Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. Mục tiêu :

1.Kĩ năng:

-Học sinh đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

2.Kiến thức:. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

3. Thái độ: GD HS đức tính thật thà, trung thực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG :

-Tranh minh họa trong SGK.

- Bảng phụ viết câu ( đoạn văn ) cần hướng dẫn đọc .

 

doc 69 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 4
 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
So Sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
1.Mục tiêu:
1. Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên, xếp thứ tự các số tự nhiên.
2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo cách so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.
3.Thái độ : GD HS chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng : 
- Phấn màu. 
III. các hoạt động dạy – học : 
A.Kiểm tra bài cũ : 3 HS lên bảng làm
B.Bài mới:
1 - Giới thiệu bài.
2.Hoạt động dạy – học:
 a - Hướng dẫn học sinh nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên:
* Trường hợp 2 số có số chữ số khác nhau.
+ Giáo viên nêu cặp số 100 và 99 :
? Nêu cách so sánh? 
- Gv kết luận: Nếu số nào có số các chữ số nhiều hơn thì lớn hơn và ngược lại.
*Trường hợp 2 số có số chữ số bằng nhau.
Vd: 29869và 30005.
?Nêu cách so sánh?
- Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng kể từ trái sang phải.
*Trường hợp các số tự nhiên được sắp xếp trong dãy số tự nhiên.
Vd: 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9
* Giáo viên kết luận, chốt : số ở gần gốc của tia số là số bé hơn, ở xa gốc thì lớn hơn..
b. Hướng dẫn học sinh xếp thứ tự các số tự nhiên:
- Giáo viên nêu ví dụ : 
+ Cho các số sau: 7698; 7968; 7869;7896
+Xếp thứ tự từ bé đến lớn:
+Xếp thứ tự từ bé đến lớn:
- Giáo viên giúp học sinh nêu nhận xét.
-Gv gợi ý để Hs nhận thấy rằng tất cả các số đều so sánh được.
c- Thực hành:
Bài 1: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài.
- Gv chữa bài và chốt cách so sánh các số có nhiều chữ số.
Bài 2: 
- Gv hướng dẫn Hs cách trình bày bài trong vở.
- Gv chốt cách xếp thứ tự các số.
Bài 3: 
- Gv giao nhiệm vụ.
- Giáo viên chấm, chốt cách xếp thứ tự .
d - Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống bài , nhận xét tiết học
+ Học sinh nêu số chữ số của mỗi số.
+ So sánh.
+ Rút ra nhận xét.
- Hs nhắc lại.
- Học sinh thực hiện.
- Rút ra kết luận.
- Hs nhắc lại.
- Hs so sánh các số trên.
- học sinh thực hiện.
- Học sinh thực hiện xếp các số tự nhiên đó theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Chỉ ra số lớn nhất, bé nhất.
- HS xác định yêu cầu, làm vở: 
N1,2: cột 2,. N3: Cột 1
- 2 Hs lên bảng.
-Hs đọc yêu cầu bài tập. 
- Học sinh nêu cách làm.
- Hs làm vào vở: N12: a-b-c
N3: a-b.
- 3 Hs lên bảng.
- Học sinh nhận xét, chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs N1: a-b, N3: a.
-2 Hs lên bảng.
________________________________________
Tiết 3: Tập đọc
Một người chính trực
I. Mục tiêu : 
1.Kĩ năng:
-Học sinh đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm một đoạn trong bài. 
2.Kiến thức:. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành – Vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
3. Thái độ: GD HS đức tính thật thà, trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng : 
-Tranh minh họa trong SGK. 
- Bảng phụ viết câu ( đoạn văn ) cần hướng dẫn đọc .
III. các hoạt động dạy – học : 
Kiểm tra bài cũ : 
- Gv gọi HS đọc bài Người ăn xin và trả lời câu hỏi, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Đọc 1 đoạn mà em thích nhất? Vì sao?
- Gv và cả lớp nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài :
- Giới thiệu chủ điểm “Măng mọc thẳng ”
- Trong lịch sử dân tộc ta, có nhiều tấm gương về sự chính trực, ngay thẳng. Tô Hiến Thành là một người như thế - Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về ông. 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. 
a. Luyện đọc :
- Gv chia 3 đoạn.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. 
+ GV đọc toàn bài 1 lần .
 b. Tìm hiểu bài .
+ Đoạn 1. 
- Gv nêu câu hỏi:
+ Đoạn này kể chuyện gì ? 
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
+ Đoạn 2. 
- Khi Tô HIến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
+ Đoạn 3. 
- Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
- Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
-Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ? 
-Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành ?
- Gv chốt các ý chính, ghi bảng.
2.3. Hướng dần HS đọc diền cảm. 
+ 4 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài . 
- GV hướng dẫn các em tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn .
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại trong bài theo cách phân vai .
- Gv và cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
3. Củng cố dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Tre Việt Nam
+ HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện: 2 lượt.
- Đoạn 1:Từ đầu đến (đó là vua Lý Cao Tông ).
-Đoạn2:Tiếp theođến(tới thăm Tô Hiến Thành được ).
-Đoạn 3:Phần còn lại.
+ HS luyện đọc theo cặp .
+ 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Hs trả lời.
- HS đọc
- Hs luyện đọc theo cặp đoạn Gv chọn luyện diễn cảm.
- Hs đọc trước lớp theo cách phân vai. thi đua giữa các nhóm.
- Hs lắng nghe.
________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Từ ghép và từ láy
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS biết được 2 cách cấu tạo từ phức của Tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần ( hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy).
2.Kĩ năng : Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản (BT1), tìm được các từ ghép và từ láy chứa tiếng đã cho (BT2).
3. Thái độ : Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng : 
- Từ điển Tiếng Việt.
- Bảng phụ viết hai từ làm mẫu để so sánh hai kiểu từ: ngay ngắn, ngay thẳng.
 Bảng lớp viết sẵn nội dung phần Nhận xét.
-VBT Tiếng Việt 4, tập 1.
III. các hoạt động dạy – học : 
A.Kiểm tra bài cũ: 
- 1HS làm BT2. 2 1 Hs nêu các câu tục ngữ đã học trong bài 3,4, nêu ý nghĩa các câu tục ngữ đó.
- Gv nhận xét cho điểm.
- Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
B.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : 
- Gv yêu cầu Hs nêu lại 2 loại từ đã học
- Gv giới thiệu từ phức lại được chia làm hai loại. Đó là những loại nào, bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em nắm chắc tên gọi và cấu tạo của chúng.
- Gv ghi tên bài học.
2.Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Phần nhận xét.
- Gv gạch chân cá từ phức được in đậm trong câu thơ.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét về cấu tạo của các từ phức dựa vào phần gợi ý trong SGK.
- Gv giúp Hs đi đến kết luận về cấu tạo của 2 loại từ trên và gọi tên từng loại từ rõ ràng.
*Gv lưu ý Hs: Trong từ ghép thì cả 2 tiếng khi đứng độc lập đều có nghĩa, từ láy thì có tiếng gốc có nghĩa, tiếng láy lại không có nghĩa .VD: Trong trắng, chầm chậm.
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ:(trang40 SGK)
- Gv giúp hs phân tích mẫu trong phần Ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Phần luyện tập.
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu. 
- GV nhắc Hs:
+ Chú ý những chữ in nghiêng không đậm, những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm.
+ Xác định các chữ in nghiêng trong từ phức có nghĩa không?
- Gv chữa bài, chốt kết quả đúng, giải thích một số trường hợp Hs chưa hiểu.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu .
- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. 
- Các nhóm thảo luận làm bài, thưu kí ghi kết quả vào bảng nhóm.
+ GV kết luận những từ đúng .
- Gv treo bảng phụ viết sẵn hai từ: ngay ngắn, ngay thẳng để phân tích, chốt kiến thức cho Hs.
3. Củng cố dặn dò : 
+ Từ ghép là gì ? lấy ví dụ.
+ Từ láy là gì ? lấy ví dụ.
+ Nhận xét tiết học.
- 1 Hs đọc nội dung bài tập và gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- 1 Hs đọc câu thơ thứ nhất, cả lớp đọc thầm, nêu nhận xét.
-1 Hs đọc đoạn thơ, cả lớp suy nghĩ, nhận xét.
 - Hs lắng nghe.
- 2 Hs đọc ghi nhớ.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
- 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài.
- Hs thảo luận nhóm 2, làm bài vào VBT TV. Dãy 1: a – Dãy 2: b
- Các nhóm trình bày bài làm.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - 1 Hs đọc đề bài,cả lớp theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
+ Đọc lại các từ trên bảng.
+ 2 HS trả lời.
____________________________
* Buổi chiều	
Tiết 1: Lịch sử
	Nước âu lạc
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS biết :
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang.
- Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên vua, nơi kinh đô đóng.
- Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
- Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
* Hs khá- giỏi biết: 
+ Những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.
+ So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
+ Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc (nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa).
2. Kĩ năng: 
-Trình bày lưu loát về đặc điểm của nước Âu Lạc.
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống lịch sử của nhân dân ta.
II. Đồ dùng : 
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện).
- Phiếu học tập của HS.
III. các hoạt động dạy – học : 
A.Kiểm tra bài cũ : 
-GV đưa ra khung sơ đồ các tầng lớp thời Văn Lang : để trống.
-1 HS lên bảng điền các tầng lớp : Vua, lạc hầu lạc tướng, lạc dân, nô tì vào sơ đồ.
- GV cùng cả lớp nhận xét - cho điểm.
B. Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : Ghi bảng – nêu yêu cầu tiết học.
2.Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc SGK và làm bài tập sau : 
Em hãy điền dấu x vào ô Ê sau những điểm giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt.
+ Sống cùng trên một địa bàn Ê
+ Đều biết chế tạo đồ đồng. Ê
+ Đều biết rèn sắt Ê
+ Đều trồng lúa và chăn nuôi Ê
+ Tục lệ có nhiều điểm giống nhau Ê
-Gv kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau.
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp.
 - Gv yêu cầu Hs chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ kinh đô của nước Âu Lạc.
+ So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc ?
+ GV nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa.
- Gv mở rộng về truyền thuyết Mị Châu –Trọng Thuỷ
Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp 
+ Yêu cầu HS đọc SGK đoạn :" Từ năm 207 TCN ... phương Bắc" sau đó kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- Gv đặt câu hỏi cho cả lớp để Hs thảo luận.
+ Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại bị thất bại ?
+ Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại ... dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
* Trò chơi làm theo hiệu lệnh : 2 - 3 phút.
2. Phần cơ bản .
a. Quay sau, đi đều vòng phải,
vòng trái, đứng lại: 
- GV điều khiển lớp tập (quan sát và sửa chữa sai sót cho HS.
- Chia tổ luyện tập, do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát và sửa chữa sai sót cho HS.
+ Tập hợp cả lớp tập.
- Ôn đi dều vòng phải, đứng lại: 
- Ôn đi dều vòng trái, đứng lại: 
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Bỏ khăn”.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho một số HS làm mẫu, sau đó cho 1 tổ HS chơi thử. - -Tiếp theo cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. 
-GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc.
- GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút.
(6 - 10 phút)
(18-22 phút)
14 - 15 phút
 5-6 phút
(4 - 6 phút)
- Đứng tại chỗ và hát 1 bài (1 - 2 phút).
- HS luyện tập
- Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn.
- HS luyện tập do cán sự điều khiển.
- 2 Hs làm mẫu.
- Tổ 1 chới thử.
- Cả lớp thi đua.
- Hs bình chọn bạn thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút.
	 _______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
- HS có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện ( nội dung ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết ban đầu về đoạn văn để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy- học:
- 4 - 5 tờ giấy phóng to 2 để HS làm bài tập 1 , 2, 3( nhận xét).
- Giấy, bút dạ để nghi kết quả làm việc nhóm.
III. Hoạt động dạy-học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc lại cốt truyện đã hoàn thành trong tiết học trước.
 -GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tên bài mới lên bảng.
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1: Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
+SV 1 - Đoạn 1: Nhà vua dùng cách tìm ra người truyền ngôi.
+ SV 2 - Đoạn 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mần.
+SV 3 - Đoạn 3 : Chôm dám tâu nhà vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+SV 4 - Đoạn 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
Bài tập 2. 
- Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn?
 - GV chốt lại: Chỗ mở đầu là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.
Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
(Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn.)
Bài tập 3:.
Từ 2 bài tập trên, hãy rút ra nhận xét:
a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
b)Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?.
3. Phần Ghi nhớ: SGK(54)
4. Phần Luyện tập: Gv nêu lại yêu cầu bài tập.
- Ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên, trong đó 2 đoạn đã hoàn chỉnh, 1 đoạn mới chỉ có phần mở đầuvà phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu.
- GV lưu ý: Bài văn nói về một em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà, trung thực. Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ nhưng vẫn thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi.
-GV đánh giá, bổ sung nếu cần.
C. Củng cố, dặn dò.
- Gv và Hs cùng hệ thống nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài vào vở.
- 2-3 HS đọc bài làm của mình. 
+ 1 Hs đọc cốt truyện với nhân vật là một cậu bé trung thực.
+1 Hs đọc cốt truyện với nhân vật là một cậu bé hiếu thảo.
- HS nhận xét.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu nhận xét 1 .
- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm truyện Những hạt thóc giống.
- Từng cặp HS trao đổi nhóm 3, làm việc trên phiếu GV phát.
- Vài HS nêu lại các sự việc trong từng đoạn.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp làm việc cá nhân, dùng bút chì gạch dưới những câu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn.
- 1 HS trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi để rút ra nhận xét.
a)Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
b)Hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng
-1HS đọc ghi nhớ.
- Cả lớp đọc thầm và nhẩm thuộc.
- 2 HS đọc yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm
- HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và tưởng tượng để viết tiếp phần thân đoạn còn thiếu.
- Nhiều HS đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét, 
- 1 Hs đọc lại phần Ghi nhớ.
_________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 5. Kế hoạch tuần 6.
I. Mục tiêu: 
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 5.
- Đề ra phương hướng trong tuần 6.
- Phát động phong trào thi đua học tập: Lớp em chăm ngoan – học giỏi.
II. Nội dung nhân xét đánh giá tuần 5.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
+Đánh giá việc thực hiện giờ giấc đi học, truy bài đầu giờ, trực nhật vệ sinh lớp học, ................................................................................................................................................................................................................................................................................
+Nhận xét về nề nếp học tập, các hoạt động ngoài giờ.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Gv nêu nhận xét chung, khen, nhắc nhở, phê bình.
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Văn nghệ:
 - Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 6.
- Phát huy ý thức tự giác trong học tập, góp phần giữ gìn trật tự và vệ sinh trường lớp.
- Phát động phong trào thi đua làm sạch trường lớp.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
- Hưởng ứng phong trào "Phòng chống dịch Cúm AH1N1 trong HS..
* Bổ sung:
________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng.
_________________________________
Tiết 2: Toán
Ôn về biểu đồ
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố cho Hs kiến thức về biểu đồ cột và biểu đồ tranh.
- Hs sử dụng thành thạo hai loại biểu đồ: biểu đồ tranh và cột.
- Làm tốt các bài tập có liên quan.Ham thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh vẽ sẵn các biểu đồ của từng bài.
- Sách Bài tập Toán 4.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ôn kiến thức cũ.
- Gv hỏi: Em đã học những loại biểu đồ nào? Chúng có gì khác nhau?
-Gv nhận xét, chốt kiến thức.
2. Luyện tập.
Bài 1: Số cây của một đội trồng rừng trồng được theo từng năm như bảng sau:
a, Năm nào đội trồng rừng trồng được nhiều cây nhất? Năm nào trồng được ít cây nhất?
b, Sắp xếp các năm theo thứ tự số cây trồng được tăng dần.
c. Trung bình mỗi năm đội trồng rừng đã trồng được bao nhiêu cây?
Bài 2: ( Bài 51- trang 12, Sách Bài tập Toán 4).
- Gv treo bảng phụ đã vẽ sẵn nội dung biểu đồ hình cột về số Hs của một số trường tiểu học ở miền núi.
- Gv nêu câu hỏi:
a, Trường A, trường B, trường C, trường D, mỗi trường có bao nhiêu HS?
b, Trong bốn trường trên, trường nào có nhiều hs nhất, trường nào có ít học sinh nhất?
c, Tính trung bình cộng số Hs của mỗi trường.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương Hs có tiến bộ.
- Dặn Hs về xem lại bài và xem trước bài mới.
- 2 Hs trả lời câu hỏi.
- Hs đọc yêu cầu đề bài trên bảng.
- Hs quan sát bảng phụ vẽ sẵn nội dung biểu đồ và trả lời câu hỏi. 
- Gv hướng dẫn Hs cách trình bày.
- 1 Hs nêu lại cách tính trung bình cộng. Hs tự làm bài vào vở.
- Gv chữa bài- Hs trình bày miệng.
- Phần C-1 Hs lên bảng trình bày.
- Gv chốt kết quả đúng.
- Hs trả lời miệng câu a,b.
- Câu C Hs làm vào vở, 1 Hs lên bảng.
- Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
- Hs lắng nghe.
______________________________________
Tiết 3: Giáo dục ngoài giờ lên lớp ( ATGT)
Bài 4: Lựa chọn đường đi an toàn.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay về nhà.
2. Kĩ năng: 
- Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
- Phân tích được lí do an toàn hay không an toàn.
3.Thái độ: Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II: Đồ dùng dạy – học:
- Sách An toàn giao thông, tranh vẽ trong sách.
III.Các hoạt động dạy- học.
1.Hoạt động 1: Ôn bài trước:
* Mục tiêu:
- Giúp HS nhớ lại kiến thức bài: " Đi xe đạp an toàn"
* Cách tiến hành: Chia nhóm thảo luận:
+ Muốn đi xe đạp, để đảm bảo an toàn cần phải có những điều kiện gì?
+ Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì?
- GV kết luận và giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn.
* Mục tiêu:
HS hiểu được con đường đi thế nào là đảm bảo an toàn.
* Cách tiến hành.
- GV chia nhóm, đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp?
- GV kết luận, chốt kiến thức, ghi bảng.
3.Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường.
* Mục tiêu: - HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn để lựa chọn con đường đi học hay đi chơi được an toàn.
- HS xác định được những điểm, đoạn đường kém an toàn để tránh.
* Cách tiến hành:
- GV vẽ sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc ba đường đi, trong đó GV nêu ra mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau.
- Gọi Hs lên chỉ ra con đường đi đảm bảo an toàn, hỏi vì sao em lại chọn con đường đó?
- GV nhận xét, kết luận.
4. Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tự vẽ con đường từ nhà đến trường an toàn theo ước mơ của em.
- HS thảo luận nhóm và trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Hs nhắc lại kiến thức.
- Hs phát biểu ý kiến lựa chọn và giải thích vì sao lại chọn như vậy.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_4_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc