Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I/ Mục tiêu:

 - Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày cc dịng thơ theo thể loại tự do và trình by cc khổ thơ.

 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a; 3a.

II/ Đồ dùng dạy-học:

- Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a , viết nội dung BT3a

III/ Các hoạt động dạy học:

1 / KTBC: Thắng biển

- Gọi 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào B : lung linh, giữ gìn, nhường nhịn, rung rinh.

- Nhận xét

2. Dạy bài mới:

** HĐ 1: Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết lại 3 khổ thơ cuối trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và làm bài tập chính tả phân biệt s/x

** HĐ 2: HD hs nhớ-viết:

- Gọi hs đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

- YC hs nhìn sách giáo khoa tìm các từ khó viết và chú ý cách trình bày

- HD hs phân tích và viết vào B: đột ngột, buồng lái, mưa tuôn, ướt áo.

- Gọi hs đọc lại các từ khó

- Bài thơ được trình bày thế nào?

- YC hs gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ - tự viết bài

- YC hs soát lại bài

- Chấm bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra

- Nhận xét

 

doc 20 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012
TẬP ĐỌC 
Tiết 53 : DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY !
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngồi; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà bác học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. ( Trả lời đươcï các câu hỏi trong SGK).
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy
- Gọi hs đọc truyện theo cách phân vai và nêu nội dung bài đọc 
- Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy bài mới:
** Giới thiệu bài , ghi tựa.
** HĐ 1 : Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Lượt 1: Luyện phát âm: Cô-péc-ních, Ga-li-lê 
+ Lượt 2: Giảng từ: thiên văn học, tà thuyết, chân lí 
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- YC hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu 
** HĐ 2 : Tìm hiểu bài: 
- YC hs đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
- YC hs đọc thầm đoạn 2, trả lời: Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì?
+ Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông?
- YC hs đọc thầm đoạn 3, trả lời: Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? 
** HĐ 3 : HD đọc diễn cảm
- Gọi hs đọc lại 3 đoạn của bài
- YC hs lắng nghe, tìm những từ cần nhấn giọng trong bài
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn 
+ Gv đọc mẫu
+ Gọi hs đọc
+ YC hs đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.
+ Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu nội dung bài? 
- Gọi vài hs đọc lại .
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
- Bài sau: Con sẻ.
_____________________________________________ 
CHÍNH TẢ (Nhớ – viết)
Tiết 27 : BÀI THƠ VỀ TIỀU ĐỘI XE KHƠNG KÍNH
I/ Mục tiêu: 
 - Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dịng thơ theo thể loại tự do và trình bày các khổ thơ.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a; 3a.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2a , viết nội dung BT3a
III/ Các hoạt động dạy học:
1 / KTBC: Thắng biển 
- Gọi 1 hs lên bảng viết, cả lớp viết vào B : lung linh, giữ gìn, nhường nhịn, rung rinh. 
- Nhận xét 
2. Dạy bài mới:
** HĐ 1: Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết lại 3 khổ thơ cuối trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính và làm bài tập chính tả phân biệt s/x 
** HĐ 2: HD hs nhớ-viết:
- Gọi hs đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- YC hs nhìn sách giáo khoa tìm các từ khó viết và chú ý cách trình bày 
- HD hs phân tích và viết vào B: đột ngột, buồng lái, mưa tuôn, ướt áo.
- Gọi hs đọc lại các từ khó 
- Bài thơ được trình bày thế nào? 
- YC hs gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ - tự viết bài 
- YC hs soát lại bài 
- Chấm bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra 
- Nhận xét
** HĐ 3: HD hs làm bài tập chính tả
Bài 2a: Các em hãy tìm 3 trường hợp chỉ viết với S, không viết với X, 3 trường hợp chỉ viết với X, không viết với S 
- YC hs làm bài trong nhóm 4 
- Gọi các nhóm dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả 
Bài tập 3a: Gọi hs đọc yc
- Yc hs xem tranh và tự làm bài gạch những tiếng viết sai chính tả 
- Dán lên bảng 3 băng giấy, gọi hs lên bảng thi làm bài 
- Gọi hs đọc lại bài hoàn chỉnh 
- YC hs nhận xét: chính tả, phát âm 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài
- Đọc lại và nhớ thông tin thú vị ở BT3
- Bài sau: Ôn tập.
_______________________________________________
TOÁN
Tiết 131 : LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Rút gọn được phân số.
Nhận biết được phân số bằng nhau.
Biết giải bài tốn cĩ lời văn liên quan đến phân số.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 Bài 3 .
