Tiết 3: Tập đọc
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICF ( U –ni -xép).
- Biết đọc toàn bài văn với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh.
- Hiểu được các từ ngữ trong bài.
- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
Tuần 24 Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 *Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ Sinh hoạt tập thể _______________________________ Tiết 2: Toán luyện tập (Trang 128) I. Mục tiêu: Giúp hs củng cố: - Rèn kĩ năng cộng phân số. - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng của phân số và bước đầu biết áp dụng. - Hs ham thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học : - Phấn màu. III. Hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ: - Gv ghi bảng: Tính. 12/8 + 9/8 +2/8 7/15 + 8/5 - Nêu quy tắc cộng các phân số cùng mẫu số; các phân số khác mẫu số. - Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Luyện tập. Bài 1: Tính: - Gv nêu yêu cầu bài tập và hướng dẫn hs thực hiện theo mẫu. - Gv ghi bảng và gợi ý hs chuyển 3 thành phân số. - Gv gọi hs K- G làm tiếp mẫu. - Gv yêu cầu hs cả lớp áp dụng làm vào vở. - Cả lớp và GV nhận xét bài làm của HS, chốt lời giải đúng. Bài 2: Tính. - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Gv yêucầu hs tự tính hai phép tính rồi so sánh kết quả của chúng với nhau. - Gv gọi hs lên bảng chữa bài. - GV nhận xét chữa bài HS trên bảng, cho điểm HS. - Gv gợi ý hs nêu lên tính chất kết hợp của phép cộng của phân số. - Gv kết luận. Bài 3: Rút gọn rồi tính - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Gv yêu cầu hs cho biết : Nửa chu vi tính như thế nào ? - Gv yêu cầu hs tự làm bài vào vở. - GV lưu ý Hs nên rút gọn để cho 2 mẫu số bằng nhau. -Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - GV hệ thống nội dung giờ học . - Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị bài mới: Phép trừ phân số. - 2 hs lên bảng, dưới lớp làm ra nháp. - HS nhận xét kết quả và cách trình bày. - Hs nêu quy tác cộng các phân số. -Hs theo dõi yêu cầu trong SGK. - Hs theo dõi Gv hướng dẫn mẫu. - Hs áp dụng tự làm bài vào vở. - 3 hs lên bảng. - HS nhận xét bài làm trên bảng. - Hs nêu yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi trong SGK. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Hs khác nhận xét, chữa bài bạn. - Hs nêu tính chất kết hợp của phép cộng của phân số. - Hs nêu yêu cầu bài tập. - 1 HS tóm tắt bài toán bằng lời trước lớp. - HS trả lời câu hỏi. - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. - Hs khác nhận xét, chữa bài. - Hs nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng phân số. __________________________________ Tiết 3: Tập đọc vẽ về cuộc sống an toàn I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICF ( U –ni -xép). - Biết đọc toàn bài văn với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh. - Hiểu được các từ ngữ trong bài. - Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. II. Đồ dùng dạy- học : - Tranh ảnh về an toàn giao thông. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu : A. Kiểm tra bài cũ. - GV gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và cho biết đại ý của bài. - Đọc thuộc lòng một khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ. Vì sao em thích? - GV đánh giá, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: - GV cho HS xem tranh về an toàn giao thông do chính HS trong trường vẽ qua các đợt thi vẽ về chủ đề này – giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc - Gv ghi bảng UNICEF , đọc là U -ni –xép. + Gv hỏi: UNICEF nghĩa là gì? - GV giải thích: UNICEF là tên viết tắt của Tổ chức thiếu niên, nhi đồng của Liên hợp quốc. - Gv lưu ý hs cần đọc cả 6 dòng đầu tiên là 6 dòng tóm tắt các ý chính. - Gv gọi hs đọc theo đoạn. + Đọc từng đoạn. Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Gv nhận xét, sửa lỗi đọc cho hs, hướng dẫn hs xem các bức tranh thiếu nhi vẽ, giúp hs hiểu các từ khó trong bài: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ,...nhắc hs cách ngắt nghỉ các câu dài. - GV đọc toàn bài một lần. b.Tìm hiểu bài. - Tóm những nội dung đáng chú ý của bản tin về cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn. ? Chủ đề của cuộc thi là gì? - GV gọi 2 HS đại diện cho các bàn trả lời. Sau đó, GV chốt lại, chủ đề cuộc thi vẽ là: Em muốn sống an toàn. - GV cho 1 HS lên điều khiển tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi 2,3 và 4. ? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? + Trong vòng 4 tháng đã có 50000 bức tranh của TN từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức. ? Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? ? Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao óc thẩm mĩ của các em? *Đại ý: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Các em đã có nhận thức đúng an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. c. Đọc diễn cảm - GV đọc mẫu bản tin giọng thông báo rõ ràng, rành mạch, tốc độ khá nhanh. - Chú ý cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng ở đoạn văn luyện đọc diễn cảm. - GV cho HS thi đọc ở lớp để bình chọn HS đọc hay nhất, dõng dạc nhất. - Cả lớp và Gv nhận xét bạn đọc hay nhất, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò. - Gv hệ thống nội dung bài học. - GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc. Tìm tranh ảnh trên báo, tạp chí về An toàn giao thông. Chuẩn bị bài Đoàn thuyền đánh cá. - HS lên bảng thực hiện yêu cầu. - Hs khác nhận xét, bổ sung. - Hs quan sát và lắng nghe. - Hs đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - Hs dựa vào phần chú thích trả lời. - Hs đọc nối tiếp theo đoạn(2-3 lượt) - Hs tìm các từ khó đọc và dễ bị nhầm khi phát âm - Hs luyện đọc các từ khó. - Hs luyện đọc theo cặp. - 1,2 hs đọc toàn bài. - HS đọc thầm đoạn đầu, đọc thầm câu hỏi 1, tự trả lời, sau đó trao đổi cách trả lời với bạn ngồi bên cạnh. - HS trả lời câu hỏi. - Hs điều khiển các bạn tham gia tìm hiểu nội dung bài. + Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biết là an toàn giao thông phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, + Tranh có màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng,ý tưởng hồn nhiên, + Thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ. - Hs nêu lại đại ý của bài. - Nhiều HS luyện đọc. Chú ý hướng dẫn HS nhấn giọng, ngắt giọng đúng đoạn văn. - Nhiều HS luyện đọc diễn cảm đoạn, bài. - Tổ chức cho các HS trong nhóm thi đọc. - 2-3 HS nêu đại ý của bài. ________________________________ Tiết 4: Kể chuyện kể chuyện được chứng kiến, tham gia I. Mục tiêu: 1. Học sinh biết xây dựng một câu chuyện dựa trên những tình tiết có thê xảy ra trong thực tế với yêu cầu: kể về những việc làm góp phần giữ làng xóm xanh, sạch, đẹp. 2. Biết kể lại câu chuyện rõ ràng, tự nhiên bằng lời của mình. 3- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mình kể. II- Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ viết sẵn đề bài và một số gợi ý quan trọng. III. Các hoạt động dạy – học : A. Kiểm tra bài cũ: - Kể lại chuyện thể hiện cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. - GV( HS ) nhận xét chung, ghi điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Để cuộc sống của chúng ta ngày một đẹp hơn thì cần phải có những việc làm giữ gìn và bảo vệ nơi chúng ta đang sống. Chắc hẳn chúng ta đã lần nào đó thực hiện hoặc chứng kiến những hành động đẹp ấy. Bài ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta biết kể lại chuyện đó một cách hấp dẫn hơn cho các bạn cùng lớp nghe. 2) Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài: Đề bài: Em đã làm gì để góp phần giữ xóm làng (đường phố, trường học ) xanh,sạch , đẹp. Hãy kể lại chuyện đó. - Giáo viên gạch chân dưới các từ quan trọng mà học sinh đã nêu. Lưu ý chuyện kể phải có thực trong thực tế. b) HS tìm câu chuyện cho mình. Gợi ý 1:Nhớ lại những hoạt động có thể em đã làm để góp phần giữ xóm làng ( đường phố, trường học ) xanh,sạch , đẹp. c) HS kể chuyện theo nhóm: - Gv tổ chức cho hs thảo luận và kể lại trong nhóm. - Gv hướng dẫn từng nhóm. d) HS thi kể chuyện: - Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể xong, phải nói ý nghĩa của câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng đã học) để cả lớp cùng trao đổi. * GV chú ý nhắc nhở, để HS kể chuyện tự nhiên, hồn nhiên (tránh lối kể đọc thuộc lòng hoặc quá cường