Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản tích hợp các môn 2 cột)

Đạo đức ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KỸ NĂNG CUỐI HỌC KÌ I

I. Mục tiêu:

- Học sinh hệ thống hoá những kiến thức đã học ở 3 bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy giáo, cô giáo; Yêu lao động.

- Nắm chắc và thực hiện tốt các kỹ năng về các nội dung của các bài đã học

- Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành ở các bài đã học vào cuộc sống hàng ngày

II. Đồ dùng dạy học

- Các phiếu học tập

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 11 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 18 (Bản tích hợp các môn 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt ÔN TậP VΜ KIểM TRA Cuối học Kì I (TIếT 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là chuyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu cầu.
- Kẻ sẵn bảng phụ BT 2.
III. Hoạt động trên lớp: 
1. Bài mới:
HĐ1 Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 4 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp HS.
HĐ2 Hướng dẫn làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu. 
+Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.?
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài theo nhóm 4.
- HS tự làm bài trong nhóm. Cử đại diện ghi kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Chữa bài (nếu sai). 
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học. 
Nguyễn Hiền
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí, đã làm nên nghiệp lớn. 
Bạch Thái Bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại. 
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long
Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao. 
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyên đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung
(phần 1-2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra. 
Chú Đất Nung
Trong quán ăn “Ba cá bống”
A-lếch-xây-Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác. 
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (phần 1-2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn. 
Công chúa nhỏ
2. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc các bài tập và học thuộc lòng, chuẩn bị tiết sau. 
Toán dấu hiệu chia hết cho 9
I- Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn kĩ năng chia và giải toán.
II-Hoạt động dạy học:
 1- Kiểm tra bài cũ:
- HS thực hiện nêu dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- Tìm các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5: 25, 40, 56, 75, 80.
 2- Bài mới:
- Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
HĐ1 Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 9:
- Y/c HS nêu 1 số ví dụ về số chia hết và không chia hết cho 9.
- GV viết các số lên bảng theo 2 cột. 
 - YC hs nhận xét về dấu hiệu chia hết và ko chia hết cho 9 (hd HS xét tổng các chữ số của các số)
 - GV kết luận:
 + Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.
 + Các số có tổng ko chia hết cho 9 thì ko chia hết cho 9.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2 Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Giải thích vì sao em chọn các số đó. 
- Gọi HS nêu nhận xét chung: 
- GV nhận xét, kết luận. 
Bài 2: Tương tự BT 1.
Bài 3: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc bài.
- HS làm và nêu kết quả
Bài 4: Dành cho HSKG
- Yêu cầu HS nắm cách viết vào ô trống chữ số nào để được số chia hết cho 9.
3-Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố cho HS toàn bài. 
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm bảng con.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu. 
- HS nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 số HS lên bảng làm , HS khác làm vào vở. 
- HS trình bày lại cách làm.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng thi làm
- Chữa bài, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9
- 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét
- HS thực hiện và nêu kết quả: 315, 135, 225.
Đạo đức Ôn tập và thực hành kỹ năng cuối học kì I
I. Mục tiêu:
- Học sinh hệ thống hoá những kiến thức đã học ở 3 bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; Biết ơn thầy giáo, cô giáo; Yêu lao động.
- Nắm chắc và thực hiện tốt các kỹ năng về các nội dung của các bài đã học
- Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành ở các bài đã học vào cuộc sống hàng ngày
II. Đồ dùng dạy học
- Các phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới
 HĐ1: Ôn tập
 - Chia lớp thành 3 nhóm
 - Giáo viên nêu yêu cầu thảo luận
 - Hãy kể tên các bài đạo đức đã học
- Sau mỗi bài đã học em cần ghi nhớ điều gì?
 - Gọi đại diện nhóm lên trình bày
 - Giáo viên nhận xét và bổ sung
 HĐ2: Luyện tập thực hành kỹ năng đạo đức
 - Giáo viên đưa ra từng tình huống với mỗi bài và yêu cầu học sinh ứng xử thực hành các hành vi của mình
 - Gọi học sinh nhận xét
 - Giáo viên nhận xét và kết luận
 - Giáo viên phát phiếu học tập 
 - Nêu yêu cầu để học sinh điền đúng sai
 - Thu phiếu để nhận xét
2. Hoạt động nối tiếp
- Giáo viên hệ thống bài học và nhận xét giờ học
- Dặn dò ôn bài và thực hành kỹ năng như bài học
 - Học sinh chia nhóm
 - Học sinh lắng nghe
 - Các nhóm thảo luận và trả lời
 - 3 bài học đó là:
+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; 
+ Biết ơn thầy giáo, cô giáo; 
+ Yêu lao động.
 - Học sinh nhận xét và bổ sung
 - Học sinh trả lời
 - Đại diện các nhóm lần lượt nêu ghi nhớ của bài
 - Lần lượt học sinh lên thực hành các kỹ năng theo yêu cầu của giáo viên
- Nhận xét và bổ sung
Kỹ thuật CắT, KHÂU, THÊU SảN PHẩM Tự CHọN (Tiết 4)
I, Mục tiêu:
- Sử dụng một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
* + Không bắt buộc HS nam thêu.
 + HS khéo tay: vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS
- HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh qui định của các bài trong chương
+ Mẫu khâu, thêu đã học
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+1 mảnh vải sợi bông trắng có kích thước (20cm x 30cm) 
+Len, chỉ thêu các màu .
+Kim khâu len , kim thêu, phấn , thước , kéo.
III, Các hoạt động dạy học:
1.Bài mới:. 
- Giới thiệu bài: 
 Hoạt động 1: HS thực hành.
- Yêu cầu HS tiếp tục thực hành sản phẩm như đã chọn ở tiết trước. 
 -GV theo dõi 
HĐ2 Đánh giá kết quả học tập của hs
 - Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành.
 - Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá 
- GV đánh giá kết quả học tập của hs,
2. Củng cố- Dặn dò:	
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
HS thực hành
HS trưng bày sp
- HS dựa vào tiêu chí để tự đánh giá sp của mình và của bạn.
Toán:___ DấU HIệU CHIA HếT CHO 3 (dạy bù thứ 6 ngày 1/1/2010)
I- Mục tiêu:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
- Rèn kĩ năng chia và giải toán.
II-Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9? Cho VD?
 2- Bài mới:
- Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
HĐ1: Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 3:
- Y/c HS nêu 1 số ví dụ về số chia hết và không chia hết cho 3.
- GV viết các số lên bảng theo 2 cột. 
 - YC hs nhận xét về dấu hiệu chia hết và ko chia hết cho 3 (hd HS xét tổng các chữ số của các số)
 - GV kết luận:
 + Vậy các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
 + Các số có tổng ko chia hết cho 3 thì ko chia hết cho 3.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2 Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Giải thích vì sao em chọn các số đó. 
- Gọi HS nêu nhận xét chung: 
- GV nhận xét, kết luận. 
Bài 2: Tương tự BT 1.
Bài 3: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc bài.
- HS làm và nêu kết quả
Bài 4: Dành cho HSKG
- Yêu cầu HS nắm cách viết vào ô trống chữ số nào để được số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
3-Củng cố- Dặn dò:
- Củng cố cho HS toàn bài. 
- Dặn dò về nhà làm bài tập toán.
- HS nêu và cho VD.
- HS nêu. 
- HS nhận xét.
- HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 số HS lên bảng làm , HS khác làm vào vở. 
- HS trình bày lại cách làm.
- HS chữa bài, nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng thi làm
- Chữa bài, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 9
- 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài, nhận xét
- HS thực hiện và nêu kết quả: 561, 795, 2035.
Tiếng Việt ÔN TậP VΜ KIểM TRA Cuối học Kì I (TIếT 2)
 (dạy bù thứ 6 ngày 1/1/2010)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc 
diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học (BT2); bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước (BT3)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng đặt câu, sử dụng các thành ngữ , tục ngữ hợp với các tình huống.
 - Biết sử dụng vốn từ vào giao tiếp trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng (như ở tiết 1).
III. Hoạt động trên lớp:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài
HĐ1 Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 4 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp HS 
HĐ2 Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
-Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
-Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.
Bài 3: 
-Gọi HS đọc yêu cầu BT 3.
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.
-Gọi HS trình bày và nhận xét.
-Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
2. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét ... HS mâng bài lên bảng gắn và trình bày bài làm.
- Nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3, 9; rút ra ghi nhớ về chia hết cho 3 và 9
Tiếng việt: ÔN TậP VΜ KIểM TRA Cuối học Kì I (TIếT 3)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu biết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện Ông Nguyễn Hiền (BT2)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng nói và viết ở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng , không mở rộng.
- Nhớ câu chuyện và kể lại được câu chuyện cho người thân nghe , viết được mở bài, kết bài cho câu chuyện đó.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1). 
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài trang 113 và hai cách kết bài trang 122/SGK.
III. Hoạt động trên lớp:
1-Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
HĐ1 Kiểm tra đọc:
--Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 4 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp HS (theo QĐ 30).
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
-Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
-Gọi HS trình bày.
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-2 HS nối tiếp nhau đọc.
-HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.
-3 đến 5 HS trình bày.
Tiếng việt: ÔN TậP VΜ KIểM TRA Cuối học Kì I (TIếT 4)
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Nghe – viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút). Viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 80 chữ/15 phút); hiểu nội dung bài.
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu , đọc diễn cảm.
- Giáo dục cho hs có ý thức trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
 HĐ1: Kiểm tra tập đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 4 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.
-Cho điểm trực tiếp HS .
HĐ2: Hướng dẫn nghe-viết chính tả:
- GV đọc bài thơ Đôi que đan.
-Yêu cầu HS đọc.
-Hỏi: Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra ?
-Theo em hai chị em trong bài là người như thế nào ?
-HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chình tả và luyện viết.
- GV đọc cho HS viết đúng tốc độ quy định
- Soát lỗi chấm bài:
2. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét bài viết của HS.
-Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Đôi que đan và chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của chị em: mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.
+Hai chị em trong bài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.
-Các từ ngữ: mũ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà, 
- HS viết nắn nót, đúng chính tả.
HS đổi vở và tự sửa lỗi
 Thứ 4 ngay 30 tháng 12 năm 2009
Toán luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn biản.
- Rèn kĩ năng đặt tính và giải toán có lời văn.
- HS húng thú học toán
II-Hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và cho VD.
 2- Bài mới:
-Giới thiệu bài và ghi đầu bài:
HĐ1: Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS thực hiện ra vở.
- Chữa bài và nhận xét.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
a,- Số chia hết cho cả 2 và 5 có chữ số tận cùng là bao nhiêu?
- Số nào chia hết cho cả 2 và 5?
b, Gọi HS nêu cách làm.
Hd: - Chọn các số chia hết cho 2?
- Trong các số này chọn tiếp số chia hết cho 3
c, Y/c HS làm tương tự.
Bài 3: HS đọc bài toán.
- Cho HS thực hiện giải bài ra vở và chữa bài trên bảng:
Bài 4: Dành cho HSKG 
- HS tính giá trị biểu thức và xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5. 
Bài 5: Dành cho HSKG
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD HS phân tích và nêu kết quả đúng. 
3 - Củng cố- Dặn dò: 
- Củng cố cho HS toàn bài và dặn chuẩn bị bài sau
- 2 HS làm bảng, dưới lớp làm vở.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện
- Lớp nhận xét.
+ Các số chia hết cho 2: 4568, 2050, 35766
+ Các số chia hết cho 3: 2229, 35766
+ Các số chia hết cho 5: 7435, 2050
+ Các số chia hết cho 9: 35766
- HS nêu
- chữ số 0.
+ 64620, 5270 
+ 57234, 64620, 5270.
+ 57234, 66620.
+ 64620
a. 528, 558, 588 
b. 603, 693 
c. 240
d. 354
- Gọi HS làm và chữa bài.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS thực hiện theo yêu cầu của đầu bài.
- HS làm bài trong vở và chữa bài trên bảng.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài trong vở
- Chữa bài, nhận xét
Tiếng việt: ÔN TậP VΜ KIểM TRA Cuối học Kì I (TIếT 5)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định bộ phận câu đã học: làm gì? Thế nào? Ai? (BT2)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu , đọc diễn cảm.
- Giáo dục cho hs có ý thức trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như ở tiết 1).
- Bảng lớp viết sẵn đoạn văn ở BT 2.
III. Hoạt động day hoc:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài:
HĐ1 Kiểm tra đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 4 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc
-Cho điểm trực tiếp HS .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
-Gọi HS đọc yêu cầu nội dung.
- Thế nào là DT? ĐT? TT?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS chữa bài bổ sung.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
-Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
2. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
-HS lắng nghe.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS trả lòi.
-1 HS làm bảng lớp, HS cả lớp viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT.
-1 HS nhận xét, chữa bài.
-3 HS lên bảng đặt câu hỏi. Cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét, chữa bài. 
Tiếng việt: ÔN TậP VΜ KIểM TRA Cuối học Kì I (TIếT 6)
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc 
diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.
- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng (BT2)
+ HS khá, giỏi: Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được các đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút)
- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu , đọc diễn cảm.
- Giáo dục cho hs có ý thức trong giờ ôn tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, học thuộc lòng (như tiết 1).
- Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170, SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài
 HĐ1: Kiểm tra đọc:
-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 3 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc
-Cho điểm trực tiếp HS 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS tự làm bài, GV nhắc nhở HS.
+Đây là bài văn miêu tả đồ vật. 
+Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác. +Không nên tả quá chi tiết, rờm rà.
-Gọi HS trình bày, GV ghi nhanh ý chính của dàn ý lên bảng
-Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
2. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
-HS lắng nghe.
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
-3 đến 5 HS trình bày.
-3 đến 5 HS trình bày.
 Thứ 5 ngày 31 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt: Kiểm tra Định kỳ( Kiểm tra đọc)
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4, học kì I (Bộ giáo dục & Đào tạo – Đề kiểm tra học kì cấp Tiểu học, lớp 4, tập một, NXB Giáo dục 2008)
II. Các hoạt động dạy học: 
_-Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc, khoảng 3 em.
-Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc
-Cho điểm trực tiếp HS 
-Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị 2 phút. Khi 1 HS kiểm tra xong, thì tiếp nối 1 HS lên bốc thăm yêu cầu.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Theo dõi và nhận xét.
Tiếng Việt: Kiểm tra định kỳ ( Kiểm tra viết)
 ( Theo đề chung của nhà trường) 
Toán: Kiểm tra định kỳ 
 ( Theo đề chung của nhà trường)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_18_ban_tich_hop_cac_mon_2_cot.doc