Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 (Bản hay 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 (Bản hay 2 cột chuẩn kiến thức)

Toán - Tiết 151:

THỰC HÀNH (TIẾP THEO)/ trang 159

I. Mục tiêu:

- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.

- Rèn kĩ năng vẽ hình.

- HS có ý thức học tốt.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Thước thẳng có vạch chia cm.

III. Các hoạt động dạy - học:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra:

 - Gọi HS lên bảng chữa bài.

 3. Bài mới:

 a. Giới thiệu:

 b. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ SGK).

- GV nêu bài toán: - Hát

- 1 HS

 - Cả lớp nghe.

- GV gợi ý cách thực hiện:

 + Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn AB theo cm.

 * Đổi 20 m = 2.000 cm.

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 (Bản hay 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Ngày soạn: 04/ 04/ 2012
Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 4 năm 2012
Hoạt động tập thể:
Chào cờ đầu tuần
(Tổng đội soạn)
Tập đọc:
ăng - co vát (trang 123)
 Theo: Những kì quan thế giới
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng đọc chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng - co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam - pu - chia. (trả lời được các CH trong SGK)
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu.
- BVMT: HS nhận biết bài văn ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của nước bạn Cam-pu-chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII, HS thấy được vẻ đẹp hài hòa trong vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên lúc hoàng hôn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- ảnh khu đền Ăng - co - vát trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Hát
- 3 HS
- HS: Nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài.
- GV nghe, sửa lỗi phát âm, hướng dẫn cách ngắt nghỉ và giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
 * Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Ăng - co - vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
- Xây dựng ở Cam - pu - chia từ đầu thế kỷ XII.
- Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
- Gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, 3 tầng hành lang dài gần 1500m, có 398 gian phòng.
- Khu đền chính được xây dựng kỳ công như thế nào?
- Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong gạch vữa.
- Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
- Ăng - co - vát thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền từ các ngách.
 * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- 3 HS nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn.
* THNDBVMT:
- Bài văn ca ngợi điều gì? 
4. Củng cố , dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập đọc lại bài. Xem trước bài sau.
- Ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt diệu của các bạn Cam – pu – chia xây dựng từ đầu thế kỉ XII: ăng – co – vát; thấy được vẻ đẹp của khu đền hài hoà trong vẻ đẹp của môi truờng thiện nhiên lúc hoàng hôn.
Toán - Tiết 151:
Thực hành (tiếp theo)/ trang 159
I. Mục tiêu:
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình.
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Thước thẳng có vạch chia cm.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS lên bảng chữa bài.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ SGK).
- GV nêu bài toán:
- Hát
- 1 HS
 - Cả lớp nghe.
- GV gợi ý cách thực hiện:
 + Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn AB theo cm.
 * Đổi 20 m = 2.000 cm.
 * Độ dài thu nhỏ 2.000 : 400 = 5 cm.
- HS: Vẽ vào giấy hoặc vở 1 đoạn thẳng AB đúng bằng 5 cm.
5 cm
A
B
 c. Thực hành:
Bài 1: 
- GV giới thiệu (chỉ lên bảng lớp) chiều dài của bảng lớp học là 3 m.
- GV kiểm tra và hướng dẫn cho từng học sinh.
- HS: Tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ.
 VD: Đổi 3 m = 300 cm 
 * Tính độ dài thu nhỏ:
 300 : 50 = 6 (cm)
 * Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 	6cm.
- HS: Vẽ đoạn thẳng AB:
6 cm
A
B
Bài 2: (HS khá, giỏi)
 Hướng dẫn tương tự bài 1.
 - Đổi: 8 m = 800 cm
	 6 m = 600 cm
 - Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ:
800 : 200 = 4 (cm)
 - Chiều rộng hình chữ nhật thu nhỏ:
600 : 200 = 3 (cm)
 - Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết ND.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
- HS: 1 em lên bảng vẽ.
3 cm
4 cm
Thể dục:
(GV bộ môn soạn, giảng)
Khoa học - Tiết 61:
Trao đổi chất ở thực vật (Trang 122)
I. Mục tiêu:
- Trình bày được sự trao đổi chất ở thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các - bô - níc, khí ô - xi và thải ra hơi nước, khí ô - xi, chất khoáng khác, ...
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường bằng sơ đồ.
- Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ.
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình 122, 123 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS đọc mục “Bóng đèn tỏa sáng”
 3. Bài mới:
 Giới thiệu: 
 * Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật:
 + Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Hát
- 2 HS
- GV yêu cầu:
- Nêu câu hỏi để HS trả lời:
- Kể tên những gì được vẽ trong hình?
- Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống?
- HS: Quan sát H1 trang 122 SGK để trả lời câu hỏi.
- Lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các - bô - níc, nước, ôxi và thải ra hơi nước, khí các - bô - níc, chất khoáng khác.
- Quá trình trên được gọi là gì?
- Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
 + Bước 2: Các nhóm trả lời đ kết luận.
* Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn (trao đổi chất) ở thực vật.
 + Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
- GV chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
 + Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- HS: Cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm.
 + Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và cử đại diện trình bày trước lớp.
 4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
HS: 3 - 4 em đọc lại.
Ngày soạn: 05/ 04/ 2012
Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 4 năm 2012 
Chính tả (Nghe - viết):
Nghe lời chim nói (trang 124)
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (2) a/ b, hoặc (3) a/ b, BT do GV soạn.
- Rèn kĩ năng viết.
- HS có ý thức rèn chữ , giữ vở.
* GD ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết nội dung bài 2, 3.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS đọc lại thông tin bài 3 và lên chữa bài.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
 - GV đọc bài chính tả.
- Hát
- 1 HS
- Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ dễ viết sai.
- Nội dung bài thơ là gì?
* THNDBVMT:
Chúng ta cần làm gì để góp phần BVMT thiên nhiên
- Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước.
- Có ý thức yêu quý, bảo vệ môi truờng thiên nhiên và cuộc sống con người
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
- HS: Gấp SGK, nghe GV đọc và viết bài vào vở.
- Soát lại lỗi bài chính tả của mình.
 c. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS làm bài vào phiếu sau đó lên chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (SGV)
Bài 3: 
- Đọc yêu cầu, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS lên thi làm trên bảng.
- GV nhận xét, chữa bài:
 a) (Băng trôi): Núi băng trôi - lớn nhất - Nam cực - năm 1956 - núi băng này.
 b) (Sa mạc đen): ở nước Nga - cũng - cảm giác - cả thế giới.
 4. Củng cố , dặn dò:
- Tổng kết ND bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà làm lại bài tập.
Tiếng Anh:
(GV bộ môn soạn, giảng)
Toán - Tiết 152:
ôn tập về số tự nhiên (trang 160).
I. Mục tiêu:
- Đọc, viết số được số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
- Dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
- Rèn kĩ năng làm toán.
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- SGK, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:	
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra: 
 - Gọi HS lên chữa bài tập giờ trước.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Hướng dẫn HS ôn tập:
 Bài 1: Củng cố về cách đọc, viết số vào cấu tạo thập phân của 1 số.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 câu trên lớp.
- Hát
- 1 HS
- HS: Tự làm tiếp các phần còn lại rồi chữa bài.
Bài 2: (HS khá, giỏi)
- GV hướng dẫn HS quan sát kỹ phần mẫu trong SGK.
- HS: Tiếp tục làm các phần còn lại và chữa bài.
VD:	5794	= 5000 + 700 + 90 + 4
	20292	= 20000 + 200 + 90 + 2
Bài 3: (Phần b: HS khá, giỏi)
- HS: Tự làm rồi chữa bài.
a) Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp.
b) Củng cố việc nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong 1 số cụ thể.
Bài 4: Củng cố về dãy số tự nhiên và 1 số đặc điểm của nó.
- HS: Nêu lại dãy số tự nhiên lần lượt trả lời các câu hỏi a, b, c.
Bài 5: (HS khá, giỏi)
- HS: Nêu yêu cầu của bài và tự làm.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV có thể hỏi HS:
 Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
HS:1 đơn vị.
- Hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
- HS: 2 đơn vị.
a)	67, 68, 69.
	798, 799, 800.
	999, 1000, 1001
b)	8, 10, 12
	98, 100, 102
	998, 1000, 1002
c) 	51, 53, 55
	199, 201, 203
	997, 999, 1001
- GV nhận xét, cho điểm những HS làm đúng.
 4. Củng cố , dặn dò:
- Tổng kết ND bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Luyện từ và câu:
Thêm trạng ngữ cho câu (trang 126)
I. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND ghi nhớ).
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất một câu có sử dụng trạng ngữ.
- Rèn kĩ năng viết.
- HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:
 - Gọi HS nói lại ghi nhớ và đặt 2 câu cảm.
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Phần nhận xét:
- Hát
- 2 HS.
- HS: 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3.
- Cả lớp suy nghĩ lần lượt thực hiện từng yêu cầu, phát biểu ý kiến.
 - GV hỏi:
- Hai câu có gì khác nhau?
- Câu (b) có thêm hai bộ phận in nghiêng.
- Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng?
- HS: Vì sao I - ren trở thành 1 nhà khoa học nổi tiếng?
- Tác dụng của phần in nghiêng?
- Nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra sự việc.
 c. Phần ghi nhớ:
- HS: 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
 d. Phần luyện tập:
Bài 1: 
- HS: Đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét, chữa bài.
+ Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng.
+ Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lý hơn mười lăm cây số.Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt.
- 1 HS lên bảng làm.
Bài 2:
- HS: Thực hành viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng câu có trạng ngữ.
+ HS khá, giỏi: Viết được đoạn văn có ít
nhất 2 câu dùng trạng ngữ.
- Nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV cùng cả lớp nhận x ... kỹ thuật
a) Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết theo sách giáo khoa
- Cho học sinh chọn và gọi tên, số lượng từng loại xếp vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ, trục bánh xe và sàn ca bin (hình 2 sách giáo khoa)
- Bộ phận này ta cần phải lắp mấy phần
Gọi một số học sinh lên lắp
* Lắp ca bin (hình 3 sách giáo khoa)
- Em nêu các bước lắp ca bin
- Giáo viên tiến hành lắp mẫu
- Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe (hình 4, 5 sách giáo khoa)
c) Lắp ráp xe ô tô tải
- Giáo viên lắp ráp xe theo các bước trong sách giáo khoa
- Kiểm tra sự chuyển động của xe
4. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bộ đồ dùng lần sau thực hành .
- Hỏt
- Học sinh tự kiểm tra chéo
- Nhận xét và báo cáo
- Học sinh quan sát mẫu và trả lời
- Cần 3 bộ phận : giá đỡ bánh xe và sàn ca bin, ca bin, thành sau của thùng xe và trục bánh xe.
- Xe chở được nhiều hàng hoá
- Học sinh chọn đủ số lượng chi tiết để vào nắp hộp
- Học sinh quan sát hình 2 và theo dõi mẫu
- Cần lắp 2 phần : giá đỡ trục bánh xe, sàn ca bin
- Một số học sinh lên làm mẫu
1
- Học sinh quan sát hình 3 và trả lời
- Có 4 bước :
- Học sinh quan sát mẫu
- Học sinh quan sát mẫu và tập lắp ráp
Duyệt ngày 9 tháng 4 năm 2012
PHT
Hà Thị Tố Nguyệt
Địa lý - Tiết 31:
Biển, đảo và quần đảo (trang 149).
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
 - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
 - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
 + Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
 + Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
 - Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét.
 - HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn đinh:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi HS đọc bài học.
 3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Vùng biển Việt Nam:
 * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (theo cặp).
- Hát
- 2 HS
 + Bước 1: 
- HS: Quan sát hình và trả lời câu hỏi câu hỏi sau:
- 1 vài em lên chỉ.
 ? Chỉ vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan trên lược đồ
 ? Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì
- Có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông.
 ? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta
- Biển là kho muối vô tận, đồng thời có nhiều khoáng sản, hải sản quý, có vai trò điều hòa khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
 c. Đảo và quần đảo:
 * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
 - GV chỉ vào đảo, quần đảo trên biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- HS: Quan sát bản đồ để trả lời câu hỏi.
 ? Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo
- Đảo là một bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nước biển và đại dương bao bọc.
- Quần đảo là nơi tập trung nhiều đảo.
 ? Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất
- ở phía bắc vịnh Bắc Bộ nơi có nhiều đảo nhất.
+ HS khá, giỏi: Biết Biển Đông bao bọc những phần nào của đất liền nước ta.
 * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
 - GV chia nhóm, nêu câu hỏi (SGV).
- Dựa vào tranh ảnh SGK trả lời câu hỏi.
+ HS khá, giỏi: Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đôí với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản, khoáng sản quý, điều hoà khí hậu, có nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
 - GV và cả lớp nhận xét.
 => Kết luận: (SGK).
 4. Củng cố , dặn dò:
 - Tổng kết ND bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài.
- HS: 3 - 4 em đọc lại.
Tiếng Anh:
(Gv bộ môn soạn, giảng)
Duyệt ngày 04 tháng 4 năm 2011
Tổ trưởng
Lê Thị Xuân
Ngày soạn: 07/ 04/ 2012
Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 4 năm 2012
Mĩ thuật:
(GV bộ môn soạn, giảng)
Tập làm văn:
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật (trang 128).
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
 - Rèn kĩ năng quan sát.
 - HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh ảnh 1 số con vật, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
ổn định:
Kiểm tra: 
 a. Giới thiệu:
 b. Hướng dẫn HS quan sát và chọn lọc các chi tiết miêu tả:
 * Bài 1, 2: 
- Hát
- 1 em đọc nội dung bài 1, 2.
- Đọc kỹ đoạn văn “Con Ngựa”, làm bài vào vở bài tập.
- HS phát biểu ý kiến.
 - GV dùng phấn màu gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả.
 VD:	Các bộ phận
	Từ ngữ miêu tả
	- Hai tai:
- To dựng đứng trên cái đầu rất đẹp.
	- Hai lỗ mũi:
- Ươn ướt, động đậy hoài.
	- Hai hàm răng:
- Trắng muốt.
	- Bờm:
- Được cắt rất phẳng.
	- Ngực:
- Nở.
 * Bài 3: GV treo 1 số ảnh con vật.
- HS: 1 em đọc nội dung bài 3.
- Một vài HS nói tên con vật em chọn quan sát.
 GV nhắc: - Đọc 2 ví dụ mẫu trong SGK.
	 - Viết lại những từ ngữ miêu 	tả theo 2 cột như bài 2.
- Cả lớp viết bài, đọc bài làm.
 - GV nhận xét, cho điểm một số bài quan sát tốt.
 4. Củng cố , dặn dò:
 - Tổng kết ND bài.
 - Nhận xét giờ học.
- Về nhà quan sát các bộ phận của con vật để hoàn chỉnh bài.
Toán - Tiết 154:
Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo)/ trang 161. 
I. Mục tiêu:
 - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5 và 9.
 - Rèn kĩ năng làm toán.
 - HS có ý thức học tốt. 
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng lớp, bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra:	
 - Gọi HS lên chữa bài tập.
 3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Hướng dẫn luyện tập:
 + Bài 1: 
- Hát
- 1 HS
- Tự làm rồi chữa bài.
 - GV có thể cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, và 9.
a) 7362; 2640; 4136; + 605; 2640
b) 7362; 2640; 20 601 
 7362; 20 601
c) 2460 d) 605 e) 605
 + Bài 2: 
- Nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa bài.
 - GV nhận xét, chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
2
5
8
0
9
0
5
a)	52 ;	 	52 ; 	52
b) 1 8 ; 	 1 8
c) 92
d) 25
 + Bài 3: 
- Đọc yêu cầu và tự làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài, giải thích cách làm.
 - GV chữa bài, nhận xét.
 + Bài 4: (HS khá, giỏi)
x = 25 ; 30
- Đọc yêu cầu, làm và chữa bài.
+ Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì tận cùng phải là số 0. Vậy các số đó là 520; 250.
 + Bài 5: (HS khá, giỏi)
 GV đọc yêu cầu, hướng dẫn để HS nêu cách làm.
- Đọc lại yêu cầu và tự làm bài.
- Số quả cam là 15 quả.
 - GV chữa bài cho HS.
 4. Củng cố , dặn dò:
 - Tổng kết ND bài.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Về nhà học bài và làm bài tập. 
Luyện từ và câu:
Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu (trang 129).
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi “ở đâu?”) ; nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước.
 - Rèn kĩ năng viết.
 - HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên chữa bài giờ trước.
 3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Phần nhận xét:
- Hát
- 1 HS
- 2 em nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- Cả lớp đọc lại các câu văn, suy nghĩ phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng làm.
 - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.
 + Bài 1: 
 a) Trước nhà, mấy cây hoa giấy // nở tưng bừng.
 b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.
 + Bài 2: Đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
 a) Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu?
 b) Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu?
 c. Phần ghi nhớ:
- 2 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ.
 d. Phần luyện tập:
 * Bài 1: 
- Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng làm.
 * Bài 2:
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân vào vở bài tập.
- 1 số HS làm vào phiếu, lên dán bảng.
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
	Câu a: ở nhà,
	Câu b: ở lớp, 
	Câu c: Ngoài vườn, 
 * Bài 3: 
- Đọc nội dung bài tập, làm bài cá nhân vào vở.
- 4 HS lên bảng làm.
 - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
 a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập đang tập chạy.
 b) Trong nhà, mọi người đang nói chuyện đọc báo.
 c) Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người.
 d) ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng, cây cối như tươi xanh, um tùm hơn.
 - GV chấm bài cho HS.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Tổng kết ND bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Yêu cầu học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập.
Khoa học - Tiết 62:
động vật cần gì để sống ? (trang 124).
I. Mục tiêu:
 - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
 * KNS: Rèn kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quan sát, so sánh và phán đoán các khả năng sảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau.
 - HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Hình trang 124, 125 SGK, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
 1. ổn định:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc bài học giờ trước.
 3. Dạy bài mới:
 a. Giới thiệu:
 b. Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
 * GV chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Hát
- 2 HS	
- Đọc mục quan sát trang 124 SGK xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm.
	- Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
	- Đánh dấu vào phiếu để theo dõi điều kiện sống của từng con và thảo luận dự đoán kết quả thí nghiệm.
 * Làm việc theo nhóm.
- Làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
 - GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm.
 * Làm việc cả lớp:
- Đại diện nhóm nhắc lại công việc đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng (SGK).
 c. Hoạt động 2: Dự đoán kết quả thí nghiệm.
 * Thảo luận nhóm:
- Thảo luận theo câu hỏi trang 125 SGK.
- Dự đoán xem con chuột trong hộp nào chết trước? Tại sao?
- Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
- Kể ra những yếu tố cần để 1 con chuột sống và phát triển bình thường.
 * Thảo luận cả lớp:
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả.
 - GV kẻ thêm mục dự đoán và ghi tiếp vào bảng (SGV).
 => Kết luận: như mục “Bạn cần biết” trang 125 SGK.
- 3 em đọc lại.
 4. Củng cố , dặn dò:
 - Tổng kết ND bài.
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà học bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_31_nam_hoc_2011_2012_ban_hay_2_cot_chuan.doc