Bài: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, bước đầu Hs kể lại được câu chuyện rõ ý, đúng diễn biến.
- Hs hiểu nội dung (cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên) và biết trao đổi với bạn ý nghĩa câu chuyện (nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị và bổ ích).
- Giáo dục Hs thích khám phá về tự nhiên, về thế giới xung quanh ta.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Tranh minh họa.
- Hs: Truyện đọc lớp 4
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011 Thi cuối học kì I Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011 Thi cuối học kì I Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011 Thi cuối học kì I Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011 Toán Tiết 83 Bài: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 Mục tiêu: Hs biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Hs biết số chẵn, số lẻ. Hs tính toán chính xác, cẩn thận. Hs yếu làm BT1, BT2 (câu a viết hai số, câu b viết 1 số). Hs khá, giỏi làm thêm BT3, 4; (giảm BT3, 4). Chuẩn bị: Gv: Bảng nhóm Hs: Học thuộc bảng nhân 2 Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: TG: 15’ * Gv hướng dẫn Hs tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2: Gv yêu cầu Hs tự tìm vài số chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Hs lên bảng viết kết quả. Hs khác bổ sung thêm vào 2 cột. Hs quan sát, đối chiếu, so sánh 2 cột và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 2. * Gv giới thiệu cho Hs số chẵn và số lẻ: Gv giới thiệu cho Hs: các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn. Hs nêu ví dụ. Gv cho Hs nêu khái niệm về số chẵn. Gv giới thiệu cho Hs: các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ. Hs nêu ví dụ. Gv cho Hs nêu khái niệm về số lẻ. * Hs biết dấu hiệu chia hết cho 2 và nhận biết số chẵn, số lẻ. Hoạt động 2: Hs làm bài vào bảng cá nhân (BT1): TG: 7’ Hs đọc yêu cầu bài, Gv hướng dẫn. Hs làm bài vào bảng cá nhân. Hs trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. * Hs nhận biết số chia hết cho 2 (số chẵn) và số không chia hết cho 2 (số lẻ). Hoạt động 3: Làm bài vào vở (BT2): TG: 8’ Hs đọc yêu cầu bài, Gv hướng dẫn, làm mẫu. Cả lớp làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng cá nhân. Hs yếu: câu a viết hai số, câu b viết một số. Gv hỗ trợ. Đại diện Hs trình bày bài làm. Hs khác nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, tuyên dương. Hs khá, giỏi làm thêm BT3, 4 vào vở. * Hs viết số có bốn chữ số chia hết cho 2 và số có ba chữ số không chia hết cho 2. T Củng cố, dặn dò: TG: 5’ Gv nhận xét tiết học. Dặn Hs về xem lại dấu hiệu chia hết cho 2. Chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 5. Rút kinh nghiệm: . Tiếng Việt Tiết 17: Bài: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ Mục tiêu: Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, bước đầu Hs kể lại được câu chuyện rõ ý, đúng diễn biến. Hs hiểu nội dung (cô bé Ma-ri-a ham thích quan sát, chịu suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên) và biết trao đổi với bạn ý nghĩa câu chuyện (nếu chịu khó tìm hiểu thế giới xung quanh, ta sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị và bổ ích). Giáo dục Hs thích khám phá về tự nhiên, về thế giới xung quanh ta. Chuẩn bị: Gv: Tranh minh họa. Hs: Truyện đọc lớp 4 Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Gv kể chuyện: TG: 5’ Gv kể lần 1 – Hs lắng nghe. Gv giải nghĩa từ. Gv kể lần 2, kết hợp chỉ vào từng tranh. Gv kể lần 3. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs kể chuyện, trao đổi ý nghĩa: TG: 10’ Hs đọc yêu cầu 1, 2. Gv hướng dẫn cách kể chuyện, chia nhóm. Hs kể chuyện trong nhóm 4, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Các nhóm thi kể chuyện trước lớp (phân vai). Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay. Trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Gv chốt ý. T Củng cố, dặn dò: Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị bài: Ôn tập. Rút kinh nghiệm: .. . Địa lí Tiết 17: Bài: ÔN TẬP Mục tiêu: Hs hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. Hs nhận biết được sự khác nhau về địa hình, khí hậu, sông ngòi, dân tộc, trang phục, hoạt động sản xuất của Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên. Giáo dục Hs có ý thức tôn trọng, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Chuẩn bị: Gv: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam; phiếu Hs: Xem lại các bài đã học. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi: TG: 10’ ó So sánh đặc điểm tự nhiên: Gv cho Hs xác định vị trí của Hoàng liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ. Gv đính phiếu câu hỏi lên bảng, 1 Hs đọc nội dung phiếu. Gv hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi trên phiếu, chia nhóm thảo luận. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Gv hỗ trợ nhóm Hs yếu trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, tuyên dương. * Hs chỉ được vị của Hoàng liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ và nêu đặc điểm tự nhiên của các vùng. l Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 5: TG: 13’ ó Tìm hiểu về con người và hoạt động của Hoàng liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, Tây Nguyên, các cao nguyên ở Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ: Gv phát phiếu, hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi trong phiếu. Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu. Đại diện nhóm trình bày bài làm. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, tuyên dương. Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp: TG: 7’ ó Hs giơ thẻ A-B-C-D và thẻ Đ-S cho câu trả lời đúng: Gv đọc câu hỏi và các câu trả lời. Hs chọn đáp án bằng cách giơ thẻ. Gv nhận xét, tuyên dương. T Củng cố, dặn dò: Về xem lại các bài đã học. Chuẩn bị bài: Thành phố Hải Phòng. Rút kinh nghiệm: Khoa học Tiết 36: Bài : KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG Mục tiêu: Hs nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Hs xác định vai trò của không khí đối với quá trình hô hấp, ứng dụng vào đời sống. Giáo dục Hs có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và bầu không khí trong lành. Chuẩn bị: Gv: Sưu tầm hình ảnh ứng dụng ô-xi trong cuộc sống. Hs: Sưu tầm hình ảnh ứng dụng ô-xi trong cuộc sống. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Làm việc cá nhân: TG: 15’ ó Vai trò của không khí đối với con người: hs đọc mục Thực hành SGK/72 và làm theo hướng dẫn. Gv hướng dẫn Hs thực hành. Gv yêu cầu Hs mô tả lại cảm giác. Hs dựa vào tranh nêu vai trò của không khí đối với đời sống. Gv kết luận. * Hs nêu được vai trò của không khí đối với con người. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 5: TG: 8’ ó Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật, động vật: Hs quan sát tranh 3, 4 trả lời câu hỏi SGK/72. Gv đính câu hỏi, Hs đọc lại. Gv chia nhóm, giao việc. các nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. * Hs nêu được vai trò của không khí đối với thực vật, động vật và trả lời một số câu hỏi liên quan đến vai trò của không khí đối với sự sống. Hoạt động 3: Thảo luận theo cặp: TG: 7’ ó Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô-xi: Hs quan sát tranh 5, 6 SGK/73. Gv hướng dẫn thảo luận, giao việc. Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. Gv đặt câu hỏi về vai trò của ô-xi, nêu ví dụ ứng dụng của ô-xi trong cuộc sống. * Hs nêu được trường hợp dùng bình ô-xi trong cuộc sống. T Củng cố, dặn dò: Về học bài, chuẩn bị chong chóng. Chuẩn bị bài: Tại sao có gió. Rút kinh nghiệm: .. . Buổi chiều Luyện tập Tiếng Việt Mục tiêu: Củng cố cho Hs kể lại được câu chuyện rõ ý, đúng diễn biến. Rèn Hs biết cách trao đổi với bạn ý nghĩa câu chuyện. Giáo dục Hs có ý thức tự giác học tập chăm chỉ. Chuẩn bị: Gv: Tranh Hs: Truyện đọc Các hoạt động dạy - học: Hs yếu kể từng đoạn của câu chuyện. Hs khá, giỏi kể lại toàn câu chuyện, nêu ý nghĩa chuyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn. Luyện tập Toán Mục tiêu: Củng cố cho Hs dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Rèn cho Hs kĩ năng nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2. Giáo dục Hs có ý thức làm bài nhanh, chính xác. Chuẩn bị: Gv: Bảng phụ viết BT. Hs: Các hoạt động dạy - học: Gv yêu cầu Hs làm bài trong VBT. Gv kiểm tra Hs, giúp đỡ Hs yếu, Hs lúng túng. - Gv đính bảng phụ viết BT lên bảng. Gv nêu yêu cầu, hướng dẫn, nêu luật chơi. Hs thi đua theo 2 đội g Hs tiếp sức tìm số chia hết cho 2. - Cả lớp nhận xét, bình chọn. Gv kết luận, tuyên dương. Âm nhạc GV chuyên dạy Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011 Toán Tiết 84 Bài: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 Mục tiêu: Hs biết dấu hiệu chia hết cho 5. Hs biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5. Hs tính toán chính xác, cẩn thận. Hs yếu làm BT1, BT4 a; Hs khá, giỏi làm thêm BT2, 3; (giảm BT2, 3) Chuẩn bị: Gv: Bảng nhóm. Hs: Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp: TG: 13’ * Gv hướng dẫn Hs tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 5: Gv yêu cầu Hs tự tìm vài số chia hết cho 5 và không chia hết cho 5. Hs lên bảng viết kết quả. Hs khác bổ sung thêm vào 2 cột. Hs quan sát, đối chiếu, so sánh 2 cột và rút ra kết luận về dấu hiệu chia hết cho 5. Gv cho Hs quan sát cột không chia hết cho 5 và rút ra nhận xét. Gv cho Hs nêu khái niệm về số chẵn. Gv chốt ý và yêu cầu Hs nêu ví dụ. * Hs nhận biết dấu hiệu chia hết cho 5. Hoạt động 2: Hs làm bài vào bảng cá nhân (BT1): TG: 7’ Hs đọc yêu cầu bài. Gv gợi ý, hướng dẫn. Hs làm bài vào bảng cá nhân. Hs trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. * Hs nhận biết số chia hết cho 5 và số không chia hết cho 5. Hoạt động 3: Làm bài vào vở (BT4): TG: 10’ Hs đọc yêu cầu bài, Gv hướng dẫn. Cả lớp làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng nhóm. Hs yếu làm câu a (Gv hỗ trợ Hs yếu). Đại diện Hs trình bày bài làm. Hs khác nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, tuyên dương. Hs khá, giỏi làm thêm BT2, 3 vào vở. * Hs nhận biết số chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2; số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2. T Củng cố, dặn dò: Về xem lại bài, học thuộc bảng nhân và bảng chia. Chuẩn bị: Luyên tập. Rút kinh nghiệm: . . Tiếng Việt Tiết 34 Bài: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (tiết 2) Mục tiêu: Hs hiểu nội dung bài: cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, đáng yêu; hiểu từ ngữ trong bài: chăn, vằng vặc; trả lời được câu hỏi SGK. Hs đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật và lời người dẫn chuyện. Giáo dục Hs ý thức về tự nhiên và quan tâm đến cho mọi người xung quanh ta. Chuẩn bị: Gv: Tranh minh họa. Hs: Sưu tầm tranh Các hoạt động dạy - học: Luyện đọc: TG: 13’ Gv đọc mẫu, Hs cảm thụ bài. Gv tóm tắt nội dung. 3 Hs đọc tiếp nối, chia đoạn. Hs đọc tiếp nối lần 1 – rút từ luyện đọc: vằng vặc, tỏa sáng, hươu, đắp chăn. Hs đọc tiếp nối lần 2 – rút từ giải nghĩa: vời, tức tốc, kim hoàn. Tìm hiểu bài: TG: 10’ Gv đính bảng phụ ghi nội dung các câu hỏi lên bảng, 1Hs đọc lại.. Gv tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi trên bảng phụ. Hs thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, tuyên dương. Hs nêu nội dung bài. Gv chốt ý, đính nội dung bài. Hs đọc lại. Đọc diễn cảm: TG: 7’ Gv đính bảng phụ, hướng dẫn đọc; Gv đọc mẫu. 1 Hs đọc lại. Hs đọc