Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Kiều Phong

Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Kiều Phong

TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO(T2)

 I. MỤC TIÊU : - Giáo dục HS biết thông cảm với những người gặp hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.

 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Tranh(SGK)

 III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 1. Bài cũ: Thế nào là hoạt động nhân đạo?

 Tại sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?

 2. Bài mới:

 * HĐ1: Củng cố bài

 - Gọi một số HS đọc lại ghi nhớ

 - Em đã làm những gì để tham gia hoạt động nhân đạo .

 (HS liên hệ một số hoạt động mà các em tham gia ở lớp, ở trường.)

 * HĐ2: Hướng dẫn luyện tập

 a) Thảo luận bài tập 4:

-HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi

- Lớp nhận xét

- Giáo viên bổ sung và kết luận :

+ Ý b, c, e, là việc làm nhân đạo

+ Ý a, d là không phải hoạt động nhân đạo.

 

doc 12 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/02/2022 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 27 - Nguyễn Thị Kiều Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 :
Thứ 2 ngày 16 tháng 3 năm 2009
Buổi một: 
Tập đọc :
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY
	I. MỤC TIÊU : 
 Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài .
 Đọc đúng các tên riêng nước ngoài. 
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lý khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li - lê
 Hiểu : Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm kiên trì bảo vệ chân lý khoa học 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Tranh (SGK)
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài củ: Gọi HS đọc bài Ga – v rốt ngoài chiến luỹ. Nêu ND chính của bài.
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	* HĐ2 : HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
	a) Luyện đọc :
	- HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn ( 2 lượt ) 
	- HD học sinh đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô-péc-ních; Ga-li-lê .
	HD học sinh đọc đúng câu thể hiện thái độ bực tức phẩn nộ Ga-li-lê (Dù...) 
	- HS đọc chú giải 
	- HS luyện đọc theo cặp 
	- Gọi 2 HS đọc cả bài 
	Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
	b) Tìm hiểu bài :
	- Ý kiến của Cô – péc – ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ?
	- Ga – li – lê viết sách nhằm mục đích gì ?
	- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông ?
	- Lòng dùng cảm của Cô – péc – ních và Ga – li – lê thể hiện ở chổ nào? 
	Rút ra ND chính của bài 
	c) HD đọc diễn cảm:
 HD học sinh tìm giọng đọc đúng thể hiện giọng biểu cảm .
	- Giáo viên đọc mẩu lần 2 
	- HS xung phong đọc diễn cảm - Lớp nhận xét Giáo viên bổ sung 
	3. Tổng kết :
 Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
_______________________________
Toán :
LUYỆN TẬP CHUNG 
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Ôn tập 1 số ND cơ bản về phân số ( hình thành phân số; phân số bằng nhau và rút gọn phân số )
	- Rèn ký năng giải bài toán có lời văn 	
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài củ : 
	- Gọi HS lên bảng làm BT 3, 4 (SGK tiết 131 )
	- Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung 
	2. HD luyện tập :
	* HĐ1 : Củng cố kiến thức 
	- HS nhắc lại cấu tạo của phân số 
	- HSnhắc lại cách tìm phân số bằng nhau; cách rút gọn phân số 
 	- HS nhắc lại cách tìm phân số của 1 số 
	* HĐ2 : Luyện tập 
	- HS lần lượt nêu yêu cầu các BT (VBT) Giáo viên giải thích cách làm 
	( Lưu ý HS : Ở BT 1b HS nhận biết = vậy để MS chung đều là 40, 2 phân số và đều bằng )
	- BT 2 : HD học sinh lập phân số : Phân số chỉ 3 tổ của HS là nên số HS 3 tổ là 32 x = 24 ( HS )
	- BT 3, 4 : HS nhận dạng BT ( Tìm phân số của một số )
	- HS làm BT vào VBT – Giáo viên theo dõi .
	- Kiểm tra, chấm bài 1 số em - Nhận xét 
	- Chữa BT 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
_____________________________
Đạo đức:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO(T2)
	I. MỤC TIÊU : - Giáo dục HS biết thông cảm với những người gặp hoàn cảnh khó khăn hoạn nạn.
	- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Tranh(SGK)	
	III.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: Thế nào là hoạt động nhân đạo?
	Tại sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
	2. Bài mới: 
	* HĐ1: Củng cố bài
	- Gọi một số HS đọc lại ghi nhớ
	- Em đã làm những gì để tham gia hoạt động nhân đạo .
	(HS liên hệ một số hoạt động mà các em tham gia ở lớp, ở trường.)
	* HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
	a) Thảo luận bài tập 4:
-HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- Giáo viên bổ sung và kết luận : 
+ Ý b, c, e, là việc làm nhân đạo 
+ Ý a, d là không phải hoạt động nhân đạo.
b) HS tập xử lí tình huống(BT2 – SGK)
- Giáo viên giao cho mỗi tổ 1 tình huống, các tổ thảo luận và tập giải quyết.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến - Lớp nhận xét
- Giáo viên kết luận (SGV)
c) Thảo luận nhóm BT5(SGK)
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
- Các nhóm thảo lụân và ghi kết quả vào VBT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung, kết luận (SGV)
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________________
Khoa học:
CÁC NGUỒN NHIỆT
	I. MỤC TIÊU : 
	Giúp HS biết: 
	- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống.
	- Biết những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhịêt.
	- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Nến, bóng đèn có điện .
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ :
	- Nêu tên một số vật dẫn nhiệt tốt, một số vật dẫn nhiệt kém.
	- Nêu tên và công dụng của các vật cách nhiệt.
	2. Bài mới: 
	* HĐ1: Tìm hiểu các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
	- HS quan sát hình (SGK) – liên hệ thực tế: Tìm hiểu về các nguồn nhiệt và vai trò của chúng.
	- HS nêu kết quả - Giáo viên giúp HS phân loại các nguồn nhiệt theo nhóm , vai trò của từng nhóm(SGV)
	(Giáo viên giải thích thêm nhiệt của khí Bi – ô – ga (SGV)
	* HĐ2: Tìm hiểu các rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
	- HS tham khảo SGK và liên hệ thực tế . Thống kê vào bảng .
	(Những rủi ro nguy hiểm có thể xẩy ra và cách phòng tránh)
	- HS phát biểu – Giáo viên bổ sung.
	* HĐ3: Tìm hiểu về việc sử dụng các nguồn nhiệt và việc tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt .
	- HS liên hệ trong cuộc sống hàng ngày(việc đun nấu, sử dụng bóng sáng)
	- HS nêu kết quả - Giáo viên bổ sung.
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
______________________________________
Buổi hai: : (Học TKB sáng thứ 3)
Thể dục :
NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
	I. MỤC TIÊU : 
	- HD học sinh ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau; di chuyển tung và bắt bóng.(HS thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Tổ chức trò chơi “Dẫn bóng”. HS biết cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
	II. ĐỔ DÙNG DẠY HỌC : Dây , bóng
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Phần mở đầu:
	- HS ra sân tập hợp
	- Giáo viên nêu yêu cầu nhiệm vụ của tiết học .
	- Khởi động tay chân .
	- Ôn bài thể dục phát triển chung.
	2. Phần cơ bản : 
	* HĐ1: Ôn nhảy dây, tung và bắt bóng.
	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.(Theo tổ)
	- Thi nhảy dây kiểu chân trước, chân sau(Thi theo tổ, so sánh thành tích giữa các cá nhân)
	* HĐ2: Tổ chức trò chơi “Dẫn bóng”
	- HS tập hợp 3 tổ 3hàng dọc phía sau vạch kẻ)
	- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi. 
	- Giáo viên chơi mẫu 2 lần.
	- Cho HS chơi thử 
	- Tổ chức cho HS tham gia chơi (lần lượt từng em)
	3. Kết thúc: Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________________
Toán :
ÔN TẬP
	I. MỤC TIÊU : 
	- Giúp HS luyện tập củng cố các kiến thức về phân số (Bốn phép tính về phân số)
	- HS luyện giải các bài toán có liên quan đến các phép tính về phân số.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: HS làm bài tập 2, 3(SGK)
	- Lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
	2. Hướng dẫn luyện tập :
	* HĐ1: Củng cố kiến thức
	- HS nêu cách thực hiện phép cộng phân số, phép trừ phân số 
	- HS nêu cách thực hiện phép nhân hai phân số
	- HS nêu cách thực hiện phép chia hai phân số.
	* HĐ2: Luyện tập 
	- Giáo viên ra một số bài tập: 
	Bài 1: Trong kho có 150 kg gạo. Lần thứ nhất người bán hàng bán đi số gạo. Lần thứ hai người bán hàng bán đi số gạo còn lại. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki – lô – gam gạo?
	Bài 2: Có một cuộn vải, lần đầu người bán hàng cắt bán đi 50m vải, lần sau người bán hàng cắt bán đi số vải bán lần đầu thì còn 30m vải. Hỏi lúc đầu cuộn vải dài bao nhiêu mét?
	- HS làm bài – Giáo viên theo dõi, hướng dẫn HS yếu.
	- Chấm bài một số em.
	- Chữa bài trên bảng.
	- HS đối chiếu với bài làm của mình.
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.
_________________________________
Luyện từ và câu :
 CÂU KHIẾN 
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến 
	- Biết nhận dạng câu khiến đặt câu khiến 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ : HS làm BT4 (SGK trang 83) 
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	* HĐ2 : Phần nhận xét :
	a) HS đọc yêu cầu BT1,2 
	- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi : Lớp nhận xét 
	- Giáo viên bổ sung KL và ghi bảng (SGV)
	b) HS đọc ND yêu cầu BT3: Tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh
	- HS làm bài vào VBT
	- Gọi HS lần lượt ( 4 – 5 em ) lên bảng viết câu của mình vừa đặt .
	- Cả lớp và Giáo viên nhận xét từng câu ( Lưu ý cách ghi dấu câu ở cuối câu – Như SGV )
	- Rút ra bài ghi nhớ SGK - Gọi HS đọc lại 
	* HĐ3 : Luyện tập 
	- HS nêu yêu càu của từng BT. Giáo viên giải thích cách làm 
	- HS làm bài – Giáo viên theo dõi, HD
	- Kiểm tra, chấm bài 1 số em 
	- Chữa bài 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Lịch sử :
THÀNH THỊ Ở THỂ KỶ XVI – XVII
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS nhận biết :
	- Ở thế kỷ XVI – XVII, nước ta nổi lên 3 thành thị lớn : Thăng Long, Phố Hiến và Hội An .
	Biết được sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là thương mại 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 Bản dồ Việt Nam, tranh vẽ 3 thành phố TK XVI – XVII
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ : Cuộc khẩn hoang đàng trong đã đem lại kết quả gì ?
	- HS trả lời - Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung
	2. Bài mới :
	* HĐ 1 : Xác định vị trí của 3 thành thị trên bản đồ 
	- Giáo viên treo bản đồ VN yêu cầu HS lên chỉ vị trí của Thăng Long, Phố Hiến và Hội An trên bản đồ .
	- Giáo viên trình bày khái niệm về thành thị ở giai đoạn hiện nay ( SGV)
	*HĐ2 : Tìm hiểu 1 số đặc điểm của các thành thị 
	- HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến và Hội An ( SGK).
	- Yêu cầu HÁ điền vào bảng thống kê về đặc điểm (dân số, quy mô thành phố, HĐ buôn bán của 3 thành thị (VBT)
	- Dựa vào bảng thống kê và ND sách GK để mô tả lại các thành thị ở TK XVI – XVII, lớp nhận xét bổ sung – Giáo viên KL (SGV)
	* HĐ3 : Nhận xét chung về các đặc điểm các thành thị ở TK XVI – XVII
	- Theo em HĐ buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó thế nào ?
	- HS trao đổi, Giáo viên KL : Thành thị nước ta lúc đó tập trung đong người nên quy mô và HĐ buôn bán sầm uất . sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nông nghiệp và thủ CN
	Rút ra bài học (SGK) - Gọi HS đọc lại 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.
_________________________________
Thứ 3,4,5 ngày 17, 18,19 tháng 3 năm 2009
Thi, chấm thi chất lượng định kỳ lần3. ______________________________________________________________
 Thứ 6 ngày 20 tháng 3 năm 2009
Buổi một: (Học TKB sáng thứ 4)
Mĩ thuật:
 Cô Hương lên lớp.
_________________________________
Tập làm văn :
MIÊU TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra)
	I. MỤC TIÊU : HS thực hành viết hoàn chỉnh 1 bài văn miêu tả cây cối sau giai đoạn học về văn miêu tả cây cối .
	- Ý bài viết có đủ 3 phần ( Mở bài, thân bài và kết bài ) Diễn đạt thành câu lời tả sinh động tự nhiên .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giáo viên treo tranh 1 số loại cây ( Cây gạo, cây bàng, cây hoa  )
	2. Nêu yêu cầu ND tiết kiểm tra :
	3. Ghi đề bài lên bảng :
	Đề bài : Hãy tả 1 cây bóng mát ở sân trường gắn nhiều kỷ niệm với em )
	* Giáo viên giúp HS xác định trọng tâm yêu cầu của đề bài 
	* Giáo viên ghi dàn ý của bài văn miêu tả cây cối lên bảng 
	( Yêu cầu HS làm bài có đủ theo 3 phần )
	4. HS làm bài Giáo viên theo dõi 
 5. Thu bài - Nhận xét dặn dò .
______________________________
Toán : 
HÌNH THOI
	I. MỤC TIÊU : Hình thành cho HS biểu tượng về hình thoi .
	- Nhận biết 1 số đặc điểm của hình thoi. Phân biệt được hình thoi với 1 số hình đã học.
	- Củng cố kỹ năng nhận dạng hình thoi, nắm được 1 số đặc điểm của hình thoi.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Mô hình hình thoi, bảng phụ 	
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: Gọi HS lên bảng giải bài 4 (SGK trang 139)
	Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung 
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	* HĐ2 : Hình thành biểu tượng về hình thoi
	- Giáo viên vẽ hình thoi lên bảng .
	- HS quan sát hình thoi ở bảng và (SGK) nhận biết về hình thoi 	
	* HĐ3 : Nhận biết 1 số đặc điểm về hình thoi B
	- HS quan sát hình 
	- Gọi 1 HS lên bảng đo các cạnh của hình 	
	- Giáo viên kẻ 2 đường chéo của hình A
	Gợi ý để HS lần lượt nhận ra 1 số đặc điểm
	của hình thoi 	
	( Đặc điểm hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện D
	Song song và 4 cạnh đèu bằng nhau, tính chất hình thoi có 2 đường chéo vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mổi đường )
	- Gọi 1 HS nhìn vào hình nhắc lại 
	* HĐ4 : Luyện tập :
	- HS nêu yêu cầu từng bài – Giáo viên giải thích cách làm bài 
	+ HS thực hành làm bài 
Giáo viên theo dõi HD thêm
- Kiểm tra - nhận xét 
- Chữa bài nêu trọng tâm của từng bài 
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
_________________________________
Địa lý :
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS biết :
	- Giải thích được : Dân cư tập trung khá đông đúc ở duyên hải Miền Trung do có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt sản xuất .
	- Trình bày 1 số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp .
	- Giải thích được sự phát triển của 1 số ngành SX nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải Miền Trung .
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bản dồ dân cư VN 
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	* HĐ1 : Tìm hiểu về dân cư 
	- HS đọc bài và quan sát các tranh (SGK) – Trao đổi với bạn để nhận biết trang phục của mổi dân tộc .
	 Rút ra KL : Ở đồng bằng Duyên Hải Miền Trung dân cư tập trung khá đông đúc .
	* HĐ2 : Tìm hiểu về HĐ sản xuất :
	- HS quan sát ảnh (SGK) và đọc các ghi chú : Trả lời câu hỏi 
	Cho biết tên các HĐ sản xuất ?
	- Giáo viên ghi bảng 4 HĐ đã kẻ theo 4 cột 
	( Yêu cầu HS tìm và nêu tên các công việc của mổi HĐ: Giáo viên ghi bảng )
	+ Trồng trọt : Trồng lúa, mía, ngô ..
	+ Chăn nuôi : Gia súc 
	+ Nuôi : Đánh bắt thuỷ sản : Đánh bắt cá, nuôi tôm 
	+ Ngành khác : Làm muối 
	( Giáo viên giải thích thêm 1 số công việc và một số khó khăn của người dân thường gặp ở vùng đất này : Thiên tai, đất đai 
	 Rút ra bài ghi nhớ (SGK) - Gọi HS đọc lại 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
_______________________________
Buổi hai: (Học TKB sáng thứ 5)
Anh văn:
Cô Tùng lên lớp.
_______________________________
Tập đọc:
CON SẺ
 I. MỤC TIÊU : 
	- HS đọc trôi chảy lưu loát toàn bài . biết ngắt nghỉ đúng chổ biết đọc diễn cảm bài văn . Chuyển giọng phù hợp với diễn biến câu chuyện.
	- Hiểu : Bài ca ngợi hành động dũng cảm xả thân cứu trẻ con của sẻ già 
	II. ĐỒNG DÙNG DẠY - HỌC : : Tranh (SGK)
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ : Gọi HS đọc bài Dù sao trái đất vẩn quay . Nêu ND chính của bài.
	2. Bài mới :
	* HĐ1 : Giới thiệu bài 
	* HĐ2 : HD luyện đọc và tìm hiểu bài 
	a) Luyện đọc :
	- HS nối tiếp nhau đọc đoạn ( 2 lượt ) 
	- HD học sinh đọc đúng các từ khó : Tuồng, chậm rãi, mõm, .
	HD học sinh đọc đúng câu khó do HS tự nêu
	- HS đọc chú giải 
	- HS luyện đọc theo cặp 
	- Gọi 2 HS đọc cả bài 
	Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 
	b) Tìm hiểu bài :
	- Trên đường đi, con chó thấy gì? Nó định làm gì?
	- Việc gì đột ngột xẩy ra khiến con chó dừng lại và lùi ?
	- Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được tác giả miêu tả như thế nào?
	- Em hiểu một sức mạnh vô hình là gì?(Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một bản năng, một tình cảm tự nhiên).
	- Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ?
	Rút ra ND chính của bài 
	c) HD đọc diễn cảm : HD học sinh tìm giọng đọc đúng thể hiện giọng biểu cảm .
	- Giáo viên đọc mẩu lần 2 
	- HS xung phong đọc diễn cảm - Lớp nhận xét Giáo viên bổ sung 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò. 
________________________
Toán :
DIỆN TÍCH HÌNH THOI
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS : 
	- Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
	- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài tập có liên quan.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Hình thoi vẽ và cắt sẵn như SGK
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Bài cũ: 
	HS nêu khái niệm hình thoi
	Giáo viên vẽ hình thoi lên bảng, yêu cầu HS lên bảng kẻ đường chéo của hình thoi, nêu đặc điểm của đường chéo của hình thoi.
	2. Bài mới: 
	* HĐ1: Hình thành công thức tính diện tích hình thoi
	- Giáo viên nêu vấn đề : Tính diện tích hình thoi ABCD .
	- Giáo viên cho HS quan sát hình thoi vẽ sẵn ở bìa (Trong khung hình chữ nhật đã cắt sẵn )
	- Giáo viên kẻ đường chéo (SGK) . Sau đó lấy từng tam giác đã cắt sẵn và ghép lại để được hình chữ nhật (SGK) .
	- HS nhận xét hình thoi ABCD và hình chữ nhật ACMN vừa tạo thành .
	- Giáo viên gợi ý học sinh rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thoi .
	S = 
	HS phát biểu thành quy tắc (SGK)
	Gọi HS nhắc lại 
	* HĐ2: Luyện tập : 
	a) HS nêu miệng BT1 – Giáo viên nhận xét, bổ sung.
	b) Nêu yêu cầu các bài tập còn lại.
	- Giáo viên lưu ý cách giải .
	- HS làm bài tập (VBT) – Giáo viên theo dõi, hướng dẫn.
	- Kiểm tra, chấm bài một số em.
	- Chữa bài .
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________________
Thể dục :
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN : TRÒ CHƠI “ DẪN BÓNG”
	I. MỤC TIÊU : HD học sinh học 1 số ND của môn tự chọn : Tâng cầu bằng đùi, 1 số động tca s bổ trợ ném bóng ( HS biết thực hiện động tác )
	- Tổ chức trò chơi “ Dẫn bóng ” ( HS biết cách chơi và rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn )	
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Còi, bóng, cầu 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Phần mở đầu :
- HS ra sân tập hợp - Khởi động tay, chân 
- Giáo viên nêu yêu cầu ND tiết học 
2. Phần trọng tâm : Học môn tự chọn 
a) Tập tâng cầu bằng đùi 
- HS tập theo đội hình 3 hàng ngang ( Cự li 1,5 m )
+ Giáo viên làm mẫu ( Giải thích động tác )
- Tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị 
- Tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi 
+ gọi 1 số em lên làm mẫu – Giáo viên quan sát sửa sai
b) Chia lớp làm 3 nhóm : HD học sinh luyện tập 
c) Tổ chức trò chơi : Dẫn bóng
( Lưu ý HS động tác khéo léo nhanh nhẹn để trúng đích )
Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò.
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_27_nguyen_thi_kieu_phong.doc