Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

*Buổi sáng

Tiết 1: Luyện từ và câu

THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ THỜI GIAN CHO CÂU

I. Mục tiêu : Giúp HS :

- Hiểu tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian.

- Nhận biết trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.

II- Đồ dùng dạy- học:

- Bảng phụ viết sẵn các bài tập1 ( phần nhận xét) , bài 2 (phần luyện tập).

III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 32 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
 Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
*Buổi sáng
Đ/c Nhận soạn giảng
____________________________
* Buổi chiều Tiết 1: Lịch sử
kinh thành huế
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có thể biết:
 - Sơ lược về quá trình xây dựng; sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hoá thế giới.
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp, giữ vững nét đẹp truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý cho họat động 2.
III.Các hoạt động dạy –học chủ yếu ;
A.Kiểm tra bài cũ:
+ Gv nêu câu hỏi 1,2 trong SGK. T66.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu bài học - ghi bảng
2. Các hoạt động dạy - học
- Gv trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế.
a. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- Gv yêu cầu hs đọc đoạn: “Nhà Nguyễn ....... các công trình kiến trúc” và yêu cầu hs mô tả lại quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- Gv kết luận.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đọc SGK và quan sát các bức tranh minh hoạ, thảo luận để thấy được vẻ đẹp về kiến trúc của Huế.
- Gv gọi các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV hệ thống, kết luận.
- Gv kết luận: Kinh thành Huế là một kinh thành sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11/12/1993, Unesco đã công nhận Huế là một Di sản Văn hóa thế giới.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- 2 hs lên bảng trảlời.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs lắng nghe.
* Làm việc cả lớp 
- HS đọc sách giáo khoa, trao đổi nhóm 2 và mô tả lại quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm 4 nêu nhận xét về vẻ đẹp của Huế.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
- Hs lắng nghe Gv mở rộng.
- Hs đọc nội dung phần Ghi nhớ cuối bài.
_____________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt ( Tăng)
luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
I.Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức và kĩ năng miêu tả các bộ phận của con vật.
- Hs thực hành viết được đoạn văn tả các bộ phận con vật theo yêu cầu.
- Hs ham thích quan sát và miêu tả các con vật gần gũi.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu yêu cầu, mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1 : Đoạn văn dưới đây miêu tả những bộ phận nào của con lợn? Ghi lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận đó vào bảng:
Con lợn của nhà tôi mới to hơn trái dưa hấu mà đã mập tròn mũm mĩm. Mình nó hơi đỏ, điểm thêm những đốm lang ở chân và ở bụng. Đôi mắt nó ti hí, lúc nào cũng như muốn nhắm tịt lại. Hai má chảy sệ xuống. Bốn chân nần nẫn những thịt. Cái bụng tròn căng, núng nính gần sát đất. Đặc biệt, đôi tai nó rủ xuống trông tức cười.
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
....................................
...................................
...................................
...................................
Bài 2 : Quan sát các bộ phận của con mèo mà em yêu thích và viết các từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó vào chỗ chấm.
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Bộ lông
...............................................
Cái đầu
................................................
Hai tai
...............................................
Đôi mắt
................................................
Bộ ria
...............................................
Bốn chân
................................................
Cái đuôi
...............................................
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài mới.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu, thảo luận nhóm 2 và làm bài.
- Hs trình bày ý kiến.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 1Hs trình bày bài trên bảng.
- Hs và Gv nhận xét, chấm bài.
- Hs lắng nghe.
__________________________________
Tiết 3: Đạo đức
tìm hiểu truyền thống lịch sử địa phương
I. Mục tiêu: Hs biết: 
 1. Kiến thức :- HS hiểu biết về vốn truyền thống văn hoá của địa phương.
- Lịch sử hình thành, phát triển của quê hương Ngọc Liên.
2. Kĩ năng : Biết bảo vệ giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Thái độ : Tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương, biết trân trọng và giữ gìn những nét đẹp đó . 
II . Đồ dùng dạy- học : 
- Tài liệu về lịch sử đất và người Ngọc Liên.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích - yêu cầu bài - ghi bảng.
2. Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: Lịch sử hình thành và phát triển xã Ngọc Liên..
*Mục tiêu: HS biết về lịch sử hình thành và phát triển của Ngọc Liên.
* Gv giảng- học sinh nghe:
- Xã Ngọc Liên có trên 2000 năm lịch sử.
- Theo duy ngôn truyền lại thì tổ tiên ta là người từ Nghệ An, Hà Nam và nhiều nơi khác về đây quy tụ sinh sống thành 11 làng:
- Hiện nay do sát nhập nên còn 10 làng:
+ Làng Vọng: Tức thôn Mỹ Vọng.
+ Làng Đô: Tức thôn Mỹ Hảo.
+ Làng Phướn: Tức thôn Ngọc Kha.
+ Làng Dục: Tức thôn Ngọc Trục.
+ Làng Giã : Tức thôn Thu Lãng.
+ Làng Để: Tức thôn Tế Bằng.
+ Làng Chằm: Tức thôn Nghĩa Trạch.
+ Làng Quải: Tức thôn Ngọc Quyết.
+ Làng Giằng: Tức 2 thôn Bình Lãng và Phiên Địch hợp nhất gọi là thôn Bình Phiên.
? Em thuộc làng nào? Em hãy giới thiệu về thôn – làng em với các bạn trong lớp.
- Gv kết luận, chỉnh sửa các kiến thức chưa đúng.
b. Hoạt động 2: Vị trí địa lí, diện tích, dân số.
* Gv giảng: 
- Ngọc Liên là một xã lớn của huyện Cẩm Giàng nằm trên hai tuyến giao thông quan trọng là đường sắt và đường Quốc lộ 38.
? Con đường huyết mạch chạy qua địa phận xã ta có tên gọi là gì?
+ Phía Đông giáp thị trấn Cẩm Giàng, xã Kim Giang.
+ Phía Tây: giáp xã Lương Tài(Hưng Yên).
+ Phía Nam giáp xã Hoà Phong (Mỹ Văn, Hưng Yên).
+ Phía Bắc giáp xẫ Cẩm Hưng.
- Ngọc Liên có diện tích ước độ khoảng 9km2. Dân số có 523 hộ bằng 2435 nhân khẩu với 617 xuất đinh. Qua thời gian, số dân càng đông hơn. Thôn lớn nhất là thôn Mỹ Vọng, thôn bé nhất là thôn Ngọc Trục.
3. Củng cố, dặn dò.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà tiếp tục tìm hiểu về đất và người Ngọc Liên.
- Hs lắng nghe.
- Hs phát biểu cá nhân.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
* Hs lắng nghe.
- Hs trảlời: đường Quốc lộ 38.
- Hs lắng nghe.
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2010
*Buổi sáng
Tiết 1: Luyện từ và câu
thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Hiểu tác dụng của trạng ngữ chỉ thời gian.
- Nhận biết trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.
II- Đồ dùng dạy- học : 
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập1 ( phần nhận xét) , bài 2 (phần luyện tập).
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi hs lên bảng làm Bài tập2, 3 phần luyện tập tiết trước.
- GV đánh giá, ghi điểm.
B.Bài mới.
 1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đi sâu tìm hiểu trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.
2. Phần nhận xét.
- Gv gọi hs đọc yêu cầu phần Nhận xét.
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 2, trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận ý đúng.
+ Trạng ngữ trong câu: Đúng lúc đó.
+ Trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa về thời gian cho câu.
+ Đặt câu hỏi: Khi nào......?
3. Phần ghi nhớ. 
- Gv gọi hs đọc nội dung phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu hs đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian và đặt câu hỏi cho trạng ngữ đó.
4. Phần Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gv gọi hs đọc nội dung yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs tự làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv tổ chức thảo luận cả lớp, chữa bài, chốt ý đúng. 
- Các trạng ngữ có trong bài là:
+Buổi sáng hôm nay,
+ Vừa mới ngày hôm qua,
+ Qua một đêm mư rào,
+ Từ ngày còn ít tuổi,
+ Mỗi lần đứng trước những cái tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội,
Bài 2: 
- Gv gọi hs đọc nội dung yêu cầu bài tập.
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 làm bài vào VBT.
- Gv quan sát, giúp đỡ các nhóm hs.
- Gv gọi hs lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Cây gạo bền bỉ ..... Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, ..... Xuân đến, lập tức cây gạo .... . Đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng nuột nà.
5. Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
-Dặn hs chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu.
- 2HS Làm miệng 2 bài tập .
- HS đổi vở kiểm tra và nhận xét.
- Nhận xét chung.
HS mở SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu 1. Cả lớp đọc thầm lại.
- Từng cặp HS trao đổi, thực hiện các yêu cầu phần Nhận xét.
- 2, 3 HS phát biểu ý kiến.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- 1 vài hs đọc nội dung Ghi nhớ.
- Hs lấy VD minh hoạ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân, các em đánh dấu bộ phận trạng ngữ bằng bút chì vào các câu văn trong VBT.
- GV treo bảng phụ, yêu cầu 1, 3 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét, đi đến lời giải đúng
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập2. Cả lớp đọc thầm lại.
- Hs thảo luận nhóm 4 làm bài vào VBT.
- Đại diện các nhóm lên bảng điền trạng ngữ vào chỗ phù hợp.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng.
-1, 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
________________________________
Tiết 2: Âm nhạc
GV chuyên soạn giảng.
___________________________________
Tiết 3: Toán
ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (t 164)
I. Mục tiêu: Giúp hs ôn tập về :
- Tiếp tục củng cố về bốn phép tính với số tự nhiên.
- Hs thực hiện tốt các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài 5.SGk.- tiết 2.T 163.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, ghi bảng tên bài.
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1. Tính:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm phần a.KKhs k-g làm thêm phần b.
- Gv lưu ý hs cách trình bày :
Nếu m=952, n = 28 thì :
m+n= 952+28 = 980......
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 2. Tính.
- Gv yêu cầu hs nêu quy tắc tính giá trị biểu thức.
- Cho HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
- Gv gọi 4 h ... tập 2 (lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn phần a.
- Gv hướng dẫn cách làm bài.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vở bài tập .
- Gv nhận xét và kết luận lời giải đúng . 
- Gv khuyến khích Hs K-g về nhà hoàn thành bài phần b.
Bài tập 3 : (Chọn phần a).
- GV tổ chức cho HS làm tương tự bài 2 
- HS làm việc cá nhân.
- Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả học tập.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập 2a,3a ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết
- 2 HS viết bảng, lớp viết vở nháp. 
- HS nghe. 
- 1- 2 HS đọc thuộc lòng bài.
- Hs đọc SGk 1 luợt đoạn văn cần nhớ viết.
- Hs luyện viết bảng con.
- Hs nhớ- viết.
- HS đổi vở, soát lỗi chính tả giúp nhau.
- HS nêu yêu cầu của bài tập phần a.
- Hs theo dõi Gv hướng dẫn cách làm.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở bài tập.
- Hs khác nhận xét, chốt lời giải đúng
- HS tự hoàn thành bài tập và trình bày đáp án.
- Hs trình bày bài làm, cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. 
- HS sửa bài theo sự thống nhất của GV 
- Hs lắng nghe.
____________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
	luyện tập thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
I/ Mục tiêu: Giúp hs:
- Hiểu tác dụng của trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Nhận biết trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn các bài tập 1 (phần luyện tập).
Tóm tắt nội dung cần ghi nhớ trong SGK. 
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là trạng ngữ chỉ thời gian?
- Chữa bài tập 2, 3 phần luyện tập tiết trước Mở rộngvốn từ: Vui vẻ
+ GV đánh giá, cho điểm.
Nhận xét chung.
B.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đi sâu tìm hiểu trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu. Biết thêm các loại trạng ngữ đó vào câu.
2. Bài học
a. Phần nhận xét
1. Nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong câu. Trạng ngữ trả lời cho câu hỏi gì? 
Vì vắng tiếng cười là trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nguyên nhân: vì vắng tiếng cười mà vương quốc nọ buồn kinh khủng.
Trạng ngữ đõ trả lời cho câu hỏi: Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng?
2. Đặt câu hỏi cho mỗi từ vì, do, nhờ, tại một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
 VD: 
+ Bạn Lan phải nghỉ học vì bị ốm nặng.
+ Do thời tiết quá xấu, đoàn thuyền không thể ra khơi.
+ Nhờ sự dạy bảo tận tình của cô giáo, tất cả chúng em đều được lên lớp.
+ Tại bạn đi học muộn nên lớp ta bị trừ điểm thi đua.
3.Các trạng ngữ chỉ nguyên nhân trên có ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
+ Trạng ngữ bắt đầu bằng từ nhờ ngụ ý chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt.
+ Trạng ngữ bắt đầu bằng từ tại ngụ ý chỉ nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu.
+ Trạng ngữ bắt đầu bằng từ vì, do không phân biệt kết quả xấu hay tốt.
* Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bổ sung ý nghĩa gì cho câu? 
*Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi nào?
*Trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường mở đầu bằng những từ nào?
b.Phần ghi nhớ 
GV giải thích lại bằng những ví dụ HS đã làm; Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ đó.
c. Phần Luyện tập:
 Bài 1: Tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu: 
- GV treo bảng phụ, yêu cầu 1, 3 HS lên bảng làm bài.
Chỉ bai tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp..
Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
Tại Hoa mà tổ không được khen.
Bài 2: Điền các từ nhờ, vì, hoặc tại vì vào chỗ trống.
+ Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
+ Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
+Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
+ GV cho điểm câu có sử dụng đúng trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Bài 3: Đặt một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Cảlớp và giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết một đoạn văn ngắn về chủ đề Khám phá, trong đó có ít nhất 1 trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
+ 2HS. Làm miệng 2, 3 bài tập 
+ 1 HS trả lời câu hỏi.
+ HS nhận xét.
HS mở SGK
+1 HS đọc yêu cầu 1. Cả lớp đọc thầm lại.
+ Từng cặp HS trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ 2 – 3 HS phát biểu ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét kết luận đáp án đúng. 
2 HS nối nhau đọc yêu cầu bài 2, bài 3.
Cả lớp đọc thầm.
+ HS làm việc cá nhân – các em đặt câu ra nháp.
+ HS trao đổi cặp đôi câu hỏi của mình và trả lời câu hỏi 3.
+ 2 – 3 HS phát biểu. Cả lớp và GV nhận xét.
+ GV đặt câu hỏi để HS rút ra từng nội dung phần ghi nhớ trong SGK:
+ 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp – các em đánh dấu bộ phận trạng ngữ bằng bút chì vào các câu văn trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét, đi đến lời giải đúng
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng.
HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại.
HS làm việc cá nhân – các em viết bài ra nháp.
+ 3 – 4 HS đọc bài của mình. 
+ Cả lớp và GV nhận xét.
HS nêu yêu cầu và làm việc cá nhân.
HS nối nhâu đọc câu của mình.
1 – 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài.
_________________________________
* Buổi chiều Tiết1: Ân nhạc tăng
Gv chuyên soạn giảng
__________________________________
Tiết 2: Tiếng Việt (tăng)
(Dạy bù tiết TLV thứ 6, 30/4/2010)
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong
 bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đoạn kết bài qua một bài văn mẫu tả con vật .
- Luyện tập xây dựng đoạn mở bài và kết bài trong bài văn tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Phiêú khổ to ghi Nội dung bài 1.
- Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 - 3 HS đọc đoạn văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
- GV đánh giá, cho điểm HS.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài - ghi bảng
2. Phần nhận xét
Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu bài.
+ Gọi HS nêu các cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật và cây cối.
+ Yêu cầu HS đọc đoạn văn và trao đổi thảo luận yêu cầu bài.
+ Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
+ GV nhận xét và chốt :
* Có hai cách mở bài :
+ Mở bài trực tiếp : giới thiệu ngay vào con vật định tả.
+ Mở bài gián tiếp : Nói về chuyện khác sau đó mới giới thiệu con vật định tả.
* Có 2 cách kết bài:
Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục của câu chuyện.
Kết bài mở rộng : Sau khi cho biết kết cục , có lời bình luận thêm về câu chuyện.
Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu bài.
GV nhắc HS : Các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó là 2 đoạn phần thân bài. Cần viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn mở bài gắn kết với thân bài.
+ Gọi một số HS trình bày đoạn mở bài vừa viết.
+ GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi dùng từ đặt câu cho HS.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
+ GV hướng dẫn tương tự bài tập 2.
GV lưu ý HS.
 + Đọc thầm các phần đã hoàn thành của bài văn.
Viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.
+ GV nhận xét kết bài của HS và sửa chữa cách dùng từ, đặt câu cho HS.
5- Củng cố, dặn dò:
+ Gọi 2 - 3 HS đọc hoàn chỉnh bài văn của mình.
+ GV nhận xét , nhắc HS chuẩn bị bài sau làm văn viết.
2;3 HS đọcbài viết.
HS và Gv nhạn xét.
HS mở SGK
1 học sinh đọc yêu cầu của bài; Cả lớp đọc thầm; suy nghĩ câu trả lời.
HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài và kết bài đã học.
HS trao đổi theo cặp , gạch chân các câu chọn.
Nhóm nào làm nhanh lên bảng dán kết quả.
Học sinh đại diện nhóm phát biểu ý kiến. 
HS lắng nghe. .
+ 1 - 2 HS nhắc lại.
+ 1 HS nêu yêu cầu bài.
+ HS lắng nghe.
+ HS viết đoạn mở bài vào vở BT.
+ HS trình bày đoạn mở bài.
+ Cả lớp nghe, nhận xét .
+ HS viết đoạn kết bài mở rộng vào vở BT.
+ HS trình bày đoạn kết bài mở rộng.
+ Cả lớp nghe, nhận xét .
+ HS 2 - 3 em đọc hoàn chỉnh bài văn của mình.
_________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khoá 
(Dạy bù tiết TD thứ 6, 23/4/2010)
môn thể thao tự chọn. nhảy dây 
I. Mục tiêu: Giúp Hs : 
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn: tâng cầu bằng đùi, ném bóng,... Yêu cầu biết cách và thực hiện cơ bản đúng động tác .
- Trò chơi: Kiệu người. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi.
 II. Địa điểm và phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
 - Phương tiện: Còi, phấn, bóng, cầu,....
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động của thầy
Định lượng
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
- Đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Tập bài TDPT chung.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
2. Phần cơ bản .
a. Môn tự chọn.
 * Đá cầu: 
+ Ôn tâng cầu bằng đùi: 2-3 phút.
 - Gv nêu tên động tác. Gọi 1-2 hs giỏi lên thực hiện động tác.
- Gv chia nhóm cho hs tập luyện.
- Gv quan sát, uốn nắn, sửa sai cho hs.
+ Thi tâng cầu bằng đùi :
- Gv nêu luật thi : Xếp hàng ngang thi tâng cầu, ai để cầu bị rơi trước sẽ bị loại, ai tâng cầu được nhiều nhất sẽ chiến thắng.
- Gv và cả lớp tổng kết, tuyên dương bạn chiến thắng.
b. Trò chơi vận động 
- Trò chơi : Kiệu người.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nhắc lại tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc .
- Đi đều theo 2- 4 hàng dọc và hát.
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học, giao bài tập về nhà. :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18 - 22 phút)
9 - 11 phút
(5-6 phút)
- Đứng tại chỗ khởi động
- Cán sự điều khiển các cả lớp tập bài TDPT chung.
- 1, 2 hs giỏi lên thực hiện động tác theo yêu cầu.
- HS tập luyện theo nhóm.
- Hs tham gia thi tâng cầu bằng đùi theo tổ.
- Cả lớp tuyên dương bạn chiến thắng.
- Hs lắng nghe cách chơi.
- 1 vài hs chơi thử. 
- Hs tham gia chơi chính thức.
- Cả lớp cỗ vũ, tổng kết đội thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
 _____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
 Nghỉ ngày lễ 30 - 04
_____________________________________________________________________
Nhận xét của tổ trưởng Ngày ... tháng 4 năm 2010
................................................ Chữ kí của tổ trưởng.
.................................................
.................................................
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_32_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc