Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu : Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.

Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.

Bài 1, bài 2, bài 3

II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ - HS làm bài tập

III. Các hoạt động dạy - học :

1. Bài cũ : Gọi một số HS nêu đặc điểm của một số hình đã học.

2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài

 Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập

 

doc 17 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 28 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ tư ngày 28/3/2012
Tập đọc Tiết 55 
 Ôn tập giữa học kì 2 (Tiết 1)
(SGK trang : 95 - Thời gian dự kiến : 40 phút)
I. Mục đích, yêu cầu :
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
II. Đồ dùng dạy học : 17 phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 2 ; bảng phụ - HS làm bài tập. 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : Không kiểm tra
2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài
a/ Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc và HTL (Kiểm tra 5 HS)
- Cho HS lần lượt bốc thăm bài đọc - chuẩn bị bài trong 3 phút.
- Gọi HS lần lượt lên đọc bài và trả lời 1 câu hỏi liên quan đến đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
b/ Hoạt động 2 : Tóm tắt nội dung các bài tập đọc là truyện kể
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi sau :
+ Những bài tập đọc như thế nào gọi là truyện kể ? (Những bài tập đọc gọi là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có nội dung hoặc nói lên một điều gì đó).
- HS thảo luận, tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất. Ghi vào bảng tóm tắt (như SGK).
- Đại diện nhóm đọc kết quả của mình - Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng :
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: trừ ác, cứu dân lành của bốn anh em Cẩu Khây.
Cẩu Khây, Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, yêu tinh, bà lão chăn bò.
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.
Trần Đại Nghĩa
 - Gọi 2 HS đọc lại bảng tóm tắt - Lớp đọc thầm.
3. Củng cố : Gọi HS nhắc lại nội dung của hai bài tập đọc là truyện kể vừa ôn tập.
4. Dặn dò : Chuẩn bị bài Ôn tập - Tiết 2. Giáo viên nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : ................................................................................................................................. 
TOÁN Tiết : 136
Luyện tập chung
(SGK trang :144 - Thời gian dự kiến : 40 phút)
I. Mục tiêu : Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ - HS làm bài tập 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : Gọi một số HS nêu đặc điểm của một số hình đã học.
2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài
Ä Hoạt động : Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : Đúng ghi Đ, sai ghi S :
- GV vẽ hình chữ nhật - Gọi 1 HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật - Lớp bổ sung.
- Yêu cầu HS dựa vào đặc điểm hình chữ nhật để điền vào chỗ trống.
- HS làm bài - 1 HS làm bảng phụ - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- Lớp nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chốt đáp án : Ý a, b, c (Đ) ; ý d (S).
Bài 2 : Nhận biết về đặc điểm hình thoi :
Tiến hành tương tự bài 1. Đáp án : Ý a (S) ; b, c, d (Đ)
Bài 3 : Khoanh vào câu trả lời đúng :
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Gọi HS nêu cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tính diện tích từng hình rồi so sánh và khoanh vào ý đúng. 
- Đại diện nhóm nêu diện tích từng hình và kết quả bài làm - Lớp nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, chốt đáp án : Hình vuông có diện tích lớn nhất.
Bài 4 : Toán giải. 
- Gọi 1 HS đọc bài toán - GV tóm tắt ghi bảng.
- Gọi 1 HS viết công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật - Lớp bổ sung.
- Hướng dẫn : Dựa vào công thức tính chu vi tính chiều rộng hình chữ nhật, rồi tính diện tích hình chữ nhật.
- HS trao đổi làm bài theo nhóm đôi - 1 nhóm làm bảng phụ - GV theo dõi chấm bài và hướng dẫn thêm cho HS yếu.
- Lớp nhận xét, chữa bài - GV nhận xét, chốt đáp án. Đáp số : 180m2.
3. Củng cố : Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích một số hình đã học.
4. Dặn dò : Chuẩn bị bài Giới thiệu tỉ số. Giáo viên nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : ......................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________
Mĩ Thuật: Tiết 28
 Vẽ trang trí : Trang trí lọ hoa 
SGK/67 - TGDK: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Hiểu vẻ đẹp về hình dáng và cách trang trí ở lọ hoa.
- Biết cách vẽ trang trí lọ hoa.
- Vẽ trang trí được lọ hoa theo ý thích.HS khá giỏi: Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối, phù hợp với hình lọ hoa, tô màu đều, rõ hình trang trí.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Một số lọ hoa đẹp, bài vẽ của trước lớp 
 -Hình gợi ý trang trí lọ hoa
 - HS: dụng cụ học vẽ 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài
a/ Hoạt động 1 : Quan sát - Nhận xét
 - GV giới thiệu tranh một số lọ hoa - HS quan sát nhận xét theo gợi ý :
+ Hình dáng của lọ ;
+ Cấu trúc chung ( miệng, cổ, thân, đáy) ;
+ Tỉ lệ giữa các bộ phận của lọ ;
+ Các nét tạo hình ở thân lọ ;
+ Cách trang trí ( các hình mảng, hoạ tiết, màu sắc).
 * Kết luận : Lọ hoa có nhiều kiểu dáng khác nhau, có nhiều cách trang trí khác nhau. Mỗi lọ hoa có một vẻ đẹp riêng, lọ hoa thường dùng để cắm hoa trang trí ở phòng khách,
b/ Hoạt động 2 : Cách trang trí 
- GV đính hình gợi ý cách trang trí hướng dẫn :
+ Dựa vào hình dáng lọ vẽ phác các hình mảng trang trí :
Phác hình để vẽ đường diềm ở miệng lọ, ở thân hoặc chân lọ.
Phác hình mảng ở thân lọ : hình vuông, hình tròn,
Phác hình trang trí cụ thể hơn ở từng phần.
+ Tìm họa tiết và vẽ vào các mảng (hoa lá, côn trùng, chim thú, phong cảnh,)
+ Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt. Có thể vẽ màu theo men của lọ : màu nâu, màu đen, màu xanh,
- HS nhắc lại các bước trang trí lọ hoa.
- GV giới thiệu một số bài vẽ của HS các lớp trước - HS quan sát
c/ Hoạt động 3 : Thực hành
- HS trang trí lọ hoa theo ý thích vào hình có sẵn ở vở thực hành.
- GV theo dõi uốn nắn, hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
d/ Hoạt động 4 : Nhận xét - Đánh giá 
- GV chọn một số bài trưng bày trước lớp.
- HS quan sát, nhận xét theo gợi ý :
+ Hình dáng lọ (cân đối, đẹp)
+ Cách trang trí (hài hòa)
+ Màu sắc (đẹp, có đậm nhạt)
 - GV nhận xét, đánh giá từng bài trang trí của HS. Nhấn mạnh những điểm cần 
phát huy và những điểm chưa tốt cần khắc phục, góp ý chung qua bài vẽ của HS. Khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp, sáng tạo.
3. Củng cố : Gọi HS nêu lại các bước trang trí lọ hoa.
 -GDBVMT: HS quý trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình 
4. Dặn dò : Về nhà sưu tầm và quan sát những hình ảnh về an toàn giao thông có trong sách báo, tranh ảnh chuẩn bị cho tiết sau.
 * Giáo viên nhận xét tiết học. 
IV.Phần bổ sung:
......................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________________________
Buổi chiều 
Địa lí Tiết 28 
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tt)
(SGK trang : - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : - Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản,Học sinh khá, giỏi: Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển.
II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : 
2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài
II.Chuẩn bị :
- GV: Bản đồ Việt Nam, lược đồ ĐB duyên hải miền Trung; Tranh ảnh SGK; Bảng phụ.
- HS: Học bài và xem nội dung bài.
III.Các hoạt động dạy và học :
1 .Bài cũ : Dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ vị trí và đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung trên bản đồ?
- Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:”Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì”:
 a. ĐB nằm ở ven biển. b. ĐB có nhiều cồn cát.
 c. ĐB có nhiều đầm phá. d. Núi lan ra sát biển.
- Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung 
2 .Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề:
a/ Hoạt động 1 : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu dân cư tập trung khá đông đúc.
- Treo biểu đồ về số dân ở các vùng ĐB Bắc Bộ ; ĐB Nam Bộ; Tây Nguyên ; ĐB duyên hải miền Trung, yêu cầu HS quan sát biểu đồ và so sánh lượng người sinh sống của ĐB duyên hải miền Trung, với lượng người của các vùng ĐB Bắc Bộ; ĐB Nam Bộ; Tây Nguyên
+) ĐB Bắc Bộ; ĐB Nam Bộ có lượng người nhiều hơn ĐB duyên hải miền Trung .
+) ĐB duyên hải miền Trung có lượng người ít hơn Tây Nguyên
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ 138 và trả lời câu hỏi sau:
H:Dân cư ở ĐB duyên hải miền Trung sống như thế nào?( Dân cư ở ĐB duyên hải miền Trung tập trung khá đông đúc. ) 
H: Người dân ở ĐB duyên hải miền Trung là người dân tộc nào?( Kinh, Chăm và một số dân tộc ít người khác.)
H: Họ sống với nhau như thế nào?( Họ sống bên nhau hoà thuận.)
- Treo H1 SGK và giảng trang phục:Phụ nữ Kinh mặc áo dài, cao cổ ; phụ nữ Chăm mặc áo váy dài, có đai thắt ngang và choàng đầu. Trang phục hàng ngày của người Kinh và người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất.
a/ Hoạt động 1 : 
Hoạt động2: Hoạt động sản xuất của người dân.
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK/ 139 và cho biết tên các hoạt động sản xuất.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:” Điền tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh và em quan sát được.”theo nhóm bàn.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản
Ngành khác
Trồng lúa, mía,
Gia súc(bò, trâu,)
Đánh bắt cá, nuôi tôm.
Làm muối.
* Giảng các tranh trong SGK và kết luận: Các hoạt động sản xuất của người dân ở ĐB DHMT đa số thuộc ngành nông – ngư nghiệp.
H: Vì sao người dân ở đây lại có những hoạt động sản xuất này? (do ở đây gần biển, do có đất phù sa,)
- Yêu cầu HS đọc bảng gợi ý trong SGK và giải thích tại sao đồng  ... u HS tự làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, cùng sửa bài trên bảng.
3.Củng cố : 2HS đọc lại bài giải ở BT1
4.Dặn dò : Về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học và chuẩn bị KTĐK.
- Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
......................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________
Toán : Tiết : 139
Luyện tập
SGK/148 – TGDK : 35 phút
I. Mục tiêu: 
Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 1, bài 2
- Các em tính cẩn thận chính xác, trình bày sạch đẹp.
II.ĐDDH : Bảng phụ ; VBT.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : Gọi 2HS lên bảng làm BT :
Tổng của hai số là 333. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó ?
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: đọc yêu cầu BT. GV hướng dẫn HS giải theo các bước sau :
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau. (7 phần)
+ Tìm số bé (282)
+ Tìm số lớn (376)
- Lớp làm bài cá nhân. 1HS làm ở bảng phụ, trình bày trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống.
- Tiến hành tương tự như trên.
- HS làm bài sau đó nêu miệng kết quả. Lớp và GV nhận xét, bổ sung. Chốt bài đúng :
Đáp án : Số bé : 6, 26, 280, 576, 3780.Số lớn : 9, 65, 392, 792, 2100.
3.Củng cố : Gọi 3 em nhắc lại cách tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
4.Dặn dò : Về nhà xem lại bài, làm bài 4/148 .Chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu Tiết 7
Kiểm tra định kỳ- Giữa học kỳ II ( Phần đọc )
____________________________________________________
Khoa học : Tiết : 28
Ôn tập vật chất và năng lượng (TT )
SGK/112 ;TGDK : 35phút
I.Mục tiêu : Ôn tập về:
 - Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
 - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II.ĐDDH : GV : Một số đồ dùng thí nghiệm.
 	- HS: Tranh ảnh sưu tầm về sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ :
2.Bài mới : Giới thiệu bài ; Ghi đề.
Hoạt động 1 : Củng cố các kiến thức về Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ( mỗi nhóm 5-6 em).
- GV chuẩn bị một số phiếu , yêu cầu đại diện nhóm lên bốc thăm thảo luận và sau đó trình bày.
 * Ví dụ phiếu bài tập có nội dung như sau:
 Hãy chứng minh rằng:
 Nước không có hình dạng nhất định.
 Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật tới mắt.
 Không khí có thể nén lại, giãn ra.
 Vật nóng lên hoặc lạnh đi.
 Nước và chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
- GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 : Hệ thống lại kiến thức đã học về Vật chất và năng lượng.
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày tranh ảnh về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí .
- GV yêu cầu nhóm trưởng thuyết trình, giải thích về tranh, ảnh của nhóm.
- Cử ban giám khảo, thống nhất các tiêu chí đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- Cuối cùng GV nhận xét đánh giá.
3.Củng cố : Gọi 3 em nhắc lại bảng tổng kết bài.
4.Dặn dò : Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung :
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư ngày 4/4/2012
 LỊCH SỬ Tiết : 28
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (năm 1786) 
(SGK trang :59 - Thời gian dự kiến : 35 phút)
I. Mục tiêu : - Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó; năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước. HS khá, giỏi:
Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn tiến như vũ bảo, quân Trịnh không kịp trở tay,
 II. Đồ dùng dạy học : 
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : - Kể tên các thành thị lớn ở nước ta thế kỷ XVI - XVII.
 - Mô tả lại một trong 3 thành thị lớn ở nước ta thế kỷ XVI - XVII.
2. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi tên bài
a/ Hoạt động1 : Thảo luận nhóm 4 em
* Mục tiêu : HS hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa.
* Cách tiến hành : GV chia nhóm, nêu yêu cầu hoạt động.
- HS tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm theo các câu hỏi :
+ Nêu nguyên nhân nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?
+ Nêu diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn ?
- Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung - GV chốt câu trả lời đúng :
* Kết luận :
- Nguyên nhân : Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn.
- Diễn biến :
Quân Nguyễn
Quân Trịnh
Nguyễn Huệ tiến như vũ bão về Thăng Long
Quân Tây Sơn tiến về kinh thành Thăng Long.
Quân trịnh chạy tản mạn.
Trịnh Khải cởi áo chúa, bỏ chạy về phủ chúa rồi bị bắt.
 - Kết quả - ý nghĩa : Quân Nguyễn Huệ đi đến đâu thắng đến đó, lật đổ họ Trịnh. Năm 1786, quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.	
 * Rút nội dung bài học (SGK) - 2 HS đọc. Kết hợp cho HS yếu luyện đọc.
3. Củng cố : Gọi HS nêu lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn
4. Dặn dò : Chuẩn bị bài Quang Trung đại phá quân Thanh. 
 * Giáo viên nhận xét tiết học. 
IV. Phần bổ sung : ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn kiểm tra định kì ( Viết )
_____________________________________________________
 Toán: Tiết 140
