Giáo án Khối 4 - Tuần 29 (Bản hay 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 29 (Bản hay 2 cột)

I. Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.

3. Học thuộc lòng hai đoạn cuối.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh minh họa SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra:

HS: Đọc bài giờ trước + trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

HS: Đọc nối tiếp đoạn 2 - 3 lượt.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 307Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 29 (Bản hay 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29:	Thứ hai ngày tháng năm 2010
Tập đọc
đường đi sa pa
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui của du khách trước vẻ đẹp của đường đi lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
2. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
3. Học thuộc lòng hai đoạn cuối.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
HS: Đọc bài giờ trước + trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Đọc nối tiếp đoạn 2 - 3 lượt.
- GV nghe, sửa cách phát âm, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
? Hãy miêu tả những điều em biết về mỗi bức tranh ở từng đoạn một
+ Đoạn 1: Du khách đi trên Sa Pa có cảm giác như đi trong nắng, những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, đi giữa những thác trắng xóa tựa mây trời, đi giữa những cây âm âm, giữa cảnh vật rực rỡ sắc màu.
+ Đoạn 2: Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé H’mông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu trong sương núi tím nhạt.
+ Đoạn 3: Thoắt cái đen nhung quý hiếm.
? Những bức tranh phong cảnh bằng lời thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy
- Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo mây trời.
- Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
- Những con ngựa nhiều màu sắc liễu rủ.
- Nắng phố huyện vàng hoe.
- Sương núi tím nhạt 
? Vì sao tác giả lại gọi Sa Pa là món quà kỳ diệu của thiên nhiên
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
? Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào
- Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa. Sa Pa quả là món quà kỳ diệu của thiên nhiên dành cho đất nước.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng:
HS: 3 em đọc nối 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Nhẩm học thuộc lòng hai đoạn văn.
3. Củng cố,, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học thuộc lòng 2 đoạn và đọc trước bài giờ sau học.
 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách ôn lại cách viết tỉ số của 2 số.
- Rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc đầu bài, quy nghĩ và làm bài vào vở.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
a) c) 
b) d) 
- 1 em lên bảng chữa bài.
+ Bài 2:
HS: Kẻ bảng ở SGK vào vở.
- Làm ở giấy nháp rồi điền kết quả vào ô trống.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng giải.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 4: tương tự như bài 3.
+ Bài 5:
HS: Đọc bài toán, tóm tắt, vẽ sơ đồ rồi làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Chiều rộng
Chiều dài
? m
? m
8 m
32 m
Bài giải:
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
64 : 2 = 32 (m)
Ta có sơ đồ:
Chiều dài hình chữ nhật là:
(32 + 8) : 2 = 20 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
32 - 20 = 12 (m)
Đáp số: Chiều dài: 20 m.
Chiều rộng: 12 m.
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập ở vở bài tập.
đạo đức
tôn trọng luật giao thông (tiết 2)
I. Mục tiêu:
HS có khả năng:
1. Hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
2. Có thái độ tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
3. HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng:
Một số biển báo giao thông.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
- GV chia lớp thành các nhóm và phổ biến cách chơi.
HS: Các nhóm quan sát biển báo giao thông và nói ý nghĩa của biển báo.
- Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm.
- Nếu 2 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy.
HS: 1 em điều khiển cuộc chơi.
- GV cùng HS đánh giá kết quả.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài 3 SGK).
- GV chia thành các nhóm.
HS: Mỗi nhóm nhận một tình huống tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá kết hợp đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm và kết luận:
a) Không tán thành ý kiến của bạn.
b) Khuyên bạn không nên thò đầu ra ngoài.
c) Can ngăn bạn không nên ném đá lên tàu gây nguy hiểm và làm hỏng.
d) Đề nghị bạn dừng lại để nhận lỗi và giúp người bị nạn.
đ) Khuyên các bạn nên ra về, không nên làm cản trở luật giao thông.
e) Khuyên các bạn không nên đi dưới lòng đường vì rất nguy hiểm.
4. Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn (Bài 4 SGK).
- Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- GV nhận xét kết quả làm việc của các nhóm.
=> Kết luận chung: SGK.
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài. 
Kỹ thuật
Lắp cái đu (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Đồ dùng: 	
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Nội dung:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Thực hành lắp cái đu.
HS: Thực hành lắp cái đu.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
a. HS chọn các chi tiết để lắp cái đu.
HS: Chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận:
- Vị trí trong ngoài, giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
- Thứ tự bước lắp tay cầm.
- Vị trí của các vòng hãm.
c. Lắp ráp cái đu:
HS: Quan sát H1 SGK để lắp ráp hoàn thiện cái đu.
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nêu những tiêu chuẩn đánh giá.
HS: Dựa vào những tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
HS: Tháo các chi tiết xếp vào hộp.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài, đọc trước bài mới để giờ sau học.
 Thứ ba ngày tháng năm 2010
Kể chuyện
đôi cánh của ngựa trắng
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe thầy cô kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS kể lại chuyện giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài mới: GV kể chuyện
- GV kể lần 1.
HS: Cả lớp nghe.
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh.
HS: Nghe kết hợp nhìn tranh.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a. Bài 1, 2:
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
b. Kể chuyện theo nhóm:
HS: Mỗi nhóm (2 - 3 em) nối tiếp nhau kể chuyện theo từng đoạn.
- Kể cả câu chuyện.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
c. Thi kể trước lớp:
HS: 1 vài bạn HS thi kể từng đoạn câu chuyện theo 6 tranh.
- 1 vài em thi kể cả câu chuyện, nói về ý nghĩa của câu chuyện, hoặc đối thoại cùng bạn về nội dung, ý nghĩa của truyện.
? Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ đi xa cùng Đại Bàng Núi
- Vì nó mơ ước có được đôi cánh giống như Đại Bàng.
? Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng điều gì
- Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng nhiều hiểu biết, làm cho Ngựa Trắng bạo dạn hơn, làm cho bốn vó của Ngựa Trắng thực sự trở thành những cái cánh.
- GV cùng cả lớp nhận xét lời kể của bạn, bình chọn bạn kể hay nhất.
4. Củng cố , dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
 Toán
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra: 
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. GV nêu bài toán 1:
Số bé:
Số lớn:
?
?
24
- Vẽ sơ đồ:
HS: Đọc lại bài toán.
- 1 em vẽ sơ đồ biểu thị bài toán.
- GV hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Hiệu sơ đồ số phần bằng nhau là:
5 - 3 = 2 (phần)
Số bé là:
(24 : 2) x 3 = 36
Số lớn là:
36 + 24 = 60
Đáp số: Số bé: 36
Số lớn: 60.
3. Bài toán 2: GV hướng dẫn tương tự như bài 1.
	- Tìm hiệu số phần.
	- Tìm giá trị từng phần.
	- Tìm chiều dài.
	- Tìm chiều rộng.
4. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc bài toán, suy nghĩ làm bài.
- 1 em lên bảng giải.
Bài giải:
Số bé:
Số lớn:
?
?
123
Ta có sơ đồ:
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Hiệu số phần bằng nhau là:
5 - 2 = 3 (phần)
Số bé là:
(123 : 3) x 2 = 82
Số lớn là:
123 + 82 = 205
Đáp số: Số bé: 82
Số lớn: 205.
- Chấm bài cho HS.
+ Bài 2, 3: 
- GV hướng dẫn tương tự.
5. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập.
Chính tả
Ai nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ...
I. Mục tiêu:
1. Nghe - viết lại đúng chính tả bài “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ...”, viết đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
	2. Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ch 
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu khổ rộng.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả “Ai đã nghĩ ra các số 1, 2, 3, 4, ...”.
- Cả lớp theo dõi SGK.
HS: Đọc thầm lại đoạn văn.
- Nói nội dung mẩu chuyện.
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở
HS: Gấp SGK, nghe đọc viết bài vào vở.
- GV đọc lại bài.
HS: Soát lỗi chính tả.
- Thu từ 7 đ 10 bài chấm điểm và nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: - 1 em đọc lại yêu cầu.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
- 1 số HS làm bài trên phiếu, lên bảng dán phiếu.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải:
2a) tr: - trai, trái, trải, trại
- tràn, trán.
- trăng, trắng
đ Hè tới lớp chúng em sẽ đi cắm trại.
đ Nước  ... oạt động theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
+ Bước 1: GV nêu câu hỏi:
HS: Thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi.
? Nếu đi du lịch trên sông Hương chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế
- lăng Tự Đức, điện Hòn Chém, chùa Thiên Mụ, khu kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba..
? Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả 1 trong những cảnh đẹp của thành phố Huế
- Kinh thành Huế: Một tòa nhà cổ kính
- Chùa Thiên Mụ: Ngay bên sông có các bậc thang đi lên đến khu có tháp cao, khu vườn khá rộng
- Cầu Trường Tiền: Bắc ngang sông Hương
+ Bước 2: 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế.
=> Kết luận (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc lại.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Khoa học
Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
- HS biết trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 116, 117 SGK.
	- Sưu tầm cây thật sống ở những nơi khô cạn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
+ Bước 1: Hoạt động theo nhóm nhỏ.
HS: Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh hoặc cây thật đã sưu tầm.
- Cùng nhau làm các phiếu ghi lại nhu cầu về nước của những cây đó.
- Phân loại các cây thành 4 nhóm và dán vào giấy.
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
HS: Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
=> Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
3. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của 1 số cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt.
- GV nêu yêu cầu và nêu các câu hỏi cho HS:
HS: Quan sát các hình trang 117 SGK và trả lời câu hỏi:
? Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước
- Lúa đang làm đòng, lúa mới cấy.
? Tìm thêm ví dụ khác chứng tỏ cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau và ứng dụng của nó trong trồng trọt
HS: Nêu ví dụ.
- Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: Lúa mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng.
- Giai đoạn lúa chín, cây lúa cần ít nước hơn.
- Cây ăn quả lúc còn non cần được tưới nước đầy đủ để cây chóng lớn.
- Khi quả chín cây cần ít nước hơn.
+ Ngô, mía, cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc.
+ Vườn rau, hoa tưới đủ nước thường xuyên.
=> Kết luận: (SGK).
HS: 3 - 4 em đọc kết luận.
4. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn: nhảy dây
I. Mục tiêu:
	- Ôn và học mới 1 số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập và mới học.
	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm - phương tiện:
	Sân trường, dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu.
HS: Xoay khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Một số động tác khởi động.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 
- Ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- Học chuyền cầu theo nhóm 2 người.
- Ném bóng:
- Ôn 1 số động tác bổ trợ.
- Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném.
b. Nhảy dây:
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
HS: Tập cá nhân theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn.
- Thi vô địch tổ tập luyện.
HS: Thi theo hàng ngang hoặc vòng tròn.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
HS: Đi đều và hát.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.
Thứ sáu ngày tháng năm 2010
Tập làm văn
Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Phiếu khổ to ghi dàn ý.
	- Tranh minh họa SGK, tranh ảnh 1 số vật nuôi trong nhà.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: 
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc nội dung bài 1.
- Cả lớp đọc kỹ bài văn mẫu, suy nghĩ phân đoạn bài văn và phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại lời giải (SGV).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 em đọc nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn tả con vật nuôi em biết.
- 1 số HS làm vào giấy khổ to.Đoc bài
- GV nhận xét.
- Chọn 1, 2 dàn ý tốt viết lên bảng lớp để lớp tham khảo.
VD: Dàn ý tả con mèo.
1) Mở bài: Giới thiệu về con mèo.
2) Thân bài:
a) Ngoại hình của con mèo:
- Bộ lông
- Cái đầu
- Hai tai
- Bốn chân
- Cái đuôi
- Đôi mắt
- Bộ ria
b) Hoạt động chính của con mèo:
- Hoạt động bắt chuột:
+ Động tác rình:
+ Động tác vồ:
c) Hoạt động đùa giỡn của con mèo:
3) Kết luận: Nêu cảm nghĩ chung về con mèo.
- GV chấm mẫu 3 - 4 dàn ý để rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS chữa dàn ý bài viết của mình.
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
 Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, làm tính vào giấy nháp.
- HS kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét.
+ Bài 2:
HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm suy nghĩ, làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Vì số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ hai bằng số thứ nhất.
Số thứ hai:
Số thứ nhất:
738
?
? 
Ta có sơ đồ:
Hiệu số phần bằng nhau là:
10 - 1 = 9 (phần)
Số thứ hai là:
738 : 9 = 82
Số thứ nhất là:
738 + 82 = 820
Đáp số: Số thứ nhất: 820.
Số thứ hai: 82.
+ Bài 3: Tương tự.
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
- 1 em lên bảng giải.
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài, vẽ sơ đồ và giải.
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 5 = 8 (phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách là: 
(840 : 4) x 3 = 315 (m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là:
840 - 315 = 525 (m)
Đáp số: Đoạn đầu: 315 m.
Đoạn sau:525 m.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
3. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm vở bài tập.
Luyện từ và câu 
Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
2. Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự; biết dùng các từ ngữ phù hợp với các tình huống khác nhau để đảm bảo tính lịch sự của lời yêu cầu, đề nghị.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu khổ to ghi nội dung các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
- GV nêu yêu cầu.
HS: Bốn HS nối nhau đọc các bài tập 1, 2, 3, 4.
- Đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1, trả lời các câu hỏi 2, 3, 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải (SGV).
HS: Phát biểu ý kiến.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 3, 4 HS đọc phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 2 - 3 em đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu sau đó lựa chọn cách nói lịch sự (Cách b, c).
- GV nhận xét.
+ Bài 2: Cách thực hiện tương tự.
	Cách b, c, d là những cách nói lịch sự. Trong đó cách c, d có tính lịch sự cao hơn.
+ Bài 3:
HS: 1 em đọc yêu cầu.
- 4 HS nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến so sánh từng kiểu câu khiến về tính lịch sự và giải thích vì sao những câu ấy giữ và không giữ được phép lịch sự.
- GV nhận xét, kết luận:
Câu a: - Lan ơi, cho tớ về với.
đ Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô “Lan, tớ, với, ơi” thể hiện quan hệ thân mật.
- Cho tớ đi nhờ một tí.
đ Câu bất lịch sự vì nói trống không, không có từ xưng hô.
Câu b: - Chiều nay chị đón em nhé
đ Câu lịch sự.
- Chiều nay chị phải đón em đấy.
đ Câu mệnh lệnh, chưa lịch sự.
Câu c: - Đừng có mà nói như thế
đ Câu khô khan, mệnh lệnh.
- Theo tớ, cậu không nên nói như thế.
đ Câu lịch sự, khiêm tốn, có sức thuyết phục.
Câu d: - Mở hộ cháu cái cửa.
đ Nói cộc lốc.
- Bác mở giúp cháu cái cửa này với.
đ Lịch sự, lễ độ
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Nối tiếp nhau đọc đúng ngữ điệu những câu khiến đã đặt.
- GV chấm điểm những bài làm đúng.
5. Củng cố , dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà làm bài tập.
Thể dục
Môn thể thao tự chọn
Trò chơi: nhảy dây
I. Mục tiêu:
	- Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường, dây nhảy.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng theo yêu cầu giờ học 1 hàng dọc.
- Đi đường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, tay, đầu gối, hông, vai.
* Một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
a. Môn tự chọn:
- Đá cầu: 9 - 11 phút.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, tập theo đội hình hàng ngang hoặc vòng tròn, chữ U.
- Ôn chuyển cầu theo nhóm 2 người.
- Ném bóng: 9 - 11 phút.
- Ôn 1 số động tác bổ trợ. Tập đồng loạt theo 2 - 4 hàng ngang.
- Ôn cách cầm bóng và tư thế đứng chuẩn bị, ngắm đích, ném đích.
b. Nhảy dây: 9 - 11 phút.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Tập đồng loạt theo nhóm hoặc tổ.
- Thi vô địch tổ tập luyện.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- Đứng hát, vỗ tay hoặc chơi trò chơi.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và giao bài về nhà.
hoạt động tập thể
kiểm điểm trong tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những ưu, khuyết điểm của mình để có hướng sửa chữa.
II. Nội dung: 
1. GV nhận xét chung:
	a. Ưu điểm:
	- Nhìn chung ý thức đạo đức của lớp tương đối tốt, đi học đúng giờ, khăn quàng guốc dép đầy đủ. Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
	- ý thức học tập có tiến bộ. Một số em chăm chỉ học tập như em Trang, Mạnh, ánh, Huyền, Ngân,...
	- Chữ viết có nhiều tiến bộ, 1 số em viết chữ tương đối đẹp.
b. Nhược điểm:
- Hay nghỉ học, cụ thể là em Nguyên.
- ý thức học tập ở 1 số em chưa tốt: Chiến, Mạnh , Nga, Ngân, Thảo, ...
2. Phương hướng: 
 	- Phát huy những ưu điểm sẵn có.
- Khắc phục nhược điểm còn tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_29_ban_hay_2_cot.doc