Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)

 I. MỤC TIÊU

Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2011
Tiết :Tập đọc
Bài :SẦU RIÊNG
I. MỤC TIÊU
Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
KTBC
Gọi HS lên bảng đọc bài Bè xuôi sông La, trả lời các câu hỏi 3, 4 trong SGK
Nhận xét cho điểm 	
Bài mới 
GTB: Từ tuần 22, các em sẽ bắt đầu học chủ điểm mới Vẻ đẹp muôn màu. Bài học mở đầu chủ điểm giới thiệu với các em về cây sầu riêng – một loài cây ăn trái rất quý được coi là đặc sản của miền Nam. Qua cách miêu tả của tác giả, các em sẽ thấy sầu riêng không chỉ cho trái cây ngon mà còn đặc sắc về hương, về dáng dấp của thân, lá, cành.
Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh đọc 
GV kết hợp giúp hs quan sát tranh minh họa, sửa lỗi về cách đọc cho hs, giúp hs hiểu nghĩa các từ trong phần chú thích ; hd hs nghỉ hơi đúng trong câu ; sửa sai cho hs khi phát âm, và ngắt nghỉ câu, diễn cảm. 
Gv đọc diễn cảm toàn bài.	
Hoạt động 2. Tìm hiểu bài
Gv nêu câu hỏi để hs trả lời :
Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?
Dựa vào bài văn, em hãy miêu tả những nét đặc sắc của hoa sầu riêng.
Dựa vào bài văn, em hãy miêu tả những nét đặc sắc của quả sầu riêng ?
Dựa vào bài văn, em hãy miêu tả những nét đặc sắc của dáng cây sầu riêng ?
Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.
Hướng dẫn đọc diễn cảm
Gv nhắc nhở, hướng dẫn các em tìm đúng và diễn cảm bài văn
Gv chọn đoạn cho hs đọc và đọc diễn cảm mẫu cho hs.
Hoạt động 3. Củng cố – dặn dò 
Hệ thống lại bài 
Yêu cầu về nhà luyện đọc lại bài, học cách miêu tả của tác giả.
Gv nhận xét tiết học.
Hát 
Đọc và TLCH
Hs quan sát tranh minh hoạ chủ điểm (cảnh sông núi, nhà cửa, chùa chiền, của đất nước)
HS nối tiếp nhau 3 đoạn 3 lượt.
Đọc từ khó 
Đọc chú giải 
Luyện đọc theo cặp.
Một, hai hs đọc cả bài.
Hs đọc đọc thành tiếng, đọc đoạn 1, trả lời các câu hỏi :
Sầu riêng là đặc sản của Miền Nam
Hoa : trổ vào cuối năm ; thơm ngát như hương cau, hương bưởi ; đậu thành từng chùm, màu trắng ngà ; cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh hoa sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
Quả : lủng lẳng dưới cành, trông như những tổ kiến ; mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí, còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng đã ngửi thấy mùi hương ngào ngạt ; thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt mật ong già hạn ; vị ngọt đến đam mê.
Dáng cây : thân khẳng khiu, cao vút ; cành ngang thẳng đuột ; lá nhỏ xanh vàng, hơi kép lại tưởng là héo.
Hs đọc thầm bài văn , trả lời câu hỏi :
Sầu riêng là loại trái quý của Miền Nam./ Hương vị nó quyến rũ kì lạ./ Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này/ Vậy mà khi trái chín, hương vị ngạt ngào, vị ngọt đến đến đam mê.
3 hs nối tiếp đọc bài văn
 Từng cặp hs luyện diễn cảm đoạn văn.
Một vài hs thi đọc trước lớp đoạn :
Tiết :Toán
Bài . LUYỆN TẬP CHUNG
I MỤC TIÊU 
Rút gọn được phân số.
- Quy đồng được mẫu số hai phân số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV:Bảng nhĩm
	HS: Chuẩn bị bài trước
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
 Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS nêu các cách quy đồng mẫu số các phân số
GV nhận xét cho điểm
 Bài mới
GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động 1: Luyện tập 
Bài 1
HD hs làm bài tập.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2
GV yêu cầu.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3
GV yêu cầu.
Gv ghi bài lên bảng bài tập.
GVHD mẫu 
= = = =
Cho HS làm vào vở 
Cả lớp và giáo viên sửa chữa.
Bài 4 
Gọi HS nêu YC của BT 
Cho HS thảo luận trả lời 
Nhậm xét 
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
Gọi HS nhắc lại cách quy đồng mẫu số các phân số
Làm bài tập trong VBT 
GV nhận xét tiết học
Hát 
HS nêu
Nhắc lại tựa bài 
Cả lớp làm vào vở. 
Lần lượt từng hs lên rút gọn phân số.
 = = = =
= = = = 
Hs làm bài vào tập.
Lần lượt lên bảng làm.
Phân số ; bằng phân số 
Hs làm bài vào vở.
Lần lượt 4 hs lên quy đồng các phân số 
= = = = 
= = = = 
HS nêu lại ghi nhớ 
= = ; = = giữ nguyên 
Nhóm b)
12
Tiết :Đạo đức
Bài . LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tt)
I. MỤC TIÊU 
	Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 -GV: SGK Đạo đức 4.
 -HS: Mỗi học sinh có 3 tấm bìa : xanh, đỏ, trắng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
 Kiểm tra bài cũ 
HS nêu phần ghi nhớ bài học.
GV nhận xét cho điểm
 Bài mới
GTB ghi bảng 
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (bài tập 2, SGK)
Gv phổ biến cho hs cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa :
+ Màu đỏ : Biểu lộ thái độ và tán thành.
+ Màu xanh : Biểu lộ thái độ phản đối.
+ Màu trắng : Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự.
Gv lần lượt nêu từng ý kiến trong BT
Gv kết luận : Các ý kiến ( c ),(d) là đúng ; các ý kiến (a),(b), (đ) là sai.
Hoạt đọâng 2 : Đóng vài (bài tập 4 , SGK)
Gv chia nhóm và giao nhiệm cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai tình huống (a) bài tập 4.
Gv nhận xét chung.
Kết luận chung 
Gv đọc câu ca dao sau và giải thích nghĩa :
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Hoạt động tiếp nối 
Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 GV nhận xét tiết học
Hát 
HS nêu	
Nhắc lại tựa bài 
Hs nghe bổ biến.
Hs biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước và giải thích lý do.
Thảo luận chung cả lớp.
Các nhóm thảo luận.
Các nhóm chuẩn bị cho đóng vai.
Một nhóm hs lên đóng vai; các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
Cả lớp nhận xét, đáng giá các cách giải quyết.
HS nghe và nêu lại 
Tiết :Â m nhạc 
Bài :Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ. TĐN số 6
I . Mục tiêu 
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 
Biết hát kết hợp vận động phụ họa . Biết đọc bài TĐN số 6 
II . Đồ dùng dạy học 
Nhạc cụ, chép bài TĐN số 6 ra bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phần mở đầu
Giới thiệu tiết học có 2 nội dung 
Ôn tập bài hát : Bàn tay mẹ
TĐN số 6
Hoạt động 2: phần hoạt động 
Nội dung 1: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ 
GV cho HS đứng hát và thể hiện một vài động tác phụ hoạ 
Tập cho HS thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân
Nội dung 2: TĐN số 6
Nhịp 2
Cao độ ( Đô – Rê – Mi – Son )
Hình nốt ( trắng, đen, móc đơn )
Aâm hình tiết tấu chung của bài 
Đọc cao độ của bài, chú ý sự khác nhau giữa nhịp thứ 4 và nhịp thứ 8
Cho Hs tập gõ tiết tấu của bài 
Cho HS đọc cả bài TĐN và ghép lời 
Hoạt động 3: phần kết thúc 
Cho HS hát lại bài : bàn tay mẹ
Nêu cảm nhận của các em khi hát bài này 
Cho từng nhóm HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 6
Nhận xét tiết học 
HS nghe
HS thực hiện 
Hát theo tổ, nhóm, cá nhân
Hs đọc 
Gõ nhịp 
Đọc bài TĐN và ghép lời ca
HS hát theo nhóm
Vài HS nêu 
Từng nhóm HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 6
Thứ ba ngày 8 tháng 2 năm 2011
Tiết :Chính tả
Bài :SẦU RIÊNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh) hoặc BT (2) a/b, BT do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	-GV: Chuẩn bị bảng phụ và bảng nhóm
	-HS: Chuẩn bị bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
KTBC
2 em lên bảng lớp , cả lớp viết vào giấy nháp các chữ có âm đầu là r/d/gi hoặc dấu hỏi/ngã
GV nhận xét cho điểm
	Bài mới 
GTB ghi bảng 
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh nghe viết 
Gv đọc đoạn bài chính ta.û 
Yêu cầu hs
Gv hỏi cách trình bày.
GV nhắc nhở hs : Ghi tên bài vào giữa dòng. Chữ cái đầu câu phai viết hoa ...
Gv đọc bài cho hs chép vào vở
GV chấm 5 bài. 
GV nhận xét chung.
Thu bài về nhà chấm
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
Bài tập 2
Gv yêu cầu hs đọc nội dung bài tập và chọn cho hs làm câu b.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng : 
	b. Con đò là trúc qua sông/ Bút nghiêng, lất phất hạt mưa/ Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Bài tập 3
Gv yêu cầu hs đọc bài tập.
Hd hs làm bài đúng theo yêu cầu.
Cả lớp và giáo viên nhận xét sữa chữa :
nắng – trúc xanh – cúc - lóng lánh – nên – vút – náo nức.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
Hệ thống lại bài 
Gv nhận xét tiết học. 
Yêu cầu hs, ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết. Về nhà xem lại các bài tập đã làm.
Hát 
HS thực hiện 
Nhắc lại tựa bài 
Hs đọc thầm lại, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai (Trổ vào cuối năm, toả khắp khu vườn, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti.)
Hs viết bảng con các từ dễ viết sai.
Hs nêu các trình bày bài.
HS viết bài 
Chữa lỗi 
HS đọc nội dung bài tập , suy nghĩ, tìm từ theo yêu cầu bài
HS trình bày bài làm trước lớp.
HS sữa bài.
HS đọc yêu cầu của bài tập và suy nghĩ làm bài vào tập.
HS trìn ... tổ chức HS ôn tập nhảy dây
Giáo viên theo dõi sửa sai cho HS, nhận xét
* Kiểm tra nhảy dây kiểu chụm 2 chân
- Hoàn thành tốt : Nhảy cơ bản đúng động tác,
liên tục từ 6 lần trở lên, có ý thức luyện tập.
- Hoàn thành: Nhảy cơ bản đúng động tác liên tục từ 3-5 lần trở lên.
- Chưa hoàn thành: Nhảy sai động tác hoặc chỉ nhảy được dưới 2 lần, chưa có ý thức luyện tập
Nhận xét
b. Trò chơi : Đi qua cầu
Hướng dẫn và tổ chức HS chơi. 
GV nhận xét
Hoạt động 3
Phần kết thúc 
HS chạy nhẹ nhàng tại chỗ. Hồi tỉnh
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
Về nhà tập luyện nhảy dây
Đội Hình
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV 
Thứ sáu ngày 11 tháng 2 năm 2011
Tiết :Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU
Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	-GV: Tranh ảnh một số cây ăn quả.
	-HS: Chuẩn bị bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
KTBC
Gọi GV nhận xét cho điểm
Bài mới 
GTB ghi bảng 
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh làm luyện tập
 Bài tập 1
Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
a. Đoạn văn tả lá bàng ( Đoàn Giỏi)
Tả sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thơi gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
b. Đoạn văn tả cây sồi (Lép Tôn-xtô)
Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân (mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngờ)
* Hình ảnh so sánh : Nó như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tười cười.
* Hình ảnh nhân hoá làm cây sồi già như có tâm hồn của người : Mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngay ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều
Hoạt động 2
Bài tập 2
Gv nhận xét chọn 5-6 bài chấm điểm.
Hoạt động 3. Củng cố – dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vảo vở. Dặn học sinh đọc hai đoạn văn tham khảo : Bàng thay lá, Cây tre, nhận xét cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn.
Dặn hs đọc trước nội dung bài sau.
Hát 
2 hs đọc kết quả một số cây em thích trong khu vực trường hoặc nơi em ở.
Nhắc lại tựa bài 
2 hs nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập với hai đoạn văn : Lá bàng, cây sồi già.
Hs đọc thầm đoạn văn suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện các tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý.
Hs phát biểu ý kiến.	
Hs đọc đề bài, suy nghĩ chọn một bộ phận của cái cây em em thích.
Hs viết đoạn văn.
Hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn vừa làm.
Tiết :Khoa học
Bài . ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (tt)
I. MỤC TIÊU
Nêu được ví dụ về:
 + tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ ( đau đầu, mất ngủ ); gây mất tập trung trong cong việc, học tập;
 + một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to,đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn,
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-GV: Tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống.
-HS: Chuẩn bị bài trước
III. HOẠT DỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
Kiểm tra bài cũ
Trong cuộc sống người ta dùng âm thanh để làm gì? 
	cả lớp và giáo viên bổ sung.
 GV nhận xét cho điểm
. Bài mới
GTB ghi bảng 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
Gv đặt vấn đề : Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên, có những âm thanh chúng ta không ưa thích (chẳng hạn tiếng ồn) và cần phải tìm cách phòng tránh.
Gv giúp hs phân loại những tiếng ồn chính và để nhận thấy hầu hết các tiếng ồn đều do con người gây ra.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống.
Gv ghi lại trên bảng giúp hs ghi nhận số biện pháp tránh tiếng ồn.
Kết luận
Hoạt động 3 : Nói về việc nên/không nên làm để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh
Gv cùng cả lớp thảo luận chung.
Hoạt động 4. Củng cố – Dặn dò 
HS đọc mục Bóng đèn toả sáng trong SGK
Chuẩn bị bài sau
GV nhận xét tiết học
Hát 
HS trả lời
Nhắc lại tựa bài 
HS nghe
Hs làm việc theo nhóm : Quan sát các hình trang 88 SGK. Hs bổ sung thêm các loại tiếng ồn ở trường và nơi em sinh sống.
Các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận chung trước lớp.
Hs đọc và quan sát các hình 88 SGK và tranh ảnh. Thảo luận theo nhóm về tác hại và cách đề phòng chống tiếng ồn. 
Trả lời các câu hỏi trong SGK
Các nhóm trình bày trước lớp.
Hs đọc mục Bạn cần biết trang 89 SGK
Hs thảo luận về những việc các em nên/ không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng.
Các nhóm trình bày.
Tiết ;Toán
Bài . LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
Biết so sánh hai phân số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	-GV: Bảng nhĩm cho HS làm bài tập 2
	-HS: Chuẩn bị bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu HS nêu hai cách so sánh hai phân số
	GV nhận xét cho điểm
	 Bài mới
	GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động 1:Thực hành 
Bài 1.( a, b) 
Gv lưu ý hs cách so sánh hai phân số mà mẫu số này chia hết cho mẫu số kia.
Cả lớp và gv nhận xét sửa bài.
Bài 2 
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhĩm trên phiếu
Gv lưu ý hs tử số và mẫu số và so sánh chúng với 1 trước. 
Cả lớp và giáo viên nhận xét , sửa bài.
Bài 3 
Gv làm mầu một câu, sau đó hd hs đi đến kết luận : Trong hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn và ngược lại.
Cả lớp và giáo viên nhận xét , sửa bài.
Bài 4 
Tổ chức cho HS làm vào bảng nhóm 
Nhận xét 
Hoạt động 2:Củng cố, dặn dò 
GVgọi HS nhắc lại các cách so sánh hai phân số
Làm bài tập ở nhà trong VBT 
GV nhận xét tiết học
 Hát 
HS thực hiện 
Nhắc lại tựa bài 
Hs làm bài tập vào vở.
Lần lượt 4 hs lên bảng so sánh 4 câu
 ; <
Các nhĩm làm bài trên phiếu
Đại diện các nhĩm trình bày
HS làm bài tập theo mẫu.
2 hs lên bảng làm.
> ; > 
HS thực hiện theo nhóm 
HS nhắc lại 
	 Tiết :Kỹ thuật
Bài . TRỒNG CÂY RAU, HOA (2t)
I. MỤC TIÊU 
Biết cách chọn rau , hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau , hoa trên luống và cách trồng cây rau , hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau , hoa trên luống hoặc trong chậu.
Ở những nơi có đều kiện về đất , có thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để học sinh thực hành trồng cây rau , hoa phù hợp.
- Ở những nơi không có điều kiện thực hành , không bắt buộc học sinh thực hành trông cây rau , hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Cây con rau, hoa để trồng.
Hộp nhựa hoặc hộp sắt có đựng đất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Ổn định tổ chức 
	Hát hoặc làm trò chơi để khởi động
 Kiểm tra bài cũ 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới 
Giới thiệu bài và nêu mục đích tiết học
Hoạt động 1 . GVHDHS tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây con
Hd hs đọc nội dung trong SGK.
Đặt câu hỏi yêu cầu hs nhắc lại các bước gieo hạt và so sánh các công việc chuẩn bị gieo hạt với chuẩn bị trồng cây con.
+ Tại sao phải chọn cây con khoẻ, không cong queo, gầy yếu và không bị sâu bệnh, đứt rể, gãy ngọn ?
+ Nhắc lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt ?
+ Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào ?
Giải thích thêm : Cũng như khi gieo hạt, muốn trồng cây rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng phải mập, khoẻ, không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng mới nhanh bén rễ và phát triển tốt. Nếu trồng cây con bị đứt rễ, cây sẽ chết vì không hút được nước và thức ăn. Đất trồng cây con cần được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi, đi lại chăm sóc dễ dàng.
Hd hs quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi.
Nhận xét và giải thích thêm một số yêu cầu về khi trồng cây con như là khoảng cách gữa các cây trồng ; hốc trồng cây, đặt cây vào hốc, tưới nước cho cây sau khi trồng.
Yêu cầu hs nhắc lại cách trồng cây con.
Hoạt động 2. GVHDHS các thao tác kĩ thuật
Hs dẫn hs từng thao tác kỷ thuật theo nội dung SGK. ( làm các thao tác trong chậu )
Làm mẫu lại.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò
Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của và kết quả học tập của hs.
HDHS về nhà chuẩn bị dụng cụ để học tiết 2 Thực hành
Hát 
Nhắc lại tựa bài 
đọc trong SGK.
Trả lời câu hỏi.
Dựa vào SGK để trả lời lần lượt các câu hỏi. 
Dựa vào SGK để nêu lại cách trồng cây con
Dựa vào SGK để trả lời lần lượt các câu hỏi.
HS nêu lại cách trồng cây con
Quan sát cách làm của giáo viên.
1 em lên làm mẫu lại.
An toàn giao thông
BÀI 2 : Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn 
Đã soạn chung ở thứ sáu tuần 21
Phần ký duyệt của khối trưởng :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_22_nam_hoc_2010_2011_ban_hay_2_cot.doc