Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Nhuận

Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Nhuận

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I/ Mục tiêu:

- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.

- Hiểu nội dung chính của câu chuyện(đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện( đoạn truyện).

- HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK.

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Nhuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
Chào cờ
________________________
Tập đọc
HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
I/Mục tiêu
1/ Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
2/ Hiểu ý nghĩa, nội dung: Ca ngợi Ma- gien- lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hy sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
3/ HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5 SGK.
II/Chuẩn bị
Ảnh chân dung Ma-gien-lăng (SGK)
III/Các hoạt động dạy – học
A/KTBC:
Gọi HS đọc bài: Trăng ơi....từ đâu đến? và TLCH 1,2
B/Bài mới
1/GTB
2/HD HS đọc và tìm hiểu bài
a/Luyện đọc
-Bài chia làm 6 đoạn
-Hướng dẫn HS đọc các tên riêng: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan...
-Giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó hiểu trong bài
Gv đọc diễn cảm toàn bài.
b/Tìm hiểu bài
Câu 1:
..........khám phá những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới
Câu 2:
.........cạn thức ăn, hết nước ngọt, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giầy và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài người chết, ném xác xuống biển, phải giao tranh với thổ dân
Câu 3:
Ý c
Câu 4:
Chuyến thám hiểm kéo dài 1083 ngày đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện thái bình dương và nhiều vùng đất mới
Câu 5:
Những nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt mọi khó khăn để đạt mọi mục đích đặt ra. / những người thám hiểm là những người ham hiểu biết, ham khám phá những điều đang bí ẩn
c/Luyện đọc diễn cảm
Luyện đọc đoạn 2, 3
Đọc diễn cảm
3/NX – dặn dò
-NX tiết học.
-Về nhà tiếp tục luyện đọc, kể lại câu chuyện cho người thân nghe
SGK, vở
2 em
QS tranh
Tiếp nối đọc bài (2-3 lượt)
Luyện đọc nhóm đôi
1em đọc tòan bài
HS đọc thầm bài để trả lời các câu hỏi.
TLCH
TLCH
HĐN2 TLCH
TLCH
TLCH
6 em tiếp nối đọc bài
Luyện đọc nhóm bàn
Thi đọc diễn cảm
____________________________
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu: 
Thực hiện được các phép tính về phân số.
Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu ) của hai số đó.(Làm BT 1,2,3).
II/Chuẩn bị
PHT 
III/Các hoạt động dạy – học
A/KTBC:
Gọi HS làm lại BT 2/152
B/Ôn tập
1/ Giới thiệu bài:
2/ HDHs làm BT.
BT 1/153
BT 2/153
Chiều cao của hình bình hành là: 18 x = 10 (cm)
Diện tích của hình bình hành là: 10 x 18 = 180 ( cm2 )
BT 3/153
Búp bê	 63 đồ chơi
Ô tô
Nếu còn thời gian, GV hướng dẫn HS làm các bài còn lại:
BT 4/153
Tuổi con 35 tuổi
Tuổi bố	
BT5/153
Khoanh vào hình B vì hình H cho biết 1/4số ô vuông đã được tô 
màu, ở hình B có 2/8 hay ¼ số ô vuông đã được tô màu.
3/ Nhận xét – dặn dò.
-NX tiết học.
-Về nhà làm bài vào VBT.
SGK, vở..
2 em
Cả lớp làm bài
1 em đọc KQ
NX
1 em đọc YCBT
Cả lớp làm bài
1 em đọc KQ
NX
2 em đọc YCBT
1 em vẽ sơ đồ
1 em giải bài
NX bài trên bảng
1 em đọc YCBT
1 em vẽ sơ đồ
1 em giải bài
NX
HĐCN
Cả lớp NX
_________________________
Chính tả: (Nhớ - viết)
ĐƯỜNG ĐI SAPA
I/Mục tiêu
1/ Nhớ- viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích.
2/ Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2)a/b hoặc bài tập do GV soạn.
II/Chuẩn bị
Phiếu viết BT 2 phần b
III/Các hoạt động dạy – học
A/KTBC:
Viết những tiếng có vần êt/êch
B/Bài mới
1/GTB:
2/HD HS nhớ - viết
Đọc đoạn viết chính tả
Viết đúng: thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn
HS gấp SGK, nhớ lại đoạn văn, tự viết bài
Thu 5 bài chấm điểm – NX từng bài
3/HD HS làm BT
BT 1 phần 2/125
Chữ
a
ong
ông
ưa
v
Va, va chạm, va đầu, va vấp, và cơm, vá áo, vã nền hồ, ăn vạ
Vong, vòng, võng, vọng, vong ân, vong hồn, suy vong,....
Cây vông, vồng cải, cao vổng,..
Vừa, vữa xây nhà, đánh vữa, vựa lúa
d
Da, da thịt, da trời, giả da,....
Cây dong, dòng nước, dong dỏng
Cơn giông, hoặc cơn dông
Dưa, dừa, dứa
gi
Gia, gia đình, tham gia, già, giá bát, giá đỗ, giã giò, giả dối,....
giong buồm, gióng hàng, giọng nói, giỏng tai
Cơn giông, hoặc cơn dông, giống như, giống nòi, con giống
ở giữa, giữa chừng
BT 3 phần b
Thư viện quốc gia – lưu giữ - bằng vàng – đại dương – thế giới
3/NX – dặn dò
-NX tiết học.
-Nhớ để lần sau viết đúng chính tả
SGK, vở
2 em
2em đọc thuộc đoạn chính tả cần viết-cả lớp đọc thầm
Cả lớp viết bài
Soát lỗi
1 em đọc yc BT
Cả lớp làm bài
Cả lớp làm bài
__________________________________________
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM.
I/ Mục tiêu:
1.Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và thám hiểm(BT1,2)
2/ Bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm(BT3).
II/ Chuẩn bị:
Phiếu BT1,2
III/ Các hoạt động dạy – học.
A/ Kiểm tra bài cũ:
Nhắc lại ghi nhớ (Giữ phép lịch sự.) Cho VD
B/ Bài mới.
1/ Giới thiệu.
2/ HDHs tìm hiểu kiến thức.
BT1/116,117
a/ va li, cần câu, lều trại, giày thể thao, mũ, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, thiết bị nghe nhạc, đồ ăn, nước uống...
b/ tàu thuỷ, tàu hoả, ôtô, máy bay, xe điện, xe buýt, nhà ga, sân bay, cáp treo, bến xe, vé tàu, vé xe, xe máy, xe đạp, xích lô...
c/ khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tua du lịch...
d/ phố cổ, bãi biển, công viên, hồ, núi, thác nước, đền, chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm...
BT2/117
a/ la bàn, lều trại, thiết bị an toàn, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, hộp quẹt....
b/ bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, tuyết, sóng thần,cái đói, cái khát, sự cô đơn...
c/ kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền trí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, không ngại khó...
BT3/117
Mỗi em chon nội dung để viết về du lịch hay thám hiểm.
3/ Nhận xét – dặn dò:
-NX tiết học.
-Về nhà làm lại BT3 vào vở.
SGK, vở...
3 em
1 em đọc YCBT
HĐN
Các nhóm trình bày
NX
2 em đọcYCBT
HĐN
Các nhóm trình bày
NX
2 em đọc YCBT
Cả lớp làm bài
Tiếp nối đọc bài
NX
________________________
Toán
TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I/ Mục tiêu:
 - Bước đầu nhận biết được ý nghĩa và hiểu được tỉ lệ bản đồ là gì.(BT1,2)
II/ Chuẩn bị:
Bản đồ VN
Phiếu BT2,3/155
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm lại BT1/153
B/ Bài mới
1/Giới thiệu
2/ Giới thiệu tỉ lệ bản đồ:
GV cho HS xem một số bản đồ, chẳng hạn Bản đồ Việt Nam có ghi tỉ lệ 1 : 10 000 000 và nói: “Các tỉ lệ 1 : 10 000 000 ghi trên bản đồ gọi là tỉ lệ bản đồ.
Tỉ lệ bản đồ 1 : 10 000 000 cho biết hình nước Việt Nam được vẽ thu nhỏ mười triệu lần, chẳng hạn: Độ dài 1cm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 000cm hay 100 km.
3/ Thực hành:
BT1/155
Độ dài 1mm; 1cm; 1dm ứng với 1000mm; 1000cm; 1000dm.
BT2/155
Tỉ lệ bản đồ
1:1000
1:300
1:10000
1:500
Độ dài thu nhỏ
1cm
1dm
1mm
1m
Độ dài thật
cm
dm
mm
m
BT3/155
a/ 10 000m S (sai vì khác tên ĐV, độ dài thu nhỏ trong bài toán có đơn vị đo là dm)
b/ 10 000 dm Đ(đúng vì 1 dm trên bản đồ ứng với độ dài thật là 10 000 dm.)
c/ 10 000 cm S (sai vì khác tên đơn vị)
d/ 1 km Đ (đúng vì 10 000 dm = 1 000 m = 1 km)
3/ Nhận xét – dặn dò:
- NX tiết học.
- Về nhà làm bài vào vở BT
SGK,vở
3 em lên bảng
Xem bản đồ VN (SGK)
Cả lớp làm miệng
1 em đọc YCBT
HĐN
Các nhóm trình bày
NX
1 em đọc YCBT
Cả lớp làm bài
NX
________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu:
Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
Hiểu nội dung chính của câu chuyện(đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện( đoạn truyện).
HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK.
II/ Chuẩn bị:
Viết dàn ý KC
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra:
Gọi HS kể lại truyện Đôi cánh của Ngựa Trắng
? Nêu ý nghĩa truyện?
B/ Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2.HDHs kể chuyện.
a/HDHs hiểu YC của bài.
Đề bài:Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hạy thám hiểm.
Ghi dàn ý của bài KC lên bảng.
-KC tự nhiên
-Câu chuyện khá dài các em kể một đoạn.
b/ Hs thực hành KC và trao đổi về nội dung câu chuyện.
3/ Nhận xét – dặn dò
-NX tiết học.
-Về nhà kể chuyện cho người thân nghe.
Truyện mang đến lớp.
1 em KC.
Nêu tên truyện các em định kể.
1 em đọc đề bài.
Tiếp nối nhau đọc gợi ý 1,2.
Tiếp nối nhau GT tên câu chuyện mình sẽ kể.
1 em đọc dàn ý.
KC theo nhóm 2
Thi KC trước lớp.Kể xong cùng các bạn đối thoại, nói ý nghĩa câu chuyện.
_______________________________
Âm nhạc
Ôn tập hai bài hát: -Chú voi con ở Bản Đôn
 -Thiếu nhi thế giới liên hoan
(GV chuyên soạn - giảng)
___________________________
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (T1)
I/ Mục tiêu:
Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường.
Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường.
Tham gia bảo vệ môi trường ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
HS khá giỏi: Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè , người thân cùng thực hiện bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
Phiếu HT, SGK...
III/ Các hoạt động dạy – học.
Tiết 1
1/ Khởi động.
? Em đã nhận được những gì từ môi trường?
KL: Môi trường rất cần thiết cho cuộc sốngcủa con người.Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường.
2/HDHs tìm hiểu kiến thức
HĐ1: Thông tin/43
KL:
-Đất bị sói mòn:DT đất trồng trọt giảm, thiếu lương thục sẽ dẫn đến đói nghèo.
-Dầu đổ vào Đại Dương : Gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh, người bị nhiễm bệnh.
-Rừng bị thu hẹp:Lượng nước ngầm dự chữ giảm, lũ lụt, hạn hán xảy ra giảm hoặc mất hẳn các loại cây, các loại thú, gây sói mòn, đất bị bạc màu
-Đọc và giải thích phần ghi nhớ.
HĐ2:BT1/44
Dùng bàn tay để bày tỏ ý kiến và giải thích.
KL:-Các việc làm bảo vệ môi trường:b,c,đ,g.
-Mở xưởng cưa ...gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn.
-Làm ô nhiễm nguồn nước d,e,h.
3/ HĐ nối tiếp.
Tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương. 
SGK,vở..
1 em đọc thông tin
HĐN
Các nhóm trình bày
NX
1 em đọc YCBT
HĐ cá nhân
_______________________________________________________________________
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2011
Tập đọc
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I/ Mục tiêu:
1/ Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
2/ Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹ ...  Hs nêu được một vài ứng dụng trồng trọt về nhu cầu không khí của thực vật.
* Tiến hành:
?Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-nic của thực vật?
Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xi của thực vật?
KL: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật sẽ giúp con người đưa ra những biện pháp để tăng năng xuất cây trồng như:Bón phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ khĩ vừa cung cấp chất khoáng, vừa vung cấp khí các-bô-nic cho cây. Đất trồng cần tơi, xốp,thoáng khí.
3/ Nhận xét – dặn dò:
-NX tiết học.
-Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để trồng trọt.
SGK, vở...
2 em
HĐN2
Các nhó trình bày
NX
Tìm hiểu mục bạn cần biết
TLCH
___________________________
Mĩ thuật
TẬP NẶN TẠO DÁNG: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
(GV chuyên soạn - giảng)
______________________________
Sinh hoạt lớp
I/Mục tiêu: -Giúp hs có ý thức học tuần sau tốt hơn
 -Giáo dục hs tính thật thà, trung thực trong học tập
II/Các hình thức sinh họat
1/Hs tự sinh họat
- Về học tập
- Về vệ sinh
- Thực hiện các phong trào
2/ GV nhận xét chung
*Ưu điểm
*Tồn tại
3/Kế họach tuần tới
-Đi học đều, đúng giờ
-Học và làm bài đầy đủ.
-Nhắc nhở HS mặc trang phục mùa hè.
-Phát huy phong trào: Đôi bạn cùng tiến.
Địa lí
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I/ Mục tiêu:
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
 + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải Miền Trung.
 + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn , đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
 + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ, lược đồ.
HS khá giỏi: Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi các tỉnh khác.
II/ Chuẩn bị:
Bản đồ HCVN
Lược đồ H1 bài 24
III/ Các hoạt động dạy – học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
? Những địa danh nào dưới đây của TP Huế:chợ Đông Ba, chợ Bến Thành, Ngọ Môn, Lăng Tự Đức, sông Hồng, sông Hương, cầu trường Tiền, hồ Hoàn Kiếm, núi Ngự Bình.
? Vì sao Huế được gọi là TP du lịch?
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
QS lược đồ H1/135(bài 24) nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân .
2/ HDHs tìm hiểu kiến thức mới:
HĐ1:Đà Nẵng - thành phố cảng:
? Tìm vị trí của TP Đà Nẵng?
-Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
? Cho biết những phương tiện giao thông nào có thể đến Đà Nẵng?
-Tàu biển, tàu sông(đến cảng sông Hàn, cảng biển Tiên Sa).
-Ô tô (theo quốc lộ 1A đi qua TP).
-Tàu hoả (có nhà ga xe lửa).
-May bay(có sân bay ).
*Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở DHMT vì TP là nơi đến và nơi xuất phát (đầu mối giao thông) của nhiều thuyền đường giao thông:Đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
HĐ2: Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp
? Kể tên một số loại hàng hoá được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển?
HĐ3:Đà Nẵng – địa điểm du lịch.
?QSH1,em hãy cho biết những nơi nào của Đà Nẵng thu hút nhiều khách du lịch?
Đọc phần ghi nhớ:
3/ Củng cố -dặn dò:
Chỉ vị trí Đà Nẵng trên bản đố hành chính VN?
? Vì sao Đà Nẵng vừa là thành phố cảng, vừa là TPdu lịch?
-NX tiết học.
-Trả lời các câu hỏi SGK.
SGK, vở..
2 em
HĐN2
QS lược đồ H1/147
TLCH
HĐN2
Các nhóm trình bày
NX
2 em đọc
2 em lên bảng
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN ĐỌC: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT.
I/Mục tiêu:
Luyện đọc hiều và đọc diễn cảm bài thơ Hơn 1 nghìn ngày vòng quanh Trái Đất.
II/Các hoạt động dạy - học:
1. Luyện đọc hiểu:
6 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài “Hơn 1000 ngày vòng quanh Trái Đất” (HS đọc 4 lượt)
Gọi 1 HS đọc nội dung của bài.
1HS đọc phần chú giải.
Yêu cầu 3 - 4 HS đọc toàn bài.
2. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo đoạn ( 8 - 10 em ).
- Luyện đọc diễn cảm cả bài.
- Thi đọc ( 5 - 6 em) 
- Nxét, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò: NX tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện Toán
LUYỆN TẬP: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I/Mục tiêu:
Củng cố về tỉ lệ bản đồ.
II/Các hoạt động dạy - học:
	Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tỉ lệ bản đồ
1: 1000
1: 200
1: 400
Độ dài thu nhỏ
1mm
1dm
1cm
Độ dài thật
.........m
............dm
.............cm
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a, Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000 nếu 1 đoạn thẳng có độ dài 1cm thì trong thực tế ứng với độ dài thật là:
	A, 10 cm	B, 100 cm	C, 1.000 cm	D, 10.000cm
b, Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500 Nếu một đoạn thẳng có độ dài 1 dm thì trong thực tế độ dài thật là:
	A, 500 dm	B, 500 cm	C, 500 mm	D, 500 m
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
	Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200.000 quảng đường từ M à N dài 1mm. Độ dài thật của quãng đường từ M àN là:
	A, 200.000 mm	B, 2 km	C, 200 m
_________________________
Tiếng Anh
(GV chuyên soạn - giảng)
________________________
Luyện Tiếng Việt
LUYỆN VIẾT: BÀI 12
I/Mục tiêu:
Luyện viết đúng, đẹp, đúng bài 12.
Rèn kĩ năng viết sạch đẹp, rõ ràng.
II/Các hoạt động dạy - học:
1. Viết mẫu:
- Gọi 1 HS đọc bài 12: Ảnh Bác.
- GV viết mẫu các chữ: A, N, B.
- Chép nội dung bài 12 lên bảng.
- Yêu cầu HS luyện viết 1 số chữ, 1 số từ khó vào giấy nháp.
- NX cách viết của HS.
2. Viết vào vở:
- Yêu cầu 1 HS đọc và nêu nội dung của bài.
- Nhắc nhở HS cách viết bài vào vở.
3. Thu, chấm - NX.
4. Củng cố - dặn dò: NX tiết học.
Thể dục
NHẢY DÂY
I/ Mục tiêu:
Thực hiện nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
Động tác nhảy dây nhẹ nhàng, số lần nhảy càng nhiều, càng tốt.
II/ Chuẩn bị:
-Sân trường, còi, dây
III/ Các hoạt động – học:
1/ Phần mở đầu: (5-6 phút)
-Xếp hàng
-Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối...
-Ôn bài TD phát triển chung.
-Ôn nhảy dây.
2/ Phần cơ bản: (20-22 phút)
a/ Kiểm tra nhảy dây cá nhân kiểu chân trước, chân sau
-Lần một nhảy thử, lần hai nhảy chính thức
HTT: Nhảy từ 6 lần liên tục trở lên.
HT:Nhảy cơ bản đúng kiểu, thành tích đạt tối thiểu 4 lần trở lên.
3/Phần kết thúc: (4-5 phút)
-Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
-Đọc kết quả KT
-Về nhà ôn lại nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
Trang phục gọn gàng.
*************
*************
 X
5 em lên KT cùng một lúc.
************
************
 X
_________________________________
Buổi chiều:
_____________________________
Luyện Toán
LUYỆN TẬP: ỨNG DỤNG TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I/Mục tiêu:
- Củng cố về tỉ lệ bản đồ.
- Làm 1 số bài tập về ứng dụng tỉ lệ bản đồ.
II/Các hoạt động dạy - học:
	Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tỉ lệ bản đồ
1 : 400.000
1 : 35.000
1 : 2.500
Độ dài thu nhỏ
5 mm
4 cm
8 dm
Độ dài thật
..........mm
..............cm
.............dm
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 250, chiều dài sân trường em đo được 5dm. Vây chiều dài thật của sân trường em là:
	A, 1250 m	B, 125m
Bài 3: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 4.000.000, quãng đường Hà Nội - Vinh dài 77mm. Tính độ dài thật của quãng đường Hà Nội - Vinh.
____________________________
Tiếng Anh
(GV chuyên soạn - giảng)
Buổi chiều:
Luyện Tiếng Việt
LTVC: CÂU CẢM
I/Mục tiêu:
	Củng cố về tác dụng của câu cảm, cách viết, nói câu cảm.
II/Các hoạt động dạy - học:
	Hướng dẫn HS làm các BT sau:
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ trống:
Câu cảm ( Câu cảm thán ) là câu dùng để ..........
Trong câu cảm thường có các từ ngữ ...............
Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu .............
Bài 2: Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
a, Con gà trống này có bộ lông cánh đẹp
b, Trời mưa to.
c, Côi giáo đến.
d, Bài văn miêu tả cảnh biển này hay.
Bài 3: Đặt hai câu cảm bộ lộ cảm xúc:
a, Vui mừng.
b, Ngạc nhiên.
___________________________
Luyện Toán
LUYỆN TẬP: ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ.
I/Mục tiêu:
	Củng cố về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
II/Các hoạt động dạy - học:
	Hướng dẫn HS làm các bài tập sau:
Bài 1: Quãng đường từ nhà An đến trường dài 2km. Hỏi trên bản đồ tỉ lệ 1:2500, quãng đường đó dài bao nhiêu xăng ti mét?
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
	Quãng đường Hà Nội - Hải Dương dài 56 km. Hỏi trên bản đồ tỉ lệ 1:800000, quãng đường đó dài bao nhiêu xăng - ti - mét?
	A 7000 cm	B, 700 cm	D, 70 cm
Bài 3: Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 150m, chiều rộng 90m. Hỏi trên bản đồ tỉ lệ 1:300, chiều dài, chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật đó là bao nhiêu đề - xi - mét?
_________________________
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “KIỆU NGƯỜI”
I/ Mục tiêu:
Thực hiện động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người.
Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị - ngắm đích- ném bóng.
Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi “Kiệu người”.
II/ Chuẩn bị:
-Sân trường sạch sẽ
III/ Các hoạt động dạy – học:
1/ Phần mở đầu:4-5 phút
Xếp hàng
Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông...
Ôn bài TD phát triển chung.
2/ Phần cơ bản:20-22 phút
a/ Môn tự chọn:
-Đá cầu
+Ôn tâng cầu bằng đùi
+Thi tâng cầu bằng đùi.
+Ôn chuyền cầu theo nhóm hai người.
-Ném bóng:
+Ôn một số động tác bổ trợ
+Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị.
b/ Trò chơi:
Trò chơi: Kiệu người.
Nêu cách chơi và luật chơi.
3/ Phần kết thúc: 3-4 phút
-Đi đều theo hàng dọc
-Gv nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn lại một số môn tự chọn.
Trang phục gọn gàng
**************
**************
 X
Tập theo nhóm
Tập theo đội hình cả lớp.
3 em chơi thử
Cả lớp cùng chơi.
HS thực hiện
Buổi chiều:
Luyện Mĩ Thuật
(GV chuyên soạn - giảng)
____________________________
Luyện Tiếng Việt
TẬP LÀM VĂN: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I/Mục tiêu:
Điền đúng nội dung vào những ô trống trong giấy tờ in sẵn.
Hiểu tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng, cấp thẻ.
II/Các hoạt động dạy - học:
	Hướng đẫn HS làm bài tấp sau:
Đề bài: Điền vào mẫu giấy khai xin cấp thẻ thư viện
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CẤP THẺ THƯ VIỆN
Kính gửi: Thư viện trường Tiểu học.......................
Tên tôi là:...............................
Ngày sinh:......./........../...........
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Học lớp:...............................................................................................................................
Xin được cấp thẻ:................................................................................................................
Tôi xinh cam đoan:...........................
	Liên phương, ngày ........./.........../...........
	Người viết đơn
(Kí, ghi rõ họ tên)
______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_30_nam_hoc_2010_2011_nguyen_thi_nhuan.doc