Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Toán

ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP).

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số.

 - Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.

 - Biết so sánh số tự nhiên.

*HSKG: Hoàn thành toàn bộ BT1 và BT4.

II. Hoạt động dạy - học.

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra:(2p)

- H: Hãy nêu cách so sánh hai số tự nhiên?

- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

B. Bài mới.

1) Giới thiệu bài(1p)

2) HD làm bài tập.(34p)

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài (GV giúp đỡ HS yếu làm bài).

- HD chữa bài.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 1HS nhắc lại.

- HS nêu.

- 4HS lần lượt lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp (Em Thư làm câu a(dòng 1, 2; Em Sáng hoàn thành

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ 2 ngày18 tháng 4 năm 2011.
Tập đọc
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI.
I. Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Nguy cơ, thân hành, du học.
Hiểu nội dung truyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: (3p)
- Gọi 2 học sinh đọc bài "Con chuồn chuồn nước" và trả lời câu hỏi: Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài(2p)
- Yêu cầu HS mở SGK trang 132, quan sát và nêu nội dung tranh minh hoạ.
- GV: Vì sao mọi người buồn bã như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc "Vương quốc vắng nụ cười".
- GV giảng cho HS hiểu về (vương quốc): Nơi coi là vùng dưới sự ngự trị, chi phối hoàn toàn của một cá nhân, một tổ chức.
2.2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài(12p)
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HD chia đoạn:
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, cửa ải, ỉu xìu, ảo não, hớt hải, sằng sặc,..
+ Hiểu nghĩa các từ mới: Nguy cơ, thân hành, du học.
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
b) Tìm hiểu bài(15p)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
H. Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở Vương quốc nọ rất buồn? (Gọi em Sáng tìm một số chi tiết, HS khác bổ sung)
- Giảng từ: "rầu rĩ, héo hon".
H.Vì sao cuộc sống ở Vương quốc ấy lại buồn chán như vậy?
H. Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình?
- Giảng từ: "du học"(Theo mục chú giải)
+ Đoạn 1 nói với em điều gì?
- GV KL: Ý1: Kể về cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười.
- GV: Đoạn 1 vẽ lên trước mắt chúng ta một vương quốc buồn chán, tẻ nhạt đến mức chim không muốn hót, hoa chưa nở đã tàn, ở đâu cũng chỉ thấy khuôn mặt rầu rĩ, héo hon. Nhưng nhà vua vẫn còn tỉnh táo để thấy mối nguy hại đó. Ông liền cử một viên đại thần đi du học về môn cười. Vậy kết quả ra sao? Chúng ta tìm hiểu đoạn 2
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời:
H. Kể lại cảnh nhà vua cùng các quan ra đón vị đại thần.
- Giảng từ: "Thất vọng": Mất hi vọng.
H. Kết quả việc nhà vua làm ra sao?
H. Nội dung đoạn 2 là gì?
- GV KL: Ý2: Kết quả của việc nhà vua cử người đi học.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại.
H. Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối đoạn này?
- Giảng từ: "Cười sằng sặc": Cười thành từng tràng không thể nín được.
H.Thái độ của nhà vua thế nào khi nghe tin đó.
+ Đoạn cuối cho em biết điều gì?
- GV KL: Ý2: Hy vọng mới của triều đình.
H. Đọc qua bài, em rút ra được điều gì?.
- GV bổ sung và ghi bảng nội dung bài: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
c) Đọc diễn cảm(10p)
- Treo bảng phụ, tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn "Các quan nghe vậy ... phấn khởi ra lệnh".
- Gọi HS thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò(2p)
- H: Theo em, thiếu tiếng cười cuộc sống sẽ như thế nào?
- Dặn: Về học bài, kể lại phần đầu câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài: "Ngắm Trăng, không đề".
- Nhận xét tiết học.
- 1HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nghe
- HS quan và nêu nội dung tranh: Tranh vẽ một vị quan đang quỳ lạy đức vua ngoài đường. Trong tranh vẻ mặt tất cả mọi người đều buồn bã, rầu rĩ.
- 1HS khá giỏi đọc to, lớp đọc thầm theo.
- Ba đoạn:
+ Đ1: Ngày xửa... về môn cười.
+ Đ2: Một năm trôi qua... học không vào.
+ Đ3: Các quan nghe vậy.. ra lệnh.
- Từng tốp 3 HS luyện đọc.
- HS luyện đọc từ theo hướng dẫn của GV
- HS nêu theo mục Chú giải.
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh đọc thầm. 
+ Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
+ Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
+ Vua cử 1 viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt.
- Học sinh tự nêu.
- 1HS nhắc lại.
- Cả lớp đọc thầm.
- 1HS kể lại.
+ Bị thất bại vì vị đại thần học không được.
- HS nêu.
- 1HS nhắc lại.
- Cả lớp đọc thầm.
+ Thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ở ngoài đường.
+ Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
- HS nêu.
- 1HS nhắc lại.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS nối tiếp nhau nêu yêu cầu.
- Từng nhóm 3 HS luyện đọc diễn cảm theo lối phan vai: 1 người dẫn chuyện, nhà vua, thị vệ.
- 2 nhóm lên thi đọc, lớp nhận xét.
Toán
ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá ba chữ số.
 - Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số.
 - Biết so sánh số tự nhiên.
*HSKG: Hoàn thành toàn bộ BT1 và BT4.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra:(2p)
- H: Hãy nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
2) HD làm bài tập.(34p)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài (GV giúp đỡ HS yếu làm bài).
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 1HS nhắc lại.
- HS nêu.
- 4HS lần lượt lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp (Em Thư làm câu a(dòng 1, 2; Em Sáng hoàn thành BT1(dòng 1, 2) vào vở).
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: 
a, 2057 x 13 = 26741; 428 x 125 = 53500
b, 7368 : 24 = 307; 13498 : 32 = 421(26)
*HSKG nêu thêm:
3167 x 204 = 646068; 
285120 : 216 = 1320
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nêu tên gọi và cách tìm thành phần chưa biết trong các biểu thức.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu 1HSKG nhắc lại cách nhân nhẩm với 100, với 11; chia cho 10
- Yêu cầu HS làm bài(cột 1).
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
C. Củng cố dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS nghe
- HS nêu.
- 4HS lần lượt lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp (Em sáng làm câu a(dòng 1, 2; Em Thư hoàn thành BT1(dòng 1, 2) vào vở).
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: 
a, 2057 x 13 = 26741; 428 x 125 = 53500
b, 7368 : 24 = 307; 13498 : 32 = 421(26)
*HSKG nêu thêm:
3167 x 204 = 646068; 
285120 : 216 = 1320
- 1HS nêu.
- 2HS nêu.
- 1HS lên bảng giải, HS TB trở lên giải vào vở.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a, x = 35; b, x = 6265
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS KG nhắc lại.
- 1HS lên bảng giải, lớp giải vào vở(HSKG làm thêm cột 2 vào vở nháp).
- HS nhận xét bài trên bảng.
Kq: (HSKG nêu miệng kết quả cột 2)
13500 = 135 x 100
26 x 11 > 280
1600 : 10 < 1006
257 > 8762 x 0
320:(16x2) = 320:16:2
15 x 8 x 37=37 x15 x 8
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Giúp HS tham gia thực hành những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT, đảm bảo sức khoẻ để học tốt.
- Rèn luyện cho HS tích cực tham gia các công việc chung của trường, lớp..
- HSYếu: làm được được một số việc làm phù hợp với khả năng để BVMT ở nhà, trường học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- HS: Dụng cụ làm vệ sinh
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3p)
- Ở địa phương em thực hiện BVMT như thế nào?
- Gọi vài em đọc mục ghi nhớ SGK.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. Giảng bài(34p)
* HĐ 1: Vệ sinh lớp học 
- GV chia nhóm, phân chia công việc cho các nhóm:
- Yêu cầu HS ra thực hành
- GV theo dõi, nhắc nhở, quan sát chung
( Giúp đỡ HSYếu)
- Cho HS cất dọn đồ dùng rửa chân tay, vào lớp học:
- Giáo viên nhận xét giờ đánh giá chung từng tổ.
* HĐ 2: Nhận xét, đánh giá
- Em có nhận xét gì khi trường lớp sạch sẽ?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần, thái độ của HS tham gia lao động.
- 2HS trả lời.
- HS nghe
- Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên trong tổ:
- Nhóm 1: Quét lớp, lau bàn ghế trong lớp học.
- Nhóm 2: Lau bảng, lau cửa ra vào, cửa sổ lớp học.
- Nhóm 3: Dọn vê sinh trước lớp học
- HS cất đồ dùng, rửa chân tay.
- HS tự nêu
Chiều thứ 2
KINH THÀNH HUẾ.
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
+ Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
+ Sơ lược về cầu trúc của kinh thành: Thành có 10 cửa ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; Các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
* GDBVMT(Liên hệ): Vẻ đẹp của cố đô Huế – di sản văn hoá thế giới, giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bản đồ Việt Nam; Sưu tầm tranh ảnh về cố đô Huế.
- HS : Sưu tầm tranh ảnh về cố đô Huế.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3p)
- H: Nhà Nguyễn ra đời ra hoàn cảnh nào?
- H: Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài.(1p)
- GV treo bản đồ, yêu cầu HS lên tìm và chỉ vị trí Thừa Thiên Huế trên bản đồ.
- GV nhận xét và giới thiệu bài.
2.2. HĐ1: Quá trình XD kinh thành Huế.(15p)
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ nhà Nguyễn huy động ... đẹp nhất nước ta thời đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- Giáo viên tổng kết ý kiến của học sinh.
2.3. HĐ 2: Vẻ đẹp của kinh thành Huế(15p)
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp một trong những công trình ở kinh thành Huế).
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên trình bày.
- Giáo viên kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11/12/1993, UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản văn hóa thế giới.
3. Củng cố, dặn dò.(1p)
 H: Em có nhận xét gì về kinh thành Huế?
 Ngoài ra, em còn biết những di sản văn hoá nào nữa?
- H: Chúng ta cần làm gì để giữ gìn các di sản của đất nước?
- Gọi vài em đọc phần nội dung in đậm trong SGK.
- Về nhà tìm hiểu thêm về kinh thành Huế, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học tập.
- Nhận xét tiết học.
-  ... i" là trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó dùng để giải thích nguyên nhân của sự việc vương quốc nọ buồn chán kinh khủng.
2.3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. GV nhận xét, sửa chữa, khen ngợi học sinh hiểu bài tại lớp.
2.4. Luyện tập(20p)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS gạch chân dưới các trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong câu.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Hỏi: Bộ phận "chỉ ba tháng sau" trong câu a là gì?
- Kết luận: Trong một câu cũng có thể sử dụng nhiều trạng ngữ. Mỗi trạng ngữ đều có ý nghĩa riêng bổ sung ý nghĩa cho câu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đặt câu trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét, biểu dương.
3. Củng cố dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời.
- HS nghe
- 1 HS đọc thành tiếng.
- N2: Trao đổi, thảo luận, làm bài.
- HS nêu: Trạng ngữ: "vì vắng tiếng cười" bổ sung ý nghĩa nguyên nhân cho câu.
- Trạng ngữ: "vì vắng tiếng cười" trả lời cho câu hỏi: Vì sao vương quốc nọ buồn chán kinh khủng?
- Lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp, ví dụ:
+ Nhờ siêng năng, Bắc đã vươn lên đầu lớp.
+ Tại lười học nên bạn ấy bị điểm kém.
+ Vì không mang áo mặc nên Lan bị cảm.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS còn lại làm vào VBT.
- Nhận xét chữa bài cho bạn (nếu sai).
- Đáp án.
a) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, cậu vượt lên đầu lớp.
b) Vì rét, những cây lan trong chậu sắt lại.
c) Tại Hoa mà tổ không được khen.
+ Bộ phận "chỉ ba tháng sau" là trạng ngữ chỉ thời gian.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm trên bảng phụ, HS còn lại làm bài trong VBT
- Nhận xét và chữa bài cho bạn (nếu sai).
- Chữa bài (nếu sai)
a) Vì học giỏi, Nam đợc cô giáo khen.
b) Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
Hoặc: Tại mải chơi, Tuấn không làm bài tập.
- 1 HS đọc.
- 1HS lên bảng làm. HSTB trở lên làm vào vở(HSkhá đặt 2 câu, HSGiỏi đặt 3 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời các câu hỏi khác nhau)
- Nhận xét.
- 3 đến 5 HS tiếp nối đọc câu mình đặt.
Toán (chiều)
LUYỆN TẬP
I.. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ, nhân, chia và tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra:
2. Bài mới: - Giới thiệu bài
 - Hướng dẫn bài
Bài 1: Đặt tính rồi tính (163)
- HD HS làm bài.
- GV theo dõi nhắc nhở
- Nhận xét chữa bài – chữa bài
Bài 2: Tìm x
- GV ghi bảng
- HD HS làm
- GV theo dõi nhắc nhở
Bài 3; (HS khá giỏi làm ) Bài 2 trang 95 NC lớp 4
-HD làm bài
- GV chấm - nhận xét chữa bài
3. Củng cố dặn dò: (1p)
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò
- Lắng nghe
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở – 3HS lên bảng làm
 2057 7368 24
 x 13 0168 307 
 6171 00
 2057
 26741
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở - 2HS lên bảng làm
40 x X = 1400
 X = 1400 : 40
 X = 35
- HS nhận xét
-HS làm bài vào vở
- 2 em lên bảng chữa bài
x +420 – 1007 = 2683
x+420 = 2683 +1007
x+420 = 3590
x= 3590 - 420 
x =3170
- Học bài – chuẩn bị bài sau
Tiếng việt (Tập làm văn)
MIÊU TẢ CON VẬT.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập và củng cố kiến thức về văn miêu tả đồ vật.
- Viết được bài văn miêu tả cái bàn học ở trường hoặc ở nhà của HS.
II. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra(3p)
 H: Cấu tạo bài văn miêu tả Con vật gồm có mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài(1p)
2) Tìm hiểu đề bài:(3p)
- GV chép đề bài lên bảng: Tả con vật mà em yêu thích
H: Đề bài thuộc loại văn nào?
 H: Nội dung miêu tả là gì?
- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
3) HS làm bài.(30p)
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài.
4) Chấm chữa bài.(5p)
- GV chấm 3 đến bốn bài viết của HS.
- GV nhận xét, chữa lỗi chung.
5) Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nối tiếp nhau trả lời.
- HS nghe
- HS đọc đề bài.
- Văn miêu tả con vật.
- tả con vật mà em yêu thích
- HS viết bài văn vào vở.
- HS đổi vở, đọc và tham khảo bài của nhau.
Thứ 6 ngày 22 tháng 4năm 2011
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, 
KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT.
I. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập.
- Bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: 2 bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(2p)
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng con vật, hoạt động con vật.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. Hướng dẫn làm bài tập(35p)
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
H. Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng?
- Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp.
- Gọi học sinh phát biểu.
H. Hãy xác định đoạn mở bài và kết bài trong bài văn Chim công múa?
H. Để biến đổi mở bài và kết bài trên thành mở bài trực tiếp và kết bài không mở rộng em chọn những câu văn nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Bài 2, bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét chữa bài cho học sinh.
- Gọi học sinh dưới lớp đọc bài làm.
Ví dụ: Cả gia đình em đều yêu quí súc vật. Nhà em nuôi mèo, cá cảnh, chim và cả 2 con chim sáo hát rất hay. Nhưng người bạn thân thiết, hay đón em từ cổng khi em đi đâu về là cún con.
3. Củng cố, dặn dò(2p)
- H: Nêu cách mở bài gián tiếp, mở bài trực tiếp.
- H: Nêu cách kết bài mở rộng, cách kết bài không mở rộng?
- Dặn: Về nhà hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật vào vở.
- Nhận xét tiết học.
- HS1: Đọc đoạn văn tả hình dáng.
- HS2: Đọc đoạn văn tả hoạt động con vật.
- HS nghe
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Mở bài trực tiếp là giới thiệu luôn con vật định tả; Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi mới dẫn đến con vật định tả; Kết bài mở rộng: Nói cảm nghĩ của mình về con vật, lợi ích của con vật, có kèm theo lời bình; Kết bài không mở rộng: nói lợi ích và tình cảm của mình với con vật.
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi.
- Tiếp nối nhau trả lời.
+ Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn hoa khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mua công múa.
+ Kết bài: Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
+ Đây là kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
+ Mùa xuân là mùa công chúa.
Chim công quả là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 2 em làm trên bảng nhóm, HS còn lại làm vào vở(HSY làm bài 2)
- 2HS làm trên bảng nhóm lên trình bày.
- 2 em đọc mở bài và kết bài của mình.
Ví dụ: Cún con đã sống với gia đình em gần được một năm rồi. Nó rất ngoan ngoãn, chẳng bao giờ ra khỏi cổng. Em hy vọng khi nó lớn lên nó cũng biết vâng lời chủ và trung thành hơn. Chẳng thế mà ai cũng nói chó là con vật rất trung thành và tình nghĩa.
- 1HS nhắc lại.
- Một HS nhắc lại.
Tiếng anh 
Cô Chi lên lớp
Toán
ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (TIẾP).
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện được cộng, trừ phân số.
- Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS nêu cách cộng, trừ các phân số.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
II. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2.Hướng dẫn làm bài tập.(35p)
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài(Mỗi dãy HS làm một phép tính ở câu a và một phép tính ở câu b).
- HD chữa bài, Lưu ý HS khá giỏi áp dụng cách quy đồng một phân số, sau đó rút gọn đến phân số tối giản.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2:
(Thực hiện tương tự bài 1)
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Gọi HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết.
- Yêu cầu HS làm bài(HSTB làm 2 câu, HSKG làm cả BT3).
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe
- 1HS nêu yêu cầu.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
- HSY: Chọn một phép tính cộng và một phép tính trừ để làm vào vở.
- 1HS nêu yêu cầu.
- 3 HSKG nêu.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a) + x = 1; b, - x = 
 x = 1 - x = - 
 x = x = 
c, x - = 
 x = + 
 x = 
SHTT
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP-SINH HOẠT LỚP.
I. Yêu cầu.
1) Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Thi vẽ tranh đề tài môi trường.
2) Sinh hoạt lớp: Nhận xét, đánh giá hoạt động thi đua trong tuần 32; Phổ biến kế hoạch tuần 33.
II. Đồ dùng dạy – học:
- HS: Giấy vẽ, bút màu
III. Hoạt động dạy - học.
HĐ1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
* Thi vẽ tranh đề tài môi trường: 
- GV nêu yêu cầu: Vẽ tranh theo chủ đề " Hãy bảo vệ màu xanh quê hương", mỗi nhóm vẽ một tranh.
- GV chia nhóm:
- GV nhận xét chung.
- GV nhận xét HĐ1.
- HS lắng nghe.
- HS chia thành 3 nhóm.
- 3 nhóm thực hiện công việc đã phân công.
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu ý tưởng bức tranh của nhóm.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
HĐ2: Sinh hoạt lớp.
a, Nhận xét hoạt động tuần 32.
GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động của học sinh (Do lớp phó phụ trách học tập ghi), căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS để nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt:
- Đạo đức.
- Chuyên cần.
- Học tập.
- Trực nhật, lao động, vệ sinh.
- Ý thức trong các mặt: xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ...
c, Xếp loại thi đua: GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua.
d, Phổ biến kế hoạch tuần 33:
- Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tăng cường phụ đạo cho HS yếu.
- Tập trung ôn tập để chuẩn bị khảo sát kiểm định chất lượng.
- Căn cứ tình hình thực tế, kế hoạch Nhà trường để phổ biến kế hoạch trong tuần tiếp theo cho HS.
*************************************
Chiều thứ 6
Âm nhạc, mĩ thuật, thể dục
Các thầy cô bộ môn lên lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_32_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_c.doc