theo nhóm đôi. Thi đọc phân vai trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn. Gv tuyên dương T Củng có, dặn dò: Về đọc lại bài, trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị: Ôn tập. Rút kinh nghiệm: .. . Tiếng Việt Tiết 33 Bài: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT Mục tiêu: Hs hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. Hs nhận biết được cấu tạo của đoạn văn; viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút. Hs có ý thức giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập, bút viết. Chuẩn bị: Gv: Bảng nhóm, vật thật: mấy chiếc bút mực. Hs: Chiếc bút mực Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (I. Nhận xét): TG: 8’ Hs đọc yêu cầu BT1, 2, 3. Hs đọc bài Cái cối tân, suy nghĩ, trả lời. Hs phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, rút ra phần Ghi nhớ. * Hs hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 5 (BT.III): TG: 7’ Hs đọc yêu cầu bài. Gv hướng dẫn, chia nhóm, giao việc. Các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi BT1.III SGK/170. Đại diện nhóm trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. * Hs nhận biết được cấu tạo của đoạn văn. Hoạt động 3: Hs làm bài vào vở (BT2.III): TG: 15’ Hs đọc yêu cầu bài tập. Gv cho Hs quan sát vài cây bút, tìm ra nét khác nhau giữa các cây bút. Gv hướng dẫn, yêu cầu Hs làm bài vào vở. Cả lớp làm bài vào vở. Gv hỗ trợ Hs yếu làm bài. Hs đọc bài làm của mình cho cả lớp nghe. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. * Hs viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút. T Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học Chuẩn bị: Thi cuối học kì I. Rút kinh nghiệm: . Buổi chiều Mĩ thuật Gv chuyên dạy Luyện tập Tiếng Việt Mục tiêu: Củng cô cho Hs nhận biết cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn Rèn cho Hs kĩ năng viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút. Giáo dục Hs có ý thức giữ gìn cẩn thận đồ dùng học tập, bút viết cẩn thận. II. Chuẩn bị: Gv: Chiếc bút mực. Hs: Chiếc bút mực. III. Các hoạt động dạy - học: Gv yêu cầu Hs làm bài trong VBT, hỗ trợ Hs yếu. Gv kiểm tra bài làm của Hs trong VBT. Gv đính bảng phụ ghi đề bài, yêu cầu Hs viết đoạn tả bao quát cây bút của mình. Cả lớp viết bài vào vở. g Hs đọc bài làm của mình trước lớp. Cả lớp nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. Thể dục Tiết 34 Bài: ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY. TRÒ CHƠI “NHẢY LƯỚT SÓNG”. Mục tiêu: Hs biết cách đi nhanh chuyển sang chạy. Hs biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Nhảy lướt sóng”. Giáo dục Hs siêng năng tập luyện thể dục thể thao; rèn kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo. Chuẩn bị: Gv: Còi, tranh Hs: Vệ sinh sân tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Phần mở đầu: (5 – 8 phút) Gv kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. Gv cho Hs khởi động. Hs đứng tại chỗ vừa hát vừa vỗ tay. 2. Phần cơ bản: (15 – 17 phút) * Đội hình đội ngũ: (3 – 4 phút) - Gv cho Hs ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng. - Gv tổ chức cho Hs tự tập theo tổ. - Gv quan sát, hỗ trợ Hs còn lúng túng. * Đội hình đội ngũ: (5 – 6 phút) - Cả lớp xếp theo độ hình hàng dọc, mỗi Hs cách nhau 2 – 3m. - Gv hướng dẫn Hs đi nhanh chuyển sang chạy. - Từng tổ trình diễn. * Trò chơi vận động: “Nhảy lướt sóng”: (7 phút) - Gv nêu lại tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. - Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi. 3. Phần kết thúc: (4 – 5 phút) Tập các động tác thả lỏng. Gv cùng Hs hệ thống bài. Gv nhận xét, đánh giá giờ học; giao bài tập về nhà. T Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài: Đi nhanh chuyển sang chạy. Trò chơi “Chạy theo hình tam giác”. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: