Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Tập đọc

Tiết 5. THƯ THĂM BẠN (T25)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

 - Hiểu được tình cảm của người viết thư : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

2. Kĩ năng :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

 3. Thái độ :

- Giáo dục cho HS biết chia sẻ với bạn khi gặp chuyện buồn.

 II/ Đồ dùng dạy - học :

- GV + HS : Tranh trong SGK, bảng phụ (ND).

III/ Hoạt động dạy - học:

 1. Ổn định tổ chức :

 2. Kiểm tra bài cũ :

 - 2 em đọc và trả lời câu hỏi bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
==========================================
Tập đọc
Tiết 5. THƯ THĂM BẠN (T25)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
 	- Hiểu được tình cảm của người viết thư : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
 	- Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.
2. Kĩ năng : 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư, thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
 3. Thái độ : 
- Giáo dục cho HS biết chia sẻ với bạn khi gặp chuyện buồn.
 II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV + HS : Tranh trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	- 2 em đọc và trả lời câu hỏi bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
3. Bài mới :
 3.1. Giới thiệu bài :
	- HS quan sát hình trong SGK, nêu nội dung tranh.
 3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc : 
- Hỏi : Có thể chia bài làm mấy đoạn ?
- Nhắc nhở HS sửa lỗi phát âm, đọc đúng giọng.
- Đọc diễn cảm toàn bài (Giọng trầm buồn, chân thành).
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH : Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ? và câu hỏi 1 trong SGK. 
- Giảng từ : xúc động, chia buồn.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc toàn bài, TLCH 2 và 3.
- Giảng từ : thiệt thòi, tự hào. 
- Yêu cầu HS nêu ý 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, TLCH : Phong trào quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai như thế nào ?
- Giảng từ : quyên góp. 
- Yêu cầu HS nêu ý 3.
- Cho HS liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS xác định phần mở đầu và phần kết thúc bức thư, TLCH 4.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
- Chốt nội dung, gắn bảng phụ. 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
c) Luyện đọc diễn cảm : 
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc đoạn 1.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 em đọc nối tiếp bài.
- Nêu cách chia (3 đoạn) :
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến “...chia buồn với bạn.”
 + Đoạn 2 : Tiếp đến “...những người bạn mới như mình.”
 + Đoạn 3 : Còn lại.
- 6 em đọc tiếp nối đoạn trước lớp (2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và nêu nghĩa từ chú giải. 
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1 em đọc cả bài.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm và tìm câu trả lời, nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung và rút ra ý 1 : Lý do, mục đích viết thư.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Theo dõi.
- 1, 2 em nêu ý kiến ; lớp bổ sung và rút ra ý 2 : Lương thông cảm, chia sẻ, an ủi, động viên Hồng.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- Theo dõi.
- 1, 2 em nêu ý kiến ; lớp bổ sung và rút ra ý 3 : Phong trào quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
- Liên hệ và nêu nối tiếp.
- Trao đổi theo cặp, nêu miệng.
- 1 vài em nêu nêu, lớp bổ sung và rút ra nội dung chính : Bức thư nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp chuyện không may.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi..
- 3 em đọc lại toàn bài.
- Quan sát, lắng nghe.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
4. Củng cố : 
	- Thư bạn Lương viết cho bạn Hồng chia sẻ điều gì ? Em cần học tập bạn Lương điều gì ? Bức thư bạn Lương viết có mấy phần, đó là những phần nào ?
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS đọc bài, xem lại cách viết và trình bày bức thư ; chuẩn bị bài Người ăn xin.
=====================================
Toán
Tiết 11. TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp-T14)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Củng cố về hàng và lớp.
2. Kĩ năng : 
- Đọc, viết được một số số đến lớp triệu.
