Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA

I. Mục tiêu:

 1. Đọc trơn toàn bài:

 - Chú ý đọc rõ các số chỉ thời gian, các từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca, tên lửa SAM.2, B52.

- Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, đầy cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước. Nhấn giọng khi đọc các danh hiệu cao quý Nhà nước trao tặng cho Trần Đại Nghĩa

2.Hiểu các từ ngữ mới trong bài: anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới, bất khả xâm phạm, huân chương.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 178Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 21 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2010
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
rút gọn phân số
I. Mục tiêu: Giúp hs: 
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản.
- Biết cách rút gọn phân số trong trường hợp đơn giản.
- Hs ham thích môn học.
II. Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ :
- Gv ghi bảng:Điền >,<, = 
3/5  1 7/7 .1
6/2.1 21 /21 1
3/5 6/2 7/7 21 /21 
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng, ghi điểm. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu vấn đề: Cho phân số 10/15. Hãy tìm phân số phân số 10/15 nhưng tử số và mẫu số bé hơn. 
- Gv hướng dẫn hs thực hiện: Dựa vào dấu hiệu chia hết, ta thấy 10 và 15 đều chia hết cho 5. Theo tính chất cơ bản của phân số, ta chia cả tử sốvà mẫu số của phân số 10/15 cho 5.
- Gv chốt cách thực hiện đúng.
- Gv nêu nhận xét giống trong SGk: Ta có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số đó vẫn bằng phân số đã cho. Các bước thực hịên như thế ta gọi là Rút gọn phân số.
=> Bài học hôm nay: Rút gọn phân số.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Ví dụ 1 : Rút gọn phân số 6/8.
- Gv yêu cầu hs tìm số mà cả tử số và mẫu số đều chia hết.
- Gv gọi hs lên bảng thực hiện các bước rút gọn.
- Gv chốt cách làm đúng.
- Gv kết luận: 3/4 là phân số tối giản. Khi rút gọn các em phải rút gọn đến phân số tối giản.
b. Ví dụ 2: Rút gọn phân số 18/ 54.
- Gv yêu cầu hs làm tương tự, rút gịn đến phân số tối giản có thể.
- Gv chữa, chốt kết quả đúng.
- Gv kết luận: Ghi nhớ: ( SGK – trang 26)
3. Thực hành.
Bài 1: 
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu cả lớp làm phần a. khuyến khích các hs K- G làm thêm các phép tính phần b.
- Gv hướng dẫn những hs còn lúng túng.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt Kquả.
Bài 2:
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs cả lớp suy nghĩ cá nhân và tự làm phần a, khuyến khích hs K-G làm thêm phần b.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
- Gv nêu yêu cầu và ghi nội dung bài lên bảng.
- Gv khuyến khích hs K-G suy nghĩ làm bài.
- Gv chữa bài, chốt ý đúng và cách làm đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: Luyện tập.
- 2 hs lên bảng thực hịên.
-Hs dưới lớp làm ra nháp.
- Hs nhận xét.
- hs đọc yêu cầu của Gv trên bảng, suy nghĩ.
- Hs phát biểu ý kiến.
- 1HS thực hiện trên bảng, dưới lớp làm ra nháp.
- Hs nghe và nhắc lại nhận xét trong SGK.
- Hs đọc yêu cầu của VD1.
-Hs nêu số mà cả tử số và mẫu số đều chia hết là số 2.
- Hs thực hiện các bước rút gọn đã hướng dẫn. 1 hs lên bảng, dưới lớp làm ra nháp.
- Hs đọc nội dung yêu cầu VD2.
- Hs tự rút gọn phân số, nếu phân số chưa tối giản thì tiếp tục rút gọn.
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm ra nháp.
- Hs nhận xét, chữa bài.
- 1 vài hs đọc phần Ghi nhớ.
- Hs theo dõi yêu cầu bài 1.
- s cả lớp hoàn thành phần a, Hs K-G làm thêm phần b.
- 6 hs lên bảng làm phần a.
- Hs chữa bài.
- 1 Hs đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- Cả lớp suy nghĩ làm phần a, Hs K-G suy nghĩ làm thêm phần b. 
- 2 hs lên bảng làm a, b.
- Hs khác nhận xé, bổ sung.
- Hs theo dõi yêucầu bài tập trong SGK.
- Hs K-G suy nghĩ tự làm, Hs TB-Y theo dõi.
- Hs nêu cách làm và trình bày trên bảng.
- Hs khác nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 3 HS nhắc lại cách rút gọn phân số.
__________________________________
Tiết 3: Tập đọc
Anh hùng lao động trần đại nghĩa
I. Mục tiêu:
 1. Đọc trơn toàn bài:
 - Chú ý đọc rõ các số chỉ thời gian, các từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-dô-ca, tên lửa SAM.2, B52.
- Giọng kể rõ ràng, chậm rãi, đầy cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có những cống hiến xuất sắc cho đất nước. Nhấn giọng khi đọc các danh hiệu cao quý Nhà nước trao tặng cho Trần Đại Nghĩa
2.Hiểu các từ ngữ mới trong bài: anh hùng lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới, bất khả xâm phạm, huân chương.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Các bức ảnh chụp cảnh tiêu diệt xe tăng, bắn gục pháo đài bay B52( nếu có)
 III. Hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Hãy đọc một đoạn em thích nhất trong bài “Trống đồng Đông Sơn” và cho biết vì sao em thích?
- Đọc cả bài. Nêu đại ý.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1.Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu tiết học.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- Gv hướng dẫn xhia đoạn: chia làm 2 đoạn để luyện đọc.
+Đoạn 1: từ đầu đến “ bất khả xâm phạm”
+ Đoạn 2: còn lại.
- Gv hướng dẫn hs đọc nối tiếp và kết hợp giảng nghĩa các từ mới, khó: anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị, cục Quân giới, bất khả xâm phạm, cống hiến, sự nghiệp, quốc phòng, huân chương.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, giúp hs hiểu nội dungbài đọc qua các câu hỏi cuối bài.
1. Lòng yêu nước của Trần Đại Nghĩa.
- Em hiểu “ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc” nghĩa là gì?
2. Những cống hiến lớn lao của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Kỹ sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?
+ Ông cùng anh em chế tạo ra những loại vũ khí có sức công phá lớn: súng ba-dô-ca, súng không giật để tiêu diệt xe tăng và lô cốt giặc.
+ Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước , ông góp phần cải tiến tên lửa SAM.2 bắn gục pháo đài bay B52. 
+ Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
3. Tấm lòng và tài năng của Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. 
+ Nhờ đâu mà ông Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy?
+ Ông có những đóng góp to lớn như vậy nhờ ông có cả tấm lòng lẫn tài năng .Ông yêu nước tận tuỵ , hết lòng vì nước; ông lại là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu , học hỏi. 
*Đại ý: Ca ngợi anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của đất nước.
c) Đọc diễn cảm
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Gv hướng dẫn Hs đọc diễn cảm đoạn 1.
- Gv tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cả lớp và Gv bình chọn bạn đọc hay và tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện đọc thêm.
- Chuẩn bị bài sau: “ Bè xuôi sông La”
- 2 hs lên bảng đọc, trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét.
- 1 Hs đọc khác đọc toàn bài.
- HS tự chia đoạn để đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- 1 vài HS nêu nghĩa một số từ khó, mới.
- Hs luyện đọc theo cặp.
- 1vài HS đọc cả bài.
 - HS đọc đoạn : từ đầu đến “ bất khả xâm phạm”
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV,HS nhận xét bổ sung.
- HS đọc đoạn : “Năm 1946” đến “chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kĩ thuật Nhà nước” 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV,HS nhận xét bổ sung
- HS đọc đoạn còn lại
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV,HS nhận xét bổ sung
- 2 HS nối nhau đọc toàn bài.
- HS tìm và nêu đại ý của bài.
- HS tự phát hiện cách đọc đúng, ngắt nghỉ, đọc diễn cảm bài đọc.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
( đọc cá nhân, đọc nối đoạn, đọc đoạn yêu thích, thi đọc hay nhất).
- HS nêu đại ý của bài.
_________________________________
Tiết 4: Kể chuyện
kể chuyện được chứng kiến, tham gia
I. Mục tiêu:
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện các bạn kể .
- Rèn kĩ năng nói : HS chọn được câu chuyện kể về đồ chơi của mình hoặc của các bạn xung quanh . Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói điệu bộ.
- Rèn kĩ năng nghe : Chăn chú nghe bạn kể chuyện . Nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Yêu thích môn học , 
II. Đồ dùng dạy- học :
- Bảng phụ ghi 3 cách xây dựng cốt truyện .
- Bảng phụ ghi các tiêu chí đánh giá bài kể chuyện.
- Bảng phụ ghi dàn ý cho 2 cách kể.
III. Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1-2 HS kể lại 1 câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về người có tài. 
- Nêu ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu tiết học .
2. Hướng dẫn HS phân tích đề .
- GV viết đề bài lên bảng, gạch chân dới nhừng từ ngữ quan trọng, giúp HS xác định đúng yêu cầu đề, tránh lạc đề.
3. Gợi ý kể chuyện. 
- GV dán lên bảng 2 phương án kể chuyện theo gợi ý 3. 
- GV yêu cầu HS lập dàn ý cho bài KC của mình, đưa ra dàn ý chung cho HS đọc lại và lập theo dàn ý chung đó.
- GV khen ngợi những em đã chẩn bị dàn ý tổt trước khi đến lớp.
4. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung , ý nghĩa câu chuyện 
a. Kể chuyện theo cặp 
- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
b. Thi kể chuyện trước lớp. 
- Gv tổ chức cho hs thi kể trước lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn bạn kể hay và hiểu truyện nhất.
4. Củng cố, dặn dò .
- Nêu dàn bài chung của bài văn kể chuyện. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện “Con vịt xấu xí
- 1-2 hs lên bảng kể chuyện.
- Hs khác nhận xét.
- HS đọc đề bài trong sách giáo khoa.
- Hs theo dõi Gv hướng dẫn xác định đề bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK .
- HS suy nghĩ, nói nhân vật em sẽ chọn kể.
- HS suy nghĩ và lựa chọn KC theo một trong 2 phương án đã nêu.
- Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- Hai , ba HS nối tiếp nhau kể trước lớp .
 - Mỗi em kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi của thầy cô, bạn bè 
- Cả lớp bình chọn cá nhân kể chuyện hay nhất, có câu chuyện hay nhất .
- Hs lắng nghe.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
nhà hậu lê và việc tổ chức, quản lí đất nước
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: 
- Những thành tựu của nhà Hậu Lê trong việc quản lí đất nước 
- Tìm hiểu một số quy định của bộ luật Hồng Đức và những ưu điểm của bộ luật này 
II. Đồ dùng dạy- học :
- Phiếu học tập của HS .
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV nêu yêu cầu, câu hỏi :
+ Em hãy thuật lại diễn biến của trận Chi Lăng.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
- Gv giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê.
2. Các hoạt động :
a. Hoạt động 1. Cách tổ chức quản lí đất nước của thời Hậu Lê:
- GV cho HS đọc SGK. ... __________________________________
Thứ sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố và rèn kĩ năng quy đồng mẫu số hai phân số.
- Hs K-G: Bước đầu tập quy đồng mẫu số ba phân số (trường hợp đơn giản).
II.Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, phấn màu
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ.	
+ Gv ghi bảng: Quy đồng mẫu số các phân số: 1/6 và 4/5. 11/49 và 8/7
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng, ghi điểm.
+ Gọi 2 HS phát biểu cách quy đồng mẫu số.
- Gv kết luận.
B.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Quy đồng mẫu số các phân số. 
- Gv nêu yêu cầu bài tập và giao nhiệm vụ hs cả lớp làm tiếp các phần còn lại của bài tập.
- Gv quan sát, giúp đỡ hs còn gặo lúng túng.
- Cả lớp và Gv chữa bài, nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 2: 
a. Gv nêu lại yêu cầu bài tập.
- Gv gợi ý, hướng dẫn hs làm bài.
- Gv chốt cách làm đúng, gọi hs lên bảng.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt kết qủ đúng.
Bài 3: 
- Gv hướng dẫn mẫu: Quy đồng mẫu số của 1/2 , 1/3 , 2/ 5.
- Gv yêu cầu hs K-G áp dụnglàm nhanh, Hs Tb –Y theo dõi và vận dụng cách làm.
Bài 4: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn: Có mẫu số chung là 60 nghĩa là: Khi quy đồng ta lấy ngay mẫu số chung là 60.
- Gv yêu cầu hs tự làm.
- Cả lớp và gv nhận xét, chưa xbài, chốt kết quả đúng.
Bài 5: Tính (theo mẫu)
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Gvhướng dẫn mẫu cách thực hiện và cách trình bày.
- Gv yêu cầu hs K-G thực hiện phép tính b.
- Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu lại cách quy đồng MS các phân số.
- GV nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng thực hiện, dưới lớp làm theo dãy 1- 2.
- hs khác nhận xét bài trên bảng.
- 1 hs nêu các bước quy đồng mẫu số
- HS nêu yêu cầu của bài1.
- HS làm lần lượt từng bài trong vở bài tập.
- 4 Hs lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, chữabài trên bảng.
- HS nêu yêu cầu bài 2.
- Hs tự suy nghĩ và nêu cách làm phần a.
- 1 Hs lên bảng làm phần a, Hs K-G làm thêm phần b.
- Hs cả lớp theo dõi Gv hướng dẫn.
- Hs K_G tự vận dụng làm bài tập.
- 2 HS lên bảng.
 - Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs tự làm vào vở.
- 1 hs Tb-Y lên bảng.
- Cả lớp nhận xét.
 - Hs theo dõi yêu cầu trong SGK.
- Hs theo dõi Gv hướng dẫn mẫu.
- Hs tự làm vào vở.
- Hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa.
- 2 HS nêu lại cách quy đồng MS các phân số 
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
nhảy dây 
Trò chơi: lăn bóng bằng tay
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Trò chơi: Lăn bóng bằng tay. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn, bóng, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
* Trò chơi: Có chúng em: 2 - 3 phút.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản .
a. Bài tập RLTTCB
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- GV quan sát bao quát cả lớp, sửa lỗi sai cho HS.
- Gv tổ chức thi xem ai nhảy nhiều nhất.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Lăn bóng bằng tay.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- Dậm chân tại chỗ theo nhịp đếm.
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18 - 22 phút)
(5-6 phút)
(4 - 6 phút)
- Đứng tại chỗ khởi động
- Các tổ tập theo khu vựa đã quy định.
- Hs tập từng đôi.
- HS thi đua nhảy xem ai nhảy nhiều nhất.
- Cả lớp tuyên dương bạn nhảy giỏi.
- Hs lắng nghe cách chơi.
- 1 vài hs chơi thử. 
- Hs tham gia chơi chính thức.
- Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
 _______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
 cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối.
-Qua đọan văn mẫu, hs nhận biết được các trình tự trong bài văn miêu tả cây cối.
- Từ gợi ý của các bài văn mẫu, biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong 2 cách đã học: tả lần lượt từng bộ phận của cây; tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.
- Hs ham thích quan sát, ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bộ tranh ảnh Tập làm văn lớp 4.
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học- ghi bảng.
2. Phần nhận xét.
Bài 1: 
- Gv gọi hs đọc nội dung yêu cầu bài tập 1.
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 xác định các đoạn và nêu nội dung mỗi đoạn.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp.
- Gv kết luận ý đúng, ghi bảng.
Bài 2: 
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Gv gọi hs đọc lại bài Cây mai tứ quý và thảo luận trả lời câu hỏi: Trình tự miêu tả trong bài ấy có gì khác bài Bãi ngô?
- GV ghi tóm tắt các ý đúng lên bảng. 
- Gv yêu cầu HS nhìn bảng để so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 bài văn.
- Gv kết luận.
+ Bài Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây.
+ Bài Bãi ngô tả từng thời kì phát triển của cây ngô.
Bài 3: 
- Gv nêu yêu cầu.
- Gv gọi hs trình bày ý kiến.
- Gv chốt ý, ghi ý đúng trên bảng.
3. Phần Ghi nhớ: ( SGK trang 42)
- Gv gọi 1 vài hs đọc nội dung Ghi nhớ.
4. Phần Luyện tập.
Bài 1: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài1, tổ chức cho hs trao đổi nhóm 2, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp.
- Cả lớp và Gv chốt các ý đúng.
Bài 2: 
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn hs chọn các loại cây ăn quả gần gũi : chuối, mít, bưởi, na, cam, xoài,......
- Gv yêu cầu hs tự viết vào vở.
- Gv tổ chức cho hs đọc bài trước lớp.
- Cả lớp và Gv nhận xét, sửa lỗi bài cho hs.
- Tuyên dương bạn có bài viết hay.
5. Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn Hs chuẩn bị cho tiết: Luyện tập quan sát cây cối bằng cách quan sát cây ăn trái quen thuộc mà em định tả.
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Cả lớp đọc thầm lại bài Sầu riêng.
- HS trao đổi theo nhóm đôi xác định các đoạn và nêu nội dung mỗi đoạn. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài và đọc lại bài Cây mai tứ quý.
- Hs thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi.
- Đại diện hs phát biểu ý kiến. 
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs so sánh, trình bày ý kiến.
- Hs suy nghĩ trình bày về cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- 2, 3 HS đọc phần Ghi nhớ, cả lớp đọc thầm lại.
- 1 HS không nhìn SGK đọc thuộc phần ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Cả lớp đọc thầm lại toàn văn yêu cầu của bài.
- HS trao đổi theo từng cặp, phân tích cấu tạo của bài Cây gạo.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Học sinh làm việc cá nhân: mỗi em chọn một cây ăn quả quen thuộc. Sau đó HS tự lập dàn ý miêu tả cây đó theo 1 trong 2 cách đã học.
- Nhiều học sinh đọc dàn ý của mình.
-2-3 HS nêu lại nội dung phần ghi nhớ.
- Hs lắng nghe.
___________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 21. Kế hoạch tuần 22.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 21.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 22.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 21.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS:......................................................
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS:......................................................
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực:............................ ..........
3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 22.
- Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
* Bổ sung:
.
.
.
.
__________________________________
* Buổi chiều 
Tiết 1: Tiếng Anh
Gv chuyên soạn giảng
_________________________
Tiết 2: Toán (tăng)
Luyện tập về quy đồng mẫu số các phân số
I.Mục tiêu: Giúp hs:
- Củng cố kiến thức về quy đồng mẫu số các phân số.
- Hs áp dụng làm các bài tập liên quan.
- Hs ham thích môn học.
II.Các hoạt động dạy – học.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập.
Bài 1 : Quy đồng mẫu số các phân số.
a. 1/4 và 2/5 b. 2/3 và 7/8 
c. 3/4 và 5/6 d. 1/3 và 7/9 
e. 3/4 và 9/ 24 g. 7/10 và 19/30
- Gv ghi bảng. 
- Gv yêu cầu hs tự làm.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả.
Bài 2 : Quy đồng mẫu số các phân số.
a. 1/2; 2/3 và 3/5 b. 1/3 ; 3/4 và 5/8
c. 1/5 ; 1/6 và 11/30 d. 2/3 ; 3/4 và 7/12
- Gv yêu cầu hs nêu lại cách quy đồng 3 phân số.
- Gv yêu cầu hs làm bài.
- Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả.
Bài 3.
a. Viết các phân số lần lượt bằng 7/9; 5/ 12 và có mẫu số chung là 36.
b. Hãy viết 4/7 và 3 thành hai phân số đều có mẫu số là 7; là 14.
c. Hãy viết 8/11 và 8 thành hai phân số đều có mẫu số là 11; là 22.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- GV hướng dẫn lại cách trình bày.
- Gv gọi 3 hs lên bảng, Gv chấm 1 số bài.
- GV chữa, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- Hs đọc đề bài.
- Hs tự làm bài.
- 6 hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- Hs nêu lại cách quy đồng 3 phân số.
- Hs tự làm bài.
- 4 Hs lên bảng.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đề bài.
- Hs K- G nêu cách làm.
- Hs cả lớp làm a, b. HsK-G làm hết.
- 3 hs lênbảng chữa bài.
- hs khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
___________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá
Dạy bù Tiếng Anh tuần 20.
Gv chuyên soạn giảng
********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_21_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc