TOÁN: ( Tiết 7 )
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Giúp HS luyện viết và đọc được số có tới 6 chữ số.
- Rèn kĩ năng viết - đọc các số có tới 6 chữ số.
- Làm bài cẩn thận, trình bày khoa học.
II. Chuẩn bị: - Kẻ các bảng như SGK.
III. Các hoạt động dạy - học :
TUẦN 2 Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010 (NGHỈ KHÔI TRƯỞNG ) ************************************* Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010 CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) (Tiết 2). MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I. Mục đích yêu cầu: - HS nghe - viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học. L àm đúng BT2 v à BT3. - Rèn luyện kĩ năng viết và trình bày bài . - Giáo dục HS ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch II. Chuẩn bị : - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn và bài tập. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định 2. Bài cũ : - GV đọc cho 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp những tiếng có âm đầu là l/n, ang/an trong BT2 tiết trước. - Nhận xét và sửa sai. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài- Ghi đề. b. Hướng dẫn nghe - viết. * Tìm hiểu nội dung bài viết: - Gọi 1 HS đọc đoạn viết chính tả 1 lượt ? Tìm những tên riêng cần viết hoa trong bài? * Hướng dẫn viết từ khó: - Yêu cầu HS tìm những tiếng, từ khó ? - Gọi HS nhận xét, phân tích sửa sai. - Gọi 1 HS đọc lại những từ viết đúng trên bảng. * Viết chính tả: - GV hướng dẫn cách viết và trình bày. - Đọc từng câu cho học sinh viết. - Đọc cho HS soát bài. - Thu chấm một số bài, nhận xét c. Luyện tập. Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài tập vào vở. - Gọi 1 HS lên bảng sửa bài. - Yêu cầu HS đọc kết quả bài làm, thực hiện chấm đúng / sai. Bài 3 : - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 3. - Cho HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng – viết vào bảng con - Cho HS giơ bảng con. - GV nhận xét, khen ngợi những em trả lời nhanh và viết đáp án đúng, đẹp. 4.Củng cố:- - Cho cả lớp xem những bài viết đẹp. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau. - Thực hiện 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết nháp. - Lắng nghe. - 1 em đọc, lớp đọc thầm theo. Vinh Quang, Chiêm Hoá, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh, - 2 - 3 em nêu, . - 2 HS viết bảng, lớp viết nháp. -Viết bài vào vở. - Lắng nghe soát bút mực. - Thực hiện sửa lỗi nếu sai. - 1HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm suy nghĩ làm bài tập vào vở. - 1 HS sửa bài, lớp theo dõi. - Lần lượt đọc kết quả bài làm, nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi. - HS làm bài theo 2 dãy lớp. - 1 số em đọc lại câu đố và lời giải. - Theo dõi. ************************************************* TOÁN: ( Tiết 7 ) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS luyện viết và đọc được số có tới 6 chữ số. - Rèn kĩ năng viết - đọc các số có tới 6 chữ số. - Làm bài cẩn thận, trình bày khoa học. II. Chuẩn bị: - Kẻ các bảng như SGK. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định 2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài 1. Đọc các số sau: 154 876; 873 592. 2. Viết các số sau: + Tám mươi hai nghìn một trăm bảy mươi hai. + một trăm năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi - GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài – ghi đề. b. HĐ1 : Củng cố cách viết – đọc số. - Yêu cầu HS ôn lại cách viết – đọc số. - Yêu cầu HS nhắc lại cách viết – đọc số. c. HĐ2 : Thực hành làm bài tập. Bài 1: - Chia lớp thành 4 nhóm, làm bài trên phiếu bài tập. - Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng. - GV chấm, chữa bài. Bài 2: - Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề. - Yêu cầu mỗi cá nhân đọc một số trước lớp và nêu tên hàng của chữ số 5 trong mỗi số đó. GV nghe và chốt kết quả đúng. Bài 3: Gọi 1 em đọc đề. - Yêu cầu từng HS làm vào vở. - Gọi từng HS lần lượt lên bảng sửa. 4. Củng cố: - Gọi 1 em nhắc lại cách đọc, viết số. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Xem lại bài và làm bài số 4. - Chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng làm bài đọc viết số - HS thực hiện và nêu nhận xét. - Nhóm làm bài trên phiếu. - Từng nhóm dán kết quả. - Lớp theo dõi. 1 em nêu yêu cầu của đề. - mỗi em đọc một số trước lớp và nêu tên hàng của chữ số 5 trong mỗi số đó. - Theo dõi, sửa bài. - Nêu yêu cầu bài - Từng HS làm bài - Theo dõi bạn sửa - 1 em nhắc lại. ************************************************* LUYỆN TỪ VÀ CÂU:(Tiết 3 ) MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT I . Mục đích yêu cầu: - HS biết thêm 1 số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm thương người như thể thương thân .Nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người. -Rèn kĩ năng đặt câu về chử đề trên. - GD HS ý thức học tập tốt . II. Chuẩn bị: - Giấy khổ to kẻ sẵn BT1, BT2, bút dạ - Từ điển TV III.Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Ổn định 2. Bài cũ : “Luyện tập về cấu tạo của tiếng” Kiểm tra 2 HS lên bảng, các HS khác viết vào vở nháp các tiếng mà phần vần có : 1 âm; có 2 âm. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề. Hướng dẫn HS làm các bài tập. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS thảo luận làm BT theo nhóm bàn - Yêu cầu 2 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng.(SGV) Bài 2: (tương tự bài1) - Gọi HS đọc yêu cầu BT2. - Yêu cầu HS tự làm bài - Chốt lại lời giải đúng. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT3: Đặt câu với 1 từ trong bài tập 2 nói trên. - Yêu cầu HS thực hiện cá nhân vào vở.2 HS làm trên bảng. - Gọi HS nhận xét bài của bạn. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu từng nhóm 3 em trao đổi nhanh về các câu tục ngữ với nội dung khuyên bảo hay chê bai trong từng câu. GV nhận xét, chốt lại lời giải. 4 . Củng cố : Gọi HS đọc TL các thành ngữ, tục ngữ ở BT4. - Nhận xét tiết học. 5. Dăn dò: - Chuẩn bị bài tiếp theo. - 2 HS lên bảng làm - HS lắng nghe - 1HS đọc yêu cầu trong SGK. - Hoạt động nhóm bàn - HS viết từ do các bạn nhớ ra - Dán phiếu, nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK, lớp đọc thầm. - HS làm bài theo nhóm 6 em. 1HS lên bảng làm bài. - 3 - 4 HS đọc lại. - 1 HS đọc yêu cầu. - Trao đổi và làm bài. - 2 HS làm trên bảng. - 2 HS đọc yêu cầu. Từng nhóm trao đổi nhanh về ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ trên. Theo dõi, lắng nghe. ************************************************* LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ : (Tiết 3 ) LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (TT) I- Mục tiêu: Học xong bài này Học Sinh biết : Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, Xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ. 2 . Biết đọc bản đồ ở mức đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ. 3. Có ý thức tự giác học tập II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tư nhiên Việt Nam - Bản đồ hành chính Việt Nam III- Các hoạt đông dạy – học HOẠT ĐÔNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định: 2 . Kiểm tra : 2 em ? Muốn vẽ bản đổ ta phải làm như thế nào? ? Tỉ lệ bản đồ cho ta biết điều gì ? – GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới Giới thiệu bài - ghi đề bài Làm việc cả lớp - GV treo bản đồ địa lý VN lên bảng - Gọi 1 HS đọc tên bản đồ Tên bản đồ cho ta biết điều gì ? Dựa vào đâu để tìm đối tượng lịch sử, địa lý trên bản đồ? Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 để đọc các kí hiệu của một só đối tượng địa lí? Lên bảng chỉ trên bản đồ phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng ? Vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia ? Hoạt động thực hành chỉ bản đồ GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên, Bản đồ hành chính Việt Nam - Đại diện từng nhóm lên chỉ đường biên giới, các thành phố lớn, .. Làm bài tập , làm bài b ý 3 - Cho HS quan sát H1a,1b ? Chỉ tên các nước láng giềng của Việt Nam? Biển, quần đảo, đảo? ? Kể tên một số sông chính trên bản đồ? 4- Củng cố – dặn dò - Một em lên bảng chỉ, đọc tên bản đồ các hướng trên bản đồ. - Một em lên chỉ tên các tỉnh, thành phố,mình đang sống trên bản đồ. - Dặn HS về nhà học bài, xem bài mới - 2 HS lên bảng - Quan sát - 1 HS đọc tên bản đồ - Cho biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì. - Dựa vào ký hiệu trong bảng chú giải của mỗi bản đồ. - HS dựa vào bảng chú giải đọc ký hiệu của một số đối tượng địa lý. - 2 nhóm cử đại diện lên chỉ - Dựa vào bảng chú giải - Đại diện từng nhóm lên chỉ đường biên giới, các thành phố lớn,... - Quan sát hình, thảo luận nhóm - Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu HS thực hiện ************************************************* Thứ tư, ngày 1 tháng 9 năm 2010 TẬP ĐỌC:(Tiết 4) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I : Mục đích yêu cầu : 1: Đọc thành tiếng + Đọc đúng các tiếng , từ khó ,dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ . sâu xa, rặng dừa nghiêng soi, truyện cổ, đẽo cày, + Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. + Bước đầu biết đọc diễn cảm 1 đoạn thơ 2 : Đọc hiểu - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : độ trì, đọ lượng, đa tình, đa mang, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt, - Hiểu nội dung câu chuyện 3 : Giáo dục HS yêu quý nền văn hoá Việt Nam . II: Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa bài tập đọc trang 9 SGK - Bảng phụ viết sẵn 10 dòng thơ III: Các họat động dạy - Học Họat động của GV Họat động của HS 1 : Ổn định 2 : Bài cũ : - Gọi 3 emđọc nối tiếp đọan trích và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét cho điểm 3: Bài mới : Giới thiệu bài _ Ghi đề Luyện đọc Gọi HS đọc toàn bài và phần chú giải GV phân đoạn, cho HS đọc đoạn nối tiếp, GV theo dõi, sửa sai. - Ghi từ khó, hướng dẫn HS luyện phát âm. - Hướng dẫn HS đọc bài, lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ. ( SGV) - Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 2 - Đọc đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét, tuyên dương + GV đọc mẫu Tìm hiểu bài - Cho HS đọc thầm đoạn 1 + Đọan 1 : “Từ đầu .đa mang “ Vì sao tác giả yêu truyện cổ nước nhà ? Em hiểu câu thơ “ vàng cơn nắng trắng cơn mưa “ là thế nào ? Từ “ nhận mặt “ ở đây nghĩa là thế nào ? Đọan thơ này ý nói gì ? Cho HS đọc thầm đoạn 2 + Đọan 2 : Còn lại Bài thơ gợi cho em nhớ những truyện cổ nào ? Chi tiết nào cho em biết điều đó - Cho HS đọc thầm 2 câu thơ cuối Đọan thơ cuối ý nói gì ? Bài thơ này nói lên điều gì? - Cho HS thảo luận nhóm tìm nội dung của bài Đọc diễn cảm và học thuộc bài thơ - Gọi 2 HS đọc tòan bài thơ . Yêu cầu HS nhận xét giọng đọc của bạn + Yêu cầu HS đọc thầm để thuộc từng khổ thơ + GV nhận xét _ Ghi điểm 3: Củng cố , Dặn dò : ? Qua những câu chuyện cổ ông cha khuyên chúng ta điều gì? _ Nhận xét giờ học _ Về học bài thơ - 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. - Đọc bài + chú giải, lớp đọc thầm - 5 HS đọc đoạn nối tiếp - Luyện phát âm - HS th ... nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Đại diện một số nhóm kể, lớp nhận xét HS thi kể trước lớp – nhận xét bình chọn bạn kể hay. ****************************************** Thứ năm, ngày 2 tháng 9 năm 2010 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:( Tiết 4) DẤU HAI CHẤM I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1- Biết được tác dụng của dấu hai chấm trong câu:báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 2- Biết dùng dấu hai chấm khi viết bài văn,thơ: 3 –Giáo dục HS ý thức học tập tốt . II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS - Mỗi HS đặt 2 câu (một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ người, một câu có từ chứa tiếng nhân chỉ lòng thương người). 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài b.Phần nhận xét: Cho HS đọc yêu cầu + 3 câu a,b,c. GV giao việc: Các em phải đọc các câu văn,thơ đã cho và phải chỉ ra được tác dụng của dấu hai chấm trong các câu đó. - Cho HS làm bài và trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. c.Phần ghi nhớ: Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK d.Phần luyện tập: Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. Cho HS làm bài.Cho HS trình bày. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu của BT. GV H ướng dẫn. Cho HS làm bài. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Củng cố – dặn dò: - Ôn lại bài ở nhà - GV nhận xét tiết học. HSđặt câu HS đọc yêu cầu + 3 câu a,b,c. - HS làm bài và trình bày nêu nhận xét. HS đọc ghi nhớ trong SGK. HS đọc yêu cầu của bài tập. HS làm bài.Cho HS trình bày. -HS làm bài vào vở. ChoHS trình bày và nhận xét -HS nhắc lại nội dung của bài ************************************************* TOÁN: (Tiết 9) SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I: Mục đích yêu cầu : - Biết so sánh các số có nhiều chữ số bằng cách so sánh các chữ số với nhau, so sánh các số cùng hàng với nhau. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 6 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. - Giáo dục HS tính cẩn thận trong học toán. II: Đồ dùng dạy học : Thước kẻ III: Các họat động dạy học : Họat động của GV Họat động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ : Hai HS lên bảng : Đọc các số sau : 580; 46 032 ; 547 517; 357 321; 780 109 - Nhận xét – ghi điểm 3. Bài mới Giới thiệu bài - Ghi đề H/dẫn so sánh các số có nhiều chữ số a) So sánh các số có nhiều chữ số khác nhau - GV viết : 99 578 và số 100 000 yêu cầu HS so sánh hai số này với nhau . ? Vì sao số 99 578< 100 000? b) So sánh các số có nhiều chữ số với nhau _ GV viết : 693 251 và 963 500 ?So sánh hai số trên với nhau ? Luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 ? Bài này yêu cầu gì ? ? Nêu cách so sánh số? - Gọi HS lên bảng làm, cho lớp làm vào vở nháp - GV nhận xét, sửa Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài ? Bài tập 2 yêu cầu điều gì? ? Muốn tìm số lớn nhất trong các số đã cho ta làm thế nào ? - Cho HS làm bài Bài 3 - Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở Bài 4: - HS đọc đề bài – Lớp làm bài vào vở 4) Củng cố: (1-2 phút) - Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số? 5) Dặn dò: - Làm bài tập luyện tập thêm. - Chuẩn bị “Triệu và lớp triệu” Lớp làm vào vở nháp. Nhận xét bài làm của bạn - HS so sánh 99 578 < 100 000 -Vì 99578 chỉ có 5 chữ số còn 100 000 có 6 chữ số - HS nhắc lại - HS nêu kết quả so sánh của mình - HS nhắc lại - HS đọc bài - So sánh số và điền dấu = vào chỗ trống - HS nêu - HS làm bài vào vở – nhận xét - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 - HS làm bài vào vở nháp HS đọc đọc yêu cầu bài số 3 - HS làm bài vào vở - Sắp xếp theo thứ tự : ,28 092 , 932 018 , 943 567 TẬP LÀM VĂN :(Tiết 3) KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT. I. Mục đích yêu cầu : - Giúp HS hiểu : Hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật; nắm được cách kể hành động của nhân vật - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật, bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước - sau để thành câu chuyện. - Giáo dục HS có những hành động phù hợp giúp đỡ mọi người II. Chuẩn bị : - Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi của phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Ổn định: 2. Bài cũ: ? Thế nào là kể chuyệnh ? Nhân vật trong truyện là gì? - GV nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: Giới thiệu bài - Ghi đề. Nhận xét - Gọi HS đọc truyện. - Gọi HS đọc yêu cầu bài 2,3 ? Bài tập 2 yêu cầu gì? - GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS thảo luận làm bài 2,3 - Gọi một số nhóm trình bày kết quả. - GV theo dõi. Sau đó GV sửa bài cho cả lớp và chốt lại. ? Các hành động của cậu bé được kể theo thứ tự nào? Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì? Rút ra ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc ghi nhơ trong sách? Luyện tâp. - Gọi HS đọc đề và nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2. - Cho HS thi làm tiềp sức sắp xếp các hành động cho đúng thành 1 câu chuyện - Nhận xét, tuyên dương - GV sửa bài theo đáp án : 1-5-2-4-7-3-6-8-9. - Gọi HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp. - GV và cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý. 4. Củng cố: - GV liên hệ giáo dục HS. - Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò - Chuẩn bị bài sau . HS trả lời câu hỏi - Hai em đọc nối tiếp. - Đọc yêu cầu bài 2,3 - Vài em nêu. - HS thảo luận nhóm làm bài - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Hành động nào xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau. chỉ kể những hành động tiêu biểu của nhân vật HS nêu ghi nhớ - Đọc yêu cầu bài - Thảo luận nhóm -HS sắp xếp các hành động thành câu chuyện. - HS kể,lớp nhận xét KHOA HỌC: ( Tiết 4) CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I: Mục tiêu: Qua bài HS biết : - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể - Giáo dục HS có ý thức ăn đầy đủ các lọai thức ăn, ăn uống vệ sinh để đảm bảo cho họat động sống. II: Đồ dùng dạy _- Học - Hình minh họa SGK trang 10,11 - Phiếu học tập Các thẻ có ghi chữ : Gà Sữa Cá N.cam Tôm Đậu Trứng Gà Rau II: Các họat động dạy _ Học: Họat động của GV Họat động của HS 1: Ổn định : 2: Bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng ? Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ? ? Gỉai thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người ? - Nhân xét, ghi điểm 3: Bài mới : * Giới thiệu bài _ Ghi đề * HĐ1: Phân lọai thức ăn và đồ uống + Cho HS quan sát tranh 10 SGK ? Thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật? Yêu cầu HS nói tên các lọai thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật _ Tuyên dương những HS tìm được nhiều lọai thức ăn và phân lọai đúng nguồn gốc + Họat động cả lớp - Cho HS đọc phần bạn cần biết T/10 SGK ? Người ta còn có cách nào để phân lọai thức ăn ? Theo cách này thức ăn chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào ? Vậy có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân lọai như vậy ? Họat động 2: Các lọai thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng + Họat động theo nhóm ( 6 em ) Yêu cầu HS quan sát các tranh11 SGK + Câu hỏi thảo luận : Câu 1: Kể tên những thức ăn giàu chất bột ở các tranh 11 SGK Câu 2: Kể tên một số lọai thức ăn hằng ngày em ăn có chứa chất đường ,bột ? - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân 4 : Củng cố -_Dặn dò : - đọc nội dung bạn cần biết trang 11 SGK - Liên hệ giáo dục HS lên bảng trả lời câu hỏi + HS quan sát tranh + Lần lượt HS lên bảng gắn thẻ và ghi bổ sung tên lọai thức ăn ,đồ uống NGUỒN GỐC Thực vật Động vật Đậu cô ve Trứng ,tôm Rau cải cá Chuối ,táo Thịt lợn ,thịt bò Bánh mì,bún Cua ,tôm Bánh, phở, cơm Trai ,ốc Khoai tây , ếch Sắn , Sữa bò tươi Sữa đậu nành hến - HS đọc _ lớp theo dõi - Người ta phân lọai thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó + Có 2 cách phân lọai thức ăn. Dựa vào nguồn gốc và dựa vào lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong các thức ăn đó HS làm nhóm – thảo luận và báo cáo kết quả + gạo, bánh mì, mì sợi, ngô,miến,bánh quy, bánh phở, bún +.cơm ,bánh mì ,chuối ,đường ,phở + HS làm bài ************************************************* ĐỊA LÝ: (Tiết 4 ) DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn.Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản - Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. -Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ : ? Bản đồ là gì? ? Kể tên các yếu tố của bản đồ? - GV nhận xét, Ghi điểm. 3. Bài mới : * GV giới thiệu bài – Ghi đề. 1 – Hoàng Liên Sơn dãy núi cao và đồ sộ nhất * HĐ 1 : Làm việc cá nhân - GV treo bản đồ tự nhiên VN lên bảng. - GV chỉ vị trí của dãy núi HLS trên bản đồ. ? Dựa vào kí hiệu trên( bản đồ địa lý ) lược đồ hình 1, chỉ vị trí dãy HLS trên lược đồ ? ? Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc nước ta ? Dãy núi nào dài nhất ? ? Dãy núi HLS nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ? * HĐ 2 : Thảo luận nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm , giao nhiệm vụ cho từng nhóm. ? Chỉ vị trí dãy núi HLS và cho biết độ cao của nó ? ? Tại sao nói đỉnh Phan – xi păng là “nóc nhà của” Tổ Quốc? ? Quan sát hình 2 à mô tả đỉnh núi Phan - xi - păng? - GV nhận xét và chốt ý : * HĐ 3 : Làm việc cả lớp - Cho HS đọc thầm mục 2. ? Khí hậu ở nơi cao của HLS như thế nào ? - Gọi HS lên bảng chỉ vị trí của Sa – Pa trên bản đồ, lược đồ. - Dựa vào bản đồ, lược đồ, bảng số liện. Hãy nhận xét về khí hậu ở Sa Pa? à Bài học : SGK 4 ) Củng cố, dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung bài học. - Dặn dò : Học bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét giờ học. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. - HS theo dõi, quan sát. - HS theo dõi. - HS xác định vị trí dãy núi trên lược đồ. - Dãy HLS, Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Trong các dãy núi đó dãy HLS dài nhất. - ......Tây Bắc - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. HS đọc mục 2 và trả lời câu hỏi Khí hậu ......quanh năm lạnh - HS lên bảng chỉ. - Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên thơ đã trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lý tưởng của vùng núi phía bắc. - HS đọc bài học.
Tài liệu đính kèm: