Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

I. MỤC TIÊU:

-Đọc lưu loát toàn bài.Biết đọc với giọng kể chậm rãi,bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.

- Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ)

-Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng.

II. CHUẨN BỊ :

-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

-Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài “Bốn anh tài”và trả lời câu hỏi về nội dung bài; 1 HS đọc cả bài và nêu nội dung chính của bài.

-Nhận xét và cho điểm từng HS .

2. Bài mới:

 * Giới thiệu bài:

Treo tranh minh hoạ bài và giới thiệu bức tranh vẽ cảnh mọi sinh vật đang cùng vui đùa nô núc với bọn trẻ Các em cùng học bài học hôn nay.

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 9 - 1 - 2011
NGÀY DẠY : 10 -1 - 2011
Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2011
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
..
TẬP ĐỌC
TIẾT 38 : CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
-Đọc lưu loát toàn bài.Biết đọc với giọng kể chậm rãi,bước đầu biết đọc diễn cảm được một đoạn thơ.
- Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc ít nhất 3 khổ thơ)
-Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng.
II. CHUẨN BỊ : 
-Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
-Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài “Bốn anh tài”và trả lời câu hỏi về nội dung bài; 1 HS đọc cả bài và nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
Treo tranh minh hoạ bài và giới thiệu bức tranh vẽ cảnh mọi sinh vật đang cùng vui đùa nô núc với bọn trẻ Các em cùng học bài học hôn nay.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc 
- HS khá đọc
-GV hướng dẫn đoạn cần luyện đọc.
 Nhưng còn cần cho trẻ
 Tình yêu và lời ru
 Cho nên mẹ sinh ra
 Để bế bồng chăm sóc
 Thầy viết chữ thật to
 “Chuyện loài người” / trước nhất.
+Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi,dàn trải, dịu dàng; chậm hơn ở câu thơ kết.
- HS đọc đoạn nới tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỡi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
- HS đọc đoạn nới tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó
- HS đọc đoạn nới tiếp trong nhóm 
-GV đọc mẫu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trong “câu chuyện cổ tích” này, ai là người được sinh ra đầu tiên ?
Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ con, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.
-Các khổ thơ còn lại cho thấy cuộc sống trên trái đất dần dần được thay đổi. Thay đổi là vì ai ? các em tìm hiểu tiếp bài.
-Yêu cầu HS đọc tiếp các khổ thơ còn lại.
+Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời ?( để trẻ nhìn cho rõ.)
+Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ ?
vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
+Bố giúp trẻ em những gì ?
giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
+Thầy giáo giúp trẻ em những gì ?
dạy trẻ học hành.
-GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài thơ và cho biết :
+ Ý nghĩa của bài thơ này là gì ?
 -Ghi nội dung chính của bài :Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất 
 * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài. 
-HS cả lớp theo dõi.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Bốn anh tài (tt)
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 95: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 -Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
 -Tính đđược diện tích về chu vi của hình bình hành.
II. CHUẨN BỊ : 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1.Kiểm tra bài cũ
-GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 , đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
 1 HS lên bảng viết công thức và nêu cách tính diện tích hình bình hành.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới :
 * Hoạt động :Hướng dẫn luyện tập 
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS tự làm bài 
+Hình chữ nhật ABCD có các cặp cạnh đối diện là : cặp cạnh AB và DC cặp cạnh AD và BC
+Hình bình hành EGHK có các cặp cạnh đối diện là : cặp cạnh EG và KH cặp cạnh EK và GH
+Hình tứ giác MNPQ có các cặp cạnh đối diện là : cặp cạnh MN và QP cặp cạnh MQ và NP
-GV nhận xét và cho điểm HS .
 Bài 2 
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
* Cột 2
-Độ dài đáy : 14 dm
-Chiều cao : 13 dm
-Tính diện tích hình bình hành.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 
-Diện tích hình bình hành.
 14 X 13 = 182 ( dm2)
* Cột 3
-Độ dài đáy : 23m
-Chiều cao : 16m
- Diện tích hình bình hành.
 23 X 16 = 368 ( m2)
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3 a
-Yêu cầu HS đọc đề bài
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
 -GV gợi ý : Áp dụng các tính chất đã học của phép nhân chúng ta có thểå tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện
 a/ Tính chu vi của hình bình hành 
 ( 8 + 3 ) X 2 = 22 (cm)
 -GV nhận xét và cho điểm 
 3.Củng cố, dặn dò :
 -Dặn dò HS làm bài tập 4/105
 - Chuẩn bị bài: Phân số
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 19 : KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG ( tiết1)
I. MỤC TIÊU
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
* Ghi chú :Biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
-Tơn trọng giá trị sức lao động.
-Thể hiện sự tơn trọng, lễ phép với người lao động.
III. CHUẨN BỊ : 
 -Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ, bài thơ về người lao động.
-Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1.Bài mới:
*Giới thiệu bài: Kính trọng biết người lao động.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu nghề nghiệp bố, mẹ của em.
- Yêu cầu mỗi HS tự đứng lên giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ cho cả lớp.
-HS làm việc cá nhân: Lần lượt từng HS đứng lên giới thiệu .
- Nhận xét, giới thiệu :Bố mẹ của mỗi bạn trong lớp chúng ta đều là những người lao động, làm việc ở những lĩnh vực khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bố mẹ của các bạn HS lớp 4A làm những công việc gì qua câu chuyện “Buổi học đầu tiên” dưới đây.
 * Hoạt động 2 :Phân tích truyện “Buổi học đầu tiên”
- Kể câu chuyện “Buổi học đầu tiên” (Từ đầu cho đến rơm rớm nước mắt)
- Chia HS thành 4 nhóm theo 4 tổ.
- HS thảo luận nhóm .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :
1.Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình ?
Vì các bạn đó nghĩ rằng :bố mẹ bạn Hà làm nghề quét rác, không đáng được kính trọng như những nghề mà bố mẹ các bạn ấy làm 
2. Nếu là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó ? Vì sao? 
 Nếu là bạn cùng lớp với Hà, trước hết em sẽ không cười Hà vì bố mẹ bạn ấy cũng là những người lao động chân chính, cần được tôn trọng. Sau đó, em sẽ đứng lên, nói điều đó trước lớp để một số bạn đã cười Hà sẽ nhận ra lỗi sai của mình và xin lỗi bạn Hà.
- Các nhóm HS nhận xét bổ sung 
- Nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm.
-Kết luận: Tất cả người lao động, kể cả những người lao động bình thừơng nhất, cũng được người khác tôn trọng.
* Hoạt động 3 :Kể tên nghề nghiệp.
- Yêu cầu lớp chia thành 2 đội.
-Thi trò chơi tiếp sức kể tên các nghề nghiệp lao động mà em biết.(thực hiện trong 3 phút)
-HS tham gia thực hiện theo dãy, HS dãy A kể tên một nghề và chỉ định cho HS dãy B, mỗi dãy 5 HS; dãy nào lúng túng sẽ thua.
- Lưu ý các em không được trùng lặp.
-GV nhận xét.
Kết luận: trong xã hội, chúng ta bắt gặp hình ảnh người lao động ở khắp mọi nơi, ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhiều nghành nghề khác nhau.
* Hoạt động 4 :Bày tỏ ý kiến.
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
+ Những người lao động trong tranh làm nghề gì?
+ Công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
- Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
*Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
2.Củng cố- Dặn dò:
-Vì sao chúng ta phải biết ơn những người lao động ?
 Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được đều là nhờ những người lao động.
 - Về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, các bài thơ, câu chuyện viết về nội dung ca ngợi người lao động.
-Chuẩn bị bài : Kính trọng, biết ơn người lao động (tt)
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
NGÀY SOẠN : 10 – 1 - 2011
NGÀY DẠY : 11 – 1- 2011
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 39 :LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I. MỤC TIÊU
- Nắm vững kiến thức và kỹ năng sử dụng câu Ai làm gì? Để nhận biết được câu kể đĩ trong đoạn văn (BT1), xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể tìm được (BT2).
-Viết được một đoạn văn cĩ dùng kiểu câu Ai làm gì?
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS:
HS 1: Trong các từ sau đây, từ nào cĩ tiếng tài cĩ nghĩa là “cĩ khả năng hơn người bình thường”, tiếng tài nào cĩnghĩa là tiền của:tài giỏi, tài nguyên, tài nghệ, tài trợ, tài ba, tài đức, tài sản, tài năng, tài hoa...
HS 2: Đọc thuộc lịng 3 câu tục ngữ ở BT3 tiết LTVC trước.
-GV nhận xét ghi điểm cho từng HS 
2.Bài mới
*Giới thiệu bài: 
Các em đã nắm được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? Trong tiết học hơm nay chúng ta cần luyện tập để nắm vững hơn cấu tạo của kiểu câu này.
* Hoạt động :Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài.
-HS trao đổi theo cặp – tìm câu kể Ai làm gì? cĩ trong đoạn văn.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Trong đoạn văn cĩ 4 câu kể là câu 3;4;5;7.
*Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc bài tập.
-Yêu cầu HS gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN.
-Làm bài cá nhân.
-GV dán 3 phiếu đã viết sẵn 4 câu v ...  
1.Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu 1 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện :Bác đánh cá và gã hung thần
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Trong tiết học hơm nay, mỗi em sẽ kể lại câu chuyện mình đã chuẩn bị về một người cĩ tài cho cơ và các bạn trong lớp cùng nghe.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện.
-Yêu cầu HS đọc đề bài và phần gợi ý.
-Gv giao việc: Mỗi em sẽ kể lại cho lớp nghe câu chuyện mình đã được chuẩn bị về một người cĩ tài năng ở các lĩnh vực khác nhau, ở một mặt nào đĩ như người đĩ cĩ trí tuệ, cĩ sức khỏe. Em nào kể chuyện khơng cĩ trong sgk mà kể hay, các em sẽ được điểm cao.
-Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mà mình sẽ kể.
-Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình kể, nĩi rõ câu chuyện kể về ai, tài năng đặc biệt của nhân vật, em đã đọc ở đâu hoặc được nghe ai kể...
* Hoạt động 2: Tổ chức cho HS kể chuyện
a)Yêu cầu HS đọc dàn ý bài kể chuyện (GV đã viết trên bảng phụ).
-Yêu cầu HS đọc dàn ý.
-GV lưu ý HS: Khi kể các em cần kể cĩ đầu, cĩ đuơi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ.
b)Kể trong nhĩm.
- HS kể theo nhĩm tổ.GV theo dõi các nhĩm kể chuyện.
-Trao đổi với nhau về ý nghĩa của câu chuyện.
c)Cho HS thi kể: GVmở bảng phụ đã viết sẵn tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
-HS tham gia thi kể.
-HS lớp nhận xét.
-GV nhận xét, bình chọn HS chọn được câu chuyện hay, kể hay.
3.Củng cố-Dặn dị. 
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS đã chăm chú lắng nghe bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn chính xác.
-Yêu cầu các em về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Chuẩn bị bài cho tiết kể chuyện tuần 21 ( các em về nhà chuẩn bị trước câu chuyện về người cĩ khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt).
.
MĨ THUẬT
GV CHUYÊN DẠY
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
NGÀY SOẠN : 13 – 1 - 2011
NGÀY DẠY : 14 - 1 - 2011
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 40 :LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
-Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu (BT1).
-Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống.(BT2)
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
-Thu thập, xử lí thơng tin (về địa phương cần giới thiệu)
-Thể hiện sự tự tin 
-Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẽ, bình luận (về bài giới thiệu của bạn) 
III. CHUẨN BỊ : 
-Tranh minh họa một số nét đổi mới của địa phương em.
-Bảng phụ ( hoặc giấy khổ to) viết dàn ý qua bài giới thiệu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 
Đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới. Quê hương hoặc nơi mõi em sinh sống chắc hẳn sẽ cĩ rất nhiều đổi thay. Trong tiết học hơm nay, mỗi em hãy giới thiệu cho cả lớp cùng nghe về nét đổi mới của quê mình hoặc của nơi mình đang sinh sống.
Ghi tựa bài.
*Hoạt động :Luyện tập
Bài tập 1.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài cá nhân
-HS trình bày.
-Nhận xét và chốt lại ý đúng.
a)Bài viết giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đây là xã khĩ khăn nhất huyện, đĩi nghèo đeo đẳng quanh năm.
b)Những nét đổi mới ở Vĩnh Sơn.
-Người dân Vĩnh Sơn đã biết trồng lúa nước 2 vụ một năm. Năng suất cao, khơng thiếu lương ăn, cịn cĩ lương thực để chăn nuơi.
-Nghề nuơi cá phát triển.
-Đời sống của người dân được cải thiện...
*Bài nét mới ở Vĩnh Sơn là mẫu của một bài giới thiệu. Cơ đã tĩm tắt thành một dàn ý chung về bài giới thiệu. Các em dựa vào dàn ý này để làm BT2. GV treo bảng tĩm tắt gồm: 
-Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em sinh sống ( tên, đặc điểm chung).
-Thân bài: Giới thiệu những đổi mới ở địa phương.
-Kết bài: nêu kết quả đổi mới của địa phương, cảm nghĩ của em về sự đổi mới đĩ.
Bài tập 2.
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu của bài tập.
-Giúp HS nắm chắc yêu cầu: Các em giới thiệu về những nét đổi mới như: phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuơi, nghề phụ, phố phường sạch đẹp...nếu khơng nhận ra được nét đổi mới các em cĩ thể giới thiệu về hiện trạng của địa phương và mơ ước về sự đổi mới của quê hương.
-Yêu cầu HS nĩi về nội dung các em chọn để giới thiệu.
- HS nêu miệng.
-1 số HS lần lượt trình bày.
b)Tổ chức cho HS thực hành giới thiệu.
-Yêu cầu HS thực hành trong nhĩm.
-HS giới thiệu theo nhĩm 4,nhận xét, sửa sai cho bạn..
-HS giới thiệu trước lớp.
-Nhận xét và bình chọn HS giới thiệu hay, hấp dẫn...
2.Củng cố-Dặn dị :
– Yêu cầu HS về nhà viết vào vở bài giới thiệu.Treo các tranh ảnh về sự đổi mới của các địa phương.
- Chuẩn bị bài : Trả bài văn miêu tả đồ vật
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 99 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Biết đọc, viết phân số.
-Biết quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 2 HS lên bảng, Yêu cầu các em làm bài tập 3
-HS viết bảng con thương của các phép chia: 
5: 7; 11: 12; 3: 3
-Nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
2.Bài mới: 
*Giới thiệu bài: 
-Trong giờ học này, các em sẽ được rèn luyện kỹ năng về phân số
*Hoạt động :Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS đọc các phân số; nối tiếp nhau.
-GV sửa cách đọc cho HS (nếu sai)
kg: một phần hai ki-lơ-gam; m: năm phần sáu mét; giờ: mười chín phần mười hai giờ; sáu phần một trăm mét.
Bài 2.
-Gọi HS đọc đề bài.
3 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng con
Bài 3.
-HS làm bài vào vở
-GV nhận xét, chấm điểm
3.Củng cố;Dặn dị.
-GV tổng kết giờ học, về nhà làm bài 4/110
-Chuẩn bị bài: Phân số bằng nhau.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
LỊCH SỬ
TIẾT 20 : CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
I. MỤC TIÊU
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn ( tập trung vào trận Chi Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh ( khởi nghĩa Lam Sơn).Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liểu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh giặc vào ải, quân ta tấn cơng, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.
+ Ý nghĩa : Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đơng quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập :
+ Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngơi Hồng đế ( năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
-Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi ( kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần).
* Ghi chú : HS khá, giỏi :
-Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế của quân ta trong trận Chi Lăng: ải là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải, khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở hai bên sườn núi đồng loạt tấn cơng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 -GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi.
1.Kiểm tra bài cũ :
 GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.”
 +Em hãy trình bày hồn cảnh nước ta cuối thời Trần ?
 +Vì sao nhà Hồ khơng chống nổi quân Minh xâm lược ?
 -GV ghi điểm.
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài: 
 *Hoạt động 1: Địa hình ải Chi Lăng
* Hoạt động cả lớp
 -GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ khơng đồn kết được tồn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).Dưới ách đơ hộ của nhà Minh ,nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng .
 Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hĩa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đơng Quan (Thăng Long).Vương Thơng, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ ,một mặt xin hịa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thơng tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng .
 +Thung lũng chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
Tỉnh Lạng sơn.
 +Thung lũng này cĩ hình như thế nào ?
Hẹp cĩ hình bầu dục.
 +Hai bên thung lũng là gì ?
Núi đá và núi đất.
 +Lịng thung lũng cĩ gì đặc biệt?
Cĩ sơng , cĩ 5 ngọn núi nhỏ .
 +Theo em với địa hình như thế Chi Lăng cĩ lợi gì cho quân ta và cĩ hại gì cho quân địch?
Cĩ lợi cho quân ta mai phục đánh giặc, cịn giặc vào ải Chi Lăng thì khĩ mà cĩ đường ra.
GV nhận xét và cho HS mơ tả ải Chi Lăng.Sau đĩ GV kết ý.
 * Hoạt động 2: Chiến thắng Chi Lăng
 * Hoạt động nhĩm
 Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhĩm 
 +Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ?
 +Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ?
 +Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao?
 +Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào?
 -Đại diện các nhĩm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng.
 -Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng.
 -GV nhận xét,kết luận.
 -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng.
 +Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thơng minh như thế nào ?
Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch cĩ đường vào ải mà khơng cĩ đường ra khiến chúng đại bại.
 +Sau trận chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao ?
 -GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK.
3.Củng cố-dặn dị :
 -GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi.
 -Cho HS đọc bài ở trong khung.
 -Nêu chiến thắng lừng lẫy nhất của nghĩa quân Lam Sơn và nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng đĩ ?
 -GV treo sơ đồ lên bảng vừa chỉ vừa nĩi : cửa ải hiểm trở nơi địa đầu phía bắc Tổ quốc, nơi đây vào những ngày cuối tháng 10 năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã mưu trí,dũng cảm đánh tan đạo quân viện binh của giặc Minh . Với chiến thắng quan trọng ấy , nghĩa quân Lam Sơn đã buộc Vương Thơng phải cuối đầu xin hàng . Từ đây nước Việt lại trở lại thái bình bền vững.
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4tuan 20.doc