3. Thái độ : 
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán. 
II/ Đồ dùng dạy - học : 
- GV : Bảng phụ (Bài mới).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kể tên các hàng đã học.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu.
- Mở bảng phụ, mời HS lên bảng viết.
- Yêu cầu HS đọc số vừa viết và nêu cách đọc.
- Hỏi : Khi đọc các số có sáu chữ số, em cần thực hiện như thế nào ?
- Cùng HS thống nhất cách đọc, cách viết số có nhiều chữ số.
- 1 em lên bảng, cả lớp viết nháp.
- Nhận xét bài trên bảng.
- 2 em đọc, lớp theo dõi.
- 1, 2 em nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- 1 vài em nhắc lại.
* Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1 :
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Cùng HS nhận xét cách viết.
- Gọi HS đọc số.
Bài 2 : 
- Cùng HS nghe, nhận xét, sửa cách đọc.
Bài 3 : 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng, mời HS đọc số. 
Bài 4 : (Thực hiện cùng bài 3)
- Giúp HS hiểu yêu cầu bài 4. 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS thống nhất kết quả.
- 1 em viết trên bảng, lớp viết vào nháp. 
- Đổi vở nháp soát bài.
- Nhận xét bài trên bảng.
- 6 em nối tiếp đọc các số vừa viết.
- Đọc theo cặp và đọc trước lớp.
- Làm bài vào vở.
- Những em còn lại đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 4 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Tự làm bài sau khi làm xong bài 3. 
- Nêu miệng.
4. Củng cố : 
	- Khi đọc, viết các số đến lớp triệu em cần chú ý điều gì ?
5. Dặn dò : 
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT-T13 :
	+ Bài 1 : Phân tích số (2 dòng đầu), viết số (2 dòng cuối).
	+ Bài 2 : Đọc kĩ từng số và viết theo yêu cầu.
	+ Bài 3 : Thực hiện tương tự bài 2 và 3 ở lớp. 
======================================
Lịch sử
Tiết 1. NƯỚC VĂN LANG (T11)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
 - Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang : thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
	- HSK&G : Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang, những tục lệ của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay.
2. Kĩ năng : 
- Mô tả được sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương.
- Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
3. Thái độ : 
- Giáo dục lòng tự hào dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV : Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trục thời gian. 
- HS : Hình trong SGK, VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Khi sử dụng bản đồ, em cần thực hiện theo mấy bước ? Đó là những bước nào ? 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự ra đời của nước Văn Lang.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến ”... ra đời.”, TLCH : 
 + Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào và ở khu vực nào ? Kinh đô của nước Văn Lang là gì ?
 + Nước văn Lang ra đời cách đây bao nhiêu năm ? (Minh hoạ qua trục thời gian).
- Treo lược đồ lên bảng, mời HS lên bảng chỉ các khu vực mà người Lạc Việt từng sinh sống.
- Đọc thầm, trao đổi theo cặp, thống nhất ý kiến, 1 vài em đại diện trả lời, lớp bổ sung.
- 2 em lên bảng chỉ, lớp theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu các tầng lớp xã hội dưới thời Văn Lang.
- Yêu cầu HS đọc đoạn “Đứng đầu nhà nước...nô tì”, TLCH : Xã hội Văn Lang có những tầng lớp nào ?
- Giúp HS hiểu :
 + Lạc hầu : chức quan cao thời bấy giờ.
 + Lạc tướng : chức quan võ cao nhất thời bấy giờ.
 + Nô tì : (Chú giải ở SGK).
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ về xã hội Văn Lang (BT4-VBT-T4).
- Chốt kiến thức, kết hợp cho HS quan sát ảnh lăng vua Hùng.
- Cả lớp đọc thầm , tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến ; lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân, đổi VBT theo cặp soát lại cách viết trong sơ đồ.
- 1, 2 em nêu miệng sơ đồ, lớp nhận xét, thống nhất về sự phân cấp trong xã hội Văn Lang :
 Hùng Vương
 Lạc hầu	 Lạc tướng
	Lạc dân
	 Nô tì
- Lắng nghe, quan sát.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về đời sống của người Lạc Việt.
- Yêu cầu HS đọc đoạn “Dựa vào các hiện vật...” đến hết, quan sát các hình ảnh ở SGK nói hiểu biết của mình về : LĐSX, ăn uống, trang sức, ở và sinh hoạt của người Lạc Việt thời Hùng Vương.
- Chốt kiến thức.
- Đọc thầm, quan sát, gọi tên các loại đồ vật có trong từng hình.
- 5 em đại diện trả lời trước lớp ; cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến :
 + Sản xuất : lúa, khoai, cây ăn quả, ươm tơ, dệt vải, đúc đồng, nặn đồ đất, đống thuyền.
 + Ăn uống : cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy, uống rượu, mắm.
 + Mặc và trang điểm : Phụ nữ dùng nhiều đồ trang sức, búi tóc hoặc cạo trọc đầu.
 + Ở : nhà sàn, quây quần thành làng.
 + Lễ hội : vui chơi nhảy múa, đua thuyền, đấu vật.
- Lắng nghe.
4. Củng cố : 
	- Xã hội nhà nước Văn Lang có những tầng lớp nào ? Tục lệ nào của người Lạc Việt trước đây còn đến ngày nay ?
	- HS đọc nội dung Ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS học bài, đọc và chuẩn bị bài Nước Âu Lạc.
===================*****===================
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 12. LUYỆN TẬP (T16)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Củng cố về cách xác định giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp.
2. Kĩ năng : 
- Đọc, viết được các số đến lớp triệu.
- Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo hàng và lớp.
3. Thái độ : 
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Bảng phụ (BT1).
III/ Hoạt động dạy - học : 
 1. Ổn định tổ chức : 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 	- Kết hợp trong phần Luyện tập.
 3. Bài mới :
 3.1. Giới thiệu : 
 3.2. Luyện tập : 
* Bài 1 :
- Treo bảng phụ, giúp HS hiểu yêu cầu bài tập và mẫu.
- Theo dõi.
- Cùng HS theo dõi, nhận xét, thống nhất ý kiến.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đọc, viết số đến lớp triệu.
* Bài 2 : 
* Bài 3 : 
- Theo dõi, nhắc nhở.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại bài làm đúng.
* Bài 4: 
- Gọi HS đọc kết quả.
- Cùng HS nhận xét, củng cố về hàng và lớp.
- 2 em đọc và nêu yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- 1 em lên bảng viết trên bảng phụ, lớp dùng bút chì viết vào SGK.
- Nhận xét, bổ sung, chữa bài.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
- 6 em đọc, lớp nhận xét.
- Viết bài vào vở 3 ý đầu (HS viết nhanh viết luôn 2 ý cuối ra nháp).
- Những em còn lại đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 3 em đọc và nêu giá trị của chữ số 5 trong các số.
- Cả lớp cùng tham gia ý kiến.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung của tiết học.
5. Dặn dò : 
	- GV hướng dẫn HS làm bài trong VBT-T14 :
	+ Bài 1 : Thực hiện tương tự bài 1 (VBT-T13).
	+ Bài 2 : Đọc kĩ các số và nối theo yêu cầu.
	+ Bài 3 : Thực hiện tương tự bài 4 đã làm ở lớp.
	+ Bài 4 : Căn cứ vào quy luật của dãy số để viết. 
==========================================
Âm nhạc
Tiết 3. ÔN TẬP BÀI HÁT : EM YÊU HÒA BÌNH 
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU (T6)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố cách hát theo giai điệu và lời ca.
	- Nhận biết các nốt Đô, Mi, Son, La trên khuông nhạc.
2. Kĩ năng :
- Biết hát theo g ...  nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây ?
- Sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Cả lớp đọc thông tin, quan sát ảnh chụp trong SGK, thảo luận theo cặp.
- 1 vài em trình bày, lớp bổ sung :
 + Bản làng thường ở sườn núi hoặc thung lũng.
 + Mỗi bản có khoảng mươi nhà.
 + Tránh ẩm thấp và thú dữ.
 + Nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa.
 + Hiện nay, nhiều nơi có nhà sàn mái lợp ngói.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu về chợ phiên, trang phục, lễ hội của người dân Hoàng Liên Sơn.
- Yêu cầu HS đọc mục 3, quan sát hình trong SGK, TLCH :
 + Nêu những hoạt động trong chợ phiên.
 + Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ. Tại sao chợ lại bán nhiều loại hàng hóa này ?
 + Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
 + Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào ? Trong lễ hội có những hoạt động gì ?
 + Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 4, 5 và 6.
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội,...của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- Đọc thầm, quan sát, trao đổi, phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.
- 1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
4. Củng cố : 
	- Đặc điểm chung của địa hình ở Hoàng Liên Sơn là gì ? Mọi người đến chợ để làm gì ? Kể tên một số lễ hội ở Hoàng Liên Sơn.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS học bài ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
====================*****====================
Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 3. VẼ TRANH 
ĐỀ TÀI : CÁC CON VẬT QUEN THUỘC (T8)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của một số con vật quen thuộc.
- Hiểu cách vẽ con vật.
2. Kĩ năng : 
- Vẽ được một vài con vật theo ý thích.
- HSK&G : Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
3. Thái độ : 
- Yêu mến các con vật ; Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- GV : Hình vẽ gợi ý (TBDH). 
- HS : Sưu tầm tranh ảnh các con vật ; Vở Tập vẽ, bút màu, bút chì.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh con vật và nêu : 
 + Tên con vật.
 + Hình dáng, màu sắc của con vật.
 + Đặc điểm nổi bật của con vật.
 + Các bộ phận chính của con vật.
 + Tên các con vật khác (ngoài các con vật trong tranh đã quan sát).
 + Tên con vật lựa chọn để vẽ.
 + Hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật lựa chọn để vẽ.
- Bổ sung và giải thích thêm.
- Quan sát và nêu ; lớp nhận xét - bổ sung.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS cách vẽ con vật.
- Giới thiệu hình vẽ gợi ý, hỏi : Muốn vẽ được con vật ta phải thực hiện như thế nào ?
- Chốt lại các bước vẽ : 
 + Vẽ phác hình dáng chung.
 + Vẽ các bộ phận, các chi tiết.
 + Sửa chữa hoàn chỉnh hình vẽ, tô màu. 
- Quan sát và nêu các bước vẽ.
- Theo dõi.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- Theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ, hướng dẫn bổ sung.
- Vẽ vào Vở Tập vẽ.
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- Chọn một số bài đã hoàn thành gắn lên bảng, hướng dẫn HS nhận xét :
 + Cách chọn con vật (phù hợp với khả năng).
 + Cách sắp xếp hình vẽ (bố cục).
 + Hình dáng con vật (rõ đặc điểm, sinh động).
 + Các hình ảnh phụ (phù hợp với ND).
 + Cách vẽ màu (có trọng tâm, có đậm, có nhạt)
- Gợi ý xếp loại các bài vẽ và khen những HS có bài vẽ đẹp.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Nhận xét, xếp loại bài vẽ của bạn.
4. Củng cố :
- HS nhắc lại cách vẽ con vật.
5. Dặn dò :
- GV nhắc HS sưu tầm họa tiết trang trí để chuẩn bị cho bài Vẽ trang trí : Chép họa tiết trang trí dân tộc.
===========================================
Toán
Tiết 15. VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN (T20)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Biết đặc điểm của hệ thập phân.
2. Kĩ năng : 
- Biết sử dụng mười kí hiệu (chữ số) để viết các số trong hệ thập phân.
- Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
3. Thái độ : 
- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV : Bảng phụ (BT1).
III/ Hoạt động dạy – học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Nêu đặc điểm của dãy số tự nhiên.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhận biết đặc điểm của hệ thập phân.
- Yêu cầu HS lần lượt lên bảng viết các số : 10 ; 100 ; 1000.
- Yêu cầu HS phân tích các hàng để nhận biết Mỗi hàng chỉ có thể được viết bởi một chữ số.
- Hỏi :
 + Hai hàng liền nhau có mối quan hệ như thế nào ?
 + Người ta dùng những chữ số nào để viết số ?
- Yêu cầu HS nêu các VD về STN và xác định giá trị chữ số bất kì có trong mỗi số vừa nêu, nhận xét gì về giá trị của chữ số và vị trí của nó.
- Chốt kiến thức.
- Nghe, thực hành viết số theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn và nêu ý kiến.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Thực hành.
Bài 1 : 
- Treo bảng phụ, hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chốt lại kết quả đúng.
Bài 2 :
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại bài làm đúng.
Bài 3 : 
- Kẻ bài trên bảng, mời HS lên bảng chữa bài, nêu cách xác định giá trị của chữ số.
- Chốt lại kết quả đúng.
- Theo dõi.
- 4 em lên bảng, lớp dùng bút chì làm vào SGK.
- Nhận xét, chữa bài.
- Theo dõi.
- Làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
- Đổi vở kiểm tra cheo kết quả.
- Nhận xét, chữa bài trên bảng.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào SGK bằng bút chì 2 ý đầu (HS làm nhanh làm luôn 2 ý còn lại).
- Nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố : 
- HS nhắc lại đặc điểm của hệ thập phân.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS học bài ; hướng dẫn HS làm bài tập ở VBT-T17 :
	+ Bài 1, 2, 3 : Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp.
	+ Bài 4 : Thực hiện theo mẫu.
======================================
 Tập làm văn 
Tiết 6. VIẾT THƯ (T34)
 I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức : 
- Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
2. Kĩ năng : 
- Vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
3. Thái độ : 
- Yêu thích văn viết thư.
 II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : VBT. 
 III/ Hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Một bức thư có mấy phần ? Đó là những phần nào ? Khi viết thư cần trình bày như thế nào ?
 3. Bài mới :
 3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Phần Nhận xét :
- Mời HS đọc lại bài Thư thăm bạn, trả lời các câu hỏi :
+ Người ta viết thư để làm gì ?
+ Để thực hiện mục đích trên một bức thư cần có những nội dung gì ?
+ Một bức thư thường có mở đầu và kết thúc như thế nào ?
- Chốt kiến thức.
- 1 em đọc thành tiếng, lớp đọc thầm, trao đổi, phát biểu ý kiến.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung, thống nhất nội dung một bức thư.
3.3. Phần Ghi nhớ :
- Mời HS đọc Ghi nhớ.
- 2 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nhắc lại Ghi nhớ.
3.4. Phần Luyện tập :
- Chép đề lên bảng, mời HS đọc.
- Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề :
 + Đề bài yêu cầu viết thư cho ai ?
 + Mục đích viết thư để làm gì ?
 + Cần dùng từ xưng hô như thế nào ?
 + Cần hỏi thăm bạn những gì ?
 + Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay ?
 + Nên chúc bạn, hứa hẹn điều gì ?
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số bài, khen HS có bài làm tốt.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi, trả lời câu hỏi.
- Cả lớp viết dàn ý vào nháp.
- 1 vài em dựa vào dàn ý trình bày miệng, lớp nhận xét.
- Viết bài vào VBT-T21.
- 1, 2 em đọc thư ; lớp theo dõi, nhận xét, góp ý.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung cần có của một bức thư.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS đọc và nhớ nội dung một trong các truyện đã học, đã đọc để chuẩn bị cho bài sau.
=======================================
Kể chuyện
Tiết 3. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC (T29)
 I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 2. Kĩ năng : 
 	- Kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người.
	- HSK&G kể được câu chuyện ngoài SGK.
3. Thái độ :
 	- Chăm chú nghe bạn kể.
- GD cho HS lòng nhân hậu, yêu thương con người.
 II/ Đồ dùng dạy - học :
	- HS : Sưu tầm truyện.
 III/ Hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- 1 HS kể chuyện Nàng tiên Ốc.
 3. Bài mới :
 3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề và cách kể chuyện.
- Viết đề lên bảng, giúp HS xác định yêu cầu của đề.
- Giúp HS hiểu về nhân hậu.
- Mời HS đọc các gợi ý trong SGK.
- Giúp HS hiểu cách kể chuyện.
- Hỏi : Khi kể chuyện, em cần kể theo trình tự nào ?
- Cùng HS thống nhất các ý kiến.
- 2 em đọc và nêu yêu cầu của đề, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- 4 em đọc nối tiếp, lớp theo dõi và đọc thầm.
- 1 em đọc lại gợi ý 3, lớp theo dõi.
- 2 em trả lời và bổ sung.
3.3. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Hướng dẫn HS nhận xét, bình chọn người kể hay, đánh giá : 
 + Nội dung câu chuyện có hay không, có mới không ?
 + Cách kể chuyện (giọng điệu, cử chỉ) có hấp dẫn không ?
 + Có hiểu câu chuyện không ?
- Khen HS chọn được câu chuyện hay, kể chuyện hấp dẫn.
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp, nói ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét, đánh giá theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
	- GV dặn HS chuẩn bị cho giờ Kể chuyện tuần sau
=======================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
I/ Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	+ Về chuyên cần 
	+ Về học tập 
	+ Về TD - VS
	+ Về lao động 
	- GV nhận xét bổ sung : Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau, biểu dương những HS đạt được nhiều điểm tốt.
III/ Phương hướng tuần tới :
 - Phát huy những mặt tốt.
 - Khắc phục những tồn tại.
	- Tích cực chuẩn bị cho khai giảng năm học mới.
==================***&&&&&***==================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_3_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien_t.doc