Giáo án Khối 4 - Tuần 35 (Chuẩn kiến thức hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 35 (Chuẩn kiến thức hay nhất)

Khoa học: (67)

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC

I. Mục đích yêu cầu:

 Sau bài học, HS biết :

1. Kiến thức: Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.

2. Kĩ năng: Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác bảo vệ môi trường không khí và nước.

II. Đồ dùng dạy - học

- Hình trang 138,139 SGK.

 III. Hoạt động dạy học

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 35 (Chuẩn kiến thức hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
Ngày soạn:9/5/2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2009.
Tiết 1
Chào cờ
Tiết 2 :
Tập đọc:( tiết 69)
Ôn tập cuối học kì 2 .( Tiết 1)
I. Mục đích ,yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp đọc hiểu : Học sinh đọc trôi chảy các bài tập đã học từ tuần 19 đến hết kì II, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu; giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật và trả lời 1 - 2 câu hỏi về nội dung bài.
2. kiến thức: Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu kiểu câu kể ( Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? để củng cố khắc sâu kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ trong từng kiểu câu kể.
3.Thái độ : HS có ý thức tự giác ôn bài.
 II. đồ dùng dạy học. 
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc, học thuộc lòng đã học từ tuần 19 - 34.
- Phiếu học tập to cho nội dung bài 2.
III/ các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
Y/c HS đọc tên bài tơ, bài văn, kịch đã học từ tuần 11-17.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
 b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài.
- Y/c HS bốc bài và đọc các bài từ tuần 19 - 34
- GV kết hợp hỏi nội dung bài đã học.( Đặt câu hỏi về đoạn , nội dung bài hoặc nhân vật....)
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
 c) Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Y/c HS nhớ lại đặc điểm của các kiểu câu kể. VN và CN trong từng kiểu câu kể.
-Y/c HS làm bài vào vở bài tập, đại diện chữa bài.
- GV gợi ý hướng dẫn HS hoàn thành bài .
- GV và HS cùng chữa lại bài.
3 . Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ôn lại một số bài đã học để giờ sau kiểm tra tiếp
- Dặn HS xem trước kiến thức đã học về trạng ngữ.
-3- 4 em đọc tên bài.
-HS bốc bài và đọc bài rồi trả lời câu hỏi mà GV đưa ra. 
- Vài HS nêu lại.
- HS tự hoàn thành bài và đại diện chữa bài.
- HS tự làm bài theo nhóm, đại diện làm phiếu to để chữa bài.
Tiết 2: 
Toán:(tiết 171)
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính và giải bài toán.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (176): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (177): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (177): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (177): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hớng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5 (177): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*VD về lời giải:
a) 1 x = x 
b) kết quả: 
c) 24,6
d) 43,6
*Kết quả:
8/3
1/5
*Bài giải:
 Diện tích đáy của bể bơi là:
 22,5 x 19,2 = 432 (m2)
 Chiều cao của mực nước trong bể là:
 414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước trong bể là 5/4.
 Chiều cao của bể bơi là:
 0,96 x = 1,2 (m)
 Đáp số: 1,2 m.
*Bài giải:
a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ)
 Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:
 8,8 x 3,5 = 30,8 (km)
b) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:
 7,2 - 1,6 = 5,6 (km/giờ)
T. gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8 km là:
 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
 Đáp số: a) 30,8 km ;
 b) 5,5 giờ.
*Bài giải:
 8,75 x X + 1,25 x X = 20
 (8,75 + 1,25) x X = 20
 10 x X = 20
 X = 20 : 10
 X = 2
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tiết 4 :
Khoa học: (67)
Tác động của con người 
đến môi trường không khí và nước
I. Mục đích yêu cầu: 
 Sau bài học, HS biết :
1. Kiến thức: Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
2. Kĩ năng: Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác bảo vệ môi trường không khí và nước.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 138,139 SGK.
 III. Hoạt động dạy học 
Giáo viên
Học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp?
 2. Bài mới.
 HĐ1. Giới thiệu bài. 
 HĐ2 . Quan sát và thảo luận:
 * Mục tiêu: HS biết nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. 
 * Cách tiến hành.:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm quan sát H1, 2 ,3,4,5 trang 138- 139 SGK và thảo luận câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. 
- Quan sát H3,4,5 trang 139 SGK và thảo luận các câu hỏi:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đẵm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ ?
 + Tại sao 1 số cây trong H5- 139 SGK bị trụi lá ? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước ? 
 Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Mời các nhóm đại diện trình bày kết quả thảo luận.
 * GV kết luận nội dung trên. 
 HĐ3:Thảo luận 
*Mục tiêu: Giúp HS:
+ Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
+ Nêu được tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
 * Cách tiến hành: 
 Bớc 1. Làm việc theo nhóm đôi.
 GV nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
+ Liên hệ những việc làm của ngời dân ở địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.
+ Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
Bớc 2: Làm việc cả lớp.
 - Mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận
 GV đa ra kết luận về tác hại của những việc làm trên.
- Một số HS nêu.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc.
- Đại diện các nhóm báo cáo kq thảo luận
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS thảo luận .
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- HS khác nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò.
- liên hệ nhắc nhở HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nước và không khí.
- Nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
***********************************************************************
Ngày soạn: 10/5/2009
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2009.
Tiết 1:
Chính tả:( tiết 35)
Ôn tập cuối kì II ( Tiết 2).
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiểm tra đọc lấy điểm 
- Lập bảng tổng kết về trạng ngữ( TN chỉ nơi chốn, TG, NN, mục đích, phương tiện)
II. Đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- 2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài.
- Y/c HS bốc bài và đọc các bài từ tuần 19 - 34
- GV kết hợp hỏi nội dung bài đã học.( Đặt câu hỏi về đoạn , nội dung bài hoặc nhân vật....)
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
c) HD học sinh làm BT.
* Bài 2: 
- TN là gì?
- Có những loại trạng ngữ nào? mỗi loại cho 1 ví dụ?
- Mỗi loại trạng ngữ trả lời cho những câu hỏi nào?
- GV nhận xét và bổ sung.
- Gọi HS đọc câu mình đặt
- GV nhận xét và sửa chữa
- HS bốc bài và đọc bài.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
- 2 em đọc y/c của bài.
- HS lần lượt trả lời
- HS làm việc theo nhóm, đại diện gắn bài, chữa bài trên bảng.
- HS đọc.
4. Củng cố, dặn dò.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
-Y/c HS ôn bài và làm bài trong vở bài tập.
Tiết 2: 
Toán:(tiết 172)
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố tiếp về tính giá trị của biểu thức ; tìm số trung bình cộng ; giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm, toán chuyển động đều.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (176): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (177): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hớng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (177): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (177): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hớng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 5 (177): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
0,08
9 giờ 39 phút 
Giải
a) Số trung bình cộng của 19,34 và 46 là:
( 19 + 34 + 46 ) : 3 = 33
b) Số trung bình cộng của 2,4 ; 3,7 ; 3,5 và 3,8 là:
( 2,4 + 3,7 + 3,5 + 3,8) : 4 = 3,1
 *Bài giải:
Số HS gái của lớp đó là: 
 19 + 2 = 21 (HS)
Số HS của cả lớp là: 
 19 + 21 = 40 (HS)
Tỉ số phần trăm của số HS trai và số HS của cả lớp là:
 19 : 40 = 0,475 = 47,5%
Tỉ số phần trăm của số HS gái và số HS của cả lớp là:
 21 : 40 = 0,525 = 52,5%
 Đáp số: 47,5% và 52,5%.
*Bài giải:
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện tăng thêm là:
 6000 : 100 x 20 = 1200 (quyển)
Sau năm thứ nhất số sách của thư viện có tất cả là:
 6000 + 1200 = 7200 (quyển)
Sau năm thứ hai số sách của thư viện tăng thêm là:
 7200 : 100 x 20 = 1440 (quyển)
Sau năm hai nhất số sách của thư viện có tất cả là:
 7200 + 1440 = 8640 (quyển)
 Đáp số: 8640 quyển.
*Bài giải:
Vận tốc dòng nước là:
 (28,4 - 18,6) : 2 = 4,9 (km/giờ)
Vận tốc của tàu thuỷ khi nước lặng là:
 28,4 - 4,9 = 23,5 (km/giờ)
 (Hoặc : 18,6 + 4,9 = 23,5 (km/giờ))
 Đáp số: 23,5 km/giờ ; 4,9 km/giờ.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập
Tiết 3 :
Luyện từ và câu:(tiết 69)
ôn tập tiết 3
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiểm tra đọc lấy điểm 
- Lập bảng thống kê về tình hình phát triển giáo dục ở nước ta và rút ra những nhận xét về tình hình giáo dục ở nước ta.
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL ( như tiết 1)
Bảng phụ kẻ sẵn bảng tổng kết
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- 2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
-Y/c HS lên bốc thăm các bài tập đọc, học thuộc lòng, sau đó chuẩn bị 1-2 phút, rồi đọc bài.
-  ... S giới thiệu những việc làm của cá nhân thể hiện tinh thần giúp đỡ người có công với cách mạng ở địa phương
* Mục tiêu: HS thể hiện lòng biết ơn những ngời đã có công với cách mạng.
* Cách tiến hành:
Bước1:
- HS làm việc cá nhân trên phiếu học tập ghi lại những việc đã làm để giúp đỡ những người có công với cách mạng ở địa phương.
Bước2:
- GV kết luận, tuyên dương những HS có những việc làm có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
Hoạt động 2: Thi tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao về chủ đề biết ơn những người có công với cách mạng
- Tổ chức hoạt động nhóm, các nhóm thi tìm thành ngữ, tục ngữ, ca dao về chủ đề biết ơn những người có công với cách mạng- ghi phiếu học tập
- HS làm bài vào vở
- Đại diện một số cá nhân trình bày bài, nêu rõ mục đích, lí do và ý nghĩa của những việc làm đó
- Cả lớp theo dõi và bổ sung.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét và đánh giá thi đua.
3. Hoạt động tiếp nối
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm có ý thức học tập tốt, tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi. Dặn về học bài; ôn các bài đạo đức đã học.
Tiết 4:
Toán:( tiết 175)
Tuần 35
Ngày soạn:9/5/2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2009.
Tiết 2:
Toán:
ôn tập tiết 170
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS các phếp tính về công, trừ, nhân, chia các số.
- Củng cố về giải toán có lời văn và giải toán về tỉ số phần trăm.
II. Lên lớp:
1. Bài cũ:
- HS nhắc lại cách nhân, chia các số thập phân.
2. Bài ôn:
a) Giới thiệu bài:
b) HD học sinh làm bài tập:
* Bài 1:
a) 26,84 x 3,4 = 91,256 ; 409,5 x 2,04 = 835,38 
 1,665 : 0,45 = 3,7 ; 19,152 : 5,32 = 3,6 
b) ; ;
 ; 
c) 5 giờ 45 phút x 3 = 15 gìơ 135 phút 
 = 17 giờ 17 phút
18 gìơ : 12 = 1,5 giờ
- GV nhận xét .
* Bài 2: Tìm x
a) 0,24 x X = 3 ; b) X : 3,5 = 2
 X = 3 : 0,24 X = 2 x 3,5 
 X = 12,5 X = 7
c) 8,4 : X = 6 ; d) 0,1 x X = = 0,5
 X = 8,4 : 6 X = 0,5 : 1,5 
 X = 1,4 X = 5
- GV nhận xét .
* Bài 3: 
Bài giải
Số phần trăm của diện tích đất tròng hoa là:
100 % -( 55 % + 30 %) = 15 %
Diện tích đất trồng hoa của huyện đó là: 
 Đáp số: 1080 ha
* Bài 4: 
Bài giải
So với số tiền vốn thì 600 000 đồng bằng:
100% + 25 % = 125 %
 Số tiền vốn bỏ ra là:
 = 480 000 ( đồng)
 Đáp số: 480 000 đồng
- GV chấm và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- HS lên chữa bài, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- HS lên chữa bài, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- 1 HS làm bảng phụ , treo bảng chữa bài
- HS nhận xét và sửa chữa.
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
3. Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về ôn và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 17/5 2009
 Thứ 3 ngày 19 tháng 5 năm 2009
Tiết 1:
Tiếng việt 
Ôn tập về tả người.
Đề bài: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
I.Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng cho bài văn tả người . Trình bày rõ ràng mạch lạc, tự nhiên và tự tin.
2. Kiến thức: Ôn tập củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả người mới gặp lần đầu nên có thể người đó gây ấn tượng sâu sắc cho em về ngoại hình hoặc tính cách đặc biệt - một dàn ý đủ ba phần ; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV 3 tờ phiếu to cho HS lập dàn bài.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới. 
a) .Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài tập..
*Bài tập 1: 
- Một HS đọc nội dung y/c của đề bài.
- GV và HS cùng phân tích để gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề.
- Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Tổ chức cho HS lập dàn ý.
+ Mời HS đọc gợi ý SGK.
+ Gv nhắc nhở HS : Dàn ý bài văn tả người cần xây dựng theo gợi ý SGK song các ý cụ thể phải thể hiện sự quan sát riêng của mỗi em , giúp các em có thể dựa vào dàn ý để tả ngời đó ( Trình bày miệng)
 Vì đây là người mà em chỉ gặp một lầm ( có thể là khách đến nhà em chơi, có thể là ngời em gặp ngoài đường, có thể là ngời em gặp khi đén trường nhưng người đó đã để lại ấn tợng sâu sắc nhất cho em về ngoại hình hoặc cử chỉ, lời nói...
- HS tự sửa dàn ý và hoàn chỉnh bài..
- Y/c dựa vào dàn ý vừa lập , từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm ( Tránh đọc dàn ý ) mà trình bày ngắn gọn .
- Mời HS đại diện trình bày trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt.
- Y/c các em về nhà hoàn chỉnh bài và viết vào vở.
- 1 em đọc đề bài, HS theo dõi.
- HS đại diện trả lời.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- HS viết nhanh dàn ý theo gợi ý.3 em viết vào phiếu to để chữa bài.
- Một số HS lên bảng trình bày miệng trớc lớp.
- HS trao đổi thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày diễn đạt và chọn ra bạn trình bày hay nhất.
Tiết 2:
Toán
Ôn một số dạng toán đã học.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức: Củng cố lại cách giải một số dạng toán điển hình
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải toán, cách trình bày bài giải dạng toán có lời văn.
3.Thái độ: Giáo dục HS chủ động lĩnh hội kiến thức,tự giác làm bài,vận dụng tốt thực tế.
II. Đồ dùng dạy học.
Luyện giải toán, 501 bài toán đố.
III. Các hoạt động dạy học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:GV nêu mục đích y/c của tiết học
b) Giảng bài.
 * Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
*Bài 1: Trong bãi để xe có tất cả 195 chiếc xe gắn máy và xe đạp. Biết rằng số xe gắn máy gấp 4 lần số xe đạp, tính số xe mỗi loại.
- GV giúp HS nắm đợc dạng toán và cách giải.
- GV gợi ý giúp đỡ HS trung bình vẽ sơ đồ và tìm hướng giải.
- Củng cố lại cách làm dạng toán, tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
*Bài 2: Một người thợ mộc ca một cây gỗ dài 12 m thành những đoạn dài 15 dm. Mỗi lần ca hết 6 phút. Thời gian nghỉ tay giữa hai lần ca là 2 phút. Hỏi người ấy ca xong cây gỗ hết bao nhiêu thời gian?
- Y/c HS đọc đề bài, xác định dạng toán trồng cây, tính số lần ca rồi thời gian để ca xong khúc gỗ?
- GV gợi ý giúp HS yếu hoàn thành bài.
- GV nhận xét và củng cố lại cách làm bài.
*Bài 3: ở một công trường, một tổ 5 ngời đập trong một ngày đợc 13 m3 đá. Hỏi cũng với năng suất ấy, 70 người đập trong một ngày đợc bao nhiêu mét khối đá?
- Mời HS đọc bài, 1 em lên tóm tắt bài toán.
5 người : 13 m3 
70 người : .....m3.
- Mời HS suy nghĩ nêu cách giải.
*Bài 4: Muốn đào một cái ao nuôi cá, 15 người phải làm việc trong 12 ngày. Hỏi nếu muốn đào gấp cho xong trong 4 ngày thì cần đến bao nhiêu người? ( Sức đào như nhau) ( Hãy giải bằng hai cách.)
- Mời HS đọc kĩ đề bài, phân tích bài và thảo luận nhóm đôi.
- GV củng cố lại 2 cách giải: C1 : Dùng tỉ số.
 C2: Rút về đơn vị.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
-HS đọc kĩ bài rồi làm bài, xác định dạng toán rồi tự làm bài
- Đại diện 1 em lên chữa bảng.
- HS đọc kĩ yêu cầu của bài. và dựa vào gợi ý để tự làm bài, đại diện làm bảng phụ chữa bài. 
- HS yếu nghe theo sự hớng dẫn của GV để hoàn thành bài.
- HS đọc kĩ đề bài, xác định y/c của bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- Vài em nêu cách giải.
- HS thảo luận nhóm đôi và tìm cách giải, đại diện 2 nhóm làm phiếu to chữa bài.
3. Củng cố dặn dò.
- Mời HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về nhà ôn bài
Tiết 3:
Đạo đức:(tiết 34)
Thực hành cuối học kì II và cuối năm
I. Mục tiêu
- ôn tập củng cố nội dung, chơng trình môn Đạo đức lớp 5.
- Thông qua môn học hình thành nhân cách con ngời HS mới, có kĩ năng ứng xử tốt trong mọi tình huống.
- Biết đồng tình ủng hộ và tham gia những việc làm đúng, phê phán ngăn chặn những hành vi sai trái.
II. Tài liệu và phơng tiện: SGK Đạo đức lớp 5
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số làng nghề truyền thống ở địa phơng mà em biết?
- Kể tên các bài đạo đức đã học ở học kì II?
- Cả lớp và GV nhận xét đánh giá và cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Hớng dẫn HS thực hành: ôn tập nội dung các bài ở học kì II
* Bài 9: Em yêu quê hơng
- Nêu những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hơng?
- Em sẽ làm gì thể hiện tình yêu quê hơng?
* Bài 10: Uỷ ban nhân dân xã (phờng) em
- Nêu một số việc làm của Uỷ ban nhân dân xã (phờng)?
- Nêu một số hành vi, việc làm phù hợp khi đến Uỷ ban nhân dân xã (phờng)?
* Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Nêu một số mốc thời gian và địa danh liên quan đến những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc ta?
- Để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hơng đất nớc mỗi chúng ta cần phải làm gì?
* Bài 12: Em yêu hoà bình
- Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
- Nêu một số hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới?
* Bài 13: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc
- Em có hiểu biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc?
- Kể một số việc làm của Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em?
* Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Nêu một số vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con ngời?
- Nêu một số việc làm đúng góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
* HS thảo luận trả lời các câu hỏi
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Liên hệ giáo dục HS.
3. Hoạt động tiếp nối
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối học kì II.
Tiết 4:
Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu:
Giúp các em thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình.
HS có hướng sửa chữa khuyết điểm.
II/ Nhận xét chung.
GV cho các tổ trưởng nhận xét.
Lớp trưởng nhận xét.
GV nhận xét chung.
+ Các em đã có ý thức học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
+ Nhiều em có ý thức luyện viết và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập rất tốt.
+ Các em thực hiện tốt nền nếp của trường, lớp.
+ Trang phụ gọn gàng, đẹp.
+ Vệ sinh trường lớp và khu vực được phân công sạch sẽ.
+ Còn một số em vẫn chưa chăm học,các em này cần cố gắng sang tuần sau chăm học hơn.
+ Không có hiện tượng nghỉ học không phép.
+ Trên đây là một số nhận xét của cô . HS cho ý kiến.
III/ Phương hướng tuần 16:
Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
Nghỉ học có lí do.
Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
Mặc áo trắng, quần sẫm màu, mũ ca lô vào thứ hai.
***********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_35_chuan_kien_thuc_hay_nhat.doc