 Luyện tập
SGK/ 149 - TGDK: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- Làm được BT1, 3
II. Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 1 hs làm BT 2/SGK trang 148
 GV nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu bàia	
*Hoạt động 1: Thực hành VBT/ 66
Bài 1: Giải toán
- HS đọc đề bài, nêu các bước giải
- HS làm VBT, 1 hs làm bảng phụ
- GV chấm, chữa bài, chốt bài giải đúng:
 Bài giải:
 Tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 1 = 3 (phần)
 Buổi sáng cửa hàng đó bán được là: 
 24 : 3 x 2 = 16 ( xe )
 Buổi chiều cửa hàng đó bán được là: 
 24 – 16 = 8 ( xe)
 Đáp số: Buổi sáng: 16 xe
 Buổi chiều: 8 xe
Bài 3: Giải toán
- Tiến hành tương tự bài 2
- GV chấm, chữa bài
 Bài giải:
 Tổng số phần bằng nhau là
 1 + 5 = 6 (phần)
 Số gà trống là: 
 72 : 6 = 12 (con)
 Số gà mái là:
 72 – 12 = 60 (con)
 Đáp số: Gà trống: 12 con
 Gà mái : 60 con
3 Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán.
4. dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
 Nhận xét tiết học
IV. Phần bổ sung:
....
___________________________________________________________
 Âm nhạc: Tiết: 28
Học hát bài: Thiếu nhi thế giới liên hoan
SGK/39 - TGDK: 35 phút
I Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời 1
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- THĐĐHCM: GD học sinh tình yêu thương chan hòa nhân ái giữa các bạn thiếu nhi trên khắp thế giới theo tấm gương đạo đức HCM. 
II Đồ dùng dạy học: - GV: Đàn, đĩa nhạc
	 Một số tranh ảnh minh họa cho nội dung bài hát
III Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 2 hs hát Chú voi con ở Bản Đôn 
2.Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Dạy hát
- GV mở băng nhạc cho HS nghe 2 lần
- Hướng dẫn HS đọc lời ca
- GV giải thích “khôn ngăn” nghĩa là “không ngăn được”, “cơn chiến chinh” nghĩa là “cuộc chiến tranh”
- GV lưu ý: bài hát chia làm hai đoạn:
+ Đoạn 1: “ngàn dặm xa thái bình”, gồm 4 câu
+ Đoạn 2: còn lại, gồm 4 câu, câu cuối được mở rộng
- GV dạy hát từng câu, đánh đàn theo giai điệu
*Hoạt động 2: Luyện tập 
- GV đệm đàn cho HS luyện tập theo tổ, nhóm,cá nhân.
- Hướng dẫn HS hát đúng chỗ hát luyến hai nốt nhạc. GV vừa đàn vừa dùng giọng hát làm mẫu cho HS nhận rõ chỗ hát luyến
- Chia lớp thành 2 nhóm, đoạn 1 hát đối đáp, mỗi nhóm hát một câu. Đoạn 2 tất cả cùng hát hòa giọng
- GV nhận xét, đánh giá
3 Củng cố: - Cả lớp trình bày bài hát theo cách hát đối đáp, GV đệm đàn
- Em hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước mà em biết? (Tiếng gọi thanh niên; Lên đàng, Khải hoàn ca, Ca ngợi Hồ Chủ Tịch, Hồn Sĩ Tử, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn,)
4. Dặn dò:- Về nhà học thuộc lời và tập trình bày bài hát.
IV. Phần bổ sung: 
 .....................................
_________________________________________________
 Toán: ( BS ) Tiết 28 
Luyện tập tìm hai số khi biết tổng và tỉ
 TGDK: 35 phút
I.Mục tiêu: Tiếp tục giúp HS: 
 - Củng cố , Ôn tập về tỉ số
 - Tính cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy học: Giấy ghi BT.
III. Các hoạt động DH :
Hoạt động 1:Thực hành
Bài tập 1: Hs đọc yêu cầu bài . 
- Hs làm bài vào vở - GV theo dõi giúp đỡ.
- HS trình bày bài – Gv nhận xét, sửa sai.
* Chốt: Đ - S - Đ - Đ 
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào Vở , 1HS nêu miệng bài làm .
- Gv nhận xét , chốt ý đúng.( D )
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài vào Vở , 1HS lên bảng làm .
- Gv nhận xét , chốt ý đúng.
 - Theo dõi chấm chữa bài cho hS
*Củng cố : GV gọi vài HS nêu lại cách thực hiện phép chia hai phân số.
*Dặn dò: Xem lại bài- Xem bài tiếp theo.
 -Nhận xét tiết học
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_28_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc