Giáo án Khối 4 - Tuần 31 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 31 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 1: Lịch sử

NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP

I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có thể biết:

 - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.

- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.

- Giáo dục HS ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Hình minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý cho họat động 2.

III.Các hoạt động dạy –học chủ yếu;

A.Kiểm tra bài cũ:

+ Em hãy cho biết vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?

+ Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.

- Gv nhận xét, ghi điểm.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 217Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 31 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010
*Buổi sáng
Đ/c Nhận soạn giảng
____________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
Nhà nguyễn thành lập
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có thể biết:
 - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn.
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý cho họat động 2.
III.Các hoạt động dạy –học chủ yếu ;
A.Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy cho biết vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?
+ Nội dung và tác dụng của các chính sách đó.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu bài học - ghi bảng
2. Các hoạt động dạy - học
a. Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi :
+Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Gv kết luận : 
+ Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. 
- GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn .
- Gv hỏi: Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn trải qua các đời vua nào?
- Gv kết luận.
b. Hoạt động 2: Sự thống trị của nhà Nguyễn.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét :nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng nhà vua .
- GV kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
- Gv giới thiệu hình phạt qua hình trong SGk.
c. Hoạt động 3: Đời sống của người dân dưới thời Nguyễn.
- Gv nêu vấn đề: Theo em, với cách thống trị hà khắc như vậy của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của người dân như thế nào?
- Gv kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
? Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và Bộ lụât Gia Long.
- HS đọc phần bài học trong SGK
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
* Làm việc cả lớp 
- HS đọc sách giáo khoa, trao đổi nhóm 2 và trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lắngnghe Gv mở rộng.
- Hs đọc SGK và trả lời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung, đi đến kết quả cuối cùng.
* Thảo luận nhóm 
- Hs thảo luận theo nhóm 4 và trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
- Nhóm khác bổ sung.
- Hs suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Một số hs bày tỏ ý kiến trước lớp.
- Hs đọc nội dung phần Ghi nhớ cuối bài.
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt ( Tăng)
luyện tập về câu cảm
I.Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức và kĩ năng đặt câu cảm.
- Hs thực hành viết được câu cảm theo yêu cầu.
- Hs áp dụng kiến thức đã học vào giao tiếp trong cuộc sống.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy cho biết câu cảm dùng để làm gì?
- Cuối câu cảm thường có dấu gì?
- Gv nhận xét, chuyển bài Luyện tập.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1 : Gạch dưới các câu cảm trong mỗi đoạn trích sau đây.
a. Chị Công xinh đẹp lên trao giải thưởng cho Hươu Sao, Hươu Sao cảm thấy rất sung sướng và tự hào. Tất cả các bạn đều reo hò:
- Hươu Sao giỏi lắm! Hoan hô Hươu Sao !
b. Một sớm mai thức dậy, cô Búp Bê ngước đôi mắt tròn xoe ngơ ngác nhìn lên. Trên bức tường quen thuộc giờ đây không còn bóng của chàng Lịch treo tường đâu nữa:
- Tội nghiệp!Cuộc đời chàng chỉ ngắn ngủi, bất hạnh vậy sao?
c. Bò đi ra hồ nước, vô tình giẫm phải một con ếch trong đàn ếch đang nhảy tứ tung trên đường. Một chú ếch con về nhà kể lại với mẹ:
- Ôi, con nhìn thấy một con thú khổng lồ, sợ ơi là sợ!
Bài 2 : Đặt câu cảm trong đó có: 
a. Một trong các từ ồ, ôi, chà đứng đầu câu :
b. Một trong các từ quá, lắm, thật đứng cuối câu.
Bài 3: Em hãy chuyển các câu kể sau thành câu cảm.
a. Bông hoa này đẹp.
b. Sóng biển dâng cao.
c. Bạn Dũng học giỏi.
d. Mẹ em nấu ăn ngon.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.
- Hs trả lời. Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu, thảo luận nhóm 2 và làm bài.
- Hs trình bày ý kiến.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Hs trình bày câu vừa đặt.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Hs tự làm bài vào vở.
- Hs lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chữa bài.
- HS khác đọc câu vừa chuyển.
- Gv nhận xét, chốt các câu đúng.
- Hs lắng nghe.
__________________________________
Tiết 3: Đạo đức
bảo vệ môi trường (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Hs biết: 
 1. Kiến thức :
- HS hiểu: Con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau . 
- Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch.
2. Kĩ năng : Biết bảo vệ giữ gìn môi trường trong sạch 
3. Thái độ : Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường. Không đồng tình ủng hộ những hành vi, thái độ phá hoại môi trường . 
II . Đồ dùng dạy- học : 
- SGK đạo đức 4.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 
- HS đọc ghi nhớ của bài
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích - yêu cầu bài - ghi bảng.
2. Các hoạt động:
a.Hoạt động1: Tập làm "Nhà tiên tri" ( BT2 -SGK )
*Mục tiêu: HS biết cách giải quyết các tình huống để bảo vệ môi trường
*Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm.
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra đáp án đúng.
- Gv kết luận.
b. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em ( BT3 )
*Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến với những việc làm đúng
*Cách tiến hành:
- GV mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
- GV kết luận đưa ra đáp án đúng.
c. Hoạt động 3: Xử lí tình huống ( BT4 )
*Mục tiêu: HS biết nhắc nhở mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.
*Cách tiến hành:
- GV chia HS thành các nhóm.
- GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra cách xử lí sau:
a/ Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác.
b/ Đề nghị giảm âm thanh.
c/ Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng.
- Cả lớp và Gv nhận xét.
d. Hoạt động 4: Dự án " Tình nguyện xanh"
Mục tiêu: HS tìm hiểu về môi trường ở địa phương mình.
*Cách tiến hành:
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ:
- GV nhận xét, kết luận chung:
- GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường.
- GV mời 1-2 em đọc phần Ghi nhớ SGK
3. Hoạt động tiếp nối : Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Mỗi nhóm nhận một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết.
- Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến
- HS làm viẹc theo cặp.
+ Từng nhóm nhận 1 nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí.
+ Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận ( có thể đóng vai ).
Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm/ phố, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết.
Nhóm 2 : Tương tự đối với môi trường trường học
Nhóm 3 : Tương tự đối với môi trường lớp học 
- Từng nhóm thảo luận .
- Từng nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
- Hs thảo luận về môi trường ở địa phương mình.
- Đại diện hs trình bày ý kiến.
- Hs đọc nội dung phần Ghi nhớ.
 _____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
*Buổi sáng
Tiết 1: Luyện từ và câu
thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ.
- Biết nhận diện, đặt câu có trạng ngữ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết sẵn :
+ Nội dung phần ghi nhớ, nội dung bài tập 1( phần luyện tập ).
- Phấn màu. 
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời và làm bài tập:
+Câu cảm là gì?
+ Chữa bài 2.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài. 
- Gv ghi bảng câu: Hôm nay, tôi đi học. Yêu cầu hs xác định CN/ VN trong câu.
- Gv chốt và giảng: Trong các tiết học trước các em đã biết câu có 2 thành phần chính là CN, VN. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm quen với một thành phần phụ của câu. Đó là trạng ngữ.
2. Phần Nhận xét:
- Gv gọi 3 hs đọc nối tiếp 3 yêu cầu phần Nhận xét.
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 2 thực hiện các yêu cầu.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, chốt các ý đúng:
1. Nêu tác dụng của phần in nghiêng:
 Nhờ tinh thần ham học hỏi, sau này, I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
 ( Dùng để nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc nói ở chủ ngữ và vị ngữ- I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.).
2.Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng:
( Vì sao I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Hoặc: Nhờ đâu I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
 Khi nào I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
Hoặc: Bao giờ I- ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
3. Rút ra kết luận:Những bộ phận in nghiêng như vậy được gọi là trang ngữ.
3. Phần ghi nhớ.
- Gọi HS nêu phần ghi nhớ SGK.
- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc nội dung Ghi nhớ.
4. Phần luyện tập.
Bài 1: 
- Gv gọi hs đọc đề bài.
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 2, làm bài.
- Gv chép nội dung 3 câu lên bảng, gọi hs lên bảng chữa.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
a, Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng.
b, Trong vườn, muôn loài hoa đua nhau nở.
c, Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mỹ Lý hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
Bài 2: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn hs cách làm.
- Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân vào vở ghi.
- Gv gọi hs đọc đoạn vừa viết.
- Cả lớp và Gv nhận xét, tuyên dương bài viết tốt.
5. Củng cố, dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs về nhà chuẩn bị bài mới: Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài 2.
- 1 HS nêu ghi nhớ.
- Hs xác định CN/VN.
- Hs lắng nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của phần nhận xét. Lớp đọc thầm lại.
- Học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện từng yêu cầu của bài tập. 
- Học sinh phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét
- 1,2 học sin ... ề nội dung gì?
- Gv chốt, kết luận: Cần bảo vệ thiên nhiên, môi trường,......
- Gv đọc câu, bộ phận câu cho hs nghe - viết.
- Giáo viên đọc lại toàn bộ bài chính tả một lượt. Học sinh soát lại bài.
- Giáo viên chấm, chữa từ 7 đến 10 bài. Trong khi đó, từng cặp học sinh đổi vở soát lỗi cho nhau. Học sinh có thể đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết vào sổ tay chính tả.
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 (lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn phần a.
- Gv hướng dẫn cách làm bài.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vở bài tập .
- Gv nhận xét và kết luận lời giải đúng . 
- Gv khuyến khích Hs K-g về nhà hoàn thành bài phần b.
Bài tập 3 : (Chọn phần a).
- GV tổ chức cho HS làm tương tự bài 2 
- HS làm việc cá nhân.
- Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả học tập.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a,3a ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết
- 2 HS viết bảng, lớp viết vở nháp. 
- HS theo dõi trong SGk. 
- 1- 2 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm.
- Hs luyện viết bảng con.
- HS suy nghĩ và nêu ý nghĩa bài thơ.
- Hs nghe- viết.
- HS đổi vở, soát lỗi chính tả giúp nhau.
- HS nêu yêu cầu của bài tập phần a.
- Hs theo dõi Gv hướng dẫn cách làm.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở bài tập.
- Hs khác nhận xét, chốt lời giải đúng
- HS tự hoàn thành bài tập và trình bày đáp án.
- Hs trình bày bài làm, cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- HS sửa bài theo sự thống nhất của GV 
- Hs lắng nghe.
____________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu 
	thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Nắm được những hiểu biết sơ giản về trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
- Biết nhận diện, đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng phụ viết sẵn :
- Nội dung phần ghi nhớ, các câu văn ở bài tập 1( phần nhận xét ).
- Nội dung các bài tập 1,2 ( phần nhận xét ). 
- Một số tờ giấy phóng to nội dung bài tập 3 ( phần luyện tập ) cho các nhóm làm việc. - Băng dính.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS Chữa bài 3.
+ Gọi HS đọc phần Ghi nhớ tiết học trước.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
 Trong các tiết học trước các em đã làm quen với một thành phần phụ của câu. Đó là trạng ngữ. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đi sâu tìm hiểu trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu.
2. Phần Nhận xét:
Bài 1, 2: 
- GV treo bảng phụ. 1, 2 HS lên bảng làm bài.
1.Tìm trạng ngữ trong những câu sau và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- Trước nhà, mấy cây hoa giấy/ nở tưng
 CN VN
 bừng.
- Trên các hè phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu /vẫn nở, vẫn vương vãi khắp Thủ đô.
2. Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ trong câu trên.
(ở đâu mấy cây hoa giấy nở tưng bừng?
ở đâu hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp Thủ đô?)
3. Phần ghi nhớ. (SGK Trang 140)
- GV giải thích lại bằng cách nêu những ví dụ HS đã làm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc nội dung Ghi nhớ.
4. Phần luyện tập.
Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau:
- Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hành ghế dài.
- Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
- Dưói mái hiên nhà ẩm mốc, mọi người vẫn........
Bài 2:Thêm các trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu. 
Bài 3: Các câu dưới chỉ còn lại trạng ngữ chỉ nơi chốn. Hãy thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu.
- Ngoài đường,...
- Trong nhà,....
- Trên đường đến trường,....
- ở bên kia sườn núi,...
- Giáo viên chia nhóm. Các nhóm thảo luận bài tập, thư kí ghi nhanh vào giấy. 
- Sau 4 phút, gọi các nhóm lên trình bày. Nhóm nào thêm được nhiều, đúng, nhóm đó thắng.
5. Củng cố, dặn dò. 
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học, dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu.
- 2, 3 học sinh đọc đoạn văn kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ.
 -1 HS nêu ghi nhớ.
- HS nhận xét. 
- 2 học sinh đọc nối tiếp nhau yêu cầu của bài 1, 2 phần nhận xét. Lớp đọc thầm lại.
- GV nhắc: Tìm CN, VN trước, sau đó mới tìm trạng ngữ.
- Học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện từng yêu cầu của bài tập.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đi đến lời giải đúng.
- Hs suy nghĩ đặt câu hỏi cho bộ phận trạng ngữ trong câu.
- Học sinh căn cứ vào phần bài tập vừa làm trong mục nhận xét để rút ra ghi nhớ.
- 1,2 học sinh đọc nội dung Ghi nhớ trên bảng phụ. Cả lớp đọc thầm.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 
Học sinh suy nghĩ, làm bài rồi phát biểu ý kiến. 
- HS và GV nhận xét.
- GV chốt.
- 2 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc lại. Học sinh suy nghĩ, làm bài của mình. 
- 1,2 HS chữa bảng phụ. HS, GV nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc lại.
- 2 học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- HS thảo luận nhóm 4, ghi nhanh câu vừa đặt vào nháp.
- Hs trình bày câu vừa đặt.
- Hs khác nhận xét, chữa bài.
- 1 vài HS đọc lại ghi nhớ.
_________________________________
* Buổi chiều Tiết1: Ân nhạc tăng
Gv chuyên soạn giảng
__________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt (tăng)
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
(Dạy bù tiết TLV thứ 6, 23/4/2010)
I. Mục tiêu: Giúp hs: 
- Ôn lại kiến thức về đoạn văn qua bài văn miêu tả.
- Biết thể hiện kết quả quan sát các bộ phận con vật và dùng các từ ngữ miêu tả để viết thành đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Bảng phụ viết các câu văn của bài tập 2.
- Phấn màu.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập làm ở nhà ( điền vào phiếu khai báo tạm trú, tam vắng) của một số HS.
 B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài: Các em đã học cách quan sát các bộ phận của con vật và chọn lọc các từ ngữ miêu tả. Tiết này, các em sẽ học cách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật.
2. Hướng dẫn luyện tập và viết đoạn văn
Bài tập 1: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs tự đọc lại bài Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, chốt các ý chính:
+ Bài có hai đoạn:
 - GV ghi các ý đó lên trên bảng như bảng.
Đoạn 1 : Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ.
 Đoạn 2: Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của làng quê.
Bài tập 2: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn hs cách làm và yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 làm bài.
- Gv giúp đỡ nhóm hs.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, đi đến kết luận cuối cùng.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 3: 
- Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv hướng dẫn theo gợi ý.
- Gv yêu cầu hs tự làm bài cá nhân.
- Gv gọi 1 vài hs đọc nộidung bài viết, cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Hs cả lớp tự sửa bài viết. GV chấm thêm một số bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh và làm lại vào vở BT3.
- 3 Hs đọc bài làm.
- HS, GV nhận xét, ghi điểm.
+ HS lắng nghe.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh đọc kỹ bài văn Con chuồn chuồn nước, trả lời câu hỏi.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời miệng.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2, lớp đọc thầm lại.
- Học sinh làm việc nhóm 4 để thực hiện yêu cầu của bài tập Đánh dấu số thứ tự để sắp xếp.
- Đại diện các nhóm trình bày.
 - 2 HS đọc lại bài văn được sắp xếp đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 3 ( cả phần gợi ý), lớp đọc thầm lại.
- Học sinh làm việc cá nhân làm bài vào nháp hoặc vở. 
- 3 Học sinh đọc bài làm của mình.. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, cho điểm bài tốt.
- Hs lắng nghe.
_________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá 
(Dạy bù tiết TD thứ 6, 23/4/2010)
môn thể thao tự chọn.
trò chơi: Con sâu đo
I. Mục tiêu: Giúp Hs : 
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn: tâng cầu bằng đùi, ném bóng,... Yêu cầu biết cách và thực hiện cơ bản đúng động tác .
- Trò chơi: Con sâu đo. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn, bóng, cầu,....
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Tập bài TDPT chung.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Trờ chơi: Chim về tổ.
2. Phần cơ bản .
a. Môn tự chọn.
 * Đá cầu: 
+ Ôn tâng cầu bằng đùi: 2-3 phút.
 - Gv nêu tên động tác. Gọi 1-2 hs giỏi lên thực hiện động tác.
- Gv chia nhóm cho hs tập luyện.
- Gv quan sát, uốn nắn, sửa sai cho hs.
+ Thi tâng cầu bằng đùi :
- Gv nêu luật thi : Xếp hàng ngang thi tâng cầu, ai để cầu bị rơi trước sẽ bị loại, ai tâng cầu được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
- Gv và cả lớp tổng kết, tuyên dương bạn chiến thắng.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Con sâu đo.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà. :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18 - 22 phút)
9 - 11 phút
(5-6 phút)
- Đứng tại chỗ khởi động
- Cán sự điều khiển các cả lớp tập bài TDPT chung.
- 1, 2 hs giỏi lên thực hiện động tác theo yêu cầu.
- HS tập luyện theo nhóm.
- Hs tham gia thi tâng cầu bằng đùi theo tổ.
- Cả lớp tuyên dương bạn chiến thắng.
- Hs lắng nghe cách chơi.
- 1 vài hs chơi thử. 
- Hs tham gia chơi chính thức.
- Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
 _____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
 Nghỉ ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3
_____________________________________________________________________
Nhận xét của tổ trưởng Ngày ... tháng 4 năm 2010.
..................................................... Chữ kí của tổ trưởng.
......................................................
......................................................
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_31_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc