Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)

TOÁN

 TIẾT 16

SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I – Mục tiêu :

- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.

- HS ham thích học toán.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Khởi động:

Bài cũ: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Bài mới:

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 288Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 ( Từ ngày 12/9 đến 16/9)
Thứ/ngày
Tiết
PPCT
 Môn
Tên bài dạy
Tích hợp
Thứ hai
12/9
1
2
3
4
5
6
7
16
4
4
Tập đọc
Thể dục
Toán 
Lịch sử
Đạo đức
HĐTT
Một người chính trực
So sánh và xếp thứ tữ các số tự nhiên
Nước Âu Lạc
Vượt khĩ trong họpc tập (T2)
( GDKNS)
Thứ ba
13/9
1
2
3
4
5
6
4
7
17
4
Tin học
Anh văn
Chính tả
LT&Câu
Toán 
Kỹ thuật
Truyện cổ nước mình
Từ ghép và từ láy
Luyện tập
Khâu thường
Thứ tư
14/9
1
2
3
4
5
8
7
18
7
Tập đọc
Tập làm văn
Anh văn
Toán 
Khoa học
Tre Việt Nam
Cốt truyện
Yến – Tạ - Tấn
Tại sao cần phải ăn phối hợp
 nhiều loại thúc ăn
( BVMT:BP)
( GDKNS)
Thứ năm
15/9
1
2
3
4
5
8
19
8
4
4
LT&Câu
Toán
Khoa học
Địa lí 
Kể chuyện
Luyện tập từ láy và từ ghép
Bảng đo đơn vị khối lượng
Tại sao cần phải ăn phối hợp đạm động vật và thực vật
HĐSX của người dân ở HLS
Một nhà thơ chân chính
( BVMT:BP; 
TKNL: LH )
Thứ sáu
16/9
1
2
3
4
5
8
20
Tập làm văn
Toán
Anh văn
GDNGLL
SHL
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Giây – Thế kỉ
NS :9/9
Thứ hai12/9
TẬP ĐỌC
TIẾT 7
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC 
( GDKNS )
I – Mục tiêu :
- Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu ND ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). GDKNS : Xác định giá trị, Tự nhận thức về bản thân, Tư duy phê phán.
- GDHS tính trung thực.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh minh học bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết đọan văn cần hướng dẫn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Khởi động: Hát 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
a. Khám phá: HS quan sát tranh nêu nhận xét GV chốt lại ghi tựa bài: Một người chính trực.
b. Kết nối:
Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Luyện đọc: 
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Cao Tông.
+Đoạn 2: Tiếp theo tới thăm Tô Hiến Thành được.
+Đoạn 3: Phần còn lại
+Kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
 Tìm hiểu bài:
+ GV chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt ) và trả lời câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp . GV điều khiển lớp đối thoại và tổng kết.
 Các hoạt động cụ thể:
Đoạn này kể chuyện gì ?
 (Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua )
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
(Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu lập thái tử Long Cán lên làm vua.)
Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông? 
(Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông. )
Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
(Quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá.)
Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
(Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành nhưng không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử. )
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? 
Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình. 
Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành
Vì những người chính trực luôn đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được những điều tốt cho dân cho nước.
 Đại diện nhóm nêu câu hỏi để các nhóm khác trả lời.
c. Thực hành :
 Hướng dẫn đọc diễn cảm
- HS nối tiếp nhau đọc cả bài.
+ GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- GV đọc mẫu
-Từng cặp HS luyện đọc 
-Một vài HS thi đọc diễn cảm: “Một hôm  tiến cử Trần Trung Tá . ”
Học sinh đọc 2-3 lượt.
Học sinh đọc.
Các nhóm đọc thầm.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
HS đọc đoạn 1.
HS đọc đoạn 2.
HS đọc đoạn 3.
4 học sinh đọc 
HS thi đọc. 
d. Vận dụng : Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao? : 
TOÁN
 TIẾT 16
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I – Mục tiêu :
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh 2 số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
- HS ham thích học toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên 
Trường hợp hai số đó có số chữ số khác nhau: 100 – 99
+ số 100 có mấy chữ số?
+ Số 99 có mấy chữ số?
+ Em có nhận xét gì khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số không bằng nhau?
 Số nào có nhiều chữ số lớn hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: 
+ GV nêu ví dụ: 25136 và 23894
+ Yêu cầu HS nêu số chữ số trong hai số đó?
Cho HS so sánh từng cặp số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải như SGK và kết luận 23894 > 25136
GV kết luận: Hai số có số chữ số bằng nhau và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
+ GV vẽ tia số lên bảng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét 
Nhận xét : 
Trong dãy số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8,số đứng trước bé hơn số đứng sau.
Trên tia số : Số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn (VD: 2 < 5)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định
GV đưa bảng phụ có viết nhóm các số tự nhiên như trong SGK
Yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn & theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con.
Tìm số lớn nhất, số bé nhất của nhóm các số đó?
Vì sao ta xếp được thứ tự các số tự nhiên?
GV chốt ý.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: (cột1)HS làm bài rồi chữa bài 
Bài tập 2: (a,c) HS làm bài rồi chữa bài
Bài tập 3: (a) HS làm bài rồi chữa bài
* Bài tập làm thêm : BT2b;3b.
HS nêu
HS nêu
HS nêu
HS làm việc với bảng con
Ta xếp được thứ tự các số tự nhiên vì bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên.
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
Điền dấu:
1234. 999
8754.87540
39680.39000+680
Xếp từ bé đến lớn
8316; 8136; 8361
64831; 64813; 63841
Xếp từ lớn đến bé
1942; 1978; 1952; 1984
BT2b; 5724; 5740; 5742.
BT3b:1969; 1954; 1943; 1969.
Củng cố - Dặn dò: 
Nêu cách so sánh hai số tự nhiên? 
LỊCH SỬ
TIẾT 4
NƯỚC ÂU LẠC
I - Mục tiêu :
- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc:
 - Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc . Thời kỳ đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi: nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
- Thể hiện lòng kính trọng những người đạt thành tựu lớn trong thời kì này.
II Đồ dùng dạy học :
- Hình ảnh minh hoạ
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ .
- Phiếu học tập của HS 
Họ và tên: .
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền dấu x vào ô o để chỉ những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt.
o Sống cùng trên một địa điểm
o Đều biết chế tạo đồ đồng
o Đều biết rèn sắt 
o Đều trồng lúa và chăn nuôi
o Tục lệ nhiều điểm giống nhau
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động: Hát
2. Bài cũ: Nước Văn Lang
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm phiếu học tập
- GV hướng dẫn HS kết luận: Cuộc sống của người Âu Việt & người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
- Thành tựu lớn nhất của người dân Âu Lạc là gì?
GV (hoặc HS) kể sơ về truyền thuyết An Dương Vương
GV mô tả về tác dụng của nỏ & thành Cổ Loa (qua sơ đồ)
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc SGK
Các nhóm cùng thảo luận các câu hỏi sau:
+ Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
- GV nhấn mạnh: Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà bởi vì âm mưu nham hiểm của Triệu Đà & cũng bởi vì sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
- HS có nhiệm vụ điền dấu x vào ô o để chỉ những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Lạc Việt & người Âu Việt
- Xây thành Cổ Loa & chế tạo nỏ.
HS đọc to đoạn còn lại
- Do sự đồng lòng của nhân dân ta, có chỉ huy giỏi, có nỏ, có thành luỹ kiên cố.
HS trả lời & nêu ý kiến của riêng mình
4.Củng cố Dặn dò: - Em học được gì qua thất bại của An Dương Vương?
ĐẠO ĐỨC
 TIẾT 4
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP ( T2 )
( Đã soạn )
NS :10/9
Thứ ba 13/9
CHÍNH TẢ
TIẾT 4
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I - Mục tiêu :
- Nhớ –viết đúng 10 dòng thơ đầu và trình bày bài CT sạch sẽ; Biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT2 (b).
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Bút dạ quang và một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Khởi động : Kiểm tra dụng cụ học tập hoặc hát. 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Truyện cổ nước mình 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG ...  GDHS tính trung thực, dũng cảm đấu tranh lẻ phải.
II – DỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to tranh nếu có điều kiện).
Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1 (a, b, c, d). 
III – HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A – Bài cũ
B – Bài mới 
Giới thiệu bài
Hướng dẫn hs kể chuyện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
*Hoạt động 1:GV kể chuyện
Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự bạo ngược của nhà vua và nỗi thống khổ của nhân dân, khí phách của nhà thơ dũng cảm không chịu khuất phục sự bạo tàn. Đoạn cuối kể với nhịp nhanh, giọng hào hùng.
-Kể lần 1:Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
-Kể lần 2:Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
-Kể lần 3(nếu cần)
*Hoạt động 2:Hướng dẫn hs kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu hs nêu và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Chốt lại các ý đúng.
-Yêu cầu hs kể lại chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Chốt ý nghĩa câu chuyện.
-Tổ chức cho hs bình chọn hs kể tốt.
-Lắng nghe.
-Hs nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
-Nêu và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-Kể chuyện theo nhóm và thi kể trước lớp.
-Nêu ý nghĩa câu chuyện.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét.
NS : 11/9
Thứ sáu 16/9
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 8
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN .
I – Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý về nhân vật và chủ đề (SGK), xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi
- HS kể lại vắn tắt câu chuyện đó.
- GDHS tính trung thực, lòng hiếu thảo và tính nhẫn nại vượt khó.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa cho cốt truyện: nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm
Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm
Bảng phụ viết sẳn đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập phát triển cốt truyện
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hướng dẫn xây dựng cốt truyện
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu của đề bài
- Treo bảng phụ đề bài.
- Xác định yêu cầu của đề bài.
* Đề bài yêu cầu điều gì ?
* Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? (gạch chân yêu cầu đề bài)
- GV nhấn mạnh: Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho ở trên (ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, nàng tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Vì là xây dựng một cốt truyện (bộ khung cho câu chuyện) nên các em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể.
Hoạt động 2: Lựa chọn chủ đề cho câu chuyện
Cho HS dựa vào gợi ý (SGK) để chọn lựa chủ đề.
- GV nhấn mạnh: Từ đề bài đã cho, em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK đã gợi ý sẵn 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực) để các em có hướng tưởng tượng, tạo lập cốt truyện theo 1 trong 2 hướng đã nêu.
Hoạt động 3:Thực hành xây dựng cốt truyện
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Nhóm kể chuyện theo chủ đề sự hiếu thảo, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau:
Người mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào?
Bà tiên giúp hai mẹ con như thế nào?
- Nhóm kể chuyện theo chủ đề tính trung thực, cần tưởng tượng, trả lời những câu hỏi sau:
Người mẹ ốm như thế nào?
Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
Bà tiên cảm động trước tình cảm hiếu thảo của người con, nhưng muốn thử thách lòng trung thực của người con như thế nào?
Bà tiên giúp đỡ người con trung thực như thế nào?
- Kể lại câu chuyện theo chủ đề đã chọn.
- Nhận xét và tính điểm.
- HS đọc lại đề bài.
- Tưởng tượng và kể lại vắn tắt câu chuyện.
- Bà mẹ ốm, người con của bà và một bà tiên.
* 1 HS đọc to gợi ý 1, cả lớp đọc thầm.
* 1 HS đọc to gợi ý 2, cả lớp đọc thầm.
* HS trong mỗi tổ thực hiện kể chuyện theo gợi ý 1 và 2
- HS thực hiện theo nhóm.
Ốm rất nặng
Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm.
Phải tìm một loại thuốc rất 
khó kiếm trong rừng sâu; hoặc: phải tìm một bà tiên sống trên ngọn núi rất cao, đường đi lắm gian truân.
Người con lặn lội trong rừng sâu, gai cào, đói khát, nhiều rắn rết vẫn không sờn lòng, quyết tìm bằng được cây thuốc quý; hoặc: quyết trèo lên đỉnh núi cao cho bằng được để mời bà tiên
Bà tiên cảm động về tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con nên đã hiện ra giúp.
Ốm rất nặng
Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ ngày đêm.
Nhà nghèo, không có tiền mua thuốc.
Người con vừa đi vừa lo nghĩ vì không có tiền mua thuốc cho mẹ chợt thấy một vật gì như chiếc tay nải ai làm rơi bên vệ đường. Người con mở tay nải ra thấy có nhiều tiền ở bên trong. Người con rất muốn lấy, ngay lúc đó, có một bà cụ đến xin lại, người con đắn đo & quyết định trả lại cho bà cụ.
Bà cụ mỉm cười nói với người con: con rất trung thực, thật thà. Ta muốn thử lòng con nên vờ làm rớt chiếc tay nải. Nó là phần thưởng ta tặng con để con mua thuốc chữa bệnh cho mẹ.
- Mỗi tổ chọn 1 bạn lên kể theo chủ đề của mình.
Củng cố – Dặn dò: - Nhắc nhở cách xây dựng cốt truyện.
TOÁN
TIẾT 20
GIÂY , THẾ KỈ
I – Mục tiêu :
- Biết đơn vị giây, thế kỷ.
- Biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỷ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỷ.
- HS ham thích học toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, phút, chỉ giây
Bảng vẽ sẵn trục thời gian (như trong SGK)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Khởi động: 
Bài cũ: Bảng đơn vị đo khối lượng
Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Giới thiệu về giây
GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút & giới thiệu về giây
GV cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu HS chỉ kim giờ, kim phút.
Kim hoạt động liên tục trên mặt đồng hồ là kim chỉ giây. 
Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây. 
Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút tức là 60 giây. 
GV ghi 1 phút = 60 giây
Kim chỉ giờ đi từ 1 số đến số tiếp liền nó hết 1 giờ. Vậy 1 giờ =  phút?
GV chốt:
+ 1giờ = 60 phút
+ 1 phút = 60 giây
GV tổ chức hoạt động để HS có cảm nhận thêm về giây. Ví dụ: cho HS ước lượng khoảng thời gian đứng lên, ngồi xuống là mấy giây? (hướng dẫn HS đếm theo sự chuyển động của kim giây để tính thời gian của mỗi hoạt động nêu trên)
Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ
GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là “thế kỉ”. GV vừa nói vừa viết lên bảng: 1 thế kỉ = 100 năm, yêu cầu vài HS nhắc lại
Cho HS xem hình vẽ trục thời gian & nêu cách tính mốc các thế kỉ:
+ Ta coi 2 vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ)
+ GV chỉ vào sơ lược tóm tắt: từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất. (yêu cầu HS nhắc lại)
+ Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ 2. (yêu cầu HS nhắc lại)
Năm 1975 thuộc thế kỉ nào? 
Hiện nay chúng ta đang ở thế kỉ thứ mấy?
GV lưu ý: người ta dùng số La Mã để ghi thế kỉ (ví dụ: thế kỉ XXI)
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
HS đọc đề bài, tự làm rồi chữa bài. 
Bài tập 2: (a,b)
HS làm bài rồi chữa bài. 
Yêu cầu HS trình bày bài một cách đầy đủ. 
VD: Bác Hồ sinh năm 1980, Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
* Bài tập làm thêm : BT3
HS chỉ
1 giờ = 60 phút
Vài HS nhắc lại
HS hoạt động để nhận biết thêm về giây
Vài HS nhắc lại
HS quan sát
HS nhắc lại
Thế kỉ thứ XX
Thế kỉ thứ XXI
1 phút = . giây ; 2 phút = . Giây
7 phút = . giây ; 60 giây = . Phút
phút = ..giây ; 1 phút 8 giây=..giây
a) Bác Hồ sinh năm 1890. Bác Hồp sinh vào thế kỷ nào?
b) Cách mạng tháng 8 thành công vào năm 1945. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
BT3:
Thuộc thế kỉ XI, tính đến nay là 1000 năm.
Thuộc thế kỉ X,tính đến nay 1072 năm.
Củng cố - Dặn dò: 
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tình hình học tập của HS trong tuần.
1/ Chuyên cần:
2/ Học tập:
 -Tuyên dương những em có phấn đấu đạt thành tích tốt trong tuần.
 - Phê bình những em còn lơ là trong việc học tập.
3/ Nề nếp :
4/ Biện pháp khắc phục và hướng phấn đấu trong tuần tới.
Giáo dục ngồi giờ
HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP
I / Mục tiêu:
- Mỗi em HS đều phải cĩ trách nhiệm làm sạch trường lớp.
- Biết tham gia vào các hoạt động làm sạch đẹplớp học.
- Biết phê bình nhắc nhở những bạn khơng biết giữ gìn vệ sinh lớp học.
II/ ĐDDH
III/ Các HĐDH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên nêu một số việc nên làm để làm sạch đẹp trường lớp.
- Giữ dìn vệ sinh lớp học.
- Khơng xả rác bừa bãi trên sân trường.
- Hồn thành tốt cơng việc làm sạch đep trường lớp.
- Nhà trường phân cơng nhặt rác trên sân trường.
- Nhắc nhở các bạn khơng vứt rác bừa bãi để trường lớp sạch đẹp.
- GV nhận xét kết luận.
GV tổ chức cho HS chơi trị chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV nhậ xét – bổ sung.
- HS nghe
- HS thảo luận nhĩm 4
. Nêu những việc nên làm để bảo vệ sạch đep truờng lớp.
. Đại diện nhĩm trình bày.
. Nhĩm khác nhận xét bổ sung
. Giữ vệ sinh trường lớp
HS thực hiện
Lớp nhận xét
IV/ Củng cố - Dặn dị:
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_4_ban_chuan_kien_thuc_2_cot.doc