II/ Các hoạt động dạy học:
1. KiĨm tra bµi cị: 
Gäi HS lªn ch÷a bµi vỊ nhµ.
2. Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs nêu y/c của bài
- YC hs kiểm tra từng phép tính, sau đó báo cáo kết quả trước lớp 
- Cùng hs nhận xét câu trả lời của hs
Bài 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhĩm căp và gọi 1 HS lên bảng trình bày. 
Bài 3: Gọi hs nêu y/c của bài
- HS thảo luận nĩm 4.
- Đại diện thi đua 
- Chấm bài và tuyên dương nhĩm thắng cuộc.
- Nhận xét.
* Bài 4: gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV nªu c¸c b­íc gi¶i:
- T×m sè x¨ng lÊy ra lÇn sau.
- T×m sè x¨ng lÊy ra c¶ hai lÇn.
- T×m sè x¨ng lĩc ®Çu cã.
- GV nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tự giải lại các bài đã giải ở lớp
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
__________________________________________
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 53 : CÂU KHIẾN
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm vững cấu tạo và tác dụng của câu khiến ( ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nĩi với bạn, với anh chị hoặc với thầy cơ (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1(phần nhận xét)
- Bốn băng giấy - mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập)
- Một số tờ giấy để HS làm BT2-3 (phần luyện tập)
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC : MRVT: Dũng cảm
- Gọi hs đọc thuộc lòng các thành ngữ ở chủ điểm dũng cảm và giải thích 1 thành ngữ mà em thích
- Gọi hs đặt câu hoặc nêu tình huống sử dụng một trong các thành ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm
- Nhận xét 
2 / Dạy bài mới:
** HĐ 1: Giới thiệu bài: Hàng ngày, chúng ta thường nhờ vả ai đó hoặc rủ những người thân cùng làm việc gí đó. Để thực hiện được những việc như vậy, phải dùng đến câu khiến. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu để nhận dạng và sử dụng câu khiến.
** HĐ 2 : Tìm hiểu bài:
Bài 1,2: Gọi hs đọc yêu cầu
- Gọi hs đọc câu in nghiêng 
- Câu in nghiêng đó dùng để làm gì? 
- Cuối câu in nghiêng có dấu gì? 
Bài 3: Gọi hs đọc yêu cầu
- Gọi 4 hs lên bảng viết câu mà mình tưởng tượng như đang nói bạn cho mượn vở, những hs ở dưới lớp tập nói với nhau. 
- Nhìn vào các câu bạn đặt trên bảng, các em hãy cho biết câu khiến dùng để làm gì? 
- Dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến? 
Kết luận: Những câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả người khác làm một việc gí đó gọi là câu khiến. Cuối câu khiến thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm
* Chú ý: Đặt dấu chấm ở cuối câu khi đó là lời yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng.
+ Đặt dấu chấn than cuối câu khi đó là lời đề nghị, yêu cầu mạnh mẽ (có các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải... đứng trước động từ trong câu), hoặc có hô ngữ ở đầu câu; có từ nhé, thôi, nào,..ở cuối câu 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/88 
**HĐ 3: Luyện tập
Bài 1: Gọi hs đọc y/c 
- Các em đọc thầm lại các đoạn văn và xác định các câu khiến trong từng đoạn. 
- YC hs đọc câu khiến trong từng đoạn văn
Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu
- Gợi ý: Trong SGK, câu khiến thường được dùng để yêu cầu các em trả lời câu hỏi hoặc giải đáp bài tập. Cuối các câu này thường dùng dấu chấm. Còn các câu khiến trong truyện kể, bài thơ, bài tập đọc thường có dấu chấm than ở cuối câu. Các em làm bài tập này trong nhóm 4(phát phiếu cho 3 nhóm)
- Gọi các nhóm dán phiếu và đọc các câu khiến, các nhóm khác nhận xét 
Bài 3: Gọi hs nêu y/c
- Gợi ý: Khi đặt câu khiến các em phải chú ý đến đối tượng mình yêu cầu, đề nghị, mong muốn, là bạn cùng lứa tuổi, với anh, chi, cha mẹ, với thầy cô giáo.
- Gọi hs đọc các câu khiến mình đặt 
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng ghi nhớ
- Viết vào vở 5 câu khiến
- Bài sau: Cách đặt câu khiến
- Nhận xét tiết học.
____________________________________________
TỐN
Tiết 132 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu:
 Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
 - Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn, so sánh phân số; viết các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé và ngược lại.
 - Cộng, trừ, nhân, chia hai phân số; cộng, trừ, nhân phân số với số tự nhiên; chia phân số cho số tự nhiên khác 0.
 - Tính giá trị biểu thức của các phân số ( khơng quá 3 phép tính); tìm một thành phần chưa biết trong phép tính.
 - Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, diện tích, thời gian.
 - Nhận biết hình bình hành, hình thoi và một số đặc điểm của nĩ, tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.
 - Giải bài tốn cĩ đến 3 bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đĩ cĩ các bài tốn: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đĩ; tìm phân số của một số.
ĐỀ DO NHÀ TRƯỜNG RA
___________________________________________ 
KỂ CHUYỆN
Tiết 27 : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
( Khơng dạy)
ƠN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu: 
 - Kể lại câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nĩi về lịng dũng cảm.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện ( đoạn truyện).
II. Chuẩn bị
 - SGK.
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 2. Ơn tập
** GTB, ghi tựa.
** Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể chuyện
- GV nêu đề bài , sau đĩ y/c hs nhận xét lại nội cần kể .
- GV nhận xét.
** Hoạt động 2 : Kể chuyện 
- GV yêu cầu hs kể những câu chuyện của mình cho nhau nghe trong nhóm 2 và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Tổ chức cho hs thi kể trước lớp 
- Các em theo dõi, lắng nghe và hỏi bạn những câu hỏi về nội dung truyện, ý nghĩa hay tình tiết trong truyện. 
* HS kể chuyện hỏi:
+ Bạn có thích câu chuyện tôi vừa kể không? Tại sao? 
+ Bạn nhớ nhất tình tiết nào trong truyện? 
+ Hình ảnh nào trong truyện làm bạn xúc động nhất?
+ Nếu là nhân vật tr ... u BT5.
- Gọi các nhóm trình bày. 
Kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. 
Kết luận chung: Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/38 .
3. Củng cố, dặn dò:
- Các em hãy thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả BT5.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động nhân đạo ở trường, ở cộng đồng.
- Bài sau: Tôn trọng luật giao thông.
________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 16 tháng 3 năm 2012
TOÁN
Tiết 135 : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nĩ.
Tính được diện tích hình thoi.
Bài tập cần làm bài 1a, bài 2, bài 4 .
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: Diện tích hình thoi
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao?
- Tính diện tích hình thoi biết: độ dài 2 đường chéo là 4cm và 7cm 
2/ Dạy bài mới:
** Giới thiệu bài , ghi tựa.	
** Hướng dẫn luyện tập
Bài 1a: Gọi hs đọc yêu cầu 
- Nêu lần lượt từng câu, yc hs làm vào bảng .
- GV nhận xét . 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 4: Gọi hs đọc yc 
- Các em thực hành gấp giấy như hd SGK 
- Nhận xét sự gấp giấy của hs
3/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tính diện tích hình thoi ta làm sao? 
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học.
________________________________________________ 
KHOA HỌC
Tiết 54 : NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
 I/ Mục tiêu:
 Nêu vai trị của nhiệt đối với sự sống trên Trái đất.
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: Các nguồn nhiệt
1) Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì? Cho ví dụ 
2) Nêu những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt? 
- Nhận xét, cho điểm 
2/ Dạy bài mới:
** Giới thiệu bài: Các nguồn nhiệt có vai trò rất quan trọng đối với con người, tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nhiệt cần cho sự sống như thế nào?
* Hoạt động 1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng
 Mục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau.
- Cơ chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 hs, nhóm cử 1 hs tham gia vào BGK, BGK có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm. Cơ sẽ lần lượt nêu câu hỏi, đội nào giơ tay trước sẽ trả lời. Sau đó sẽ giải thích ngắn gọn lí do tại sao đội mình chọn như vậy. Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm, thời gian suy nghĩ là 30 giây. Sau đó cơ cùng BGK tổng kết. Đội nào cao điểm nhất sẽ là đội thắng cuộc. (các em tham khảo SGK trước khi bắt đầu trò chơi) 
- Lần lượt nêu câu hỏi 
- Nhận xét, kết luận đáp án đúng 
- Tổng kết, tuyên dương đội thắng cuộc 
Kết luận: Mục bạn cần biết/108 
* Hoạt động 2: Thảo luận về vai trò của nhiệt đối với sự sống trên trái đất
 Mục tiêu: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. 
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi, trả lời: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm? 
- Gọi các nhóm trình bày 
Kết luận: Mục bạn cần biết SGK/109 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhiệt rất quan trọng cho sự sống trên Trái Đất, nếu không có nhiệt thì sự sống không tồn tại 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Ôn tập.
____________________________________________ 
LỊCH SỬ
Tiết 27 : THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI - XVII
I/ Mục tiêu: 
 - Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI – XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển ( cảnh buơn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,).
 - Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II/ Đồ dùng học tập:
- Bản đồ VN, phiếu học tập của hs.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
1) Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
2) Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? 
- Nhận xét, cho điểm 
2/ Dạy bài mới:
** Giới thiệu bài: Vào thế kỉ thứ XVI-XVII, thành thị ở nước ta rất phát triển, trong đó nổi lên 3 thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và cảng Hội An ở Đàng Trong. Bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thành thị ở giai đoạn lịch sử này. 
* Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp 
- Giảng khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển. 
- Treo bản đồ VN, yêu cầu hs xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ
* Hoạt động 2: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An-Ba thành thị lớn thế kỉ XVI-XVII 
- Các em hãy đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trong SGK thảo luận nhóm 4 để điền vào bảng thống kê sau (phát phiếu cho hs) 
- Gọi hs dán phiếu và trình bày 
- Dựa vào bảng thống kê và nội dung SGK, các em hãy mô tả lại các thành thị Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. 
Kết luận: Ở TK XVI-XVII, cuộc sống ở các thành thị như Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trở nên sôi động Thăng Long lớn bằng thị trấn ở một số nước Châu Á, Phố Hiến thì lại có trên 2000 nóc nhà, còn Hội An là phố cảng đẹp nhất, lớn nhất ở Đàng Trong. 
* Hoạt động 3: Tình hình kinh tế nước ta TK XVI-XVII
- Các em hãy dựa vào các thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
1) Nêu nhận xét chung về số dân, quy mô và hoạt động buôn bán trong các thành thị ở nước ta vào TK XVI-XVII
2) Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp) nước ta thời đó như thế nào? 
Kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp 
C/ Củng cố, dặn dò;
- Gọi hs đọc bài học SGK/58
- Về nhà xem lại bài, trả lời 2 câu hỏi SGK
- Bài sau: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786).
____________________________________________________
ĐỊA LÝ
Tiết 27 : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I/ Mục tiêu: 
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuơi, đánh bắt, nuơi trồng, chế biến thủy sản,.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ dân cư Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KTBC: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung
- Treo lược đồ dải đồng bằng duyên hải miền Trung, gọi hs lên đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung và chỉ trên lược đồ.
- Dải đồng bằng duyên hải miền trung có đặc điểm gì? Nêu đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung? 
- Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy bài mới:
** Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về con người vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.
Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc
- Giới thiệu: ĐB DH miền Trung tuy nhỏ hẹp song có điều kiện tương đối thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên dân cư tập trung khá đông đúc, phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố duyên hải - (chỉ trên bản đồ) - Mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày
- Các em quan sát lược đồ và so sánh:
+ Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn.
+ Lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng ĐBBB và ĐBNB. 
- Gọi hs đọc mục 1 SGK/138
- Người dân ở ĐBDH miền Trung là những dân tộc nào? 
- Các em quan sát hình 1,2 SGK/138, thảo luận nhóm đôi nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh. 
Kết luận: Đây là trang phục truyền thống của các dân tộc. Tuy nhiên, hàng ngày để tiện cho sinh hoạt và sản xuất, người dân thường mặc áo sơ mi và quần dài. 
 Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân
- Các em hãy quan sát các hình trong SGK/139 và đọc ghi chú dưới mỗi hình 
- Dựa vào các hình ảnh nói về hoạt động sản xuất của người dân ĐB DH miền Trung, các em hãy cho biết, người dân ở đây sinh sống bằng những ngành nghề gì? 
- GV ghi lên bảng vào 4 cột 
- Cũng dựa vào các hoạt động sản xuất trong hình, các em hãy lên bảng điền vào cột thích hợp. 
- Gọi 2 hs đọc lại kết quả trên bảng 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Chuyển: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà các em đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông-ngư nghiệp. Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? các em cùng tìm hiểu tiếp
- Gọi hs đọc bảng SGK/140
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi và cho biết vì sao dân cư tập trung khá đông đúc tại ĐBDH miền Trung? 
- Gọi hs lên ghi tên 4 hoạt động sản xuất phổ biến của người dân 
Kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác. Nghề chính của họ là nghề nông, làm muối, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. 
3/ Củng cố, dặn dò:
 - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/140
- Giải thích vì sao người dân ở ĐBDH miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối? 
- Về nhà sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBDHMT 
- Bài sau: Hoạt động SX của người dân ĐBDHMT (tt)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki.doc