Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Tập đọc

Tiết 53. DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY (T85)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu nội dung : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

2. Kĩ năng :

 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních, Ga-li-lê.

 - Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi 2 nhà bác học dũng cảm.

3. Thái độ :

 - GD cho HS lòng dũng cảm bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lý.

II/ Đồ dùng dạy-học :

 - GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
Buổi sáng
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
===================================
Tập đọc
Tiết 53. DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY (T85)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu nội dung : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
2. Kĩ năng :
	- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các tên riêng nước ngoài : Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
	- Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi 2 nhà bác học dũng cảm.
3. Thái độ :
	- GD cho HS lòng dũng cảm bênh vực lẽ phải, bảo vệ chân lý.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV+HS : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc phân vai truyện Ga-vrốt ngoài chiến luỹ, TLCH về nội dung bài.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
	- HS quan sát tranh minh hoạ và nêu ND tranh.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- Mời HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt ND và HD HS nêu giọng đọc chung.
- Ghi bảng : Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
- 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung.
- Đọc CN, lớp.
- Cho HS chia đoạn.
- Theo dõi, yêu cầu HS sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Đọc mẫu.
- 1, 2 em nêu cách chia đoạn (3 đoạn).
- Đọc nối tiếp :
 + Lần 1 : 3 em đọc + luyện phát âm.
 + Lần 2 : 3 em đọc + giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm.
- Nghe và đọc thầm.
b) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH : Xưa kia, người ta quan niệm Trái đất là gì ?, TLCH 1 và câu hỏi : Vì sao phát hiện của Cô-péc-ních lại bị coi là tà thuyết? kết hợp tìm câu kể Ai là gì?
- Đọc thầm, trao đổi, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Hỏi : Đoạn 1 cho biết điều gì ?
- Giảng từ “tà thuyết” và chốt ý 1.
- 1 vài em nêu ý kiến : Cô-péc-ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
- Lắng nghe.
- Cho HS đọc đoạn 2, TLCH 2.
- Đọc thầm, phát biểu ý kiến.
- Yêu cầu HS nêu ý chính đoạn 2.
- Giảng từ “cổ vũ” và chốt ý 2.
- Suy nghĩ và nêu ý kiến : Ga-li-lê bị xét xử.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH 3.
- Đọc lướt và nêu ý kiến.
- Hỏi : Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- Giảng từ “chân lý giản dị” và chốt ý 3. 
- 1 vài em nêu ý kiến : Ga-li-lê bảo vệ chân lí.
- Lắng nghe.
- Hỏi : Bài văn cho ta biết điều gì ?
- Chốt lại ND bài, treo bảng phụ, mời HS nhắc lại.
- 1 vài em phát biểu, lớp bổ sung : Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Nghe và nhắc lại.
c) Đọc diễn cảm :
- Mời HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- 3 em đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
- 1, 2 em nhắc lại.
- Yêu cầu HS tự chọn đoạn đọc diễn cảm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tự chọn và nêu.
- Luyện đọc theo cặp.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
- Cá nhân thi đọc.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS đọc bài, đọc và trả lời các câu hỏi của bài Con sẻ.
==============================================
Toán
Tiết 131. LUYỆN TẬP CHUNG (T139)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số : Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
2. Kĩ năng :
	- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- GV : Bảng phụ nhỏ.
	- HS : Bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Tính : 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
- Nhắc lại cách rút gọn phân số.
- Cho HS nhận xét về các phân số và nêu phân số có thể rút gọn được.
- Quan sát và nêu nhận xét.
- Theo dõi, giúp đỡ nhóm chậm.
- Làm việc theo nhóm 6 trên bảng phụ nhỏ.
- Chốt lại kết quả đúng.
- Đại diện các nhóm gắn bảng phụ, nêu kết quả, lớp nhận xét, chữa bài :
 a)
 b) 
* Bài 2 :
- HD HS lập phân số rồi tìm phân số của một số.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Kết luận bài làm đúng. 
- 1 vài em nêu cách làm.
- Cả lớp làm nháp, 1 em làm bài trên bảng phụ nhỏ-gắn lên bảng, lớp nhận xét, chữa bài :
 a) b) 24 b¹n.
* Bài 3 : 
- Tóm tắt lại các bước giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm 1 số bài.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng. 
- 1 em điều khiển lớp trao đổi, tìm ra cách giải.
- Theo dõi.
- Lớp làm bài vào vở.
- Đổi chéo vở kiểm tra.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài giải
Quãng đường anh Hải đã đi được là:
 15 x = 10 (km)
Quãng đường anh Hải còn phải đi tiếp là :
 15 - 10 = 5 (km)
 Đáp số : 5 km.
* Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- HSG nêu các bước giải.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Lớp làm bài nháp sau khi làm xong bài 3, nêu miệng.
- Ghi nhanh lên bảng, cùng HS nhận xét, chữa bài. 
- Nhận xét, chữa bài : 100 000 lít xăng.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ các nội dung kiến thức vừa ôn tập để vận dụng, chuẩn bị giấy cho tiết KTĐK GK2.
=====================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Luyện đọc)
Tiết 54. GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY (T80)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố nội dung bài : Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt.
	- Củng cố kiến thức đã học về câu kể Ai là gì ?
2. Kĩ năng : 
	- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
- Viết tiếp được câu kể Ai là gì ? và nêu được cảm nghĩ về nhân vật Ga-vrốt.
3. Thái độ : 
	- GD cho HS lòng dũng cảm.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện đọc.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Luyện đọc
- Mời HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc.
- Đọc diễn cảm đoạn “Ga-vrốt...thật ghê rợn”
- Yêu cầu HS nêu những từ cần nhấn giọng.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, đánh giá.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Lắng nghe.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung : nằm xuống, đứng thẳng lên, ẩn, phốc ra, tới, lui, dốc cạn, chất đầy, thiên thần, bắn, nhanh hơn đạn, ú tim, ghê rợn.
- Luyện đọc theo cặp.
- Một vài nhóm thể hiện giọng đọc.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS điền tiếp từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu kể theo mẫu Ai là gì ?
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2 :
- Nêu yêu cầu : Đọc lại đoạn văn vừa luyện đọc, nêu cảm nghĩ về nhân vật Ga-vrốt.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Khen HS có cảm nghĩ hay.
- Lắng nghe.
- Trao đổi theo nhóm đôi và phát biểu ý kiến.
- 2 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Lớp nhận xét, bổ sung : 
 + Ga-vrốt là một cậu bé dũng cảm.
 + Võ Thị Sáu là người con anh hùng của dân tộc Việt Nam.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nêu miệng nối tiếp.
- Nhận xét, chữa bài. VD : Ga-vrốt là một cậu bé anh hùng, dám xả thân ngoài chiến lũy.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS đọc bài và TLCH của bài Chim sẻ.
=========================================
Ôn Toán
Tiết 38. LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ 
(T54-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Ôn tập một số nội dung cơ bản về phân số : Hình thành phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, tìm phân số của một số.
2. Kĩ năng : 
	- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập liên quan.
3. Thái độ : 
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm tất cả 4 bài tập.
 + HS TB : Làm bài tập 1-3.
 + HSY : Làm bài 1 và bài 2.
- Yêu cầu HS nhắc lại về khái niệm phân số bằng nhau, cách rút gọn phân số, cách tìm phân số của một số.
- 3 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- HD HS làm bài 4 : Tìm số gạo lấy ra lần sau, số gạo lấy ra cả hai lần rồi tìm số gạo ban đầu.
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T54.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài : 
* Bài 1 : 
 a) 
 b) .
 c) 
* Bài 2 :
 a) số học sinh của lớp ;
 b) Số HS của 3 tổ là : 
 32 x = 24 (học sinh)
* Bài 3 : 
 Số thiết bị thay thế là :
 20 x = 12 (tấn) 
 Đáp số : 12 tấn.
* Bài 4 : 
 Số gạo lấy ra lần sau là :
 25 500 x = 10 200 (kg)
 Số gạo lấy ra cả hai lần là : 
 25 500 + 10 200 = 35 700 (kg)
 Số gạo lúc đầu có là :
 35 700 + 14 300 = 90 000 (kg)
 90 000kg = 90 tấn.
 Đáp số : 90 tấn.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
=====================*****===================
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Toán
Tiết 132. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II 
(Chuyên môn trường ra đề)
================================================
Luyện từ và câu
Tiết 53. CÂU KHIẾN (T87)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến.
2. Kĩ năng :
	- Nhận biết được câu khiến trong đoạn văn ; bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô.
3. Thái độ :
	- Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Đọc thuộc lòng các thành ngữ bài 4 tiết trước, giải thích một thành ngữ em thích.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Phần Nhận xét :
* Bài tập 1, 2 :
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Ghi VD lên bảng, nêu từng câu hỏi, gọi HS trả lời. 
- Suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
* Bài 3 :
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Nối tiếp nhau nêu miệng.
- Nhận xét, khen HS có câu đúng và hay.
- Lớp nhận xét, trao đổi, bổ sung.
- Hỏi : Câu khiến dùng để làm gì và khi viết cuối câu khiến có dấu gì ?
- HSG nêu.
3.3. Phần Ghi nhớ :
- 3 em đọc, lớp đọc thầm.
3.4. Phần Luyện tập :
* Bài 1 :
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cả lớp làm bài vào VBT-T53.
- Cùng HS nhận xét, trao đổi, bổ sung, chốt câu đúng :
- Lần lượt nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
 b) Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !
 c) Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
 d) Con đi nhặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
* Bài 2 :
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, giúp đỡ những cặp còn lún ... ọc giỏi !
* Bài 2 : 
- Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần.
- Lớp tự lựa chọn và thực hiện.
- Tự viết vào nháp, 2 em lên bảng viết bài.
- Nhận xét chung, chốt câu đúng.
- Nhận xét, trao đổi, chữa bài trên bảng:
 a) Huyền ơi, cho tớ mượn cái bút nhé!
 b) Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với bạn Hiền ạ !
 c) Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Ngọc Anh ạ !
- Theo dõi.
* Bài 3 : 
- Yêu cầu thực hiện 1 trong 3 phần.
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
- Tự lựa chọn và làm bài vào VBT-T57, nêu miệng.
- Nhận xét, chữa bài :
 a) Hãy chỉ giúp mình cách giải bài toán này với !
 b) Chủ nhật này chúng mình đi chơi đi!
 c) Xin cô cho em vào lớp ạ! 
* Bài 4 :
- Cùng HS trao đổi, chữa bài.
- Nối tiếp nêu miệng.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại cách đặt câu khiến.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS học bài, áp dụng cách dùng câu khiến vào từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống, ôn tập lại các kiến thức về LTVC đã học để chuẩn bị KTĐK GKII. 
=========================================
Buổi chiều
Ôn Tiếng Việt (Tập làm văn)
Tiết 56. MIÊU TẢ CÂY CỐI 
(T34, 35-Bài tập củng cố kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt 4)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Củng cố cách lập dàn ý, cách viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng : 
	- Viết được dàn ý, đoạn văn mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả một cây có bóng mát (hoặc cây hoa).
3. Thái độ : 
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- GV : Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn HS luyện tập :
* Bài 1 :
- Treo bảng phụ, mời HS đọc ND yêu cầu của bài.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, khen HS có dàn ý tốt.
* Bài 2 :
- Ghi đề bài lên bảng : Viết đoạn mở bài trực tiếphoặc gián tiếp cho bài văn miêu tả một cây bóng mát (hoặc cây hoa).
- Mời HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá, khen HS có đoạn mở bài hay.
* Bài 3 :
- Ghi đề bài lên bảng : Viết đoạn kết bài mở rộng hoặc không mở rộng cho bài văn miêu tả một cây bóng mát (hoặc cây hoa).
- Mời HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá, khen HS có đoạn kết bài hay.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý để lập dàn ý.
- Nối tiếp nhau đọc dàn ý.
- Theo dõi.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Viết bài vào vở. 
- 1 vài em trình bày đoạn văn ; lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Viết bài vào vở. 
- 1 vài em trình bày đoạn văn ; lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS xem lại bài, ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Ôn Toán
Tiết 39. LUYỆN TẬP VỀ DIỆN TÍCH HÌNH THOI (T57-VBT)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố về cách tính diện tích hình thoi.
2. Kĩ năng :
- Vận dụng kiến thức giải được các bài toán liên quan.
3. Thái độ :
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm đối tượng HS :
- Nhận nhiệm vụ. 
 + HSK&G : Làm cả 3 bài tập và làm thêm bài 4 (T31-Giúp em củng cố và nâng cao Toán 4).
 + HS TB : Làm cả 3 bài tập.
 + HSY : Làm bài 3.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- Hướng dẫn HS làm bài 2 (T31) : Diện tích phần trồng cỏ làm viền bằng diện tích bồn hoa trừ đi diện tích trồng hoa. 
- Theo dõi.
- Theo dõi, đến từng nhóm giúp đỡ.
- Làm bài cá nhân vào VBT-T57 và vở viết.
- Nhận xét, chữa bài theo từng nhóm đối tượng HS.
- Chữa bài :
* Bài 1 :
 Hình EGHK.
* Bài 2 :
 (1): 42cm2 ; (2): 216dm2 ; (3): 50m2.
* Bài 3 :
 Diện tích mảnh bìa là :
 10 x 24 : 2 = 120 (cm2)
 Đáp số : 120cm2
* Bài 2 (T31) :
 Diện tích bồn hoa là : 
 (30 x 20) : 2 = 300 (dm2)
 Diện tích phần trồng hoa là :
 (30-3 x 2) x (20-2 x 2) : 2 = 192 (dm2)
 Diện tích phần trồng có làm viền là : 
 300 - 192 = 108 (dm2)
 Đáp số : 108dm2.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
==============================================
Tự học (Luyện viết)
(GV hướng dẫn HS tự luyện viết bài Mùa xuân đã về 
trong vở Luyện viết chữ lớp 4)
====================*****=====================
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
Buổi sáng
Toán
Tiết 135. LUYỆN TẬP (T143)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Biết hình thoi và một số đặc điểm của nó.
2. Kĩ năng :
	- Tính được diện tính hình thoi.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : Mỗi em chuẩn bị 1 tấm bìa, kéo, giấy A4.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi, cho ví dụ.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 :
 Cùng HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
- Cả lớp làm vào nháp, nêu miệng kết quả (Ý b giảm tải không học).
- Nhận xét, chữa bài : a) 114 cm2.
* Bài 2 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm 1 số bài, nhận xét.
- Mời HS lên bảng chữa bài.
- Lớp làm bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi.
- Kết luận bài làm đúng.
- Nhận xét, chữa bài : 
 Bài giải
 Diện tích miếng kính là :
 (14 x10 ) : 2 = 70 (cm2)
 Đáp số : 70 cm2
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng. 
- Thực hiện sau khi làm xong bài 2. (Ý b : Làm bài vào nháp, nêu miệng kết quả). Đáp số : 12 cm2.
- Theo dõi.
* Bài 4 :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Gấp, cắt tờ giấy A4 thành hình thoi và thực hiện theo yêu cầu.
- Khen những HS thực hành tốt.
- Báo cáo kết quả thực hành.
- Cho HS nhắc lại đặc điểm của hình thoi.
- 1 vài em nêu.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ kiến thức để vận dụng.
============================================
Tập làm văn
Tiết 54. TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (T94)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách viết bài văn miêu tả cây cối.
2. Kĩ năng :
	- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
	- Thấy được cái hay của bài văn hay.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Nhận xét bài làm của HS : 
- Cho HS đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- Nhận xét chung và trả bài cho từng HS.
* Ưu điểm: 
 + Đa số các em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề bài văn tả cây cối.
 + Chọn được đề bài và viết bài có cảm xúc với cây chọn tả.
 + Bố cục bài văn rõ ràng, diễn đạt câu, ý rõ ràng, trọn vẹn.
 + Viết đúng chính tả, trình bày bài văn theo dàn ý bài văn miêu tả. 
* Khuyết điểm: 
 Một số bài còn mắc một số lỗi :
 + Dùng từ, đặt câu còn chưa chính xác.
 + Cách trình bày bài văn chưa rõ ràng mở bài, thân bài, kết bài.
 + Còn mắc lỗi chính tả.
- Lần lượt đọc và nêu yêu cầu các đề bài tuần trước.
- Theo dõi.
3.2. Hướng dẫn HS chữa bài :
a) Hướng dẫn HS tự chữa bài :
- Giúp đỡ HS nhận ra lỗi và sửa.
- Đọc thầm bài viết của mình, đọc kĩ lời cô giáo phê, tự sửa lỗi.
- Viết vào VBT-T57 các lỗi trong bài.
- Đến từng nhóm, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm sửa lỗi.
- Đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
b) Chữa lỗi chung :
- Viết một số lỗi điển hình về chính tả, từ, đặt câu,...
- Trao đổi theo nhóm và chữa lỗi.
- 1 vài em lên bảng chữa bằng phấn màu.
- Cả lớp cùng nhận xét, chữa bài.
3.3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay :
- Đọc đoạn văn hay, bài văn hay của HS.
- Lắng nghe, trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn, bài văn về chủ đề, bố cục, dùng từ đặt câu, chuyển ý hay, liên kết,...
3.4. HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình :
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Tự chọn đoạn văn cần viết lại, tự viết lại cho hay, cho đúng.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn đã lựa chọn, xem lại các bài văn tả đồ vật và tả cây cối để chuẩn bị cho bài KTĐK GKII.
=============================================
Chính tả
Tiết 27. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (T86)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Hiểu được nội dung bài viết.
2. Kĩ năng :
	- Nhớ và viết lại đúng bài chính tả ; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
	- Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn : s/x, dấu hỏi/dấu ngã.
3. Thái độ :
	- Có ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy-học :
	- HS : VBT, bảng con.
III/ Hoạt động dạy-học :
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
	- Viết bảng con : béo mẫm, lẫn lộn, lòng lợn, con la, quả na. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Hướng dẫn học sinh nhớ- viết :
- Mời HS đọc 3 khổ thơ cuối của bài.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Hỏi : Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?
- 1, 2 em nêu.
- Yêu cầu HS phát hiện và đọc cho lớp viết các từ khó trong đoạn.
- 1 em đọc, lớp viết vào nháp.
- Nhắc nhở chung cách ngồi viết và cách trình bày.
- Lắng nghe.
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Lớp viết bài vào vở.
- Thu chấm một số bài, nhận xét.
- Lớp tự soát lỗi bài mình.
3.3. Bài tập :
* Bài 2a :
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Làm bài vào VBT-T52, nêu miệng.
- Chốt lại từ đúng.
- Nhận xét, chữa bài : 
+ Chỉ viết với s : sàn, sản, sạn, sảng sảnh, sánh, sau, sáu, sặc, sẵn, sỏi, sóng, sờn, sởn, sụa, sườn, sượng sướt, sứt, sưu, sửu,...
 + Chỉ viết với x : xiêm, xin, xỉn, xoay, xoáy, xoắn, xồm, xổm, xốn, xộn, xúm, xuôi, xuống, xuyến, xứng, xước, xược,...
* Bài 3a :
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Lớp làm bài vào VBT-T53, nêu miệng.
- Chốt lại bài làm đúng. 
- Nhận xét, chữa bài : sa mạc, xen kẽ.
- Đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.
4. Củng cố :
	- HS nhắc lại nội dung tiết học.
5. Dặn dò :
	- GV dặn HS ghi nhớ hiện tượng chính tả để viết đúng.
====================***&&&***====================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien.doc