Giáo án Khối 4 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục tiêu :

1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đối thoại.

2.Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phụcmẹ để mẹ thấy rằng nghề nào cũng đáng quý.( Trả lời được các câu hỏitrong SGK).

3.Thái độ: GD HS Yêu lao động, trân trọng mọi sản phẩm lao động. Quý trọng người lao động.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh họa bài trong SGK.

- Bảng phụ chép sẵn đoạn " Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ . khi đốt cây bông"

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 2 tháng 11 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
Hai đường thẳng song song
1.Mục tiêu: Giúp Hs:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phấn màu.
- Thước thẳng và êke.( dùng cho GV).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv vẽ trên bảng hình sau: 
A	B
C
E	D
- Và nêu yêu cầu: Em hãy nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình trên.
- Gv nhận xét, ghi điểm, chốt cách ghi cặp cạnh vuông góc.
- Hs lên bảng nêu các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình bên.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu bài học – ghi bảng.
2.Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- Gv vẽ lên bảng hình chưc nhật ABCD và yêu cầu Hs nêu tên hình.
- Gv dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và CD về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và CD của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau. Hai đường thẳng này gọi là hai đường thẳng song song.
- Em hãy kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC, chúng ta có được hai đường thẳng song song không?
- Gv nêu: Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau.
- Em hãy quan sát các vật quanh em và cho biết vật nào các đường thảng song song.
- Gv yêu cầu hs vẽ hai đường thẳng song song vào vở.
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1: 
- Gv vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD , sau đó chỉ cho Hs thấy rõ hai cạnh AB và CD là một cặp cạnh song song với nhau.
- Gv hỏi: Ngoài cặp cạnh AB và CD, trong hình chữ nhật ABCD còn cặp cạnh nào song song?
- Gv vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu nêu các cặp cạnh song song trong hình.
- Gv chốt câu tả lời đúng.
Bài 2:
- Gv nhắc lại yêu cầu của đề bài.
- Các em hãy quan sát thật kĩ để tìm những cạnh song song với cạnh BE.
- MR: Em hãy tìm những cạnh song song với cạnhAB.
- Gv chốt, kết luận ý đúng.
Bài 3:
 - Gv yêu cầu HS quan sát thật kĩ các hình trong bài.
- Trong hình MNPQ có những cặp cạnh nào song song với nhau?
- Trong hình EDIHG có cặp cạnh nào song song với nhau? ( KK Hs K_G hoàn thành tại lớp).
4. Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học và nhắc HS chuẩn bị bài sau: Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Hs nêu tên hình: Hình chữ nhật ABCD.
- Hs theo dõi thao tác của Gv trên bảng.
- Kéo dài hai cạnh còng lại của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song.
- Hs nghe và nhắc lại.
- Hs tìm và nêu: 2 mép đối diện của quyển SGK.
- Hs vẽ hai đường thẳng song song vào vở.
- Quan sát hình và thao tác chỉ cặp cạnh song song.
- Hs trả lời: Cặp cạnh AD và Bc song song với nhau.
- Hs tự trả lời cá nhân.
- Hs nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Hs đọc đề bài.
- Hs quan sát hình và tìm.
- Hs phát biểu.
- Hs K- G tìm thêm theo yêu cầu của GV.
- Hs nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Hs đọc đề bài.
- Hs thảo luận nhóm 2 và trả lời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs nhắc lại thế nào là cặp cạnh song song với nhau.
________________________________
Tiết 3: Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I. Mục tiêu :
1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đối thoại.
2.Kiến thức: Hiểu từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phụcmẹ để mẹ thấy rằng nghề nào cũng đáng quý.( Trả lời được các câu hỏitrong SGK).
3.Thái độ: GD HS Yêu lao động, trân trọng mọi sản phẩm lao động. Quý trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa bài trong SGK.
- Bảng phụ chép sẵn đoạn " Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ ... khi đốt cây bông"
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài " Đôi giày ba ta màu xanh " và trả lời câu hỏi về nội dung
 mỗi đoạn.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc.
-?Hãy chia bài thành các đoạn.
Đ1: Từ đầu ... sống. Đ2: còn lại.
- GV kết hợp hướng dẫn Hs phát âm một số từ: mồn một, cúc cắc, ...., hiểu một số từ ngữ ở cuối bài và một số từ ngữ khác như: đầy tớ,....
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng trao đổi, ttrò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
+ Giọng Cương: lễ phép khẩn khoản, thiết tha xin mẹ đồng ý.
+ Giọng mẹ: Ngạc nhiên khi thấy con xin đi học một nghề thấp kem, dịu dàng, cảm động khi hiểu lòng con.
b. Tìm hiểu bài:
- GV HDHS trả lời theo các câu hỏi trong SGK.
? Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
 ý 1: Cương xin mẹ học nghề rèn để kiếm sống.
? Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?
? Cương thuyết phục mẹ như thế nào?
? Hãy nhận xét về cách trò chuyện của hai mẹ con
 -> ý 2: Cương thuyết phục mẹ hiểu, ủng hộ cho mình.
- Em hãy nêu nội dung bài ?
- Gv chốt và ghi bảng.
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn Hs đọc toàn truyện theo cách phân vai.
- Gv và cả lớp bình chọn nhóm đọc phân vai hay nhất.
- Gv treo bảng phụ đã ghi sẵn đoạn truyện cần luyện đọc diễn cảm.Hướng dẫn Hs thi đọc diễn cảm .
- Gv đọc mẫu 1 lượt, nhắc hs cách nhấn giọng,..
-GV theo dõi, uốn nắn.
-Cả lớp và Gv bình chọn bạn đọc hay nhất, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhắc lại ND, ý nghĩa câu chuyện ?
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn Hs về nhà đọc nhiều lần, chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm và xác định số đoạn.
- HS tiếp nối đọc toàn bài ( 2-3 lần).
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 vài hs đọc toàn bài.
- Hs cả lớp theo dõi trong SGK, lắng nghe giọng đọc của Gv.
- 1 HS đọc toàn đoạn 1, trả lời câu hỏi.
- Vài Hs trả lời.
-Hs khác nhận xét, bổ sung.
-HS nêu.
-HS nêu ý nghĩa.
- 1 Hs đọc toàn bài, cả lớp theo dõi.
- HS đọc theo 3 vai.
- Hs luyện đọc trong nhóm theo cách phân vai.
- Thi đua giữa các nhóm.
- Hs lắng nghe.
-HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-HS thi đọc.
-1, 2 Hs nhắc lại nội dung câu chuyện.
______________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
MRVT: Ước mơ
I. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ ngữ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ, (BT1.2)
- Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3).
- Nêu được VD minh họa về một loại ước mơ (BT4).
- Hiểu được ý nghĩa của hai thành ngữ thuộc chủ điểm.(BT5a,c)
II. Đồ dùng dạy- học:
-Một tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm bài tập 2 , 3.
- Từ điểm TV.
- VBT Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy- học :
A. Kiểm tra bài cũ. 
- Dấu ngoặc kép thường được dùng để làm gì?
-Nêu VD về việc sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp.
- GV đánh giá, cho điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi.
- GV mhận xét chốt lại lời giải đúng.
Đó là các từ:
- Mơ tưởng: Mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi trở thành hiện thực.
- Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
Bài 2: 
- Em hãy đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tìm trong từ điển.
- Gv quan sát, giúp đỡ những nhóm yếu.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3: Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá về những ước mơ cụ thể
- GV gợi ý, định hướng cho HS .
- Gv gọi hs trình bày bài làm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 4: 
- GV gợi ý HS và chỉ định 1 HS bất kì trong mỗi nhóm nêu nghĩa thành ngữ.
- GV hỗ trợ, giúp đỡ Hs khi cần để có câu trả lời đúng.
Bài 5: Tìm hiểu các thành ngữ:
- Gv hướng dẫn Hs làm bài.
- Cả lớp và Gv chốt ý đúng.
+ Cầu được ước thấy: gặp được điều vui mừng, mãn nguyện.
+ Ước sao được vậy: cùng nghĩa với câu trên
+Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường.
+Đứng núi này trông núi nọ: không bằng lòng với những cái hiện đang có, lại mơ tưởng đến cái khác chưa phải của mình.
- Gv khuyến khích Hs đặt câu với các thành ngữ trên.
VD:
- Mình đang cần một cái thước kẻ, cậu lại cho mình, thật là “cầu được ước thấy”
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học, dặn hs về học thuộc các thành ngữ trong bài.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 1- 2 HS trả lời.
- HS 1 sử dụng dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp.
- HS 2 sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS cả lớp đọc thầm bài Trung thu độc lập 
+ 2 HS tìm từ đồng nghĩa với ước mơ và ghi vào sổ tay từ ngữ.
- HS phát biểu ý kiến, kết hợp giải nghĩa từ.
- 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi trong SGK. 
- HS làm việc theo nhóm sáu: tìm từ và viết vào phiếu.
- Đại diện nhóm đọc và dán tờ giấy lên bảng, đọc kquả, nhận xét.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs chữa bài vào vở ghi.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận nhóm 2 và gắncác từ ngữ đánh giá về các ước mơ.
- Đại diệncác nhóm phát biểu.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc đề bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS thảo luận nhóm bốn, mỗi em nêu 1 VD về một loại ước mơ.
- HS phát biểu ý kiến.
 - 1 HS đọc yêu cầu. 
- Các nhóm đôi thảo luận về nghĩa của các thành ngữ.
- Đại diện các nhóm phát biểu.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung, 
- Hs K-G đặt câu.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
ĐInh bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :
- Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên. Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước, lập lên nhà Đinh
- Kể ra được những công lao to lớn của Đinh Bộ Lĩnh.
- HS tự hào về truyền thống lịch sử nước ta.
II. Đồ dùng dạy- học :
 -Hình trong SGK 
III. Các hoạt động dạy- học : 
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêucầu, mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 1 : Giới thệu bối cảnh lịch sử. 
?Sau khi Ngô Quyền mất đất nước ta như thế nào?
- GV nhận xét chốt nội dung đúng. 
3. Họat động 2 : Thảo luận theo nội dung sau. 
 - Nêu những nét chính về Đinh Bộ Lĩnh ?
 - Nêu những công lao lớn của Đinh Bộ Lĩnh trong việc dẹp loạn thống nhất đất nước ?
- Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
- Gv chốt, mở rộng:
+Hoàng: là Hoàng đế( ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế nước Trung Hoa.
+Đại Cồ Việt:Nước Việt lớn.
+Thái Bình: yên ổn, không có loạn lạc, chiến tranh.
4. Hoạt động 3 : Thảo luận tìm hiểu về tình hình đất nước, triều đình , cuộc sống của nhân dân trước và sau khi ... u cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
- HS học động tác: Lưng bụng của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. 
- Chơi trò chơi " Con cóc là cậu ông trời".Tham gia chơi trò chơi chủ động.
- HS có ý thức tự giác nghiêm túc khi luyện tập.
II: Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tonà khi tập luyện.
- Phương tiện: cói, phấn trắng, thước dây, 4 cở nhỏ,..
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Đi đều vòng quanh sân và chạy nhanh dần.
- Trò chơi: Kết bạn.
2. Phần cơ bản.
a. Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn động tác vươn thở, tay, chân:
- Gv hô nhịp cho hs tập3 động tác 1 lần.
- Cán sự lên hô cho các bạn tập.
- Gv quan sát, uốn nắn, tuyên dương những bạn thực hiện tốt.
- Học động tác lưng - bụng: 
+Tập 4 lần(2x 8 nhịp).
- Gv nêu tên động tác rồi hướng dẫn 
-Gv tổ chức thi xem tổ nào tập tốt hơn.
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời.
3. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Gv và hs hệ thống bài.
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
6-10ph
18-22ph
12-14ph
3- 4ph
7-8 ph
4-6 ph
4-6 ph
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
- Gv nêu yêu cầu hs đi vòng tròn và chạy nhanh dần.
- Gv tổ chức trò chơi.
- Hs tập theo nhịp hô của Gv và cán sự.
- Tập 3-4 lần( mỗi lần 2 nhịp).
+ Lần 1: Gv nêu tên động tác, làm mẫu và phân tích cho Hs nắm được động tác.
+ Lần 2: Gv hô nhịp chậm vừa quan sát, nhắc nhở và chữa lỗi cho Hs kịp thời.
+ Lần 3: Gv hô nhịp, Hs tự tập.
+Lần 4: Cán sự hô nhịp, cả lớp tập.
- Gv nhắc lại cách chơi, cho Hs chơi thử 1 lần.
- Hs thi đua theo tổ.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn tổ chơi tốt nhất.
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức : Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
2.Kĩ năng: Lập được dàn ý ( nội dung) của bài trao đổi đạt mục đích.
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp; lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
3.Thái độ: GD HS ý thức tự tin trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn.
III. Hoạt động dạy - học ;
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc đoạn văn đã được chuyển thể từ 2 cảnh của vở kịch Yết Kiêu.
- GV đánh giá, cho điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng 
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu cách trao đổi ý kiến của bạn Cương trong câu chuyên Thưa chuyện với mẹ.
- Gv chốt: Cương nói chuyện với mẹ rất lễ phép, tìm ý thuyết phục mẹ chính đáng.
Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( họa, nhạc, võ thuật). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
Hãy cùng bạn đóng vai em và anh ( chị) thực hiện cuộc trao đổi.
3. Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có.
- GV hướng dẫn HS hiểu trọng tâm của đề bài
- Nội dung trao đổi là gì? 
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
 - Hình thức thực hiện cuộc trao đổi ấy là gì? 
4. Học sinh thực hành trao đổi theo cặp.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ
5.Trình bày trước lớp.
- GV hướng dẫn HS nhận xét .
- GV nêu 1 vài ví dụ mẫu (SGV)
 C. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng kể miệng hoặc đọc các đoạn văn đã viết.
- HS khác nhận xét
- 1 HS đọc khá đọc bài Thưa chuyện với mẹ
- Hs phát biểu về cách nói chuyện của Cương với mẹ.
- 1 HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài.
- HS tìm những từ ngữ quan trọng
- Ba HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 , 2, 3.
- Nhiều HS phát biểu: em sẽ chọn nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu nào đó để trao đổi.
- HS đọc thầm lại gợi ý 2 , hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh ( chị) có thể đặt ra.
+ HS thảo luận trả lời.
- HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp)
- Từng cặp HS trao đổi trước nhóm: 2 người lần lượt đổi vai cho nhau – Cả nhóm nhận xét, góp ý để bổ sung.
- Mỗi nhóm cử 1 cặp HS đóng vai trình bày trước lớp.
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất.
.____________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 9. Kế hoạch tuần 10.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 9.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 10.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 9.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS.
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS.
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực.
- Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 10.
- Thực hiện tốt những nhiệm vụ của người HS.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tích cực hưởng ứng phong trào Bảng hoa điểm tốt do Liên đội phát động
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản,...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
* Bổ sung:
..
..
______________________________
* Buổi chiều 
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs những kiến thức về: biểu thức có chứa hai chữ, chứa ba chữ, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, hai đường thẳng song song và hai đường thẳng vuông góc.
- Hs thực hành thành thạo các bài tập liên quan.
- Hs ham mê môn học.