điệu). - Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua, bình chọn người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 3 . Củng cố, dặn dò - Khen những HS kể chuyện hay, kể chuyện tiến bộ; lưu ý HS những lỗi các em thường mắc để sửa chữa. - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện của em đã kể ở lớp cho người thân. Chuẩn bị nội dung cho tiết học Kể chuyện tuần tới . - 2 học sinh kể lại chuyện mình đã chuẩn bị. - Hs khác nhận xét. - Hs lắng nghe. - 3 HS đọc đề bài. Học sinh cả lớp đọc thầm lại đề bài. - 3 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1. - Cả lớp đọc thầm gợi ý 1 suy nghĩ để chọn câu chuyện mình định kể. - Tìm thêm những chuyện tương tự trong sách báo....(SGK tr 59) - Lớp chia nhóm 4. - 1 HS trong mỗi nhóm đọc gợi ý 2. Cả nhóm đọc thầm lại. - GV nhắc lại nội dung gợi ý 2 để HS hiểu. Và GV ghi lại tóm tắt dàn bài lên bảng. - Đại diện các nhóm thi kể chuyện trước lớp. Kể xong, hs trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện. - Hs lắng nghe. ______________________________________ * Buổi chiều Tiết 1: Lịch sử ôn tập I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nội dung từ bài 7 đến bài 19 trình bày bốn giai đoạn : Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần và nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê. - Kể tên các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình. II. Đồ dùng dạy – hoc: - Băng thời gian ( trong SGK) phóng to. - Một số tranh ảnh lấy từ bài 7 đến bài 19. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ : - GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về văn học- khoa học thời Hậu Lê ? Hãy kể tên nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học tiêu biểu của thời kì này? - Gv nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới . 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng. 2. Các hoạt động : a. Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm, cả lớp. - GV treo băng thời gian lên bảng và yêu cầu HS thảo luận sau đó cử đại diện lên gắn nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian. - GV nhận xét kết luận . - Gọi 1 – 2 HS đọc lại trục thời gian. b.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai nội dung ( mục 2 và 3 trong SGK ). - GV mời đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp . - GV kết luận . 3. Củng cố, dặn dò . -GV hệ thống nội dung đã ôn tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau : - 2 hs lên bảng trả lờ ... i 3: Để ba vật theo thứ tự sau: Bóng đèn, quyển sách, màn. Cách nào có thể làm cho bóng của quyển sách nhỏ đi. A. Dịch đèn lại gần sách. B. Dịch quyển sách lại gần đèn. C. Dịch quyển sách lại gần màn. D. Dịch màn lại gần quyển sách. Bài 4: Viết vào ô trống chữ Đ nếu đúng và chữ S nếu sai. Điều kiện cần thiết để một vật tạo thành bóng của nó trên tường là: A. Phải có nguồn sáng. B. Vật phải không cho ánh sáng truyền qua hoàn toàn. C. Nguồn sáng phải đặt giữa vật và bức tường. Bài 5: Khoanh trong vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 1. Điều gì xảy ra đối với cây nếu không có ánh sáng? A. Cây vẫn sống nhưng rụng hết lá. B. Cây vẫn sống nhưng còi cọc, chậm phát triển. C. Cây không thể sống được. D. Cây sẽ quen dần với cụôc sống không có ánh sáng. 2. Con người sử dụng ánh sáng vào những việc nào sau đây: A. Sản xuất B. Học tập C. Vui chơi, giải trí D. Tất cả các việc trên. - Gv phát phiếu học tập, yêu cầu hs đọc yêu cầu và tự làm bài. - Cả lớp và Gv chữa bài. - Gv chốt các ý đúng. 3. Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới - HS nhận phiếu học tập. - Hs làm bài cá nhân. - Hs chữa bài, giải thích lí do chọn. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. _____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 5 tháng 3 năm 2010 * Buổi sáng Tiết 1: Toán luyện tập chung( trang 131) I. Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố về phép cộng, phép trừ phân số. - Bước đầu biết cách cộng ba phân số. II. Đồ dùng dạy-học : - Phấn màu III. Hoatđộng dạy- học chủ yếu : A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS trả lời và lên bảng làm bài tập Bài 5 ( SGK) - GV đánh giá, ghi điểm. - 1 Hs lên bảng thực hiện. - HS dưới lớp nhận xét bài làm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi bảng tên bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài 1: - GV hỏi: Muốn thực hiện phép cộng hay trừ phân số khác mẫu ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm bài: + Hs cả lớp: b,c + HS K-g Kk làm thêm phần a, d. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Gv nhận xét, chốt kết qủa đúng, ghi điểm. Bài 2: GV tiến hành tương tự như bài tập 1. - Gv giao nhiệm vụ: + Hs cả lớp: b,c + HS K-g Kk làm thêm phần a, d. * Lưu ý : Khi làm phần c, HS phải viết 1 thành phân số có mẫu số là 3 rồi tính, khi làm phần d phải viết 3 thành phân số có mẫu số là 2 rồi tính. - - Gv nhận xét, chốt kết qủa đúng, ghi điểm. Bài 3: - Gv nêu yêu cầu. - Yêu cầu hs tự xác định tên gọi và cách tìm của từng X trong bài. - Yêu cầu hs tự làm bài. - Gv giúp đỡ Hs Tb-Y. - Gv lưu ý hs cách trìnhbày khoa học. - Cả lớp và Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. - 2 HS nêu quy tắc cộng và trừ hai phân số khác mẫu. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.. - HS nhận xét bài làm của bạn sau đó tự kiểm tra lại bài làm của mình. - Hs cả lớp làm bài vào vở. - 4 HS lên bảng. - Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng. - Hs theo dõi yêu cầu trong SGk. - Hs tự xác định tên gọi và cách tìm của từng X trong bài. - Hs cả lớp làm bài vào vở, 3 hs lên bảng. - Hs khác nhận xét, chữa bài. _________________________________ Tiết 2: Thể dục bật xa Trò chơi: Kiệu người I. Mục tiêu: - Ôn bật xa. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Trò chơi: Kiệu người. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập. - Phương tiện: Còi, phấn, bóng, dây nhảy. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Hoạt động của thầy Định lượng Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút. - Đứng tại chỗ khởi động các khớp. * Trò chơi: Chim về tổ. - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. 2. Phần cơ bản . a. Bài tập RLTTCB * Ôn bật xa : - GV quan sát bao quát cả lớp, sửa lỗi sai cho HS. - Gv tổ chức thi xem ai bật xa nhất. b. Trò chơi vận động - Trò chơi : Kiệu người . - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 3. Phần kết thúc . - Dậm chân tại chỗ theo nhịp đếm. - GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút. (6 - 10 phút) (18 - 22 phút) (5-6 phút) (4 - 6 phút) - Đứng tại chỗ khởi động - Các tổ tập theo khu vựa đã quy định. - Hs tập từng đôi. - HS thi đua nhảy xem ai bật xa nhất. - Cả lớp tuyên dương bạn nhảy giỏi. - Hs lắng nghe cách chơi. - 1 vài hs chơi thử. - Hs tham gia chơi chính thức. - Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc. - Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút. _______________________________ Tiết 3: Tập làm văn tóm tắt tin tức I. Mục tiêu: Giúp HS : - Hiểu được thế nào là tóm tắt tin tức. - Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức. II. Đồ dùng dạy- học: - Giấy A 3 để học sinh viết. bản đồ thế giới. III. Hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Hãy đọc đoạn văn tả hoa, quả... - GV( HS) nhận xét, đánh giá bằng điểm số. B. Bài mới. 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi bảng tên bài. 2- Phần nhận xét Bài 1: - Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - Gv hướng dẫn, yêu cầu hs thảo luận với các bạn trong nhóm 4, trả lời câu hỏi. - Gv tổ chức cho hs thảo luận và tìm ra đáp án đúng. - Gv nhận xét, chốt cách tóm tắt bản tin. * Gv lưu ý : Các dòng tin chính chỉ nêu các ý chính của văn bản, khi tóm tắt bản tin cần dài hơn. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - Gv chốt các ý đúng. 3. Phần Ghi nhớ. - Gvgọi hs đọc nội dung Ghi nhớ. - Yêu cầu hs nhẩm thuộc. 4- Luyện tập: Bài 1: - Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - Gv yêu cầu hs tự suy nghĩ và tự làm bài vào vở. - Gv gọi hs trình bày bài làm trước lớp. - Cả lớp và Gv nhận xét. Bài 2: - Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập. - Gv yêu cầu hs tự suy nghĩ và tự làm bài vào vở. * Gv lưu ý: Dựa vào bài tóm tắt ở bài 1 các em viết các tim chính. - Gv gọi hs trình bày bài làm trước lớp. - Cả lớp và Gv nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu Hs về nhà viết lại bản tin tóm tắt bài 3. -2 HS đọc Đoạn văn tả hoa, quả... mà mình đã viết từ tiết trước. - Hs khác nhận xét. - Học sinh nối nhau đọc yêu cầu của bài 1. - 1học sinh đọc lại bài Vẽ về cuộc sống an toàn. Cả lớp đọc thầm. - Chia lớp thành các cặp để trao đổi. - Đại diện trình bày ý kiến. - HS thực hành tóm tắt bản tin. - Đại diện hs trình bày trước lớp. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm lại; suy nghĩ và phát biểu. - Sau đó rút ra ghi nhớ. - 2, 3 HS đọc nội dung Ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm lại. - 1 HS không nhìn SGK nói lại nội dung cần ghi nhớ. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 . - HS cả lớp đọc thầm lại bài Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. - Hs suy nghĩ va tự tóm tắt lại bản tin theo yêu cầu bằng 3 câu hoặc 4 câu. - Hs đọc yêu cầu bài tập. - Hs suy nghĩ tự làm bài cá nhân. - Đại diện hs trình bày bài làm. - Hs khác nhận xét, bổ sung. - Hs lắng nghe. ___________________________________ Tiết 4: Sinh hoạt Tổng kết tuần 24. Kế hoạch tuần 25. I. Mục tiêu: - Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 24. - Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 25. II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 24. 1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình. 2- Giáo viên nhận xét chung. - GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS:...................................................... - Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS:...................................................... - Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực:............................ .......... 3. Văn nghệ: III- Phương hướng hoạt động tuần 25. - Dạy và học theo đúng chương trình, kế hoạch dạy học. - Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân. - Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản, ... - Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập. * Bổ sung: . . . . __________________________________ * Buổi chiều Tiết 1: Tiếng Anh Gv chuyên soạn giảng _________________________ Tiết 2: Toán (tăng) Luyện tập chung I.Mục tiêu: Giúp hs: - Củng cố kiến thức về các phép tính cộng trừ với phân số. - Hs áp dụng làm các bài tập liên quan. - Hs ham thích môn học. II.Các hoạt động dạy – học. 1. Giới thiệu bài. 2. Luyện tập. Bài 1 : Tính. a. 1/6 + 2/6 1/8+12/16 12/18 + 12/ 42 1/4 + 2/25 + 3/100 b. 17/20-7/20 7/8 – 5/12 5/20 – 1/6 34/12 – 24/12- 4/12 - Gv ghi bảng. - Gv yêu cầu hs tự làm. * Lưu ý hs phải tự tìm cách làm nhanh nhất : quy đồng, rút gọn rồi tính. - Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả. Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất. a. 3/7 + 4/8 + 47/7 +5/9 b. 1/5+ 4/11+ 4/5 + 7/11 c. 1/15 + 4/15 + 5/18+ 7/18 ? Em hãy nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng phân số. - Gv yêu cầu hs làm bài. - Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả. Bài 3. Tìm X. a. 1/2 + X = 5/6 b. 5/6 – X = 1/3 c. X- 1/5 = 6/10 – 3/10 - Gv ghi đề bài lên bảng. - GV hướng dẫn lại cách trình bày. - Gv gọi 3 hs lên bảng, Gv chấm 1 số bài. - GV chữa, chốt kết quả đúng. Bài 4; Hộp thứ nhất đựng 3/2 kg kẹo. Hộp thứ hai đựng ít hơn hộp thứ nhất 1/3 kg kẹo. Tínhcả hai hộp đựng bao nhiêu kg kẹo? - Gv ghi đề bài lên bảng. - GV hướng dẫn tìm hiểu đề bài. - Gv gọi hs lên bảng thực hiện. - Cả lớp và Gv nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. - Gv nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới. - Hs đọc đề bài. - Hs tự làm bài. + Hs K-g tính: 1/4 + 2/25 + 3/100 34/12 – 24/12- 4/12 - 8 hs lên bảng. - Hs khác nhận xét, chữa bài. - HS nêu lại 2 tính chất cơ bản của phép cộng phân số. - Hs tự làm bài. - 3 Hs lên bảng. - Hs khác nhận xét, chữa bài. - HS đọc đề bài. - Hs K- G nêu cách làm. - Hs cả lớp làm a, b. HsK-G làm hết. - 3 hs lên bảng chữa bài. - Hs khác nhận xét. - HS đọc đề bài. - Hs nêu cách làm và các bước tính. - Hs cả lớp làm bài vào vở. - 1Hs lên bảng chữa bài. - Hs khác nhận xét. - HS lắng nghe. ___________________________________ Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá Dạy bù Tiếng Anh Tuần 23. (Đ/c Trang Nhung soạn giảng) *********************************************************************
Tài liệu đính kèm: