Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Anh Đào

Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Anh Đào

TẬP ĐỌC

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 5 SGK.

GDKNS:

- Kĩ năng tự nhận thức: xác định giá trị bản thân

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 53 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 30 - Năm học 2010-2011 - Trịnh Anh Đào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
Đạo đức
bảo vệ môi trường (t1)
I. Mục tiêu: 
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và có trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- HS khá, giỏi: Không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người thân cùng thực hiện và bảo về môi trường.
GDKNS: 
- Kĩ năng trình bày các ý tưởng bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Kĩ thập và xử lí thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. 
- Kĩ năng bình luận, xác định các lựa chọn, các giải pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm bảo vệ môi trường ở nhà và ở trường.
II. Chuẩn bị:
 GV: SGK, phiếu màu .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ của thầy
A. Khởi động(3’) 
- Em đã nhận được những gì từ môi trường ?
- Môi trường rất cần thiết cho cuộc sống mỗi người ? Vậy chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường ?
B. Nội dung bài: 
- GTB(1’):
HĐ1: Đàm thoại về chuẩn mực hành vi “Bảo vệ môi trường”(15’).
+ Y/C HS trao đổi: Tại sao môi trường bị ô nhiễm như vậy ?
+ Những hiện tượng trên ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?
- Y/C HS đọc và giải thích phần ghi nhớ.
+ Đất bị xói mòn .
+ Dầu đổ vào đại dương .
+ Rừng bị thu hẹp .
HĐ2: Nhận biết các hành vi bảo vệ môi trường(10’) 
- Những việc làm nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường ?
+ Y/C HS dùng thẻ để bày tỏ ý kiến . 
+ Giải thích lý do vì sao mình lại bày tỏ như vậy.
- GV chốt ý đúng : ý đúng: b, c, d .
 ý sai : a, e .
C. Củng cố - dặn dò(2’): 
- Chốt lại nội dung và nhận xột giờ học.
HĐ của trò
- 2 HS nờu miờng.
+ HS khỏc nhận xột.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS đọc thông tin trong SGK để thảo luận và nêu được: Do cây xanh ít, chất thải độc hại nhiều .
+ Gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, gây bệnh cho con người
- HS hiểu được:
+ Diện tích đất trồng trọt giảm.
+ Gây ô nhiễm biển, các sinh vật biển bị chết hoặc nhiễm bệnh.
+ Lượng nước ngầm dự trữ giả, lũ lụt, hạn hán xảy ra 
- HS nắm được các hoạt động bảo vệ môi trường :
+ Trồng cây gây rừng .
+ Phân loại rác trước khi xử lý .
+ Làm ruộng bậc thang .
- Các hoạt động không bảo vệ môi trường :
+ Giết mổ gia xúc, gia cầm gần nguồn nước sinh hoạt, 
- 2HS nhắc lại nội dung bài học . 
Về nhà: ễn bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
luyện tập chung
I. Mục Tiêu: 
+Thực hiện được các phép tính về phân số, tìm phân số của một số.
+ Biết tìm phân số của một số và tính diện tích hình bình hành .
+ Giải toán liên quan đến tìm một trong hai số khi biết tổng(hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó .
+ HS khá, giỏi: làm thêm BT4,5
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
HĐ của thầy
A.Bài cũ(4’): Chữa bài 4.
- Củng cố về kĩ năng giải toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó .
B. Bài mới: 
+ GTB: Nêu mục tiêu tiết học(1’)
HĐ1: HD ôn luyện(18’) 
Bài1: Y/C HS thực hiện tính giá trị các biểu thức . 
+ Hãy nêu cách thực hiện ?
Bài2: Củng cố kĩ năng tìm chiều cao và diện tích của hình bình hành .
+ Hãy nêu cách tính chiều cao và diện
 tích ?
+ GV nhận xét chung .
Bài3: Củng cố về dạng toán tổng - tỉ số 
+ Xác định tỉ số.
+ Vẽ sơ đồ .
+ Tìm tổng số phần bằng nhau .
+ Tìm mỗi số .
Bài4: HS đọc đề bài 
+ Y/C HS nêu dạng toán và giải bài toán .
+ GV nhận xét, cho điểm .
Bài5: Khoanh vào những câu đúng.
+ Y/C HS nêu đề bài và giải thích cách làm HS khá, giỏi: BT4,5( Đã giải ở trên.
HĐ2: Chấm, chữa bài(15’’)
- GV chấm bài và nhận xét bài làm cho HS
C.Củng cố dặn dò(2’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2HS chữa bài tập.
+ Lớp nhận xét .
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài .
VD : 
+ HS chữa bài và nhận xét .
- HS làm bài tập vào vở theo hướng dẫn .
+ HS chữa bài và nhận xét .
KQ: Chiều cao HBH:
 18 x = 10 cm
 Diện tích HBH :
 18 x 10 = 180( cm2)
 Đáp số: 180 cm2
- HS chữa bài bảng lớp:
Tổng số phần bằng nhau:
2 + 5 = 7 (phần) .
Số ôtô: 63 : 7 x 5 = 45 (ôtô)
Đáp số: 45 ôtô
+ HS so sánh KQ và nhận xét . 
- Nêu được: Đây là dạng toán: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 
Hiệu số phần bằng nhau là:
9 - 2 = 7 (phần)
Tuổi con là: 35 : 7 x 2 = 10( tuổi) .
+ 1HS giải bảng lớp .
- HS làm và chữa bài :
Đáp án: B
- HS nhắc lại ND bài học .
Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
I.Mục tiêu:	
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng tự hào, ca ngợi. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 5 SGK.
GDKNS: 
- Kĩ năng tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II.Các hoạt động trên lớp :
HĐ của thầy
A. Bài cũ(4’): 
- Đọc thuộc lòng và nêu nôi dung bài: 
“ Trăng ơi từ đâu đến” .
B.Bài mới:
 + GTB: Nêu mục đích, Y/C tiết học(1’)
HĐ1: HD luyện đọc(10’)
- Đọc cả bài
- Y/C HS đọc nối tiếp 6 đoạn của bài :
 ( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn ) 
- Đọc chú giải.
- Y/C HS luyện đọc nối tiếp theo cặp.
- GVđọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2 : HD tìm hiểu bài(12’) . 
- Ma - gien - lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì ? 
- Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường ?
- Đoàn thám hiểm đã bị thiệt hại như thế nào ?
- Hạm đội của Ma - gien - lăng đi theo hành trình nào?
- Đoàn thám hiểm đã đạt được mục đích
 gì ?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về những nhà thám hiểm ?
- GV bổ sung và ghi bảng.
 HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm(10’). 
- Y/C HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc từng đoạn.
+ Y/C HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn “Vượt Thái Bình Dương tinh thần”
- GV nhận xét, góp ý về bài đọc của HS .
C.Củng cố, dặn dò(2’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học. 
 HĐ của trò
 - 2HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
 + HS khác nhận xét.
 - HS mở SGK, theo dõi bài .
 - 1 HS khá đọc bài.
- 6 HS nối tiếp đọc 6 đoạn.
 + Lượt 1: HS đọc phát âm đúng .
 + Lượt2: Đọc hiểu nghĩa các từ ngữ khó : Ma - tan, sứ mệnh.
 - HS luyện đọc theo cặp. Luyện đọc nối tiếp đoạn .
 + 1-2 HS đọc cả bài . 
- HS lắng nghe. 
 - Đọc lướt toàn bài và nêu được: 
 + Nhiệm vụ khám phá những con đường trên biển dẫn dến những vùng đất mới . 
 + Cạn thức ăn, hết nước uống, thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn . 
 + Ra đi với 5 chiếc thuyền, đoàn thám hiểm mất 4 chiếc thuyền lớn 
 + HD HS chọn ý c. 
 + Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới .
- 3 - 4HS nêu được ý nghĩa như ở phần mục tiêu .
 + 2 HS nhắc lại.
 - 6 HS đọc nối tiếp 6 đoạn và nhắc lại cách đọc bài: Giọng đọc nêu cảm hứng ngợi ca, nhấn giọng những từ ngữ nói về những gian khổ, mất mát, 
 - HS luyện đọc theo cặp, vài HS thi đọc.
 - HS khác nhận xét . 
- HS đọc bài và nhắc lại ND bài học . 
 Về nhà ôn bài 
- Chuẩn bị bài sau .
Khoa học
nhu cầu chất khoáng của thực vật
I.Mục tiêu: 
- Biết mỗi loài thực vật trong mỗi giai đoạn phát triển có nhu cầu về các chất khoáng khác nhau.
II. Chuẩn bị: 
 GV : cây thật .
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
A. Bài cũ(4’): 
- Nêu một số ví dụ về nhu cầu nước khác nhau của cùng một cây ?
B. Nội dung ôn tập . 
 - GTB: Nêu mục tiêu tiết học(1’). 
HĐ1: Vai trò của chất khoáng đối với thực vật(15’).
+ Các cây cà chua ở Hb, c, d thiếu chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
 + Cây nào phát triển tốt nhất ? Vì sao ?
+ Vậy chất khoáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ?
HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật(15’).
+ Phát phiếu học tập cho các nhóm: Y/C HS nêu tên các chất khoáng cây cần nhiều hơn: Ni tơ, Ka li, phốt pho .
Tên cây
 Tên các
Ni tơ (đạm)
Lúa
x
Ngô
x
Khoai lang
Cà chua
x
Đay
x
Cà rốt
Rau muống
x
+ Y/C các nhóm trình bày kết quả .
- GV KL: Cùng một cây, ở những giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầu chất khoáng cũng khác nhau .
C.Củng cố – dặn dò
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học 
HĐ của trò
 - 2HS trả lời .
 + HS khác nhận xét .
 - HS mở SGK, theo dõi bài học .
 - HS quan sát hình các cây cà chua: 
 + Cây ở Hb: Thiếu chất đạm.
 Kết quả: Cây cho năng suất thấp .
 + Cây ở Ha - vì được cung cấp đủ các chất khoáng, cây phát triển tốt và cho nhiều quả .
 + Chất khoáng tham gia vào quá trình cấu tạo và các hoạt động sống của cây.
 - HS thảo luận và làm vào phiếu kẻ sẵn bảng biểu sau:
chất khoáng cây cần nhiều hơn
Ka - li
Phốt pho
x
x
x
x
x
 - HS đọc mục : Bạn cần biết để làm .
 - Vài HS trình bày . 
 - HS khác nhận xét .
- HS nhắc lại ND bài
 Về nhà: Ôn bài và chuẩn bị bài sau . 
Kể chuyện
 Kể chuyện đã nghe, đã học 
I.Mục tiêu: 
 +Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể được một câu truyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm.
 + Hiểu nội dung của câu chuyện ( đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ND, ý nghĩa của câu chuyện
 + HS khá, giỏi: Kể được câu chuyện ngoài SGK.
II.Chuẩn bị:
 GV: 1 dàn ý bài kể chuyện viết vào 1tờ phiếu.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
HĐ của thầy
A.KTBC(4’): - Kể 1-2 đoạn truyện “Đôi cánh của ngựa trắng”. 
B.Dạy bài mới: 
+ GTB: Nêu mục tiêu bài học(1’).
Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) HD HS hiểu Y/C đề bài(10’) .
- Y/C HS đọc và gạch chân dưới những từ ngữ trọng tâm của bài.
- Y/C HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể.
+ Em đã nghe câu chuyện đó từ ai ? đã đọc truyện đó ở đâu ?
 - Dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý của bài KC.
- Dặn: Cần kể tự nhiên.
b) HS thực hành kể chuyện và trao đỏi về nội dung câu chuyện (20’).
- Y/C HS luyện kể theo cặp
+ Y/C HS trao đổi về ý nghĩa câu truyện.
+ Y/C HS thi kể chuyện.
- Nêu Y/C đánh giá bài kể chuyện.
+ Y/C HS đặt câu hỏi về ý nghĩa , nội dung câu chuyện cho bạn vừa kể .
C.Củng cố, dặn dò(2’): 
- Nhận xét chung giờ học.
HĐ của trò
- 2HS kể nối tiếp 2 đoạn .
+ HS khác nghe, nhận xét . 
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- 1 HS đọc Y/C đề bài .
+ HS gạch dưới các từ : được nghe, được đọc , du lịch , thám hiểm.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2.
+ HS nối tiếp nhau nêu.
+ VD: Em chọn kể chuyện về cuộc thám hiểm hơn 1ngày v ... n giấy là: 1600 : 800 = 2 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật nhật vẽ trên giấy là: 3 2 = 6 (cm2)
Đáp số: 6cm2
- HS lắng nghe
Ôn bài, chuẩn bị bài sau.
 Tiết 4 thể dục
buổi chiều :
 Thứ 2 ngày 9 tháng 4 năm 2007
 Tiết luyện toán 
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Luyện kĩ năng làm các bài tập tổng hợp các dạng .
 - Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy, kiên trì khi làm bài tập .
II.Các hoạt động trên lớp
A. KTBC:
 - Y/C HS thực hiện : Tìm X :
 X x X : 
B. Nội dung bài ôn luyện:
 * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Nội dung ôn luyện:
Bài1: Tính :
 a. : b. 
Bài2: Tìm số tự nhiên x, biết :
Bài3: Tính diện tích hình thoi biết độ dài hai đường chéo là 16 cm và 10 cm . 
Bài4: Cho hình thoi ABCD. Biết AC = 24 cm và độ dài đường chéo BD bằng độ dài đường chéo AC. Tính diện tích hình thoi ABCD .
Bài5: Tính bằng hai cách :
 a. () x b. 
 *** + GV HD HS làm bài tập .
 + HS làm bài , chữa bài . GV nhận xét .
HĐ2. Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 5+6 luyện toán 
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Luyện kĩ năng làm các bài tập về ứng dụng của tỉ lệ bản đồ .
 - Rèn cho học sinh kĩ năng tư duy, kiên trì khi làm bài tập .
II.Các hoạt động trên lớp
A. KTBC:
 - Y/C HS nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. Cho ví dụ minh hoạ .
B. Nội dung bài ôn luyện:
 * GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Nội dung ôn luyện:
Bài1: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000 000. Quãng đường Hà Nội - Lạng Sơn đo được 169 mm. Tìm độ dài thật của quãng đường Hà Nội - Lạng Sơn .
Bài2: Quãng đường thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài 174 km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000 000, quãng đường đó dài bao nhiêu mm?
Bài3: Quãng đường thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài 174 km. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000 000, quãng đường đó dài bao nhiêu mm ?
Bài4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
 Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chiều dài một mảnh đất hình chữ nhật đo được 10cm . Chiều dài thật của mảnh đất đó là :
 A. 2 000 m
 B. 2 000 dm
 C. 20 m
 D. 200 cm
Bài5: Một sân chơi hình chữ nhật chiều dài 40m, chiều rộng 20 m được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật thu nhỏ trên bản đồ (theo đơn vị xăng ti mét) .
Bài6: Quãng đường AB dài 100km được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 5 000 000. Quãng đường CD dài 50km được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1: 2 500 000. Hãy so sánh độ dài thu nhỏ của quãng đường AB và độ dài thu nhỏ của quãng đường CD .
 *** HS làm bài , chữa bài . GV nhận xét .
HĐ2. Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Tiết 5+6 Luyện Tiếng Việt
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm và hiểu một văn bản văn xuôi .
- Luyện chữ viết theo mẫu chữ mới và làm bài tập chính tả .
II. Các hoạt động trên lớp :
A/KTBC: 
 + Y/C 2 HS đọc bài “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất”. Nêu nội dung bài TĐ này .
B/Dạy bài mới:
* GV giới thiệu, nêu mục tiêu của bài. 
HĐ1: Luyện đọc bài tập đọc : Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất .
- 6HS đọc nối tiếp 6 đoạn cuả bài và nhắc lại cách đọc đoạn, bài : Giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma - gien - lăng và đoàn thám hiểm .
+ Luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp : HS trong nhóm luân phiên nhau đọc và nhận xét, góp ý lẫn nhau.
 - Tổ chức cho nhiều đối tượng khác nhau đọc trước lớp để GV góp ý, sửa cách đọc (nếu cần). 
 + Lớp theo dõi, nhận xét.
- Y/C HS nhắc lại nội dung của bài Tập đọc này .
2. Luyện viết:
Bài1: Nhớ - viết “Đường đi Sa Pa”.
 - GV nêu Y/C bài viết : 
 + Nhớ để viết đoạn văn bản, chú ý những từ dễ viết sai chính tả: Thoắt, khoảnh khắc, hây hẩy, nồng nàn, 
 + HS gấp sách và viết bài vào vở .
 + Nắn nét chữ theo kiểu chữ mới 
 - GV đọc bài viết, HS viết bài vào vở chậm để nắn nét chữ .
 + HS viết xong ,đổi chéo vở để soát lỗi cho nhau .
Bài2: Phân biệt : r/d/ gi .
a
ong
ông
ưa
r
VD: ra, ra lệnh, .
rong chơi, đi rong, .
nhà rông, rộng, 
rửa, rựa, 
d
da, da thịt, 
cây dong, 
cơn dông, 
dưa, 
gi
gia đình, 
giong buồm, 
giống,
ở giữa,
HĐ2: Luyện tập về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- Lập dàn ý tả một chú chó đáng yêu.
* HD HS : Xác định rõ cách làm dàn ý cho loại văn này: Bố cục rõ 3 phần, từng phần chỉ nêu những chi tiết chính .
 + Mỗi chi tiết gạch một đầu dòng .
 * HS làm bài và đọc bài làm của mình .
C/ Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
buổi sáng : Tiết 5 luyện khoa học 
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về : Nhu cầu chất khoáng của thực vật .
II. Các hoạt động trên lớp :
A/KTBC: 
- Thực vật có nhu cầu nước như thế nào ? Cho ví dụ minh hoạ .
B/Nội dung bài ôn luyện:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài học .
* Cách tiến hành : GV ghi các bài tập lên bảng, Y/C HS làm bài .
1. Quan sát các hình 1 - trang 118 - SGK và hoàn thành bảng dưới đây theo Y/C sau:
a. Đánh dấu (+) vào cột tương ứng với các chất khoáng mà cây được bón; đánh dấu (-) vào cột ứng với chất khoáng mà cây thiếu .
Hình
Chất khoáng
Nhận xét kết quả
Ni - tơ (đạm)
Ka - li
Phốt pho(lân)
1a
................................
1b
................................
1c
.................................
1d
.................................
2. Đánh dấu (x) vào cột tương ứng với nhu cầu về chất khoáng của từng loài cây. 
Tên cây
Tên các chất khoáng mà cây cần nhiều hơn
Ni - tơ (đạm)
Ka - li
Phốt pho
Lúa
Ngô
Khoai lang
Cà chua
Đay
Cà rốt
Rau muống
Cải củ
* HS đọc thông tin trong SGK và những kiến thức đã học để làm bài . 
+ HS chữa bài, HS khác nhận xét .
C/Củng cố –dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học.
 Tiết 6+7 luyện toán 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Ôn luyện về tỉ lệ bản đồ và ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.(Giúp HS nắm vững ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ).
 - Làm các bài tập có liên quan .
II.Các hoạt động trên lớp:
A.KTBC:
 - Y/C HS nêu khái niệm về tỉ lệ bản đồ . Cho ví dụ .
B. Nội dung bài ôn luyện:
 * GTB: G nêu nội dung bài ôn luyện .
 * Cách tiến hành: GV đưa ra hệ thống bài tập, Y/C HS làm bài và chữa .
 - Các bài tập: 
Bài1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
Tỉ lệ bản đồ
1 : 1 000
1 : 50 000
1 : ..
Độ dài thu nhỏ
5 cm
.. cm
4 cm
Độ dài thật
 m
1 km
4 000 m
Bài2: Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 300, chiều dài sân khấu trường em đo được 4 cm. Hỏi chiều dài thật của sân khấu trường em là bao nhiêu mét ?
Bài3: Chiều dài và chiều rộng phòng học lớp em lần lượt là 8m và 6 m. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 200, chiều dài và chiều rộng thu nhỏ của phòng học lớp em là mấy xăng ti mét ?
Bài4: Một mảnh đất trồng hoa hình thoi có cạnh 10 m được vẽ trên bản đồ tỉ lệ 
1 : 500. Hỏi trên bản đồ đó, độ dài thu nhỏ cạnh hình thoi là mấy xăng ti mét ?
Bài5: Trên bản đồ tỉ lệ 1 :500, cạnh của mảnh đất hình vuông đo được 4 cm. Tính diện tích thật của mảnh đất hình vuông đó .
- HD HS: + HD HS cách phân tích về tỉ lệ bản đồ .
 + Tổ chức cho HS trao đổi theo cặp, sau đó chữa bài .
C/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
buổi Sáng :
Tiết 5+6 luyện tiếng việt 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Luyện tập về câu cảm .
 - Luyện tập tóm tắt tin tức .
II.Các hoạt động trên lớp:
A/ktbc :
 - Y/C HS đọc ghi nhớ về câu cảm . Cho ví dụ minh hoạ.
B/Nội dung bài ôn luyện :
 * GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Câu cảm .
Bài1: Tìm câu cảm trong các đoạn trích sau:
 a. Tên sĩ quan phát xít không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt hắn vẫn là chú bé mà hắn ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan này đưa tay lau mồ hôi vã ra trên trán và rền rĩ : 
 - Ôi lạy chúa ! Đất nước này thật là ma quỷ !
 b. Khi thấy bóng thằng Nghi xuất hiện từ xa, tôi bước ra định chặn giữa đường. Thấy tôi, Nghi reo lên:
 - ủa mày đi đâu đó ? Tao đang đi tìm mày nè !
 c. Nó liếc mắt xuống, nhằm củ khoai to nhất. Bà hàng đương lúi húi, vét tí vôi ăn trầu.
 - ối giời ơi, nó ăn cắp khoai của tôi !
 Bà hàng nằm xoài ra, nắm ngay được nó .
Bài2: Đặt câu cảm trong đó:
 a. Một trong các từ : ôi, ồ, chà đứng trước .
 M : Ôi biển đẹp quá !
 b. Một trong các từ : Lắm, quá, thật đứng cuối câu.
 M : Bích Hường hát hay thật !
Bài3. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
 a. Bông hồng này đẹp.
 b. Gió thổi mạnh .
 c. Cánh diều bay cao .
 d. Em bé bụ bẫm .
+ HS làm bài, trình bày bài, chữa bài . 
HĐ2: Luyện tập miêu tả con vật .
 Bài1 : Em hãy chọn và viết một trong ba đoạn văn theo Y/C sau :
a. Tả ngoại hình một con chim đẹp em có dịp quan sát .
b. Mỗi lần em đi học về, chú vện chạy vội ra cổng nhảy chồm lên, vẩy đuôi và ăng ẳng liên mồm. Em hãy tả vện lúc đó .
c. Dựa vào ý “Khi mèo vồ mồi, duôi nó như một cái roi quật mạnh theo bước nhảy và tóm gọn con mồi trong bộ vuốt sắc”. Em hãy tả hoạt động của một chú mèo khi bắt chuột .
+ HS làm bài, G theo sát, gợi ý cho HS còn lúng túng, chữa bài. 
C.Củng cố – dặn dò : 
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 Tiết 7 Luyện Địa lí và Lịch sử
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Củng cố kiến thức về lịch sử bài : Một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
 - Ôn lại một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng .
II. Các hoạt động trên lớp :
A.KTBC: 
 - Khi đi du lịch đến Huế ta có thể đến những địa danh nào ?
B.Nội dung bài ôn luyện :
* GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy.
* Cách tiến hành : Gv đưa ra các câu hỏi Lịch sử và Địa lí , HS làm bài tập vào vở rồi trình bày KQ:
Câu1: Hãy đánh dấu x vào ă trước ý em cho là đúng :
a. Nội dung của “Chiếu khuyến nông” là :
ă Chia ruộng đất cho nông dân
ă Chia thóc cho nông dân .
ă Đào kênh mương dẫn nước vào ruộng .
ă Lệnh cho nông dân trở về quê cũ cày cấy, khai phá ruộng hoang.
b. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm :
ă Phát triển kinh tế .
ă Bảo vệ chính quyền.
ă Bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc .
Câu2: Em hãy nối cột A với cột B cho phù hợp .
A
B
Chiếu khuyến nông
Phát triển giáo dục
Mở cửa biển mở cửa biên giới
Phát triển buôn bán
Chiếu lập học 
Phát triển nông nghiệp
Câu3: Em hiểu thế nào về câu nói của vua Quang Trung : “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” ?
.
Câu4 : Vì sao Đà Nẵng lại thu hút được nhiều khách du lịch ?
(Do: Đà Nẵng nằm trên bờ biển đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, )
Câu5: Y/C HS chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của thành phố Đà Nẵng .
* GV nhận xét : Tuyên dương những HS trả lời đúng nhiều câu hỏi , động viên , khích lệ những HS còn TL đúng được ít câu .
C/Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Buổi sáng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_30_nam_hoc_2010_2011_trinh_anh_dao.doc