II. Các hoạt động dạy –học:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Luyện tập.
 Bài 1: 
-Tính giá trị biểu thức a+(2003 x b)
a. Với a = 2098, b= 9
b. Với a= 13980, b= 5
-Tính giá trị của biểu thức a x b+ c
a. Với a= 9, b= 13098, c= 35408
b. Với a= 1, b= 54601, c= 78214
- Gv ghi đề bài lên bảng. Hướng dẫn Hs cách trình bày.
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 2: Lớp 4A và lớp 4B có tất cả 58 học sinh. Lớp 4A nhiều hơn lớp 4B 4 học sinh. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh?
- Gv ghi đề bài lên bảng, yêu cầu Hs tự đọc đề bài và nêu lại cách làm dạng bài.
- Cả lớp và gv nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 3: Hai thửa ruộng thu hoạch được 5 tạ 45 kg thóc. Biết thửa thứ nhất thu được ít hơn thửa thứ hai 1 tạ 15 kg. Hỏi mỗi thửa ruộng thu được bao nhiêu kg thóc ?
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Yêu cầu hs đọc đề bài và phân tích đề bài cho gì, yêu cầu gì?
- Gv hướng dẫn Hs TB- Y thao tác trình bày bài.
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 4: Cho hình chữ nhật ABCD với độ dài mỗi cạnh như hình vẽ: A 14cm B
	5cm
	 C 	D
Em hãy cho biết:
+ Các cặp đường thẳng vuông góc và song song trong hình chữ nhật ABCD.
+Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật đó.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài.
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về ôn tập, chuẩn bị thi giữa học kì I.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs K-G nêu lại cách trình bày bài làm.
- Hs tự làm bài vào vở:
- 4 Hs lên bảng.
- Hs phát hiện: Bất kì số nào nhân với 1 vẫn bằng chính số đó.
- Hs đọc đề bài.
- Hs K-G nêu lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs đọc đề bài.
- Hs K- G tự phát hiện cách đổi đơn vị để thực hiện bài giải.
- Hs tự làm bài vào vở.
- 1 HS lênbảng.
- Hs đọc đề bài.
- HS nhắc lại thế nào là hai đường thẳng vuông góc và song song với nhau.
- HS nêu công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật
-Hs tự làm vào vở.
- 4 hs lần lượt lên bảng.
- Hs lắng nghe.
______________________________
Tiết 2: Hoạt động ngoại khóa
Toán: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs những kiến thức về: Tính chất của phép cộng, tìm số trung bình cộng của nhiều số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Hs thực hành thành thạo các bài tập liên quan.
- Hs ham mê môn học.
II. Các hoạt động dạy –học:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a. 3129 +8704 + 6871+1296
b. 1455 + 2008+3545 +7992
c. 90-89+88-87+86-85+84-83+82-81
Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu lấy vào 3209 lít dầu, ngày thứ hai lấy nhiều hơn ngày thứ nhất 685 lít dầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng lấy vào bao nhiêu lít dầu?
Bài 3: Tổng số tuổi bố và con năm nay là 42 tuổi. Hai năm nữa bố hơn con 24 tuổi. Hỏi hiện nay tuổi bố, tuổi con là bao nhiêu?
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về ôn tập, chuẩn bị thi giữa học kì I.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Tự làm bài vào vở: N1,2: a,b,c / N3: a,b
- 3 Hs lên bảng.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc đề bài.
- Hs nhắc lại cách tìm trung bình cộng của nhiều số.
- Hs tự làm vào vở.
- 1 hs lên bảng. 
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs nắm được tổng số tuổi bố và tuổi con sẽ thay đổi mỗi năm, hiệu số tuổi sẽ không bao giờ đổi.
- Hs K-G làm bài. KK hs TB-Y hoàn thành tại lớp.
- 1 Hs lên bảng.
- Gv và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Hs lắng nghe.
*************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_9_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc