Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở bài tập 2, SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động dạy	
 Hoạt độnghọcø
 1. Giới thiệu bài.
 2. Kiểm tra tập đọc.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Tổ chức như các tiết trước .
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
3. Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Lắng nghe.
- Lần lượt HS lên bảng bốc thăm bài . Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS làm bảng lớp, HS cả lớp viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông mắt
 một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân.
- Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
4 / Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi. Cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- Chữa bài ( nếu sai ).
+ Buổi chiều, xe làm gì?
+ Nắng phố huyện như thế nào?
+ Ai đang chơi đùa trước sân.
Tập làm văn ( Tiết 35 ) Ôn tập cuối kì I (Tiết 5 )
 I. Mục tiêu: 
 - Múc độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả đồ dùng học ttaapj đã quan sát ,viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp ,kết bài kiểu mở rộng BT2
II. Đồ dùng dạy học: 
 Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17 ( như ở tiết 1).
III. Hoạt động trên lớp:
 Hoạt động dạy
 Hoạt độnghọc
 1/ Giới thiệu bài.
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc vàôn luyện về văn miêu tả đồ vật.
 2/ Kiểm tra tập đọc.
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
3. Ôn luyện về văn miêu tả.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhắc HS.
+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.
+ Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút khác của bạn khác.
+ Không nên tả quá chi tiết rườm rà.
- Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng.
- Lắng nghe.
- Lần lượt HS lên bảng bốc thăm bài - Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng YC SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
- 3 đến 5 HS trình bày.
a) Mở bài: Giới thiệu cây bút: được tặng nhân dịp năm học mới( do ông tặng nhân dịp sinh nhật,..)
b) Thân bài: 
 - Tả bao quát bên ngoài.
 + Hình dáng thon, mảnh, tròn như cái đũa, vát ở trên, 
 + Chất liệu: bằng sắt ( nhựa, gỗ ) rất vừa tay.
 + Màu nâu đen ( xanh, đỏ, )không lẫn với bút của ai.
 + Nắp bút cũng bằng sắt ( gỗ, nhựa ), đậy rất kín.
 + Hoa văn trang trí là hình chiếc lá tre ( siêu nhân, em bé, con gấu,)
 + Cái cài bằng thép trắng ( nhựa xanh, nhựa đỏ)
 - Tả bên trong:
 + Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.
 + Nét trơn đều, ( thanh đậm ).
c) Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút.
- Gọi 3 đến 5 HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
Ví dụ:
a) Mở bài gián tiếp:
 Ÿ Có một người bạn luôn bên em mỗi ngày, luôn chứng kiến những buồn vui trong học tập của em, đó là chiếc bút máy màu xanh. Đây là món quà em được bố tặng cho khi vào năm học mới.
 Ÿ Sách , vở, bút, mực,  là những người bạn giúp ta trong học tập. Trong những người bạn ấy, tôi muốn kể về cây bút thân thiết, mấy năm nay chưa bao giờ rời xa tôi.
b) Kết bài mở rộng:
 Em luôn giữ gìn cây bút cẩn thận, không bao giờ bỏ quên hay quên đậy nắp. Em luôn cảm thấy có bố em ở bên mình, động viên em học tập.
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút./ 
Chính tả ( Tiết 18 ) kiểm tra: ĐỌC -HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 7)
I . Mục tiêu :
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề môn tiếng việt lớp 4 
(BGD& ĐT để kiểm tra học kì cấp tiểu học lớp 4 tập I nhà XB giáo dục 2008)
II . Hướng dẫn đọc và trả lời .
 1 . Tổ chức đọc :
- Yêu cầu HS đọc toàn bài 2 lần .
- Đọc từng đoạn có ND câu hỏi để trả lời .
 A/ Câu trả lời đúng nhất :
 Câu 1 : ý c ( Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.)
 Câu 2 : ý a ( Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi. )
 Câu 3 : ý c ( Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở. )
 Câu 4 : ý c ( Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bàsăn sóc, yêu thương. )
 B/ Câu trả lời đúng.
 Câu 1 : ý b ( Hiền từ, hiền lành.) 
 Câu 2 : ý b ( Hai động từ [ trở về, thấy ], hai tính từ [ bình yên, thong thả ].)
 Câu 3 : ý c ( Dùng thay từ chào.) 
 Câu 4 : ý b ( Sự yên lặng.) 
 2/ Nhận xét tiết học :
Tập làm văn Kiểm tra : KIỂM TRA :CHÍNH TẢ-TẬP LÀM VĂN (Tiết 8)
I / Mục tiêu :
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề môn tiếng việt lớp 4 HKI
(TL đã dẫn)
II / Chuẩn bị :
Dàn bài để HS điền khuyết .
III/ Hướng dẫn làm bài :
Gọi HS đọc yêu cầu .
Em sẽ chọn đồ vật nào để tả ?
 ( HS nêu và nêu tình tự sẽ tả )
GV nhận xét và đưa ra một dàn bài để HS dựa vào dàn bài làm .
Cho HS đọc lại .
IV .Tổ chức làm bài .
V. Chấm bài nhận xét . 
Mĩ thuật (Tiết 18) Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật lọ hoa và quả
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được sự khác nhau giữa lọ hoa và quả về hình dáng ,đặc điểm
- HS bieetsa cách vẽ lọ quả.
- HS biết vẽ và vẽ được hình gần giống với mẫu,vẽ được màu theo ý thích
- Yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II. Chuẩn bị:
- GV mẫu vật lọ và quả khác nhau,hình gợi ý cách vẽ..
- HS giấy, bút, tẩy,màu
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động thầy 
 Hoạt động trò
 1 / Ổn định:
 2/ Bài cũ :
 Hát ,kiểm tra sự chuẩn bị của h/s
 3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài.
b / Dạy bài mới .
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV gợi ý h/s nhận xét. + Bố cục của vật mẫu ,chiều rộng ,cao của vật mẫu,vị trí của quả và lọ,tách rời ở sau hay che khuất.
+ Hình dáng, tỷ lệ ,độ đậm nhạt và màu sắc.
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ và quả
- Gv giới thiệu mẫu hoạc hình gợi ý cách vẽ.
+ dựa vào hình dáng của mẫu để sắp xếp khung hình chung,ước lượng chiều cao,ngang,so sánh tỉ lệ.phác nét thẳng,vẽ nét chi tiết cho giống vẽ đậm nhạt hoạc vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành
- GV theo dõi và nhắc nhở h/s trước khi vẽ: quan sát kĩ mẫu,ước lượng khung hình chung,tìm tỉ lệ,phác nét chính.vẽ xong có thể vẽ đậm nhạt hoạc vẽ màu.
- HS thực hành vẽ
Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá
GV lấy một số bài vẽ đẹp để h/s nhận xét
+ Bố cục,tỉ lệ,hình vẽ nét vẽ,đậm nhạt và màu sắc
+ GV cùng h/s xếp loại bài vẽ
4/ Dăn dò: Sưu tầm và tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam.
- Hát
- lắng nghe
- HS quan sát ,nhận xét
- Lắng nghe
- Lắng nghe 
- HS vẽ bài vào vở
- HS nhận xét bài của bạn 
- Lắng nghe
Đạo đức ( Tiết 18 ) Thực hành kĩ năng cuối kì I
	I . Mục tiêu :
- Tổ chức thực hành các hành vi trung thực , hiếu thảo với ông bà , cha mẹ, biết ơn thầy cô giáo , yêu lao động .
- HS thực hành ND tương ứng với từng bài .
- Giáo dục HS thực hiện tốt từng ND trên .
	II . Các hoạt động dạy học :
1 . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS nêu ghi nhớ trong bài “ Yêu lao động ’’.
2 . Dạy học bài mới :
a / Giới thiệu bài .
b/ Ôn lại các bài đã học :
- Gọi HS nhắc lại các bài đã học .
c . Hướng dẫn thực hành :
- Chia làm 6 nhóm : Mỗi nhóm sẽ bốc thăm ND GV đã chuẩn bị để trao đổi thực hành ND đó .
- Sau thời gian trao đổi các nhóm sẽ lần lượt trình bày .
- Lắng nghe nhận xét .
 * Sau đây là một số tình huống ;
+ Hôm qua Nam mải đi đá bóng không học bài . Sáng nay đến lớp không làm được bài kiểm tra . Em là bạn thân của Nam và ngồi cạnh Nam , lúc đó em sẽ làm gì ? 
+ Đi học về đang đói bụng ,mẹ bảo em ra tưới rau . Lúc đó em sẽ làm gì ?
+ Sáng nay đến lớp nhưng không phải học vì cô giáo bị ốm . Bạn nào cũng vui ,cười hớn hở vì được nghỉ “ xả hơi ”. Em thấy thái độ của các bạn ntn ?.....
d / Củng cố tiết học – Liên hệ thực tế .
Âm nhạc ( Tiết 18 ) Tập biểu diễn – Kiểm tra kì I
I . Mục tiêu :
- Tập biểu diễn một số bài hát đã học 
- HS bốc thăm biểu diễn lại một trong các bài hát đó .
	II . Chuẩn bị :
Thăm viết các bài hát đã học .
III . Các hoạt động :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . ổn định lớp 
2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3 . Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
b. Hướng dẫn biểu diễn 
- GV phổ biến về ND kiểm tra .
+ Gọi HS bốc thăm biểu diễn .
- Yêu cầu HS nhận xét .
- GV theo dõi nhận xét đánh gia chungù .
4 Củng cố – Nhận xét tiết học :
- Dựa vào kết quả biểu diễn của HS , củng cố ND .
- Nhận xét tiết học .
HS lắng nghe .
- Mỗi lần 3 HS bốc thăm , chuẩn bị 5 phút . Sau đó từng HS trình bày ND của mình .
- HS nhân xét .
- Lắng nghe .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_18_ban_chuan_kien_thuc_2_cot.doc