Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản hay chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản hay chuẩn kiến thức)

TIẾT 6: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức: Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề

2. Kỹ năng: Viết và đọc các số có tới sáu chữ số

3. Thái độ: Tự giác học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ SGK.Các thẻ só có ghi: 100 000, 10 000, 1000, 100, 10, 1; các tấm ghi các chữ số: 1, 2, 3, 4 , . 9.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: HS nêu công thức tính chu vi hình vuông, nêu lại kết quả bài 4 ( chu vi hình vuông: 12cm, 20cm, 32cm)

B. DẠY BÀI MỚI

1. Giới thiệu bài

2. Số có sáu chữ số

Hoạt động 1: Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.

- HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.

Hoạt động 2: Hàng trăm nghìn

- GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn; 1 trăm nghìn viết là: 100 000.

Hoạt động 3: Viết và đọc số có sáu chữ số

GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn như SGK

- Gv gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 lên các cột tương ứng.

- HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn. bao nhiêu đơn vị.

- Gv gẵn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng

- HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn.

- GV hướng dẫn HS viết số và đọc số.

- Tương tự Gv lập thêm vài số có sáu chữ số nữa cho HS lên viết và đọc số.

- GV viết số sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 và các tấm ghi các chữ số 1,2,3.9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng.

 

doc 76 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 2 (Bản hay chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Dế mèn bênh vực kẻ yếu ( tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng, thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng biến chuyển của truyện.
2. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ đúng, biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với cảnh tượng, tình huống biến chuyển của truyện, phù hợp với lời nói và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn.
- Hiểu được nội dung của bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh.
3. Thái độ: có tinh thần thông cảm và chia sẻ với người không may
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài học SGK.
- bảng phụ viết câu cần hướng dẫn HS đọc
III. Các hoạt động dạy học
a.Kiểm tra bài cũ:
- Một HS đọc thuộc lòng bài thơ “Mẹ ốm” trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
- Một HS đọc truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 1), nói ý nghĩa truyện
b. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Dẫn dắt từ nội dung bài phần 1 sang
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài
 +HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài ( 2 lần)
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm :lủng củng, nặc nô, co rúm lại, béo múp béo míp, quang hẳn,... GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: chóp bu, nặc nô luyện đọc đúng giọng câu hỏi, câu cảm : Ai đứng chóp bu bọn này?, Thật đáng xấu hổ!, Có phá hết các vòng vây đi không?
 + HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc lướt đoạn 1: Tìm hiểu trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? 
GV chốt ý: Trận địa mai phục của bọn nhện
HS đọc thành tiếng, lướt đoạn 2 : Tìm những chi tiết cho thấy Dế Mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ?.
GV chốt: Dế Mèn ra oai với bọn nhện
HS đọc thầm đoạn 3 thảo luận câu hỏi 3 SGK theo bàn: 
GV chốt: Dế Mèn phân tích theo cách so sánh để bọn nhện thấy chúng hành động hèn hạ không quân tử rất đáng xấu hổ. 
Gv chốt ý :Bọn nhện nhận ra lẽ phải trái.
HS đọc lướt toàn bài Trả lời câu hỏi 4 SGK
GV chốt lại đoạn .
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm 
3HS nối tiếp đọc 3 đoạn kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, phát hiện giọng đọc đúng của cả bài và thể hiện giọng biểu cảm:
+ Giọng đọc cần thể hiện sự kkhác biệt ở những câu văn miêu tả với những câu văn thuật lại lời nói của Dế Mèn. Lời Dế Mèn cần đọc giọng mạnh mẽ, dứt khoát, đanh thép như lời lên án và mệnh lệnh.
+ Chuyển giọng linh hoạt cho phù hợp với từng cảnh từng chi tiết. 
GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: “Từ trong hốc đá, một mụ nhện cái cong chân nhảy ra ....Có phá hết các vòng vây đi không?
 HS luyện đọc theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá sửa chữa uốn nắn.
GV hỏi: Bài tập đọc giúp các em hiểu điều gì? 
Gv ghi đại ý: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ghét áp bức, bất công,bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Khuyến khích các em tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí
Toán
Tiết 6: các số có sáu chữ số
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị các hàng liền kề
2. Kỹ năng: Viết và đọc các số có tới sáu chữ số
3. Thái độ: Tự giác học tập
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh hoạ SGK.Các thẻ só có ghi: 100 000, 10 000, 1000, 100, 10, 1; các tấm ghi các chữ số: 1, 2, 3, 4 , .... 9.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a. Kiểm tra bài cũ: HS nêu công thức tính chu vi hình vuông, nêu lại kết quả bài 4 ( chu vi hình vuông: 12cm, 20cm, 32cm)
b. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Số có sáu chữ số
Hoạt động 1: Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn.
- HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề.
Hoạt động 2: Hàng trăm nghìn
- GV giới thiệu: 10 chục nghìn bằng 1 trăm nghìn; 1 trăm nghìn viết là: 100 000.
Hoạt động 3: Viết và đọc số có sáu chữ số
GV cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn như SGK
- Gv gắn các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 lên các cột tương ứng.
- HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn.... bao nhiêu đơn vị.
- Gv gẵn kết quả đếm xuống các cột ở cuối bảng
- HS xác định lại số này gồm bao nhiêu trăm nghìn, bao nhiêu chục nghìn...
- GV hướng dẫn HS viết số và đọc số.
- Tương tự Gv lập thêm vài số có sáu chữ số nữa cho HS lên viết và đọc số.
- GV viết số sau đó yêu cầu HS lấy các thẻ số 100 000; 10 000; 1000; 100; 10; 1 và các tấm ghi các chữ số 1,2,3...9 gắn vào các cột tương ứng trên bảng.
3. Thực hành:
Bài 1: GV cho HS phân tích mẫu
- GV đưa hình vẽ như SGK, HS nêu kết quả cần viết vào ô trống ( 523453) cả lớp đọc số 523453
Bài 2: Làm việc cả lớp
- GV kẻ bảng như SGK.
- Cả lớp suy nghĩ điền số và đọc số, đại diện 3 em lên hoàn thành bài tập.
Bài 3: HS làm miệng đọc các số
Bài 4: Làm việc cá nhân
- HS viết các số vào vở, đại diện một em lên bảng viết số.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại cách viết, cách đọc số có sáu chữ số.
- Gv nhận xét tiết học.
Lịch sử
làm quen với bản đồ
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: HS biết trình tự các bước sử dụng bản đồ
2. Kỹ năng: Xác định được 4 phương hướng chính ( Bắc, Nam, Đông, Tây) trên bản đồ. Tìm một số đối tượng địa lí dựa vào bảng chú giải của bản đồ. 
3. Thái độ: Có tinh thần tích cực học tập
II. Đồ dùng dạy – học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ: Trên bản đồ người ta quy định các hướng như thế nào?
b. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Cách sử dụng bản đồ
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
Bước 1:- HS dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi:
+ Tên bản đồ cho ta biết điều gì?
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 ( bài 2) để đọc kí hiệu của một số đối tượng địa lí.
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3 ( bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là biên giới quốc gia?
Bước 2:-Đại diện một số HS trả lời các câu hỏi trên và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ.
Bước 3:- HS nêu các bước sử dụng bản đồ
* Kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
Bước 1:- Các nhóm làm bài tập a, b SGK
Bước 2:- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- HS các nhóm nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
- Một HS lên đọc tên bản đồ và chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông, Tây trên bản đồ.
- Một HS lên chỉ vị trí tỉnh Hải Dương trên bản đồ.
- Một HS nêu tên những tỉnh giáp với tỉnh Hải Dương
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các bước sử dụng bản đồ.
- GV nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
Truyện cổ nước mình
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với âm điệu, vần nhịp của từng câu thơ lục bát. Đọc toàn bài với giọng tự hào, trầm lắng.
2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ : Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.
- Học thuộc lònh bài thơ
3. Thái độ: Tự hào về nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ trong bài học SGK.
- Tranh minh hoạ về các truyện : Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế...
- Bảng phụ viết đoạn thơ cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học
a. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần tiếp theo). Hỏi sau khi đọc song truyện em nhớ nhất hình ảnh nào về Dế Mèn? 
b. Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài thơ và giới thiệu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
*..Luyện đọc đúng: 1 HS đọc cả bài
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ. Có thể chia bài thành 5 đoạn như sau: ( 2 lần)
+ Đoạn 1: từ đầu đến phật, tiên độ trì.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến rặng dừa nghiêng soi.
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến ông cha của mình,
+Đoạn 4 : Tiếp theo đến chăng ra việc gì.
+ Đoạn 5 : còn lại
*Lần 1: Đọc kết hợp phát hiện, luyện phát âm, GV đưa ra những từ, tiếng khó, gọi HS đọc, chú ý bài thơ cần đọc với giọng chậm rãi, ngắt hơi nhịp đúng với nội dung từng dòng thơ.
*Lần 2: Đọc kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài giải nghĩa các từ đó, giải nghĩa thêm một số từ ngữ: vàng cơn nắng, trắng cơn mưa; nhận mặt luyện đọc khổ thơ 1,2 ( từ đầu đến nghiêng soi.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Một, hai HS đọc cả bài.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng tự hào trầm lắng
*. Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt đoạn thơ 1 trả lời câu hỏi 1 SGK
GV chốt ý: Truyện cổ nước mình rất nhân hậu ý nghĩa sâu xa.
HS đọc lướt đoạn 4 để trả lời câu hỏi 2 SGK.
GV chốt:Các truyện cổ tiêu biểu trong kho tàng cổ tích Việt Nam.
- GV kể tóm tắt nội dung chuyện: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường
HS thảo luận câu hỏi 3 SGK theo bàn: 
-HS đọc 2 dòng thơ cuối trả lời câu 4 SGK
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
3HS nối tiếp đọc 5 đoạn thơ( mỗi em đọc 2 khổ, em cuối đọc 1 khổ) kết hợp phát hiện những từ ngữ cần nhấn giọng khi đọc, đọc thể hiện đúng nội dung bài, giọng đọc tự hào, trầm lắng, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm1,2 khổ và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu: Khổ 1,2
Gv đọc mẫu
HS luyện đọc diễn cảm đoạn thơ theo cặp.
HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
GV tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
HS nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.
GV hỏi: Bài thơ giúp các em hiểu điều gì? 
Gv ghi đại ý: Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh.
4. Củng cố, dặn dò
- Các em học được điều gì qua bài thơ trên? 
- GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị học bài Thư thăm bạn
Toán
Tiết 7:luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức: Luyện viết các số có tới sáu chữ số
2. Kỹ năng:viết dúng, đọc chính xác các số có sáu chữ số.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại cách đọc các số có sáu chữ số.
b. Dạy bài mới
1. Giới  ... thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo đức 4.
- Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Một số HS đọc phần ghi nhớ SGK
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: dẫn dắt từ phần kiểm tra
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm bài tập 3 SGK
* Mục đích: HS biết sử lí tình huống một cách trung thực
* Cách tiến hành
Bước 1: GV chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
Bước 2: Các nhóm thảo luận
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận: về cách ứng sử đúng trong mỗi tình huống:
Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại.
Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu đã sưu tầm được( Bài tập 4SGK)
* Mục đích: HS tự bổ sung thêm hiểu biết qua những tấm gương trung thực trong học tập mà các em sưu tầm được
* cách tiến hành:
Bước 1: Một vài HS trình bày, giới thiệu
Bước 2: Thảo luận cả lớp: em nghĩ gì về những mẩu chuyện, tấm gương đó
*GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó.
Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm( bài tập 5 SGK)
* Mục đích: HS biết xây dựng kịch bản đúng chủ đề “Trung thực trong học tập” và thể hiện tốt vai diễn.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Một, hai nhóm trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bị
Bước 2: Thảo luận chung cả lớp:
+ Em có suy ghĩ gì về tiểu phẩm vừa xem?
+ Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao?
* GV kết luận: nhận xét chung
Hoạt động 4:Làm việc cá nhân( bài 6SGK )
* Mục đích: HS tự thể hiện tính trung thực của bản thân qua chính việc trả lời các câu hỏi đó.
* Cách tiến hành
- GV nêu câu hỏi từng ý một
- HS trả lời ý1 bằng cách giơ thẻ ( thẻ đỏ là không, thẻ xanh là có)
- ý 2,3 HS trả lời miệng.
GV kết luận liên hệ bài học
- Một số em đọc lại phần ghi nhớ SGK
Hoạt động tiếp nối:
- HS thực hiện các nội dung ở mục “ thực hành” trong SGK
 Kể chuyện 
Kể chuyện đã nghe , đã đọc 
I. Mục đích, yêu cầu
 - kể được bằng ngôn ngữ và cách diễn đạt của mình câu chuyện " nàng tiên ốc đã học " 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện , trao đổi được cùng với bạn về ý nghĩa truyện : Con người cần thương yêu giúp đỡ lẫn nhau .
- Giáo dục HS lòng nhân ái .
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh Minh hoạ truyện 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: HS kể lại câu chuyện " Sự tích hồ Ba Bể "
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Tìm hiểu câu chuyện 
 - Gv đọc diễn cảm bài thơ .
- HS đọc nối tiếp các khổ thơ .
- HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi : 
? Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống ?
? Bà lão làm gì khi bắt được ốc ?
? Từ khi có ốc , bà lão thấy trong nhà có gì lạ ?
? Khi rình xem , bà lão thấy gì ?
? Bà lão làm gì ?
? Truyện kết thúc như thế nào ?
3 .Hướng dẫn HS kể .
? Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em ? 
- Gv gọi 1 HS khá kể lại đoạn 1 câu chuyện .
- Gv yêu cầu kể chuyện theo nhóm : Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi kể lại từng đoạn cho nhau nghe .
- Kể trước lớp : yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày .
- Các nhóm nhận xét cách kể của bạn .
4. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện 
 Yêu cầu Hs kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm .
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp .
- HS nhận xét , bình bầu bạn kể hay nhất .
- Gv cho điểm hs kể tốt .
5. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện .
- HS trao đổi cặp để tìm ý nghĩa câu chuyện .
- Hs phát biểu , bổ sung .
 6.Củng cố, dặn dò
- Câu chuyện " nàng tiên ốc giúp em hiểu điều gì?"
- Gv kết luận về ý nghĩa câu chuyện .
- GV nhận xét tiết học. Dăn HS về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người nghe .
 Kĩ thuật 
 Bài 2: Cắt vải theo đường vạch dấu 
I. Mục tiêu
 - HS biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu . 
- HS biết vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấuđúng quy trình , đúng kĩ thuật . 
- GD học sinh ý thức an toàn lao động .
II. Đồ dùng dạy học
 - Mẫu một mảnh vải đã được vạch dấu dường thẳng , đường cong bằng phấn may và cắt được một đoạn 7-8 cm theo đường vạch dấu thẳng .
- Vật liệu và dụng cụ : 
+ Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm 
+ Kéo cát vải 
+ Phấn vạch trên vải , thước .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mầu 
 - Gv giới thiệu mẫu .
 - HS nhận xét đường vạch dấu , đường cắt .
 - Hs nêu tác dụng của đường vạch dấu .
 - Nhận xét , kết luận chung .
3.Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
 - Vạch dấu trên vải : 
+ HS quan sát hình 1a, b nêu cách vạch dấu .
+Gv đính mảnh vải lên bảng , HS vạch dấu nối hai điểm để tạo thành đường thẳng , đường cong .
+Gv lưu ý HS trước khi vạch dấu .
- Cắt vải theo đường vạch dấu .
+HS qua sát hình 2a,b nêu cách cắt vải .
+Gv nhận xét bổ sung 
+ Hs nêu ghi nhớ .
4. Hoạt động 3: Thực hành 
- Gv nêu yêu cầu : Vạch 2 đường thẳng dài 15cm , 2 đường cong dấu cách nhau 3-4cm .
- cắt vải theo đường vạch dấu .
- HS làm việc , Gv quan sát theo dõi .
5.Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập 
- Hs trình bày sản phẩm .
- Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá .
- HS đánh giá .
Gv nhận xét , đánh giá .
 6.Nhận xét , dăn dò .
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS .
- Nhận xét chung tiết học . 
- Chuẩn bị dụng cụ , vật liệu cho bài " Khâu thường "
Kĩ thuật 
 Bài 3:khâu thường 
I. Mục tiêu
 - HS biết cách càm vải , cầm kim , xuống kim khi khâu và đặc điểm của mũi khâu , đường khâu thường .
- HS biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu .
- Rèn luyện tính kiên trì , sự khéo léo của đôi tay .
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh quy trình khâu thường .
- Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên bìa , vải khác màu .
- Vật liệu và dụng cụ : 
+ Mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm 
+ Len hoặc sơi khác màu vải .
+ Kim khâu len , kéo , thước , phấn vạch .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét mầu 
- Gv giới thiệu mẫu và giải thích : Khâu thường còn được gọi là khâu tới , khâu luôn .
- HSquan sát mặt phải , mặt trái của mũi khâu thường kết hợp với hình 3a,b nhận xét về mũi khâu thường .
- GV bổ sung và kết luận về đặc điểm của mũi khâu thường .
- Gv nêu vấn đề : Vậy , thế nào là khâu thường ?
- HS nêu ghi nhớ .
3.Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- Gv hướng dẫn một số thao tác khâu , thêu cơ bản :Cách cầm vải , cầm kim , cách lên kim và xuống kim .
+ GV yêu cầu HS qua sát hình 1 và nêu cách cầm vải , cầm kim khâu.
+ Gv nhân xét , hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
+HS quan sát hình 2a, b nêu cách lên kim và xuống kim khi khâu .
+ Gv HS thực hiện một số điểm cần lưu ý khi khâu .
+ Gv gọi HS lên bảng thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn .
+ Gv nhận xét bổ sung 
+ Hs nêu kết luận nội dung1 
- Gv hướng đãn thao tác kĩ thuật khâu thường .
+ GV treo quy trình và hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu các bước khâu .
+ Hướng dẫn HS vạch dấu đường khâu .
+ HS đọc nội dung SGK kết hợp nhìn tranh vẽ nêu quy trình cách khâu thường .
Gv hướng dẫn HS khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu .
HS đọc ghi nhớ cuối bài .
 4.Nhận xét , dăn dò .
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS .
- Nhận xét chung tiết học . 
- Chuẩn bị dụng cụ , vật liệu cho bài " Khâu thường "tiếp 
 địa lí 
 dãy hoàng liên sơn 
I. Mục tiêu
 - HS biết chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lí Việt Nam 
- HS biết trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn . Mô tả đỉnh núi Phan - xi - phăng .
- Dựa vào lược đồ , tranh , ảnh , bảng số liệu để tìm ra kiến thức .
- GD học sinh lòng tự hào về cảnh đẹp đất nước .
II. Đồ dùng dạy học
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
- Tranh ảnh về một phần dãy núi Hoàng Liên Sơn .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
a.Kiểm tra bài cũ: 
? Bản đồ là gì ? bản đồ có những yếu tố gì ? 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung 
a.Hoàng Liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam 
- GV chỉ vị trí của dãy núi trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam .
- HS tìm vị trí của dãy núi trên lược đồ .
- HS trả lời câu hỏi SGK .
- HS trình bày kết quả .
- HS chỉ vị trí của dãy núi và mô tả về dãy núi .
- GV nhận xét , đánh giá .
- HS chỉ đỉnh Phan - xi - phăng và nêu đặc điểm của nó .
b.Khí hậu quanh năm 
- HS đọc mục 2 nêu đặc điểm khí hậu ở nơi cao .
- HS trả lời .
- HS chỉ vị trí của Sa Pa 
- HS trả lời câu hỏi trong SGK .
 - HS nêu vị trí chung của dãy núi Hoàng Liên Sơn .
3. Củng cố , dặn dò .
- HS đọc kết luận bài .
- Nhận xét chung tiết học .
Thứ năm ngày 14 tháng 9 năm 1006
Luyện từ và câu
Dấu hai chấm
I. Mục tiêu 
- HS biết được tỏc dụng của dấu hai chấm trong cõu: Bỏo hiệu bộ phận đứng sau đú là lời núi của một nhõn vật hoặc là lời giải thớch cho bộ phận đứng trước. 
- Biết dựng dấu hai chấm khi viết văn .
- GD ý thức tự giỏc tớnh cực học tập .
II. Đồ dùng 
- Bảng phụ ghi ND cần ghi nhớ trong bài .
 III. Các hoạt động dạy học 
a. KTBC 
b.Bài mới 
1. GTB .
2. Nhận xột 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc ND BT1.
- HS đọc lần lượt từng cõu văn thơ, nhận xột về tỏc dụng của dấu hai chấm. 
- HS - GV nhận xột thống nhất kết quả. 
* Dấu hai chấm bỏo hiệu phần sau là lời núi của Bỏc ở TH này dấu hai chấm dựng phối hợp với dấu ngoặc kộp. 
* Dấu hai chấm bỏo hiệu cõu sau là lời núi của Dế Mốn ở trường hợp này dấu hai chấm dựng phối hợp với dấu gạch đầu dũng .
* Dấu hai chấm bỏo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thớch. 
3 .Ghi nhớ (SGK)
- HS đọc ND cần ghi nhớ SGK .
4. Thực hành
Bài 1: 2 HS tiếp nối nhau đọc ND BT 
- HS đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi về tỏc dụng của dấu hai chấm . 
- HS trỡnh bày lời giải. 
- HS- GV NX HD2 
Bài 2: 1 HS đọc YC của BT. Cả lớp đọc thầm 
- GV gợi ý nhắc nhở: 
+ Để bỏo hiệu lời núi của nhõn vật, cú thể dựng dấu hai chấm phối hợp với dấu ngoặc kộp, hoặc dấu gạch đầu dũng (nếu là những lời đối thoại )
+ Trường hợp cần giải thớch thỡ chỉ dựng dấu hai chấm. 
- HS cả lớp thực hành viết đoạn văn vào vở. 
- 1 số HS đọc đoạn viết trước lớp, giải thớch tỏc dụng của dấu hai chấm trong mỗi TH. GV, cả lớp nhận xột. 
5.Củng cố dặn dũ
- Nhận xột tiết học.
- Chuẩn bị giờ sau 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_2_ban_hay_chuan_kien_thuc.doc