Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2005-2006

Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2005-2006

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS có khả năng:

1. Nhận thức được

Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.

2. – Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.

- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.

3. Biết quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- SGK Đạo đức 4

- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.

 

doc 38 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ .ngày .tháng .năm 200
Tiết 2	 Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có khả năng:
1. Nhận thức được
Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn. 
2. – Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục.
- Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. 
3. Biết quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- SGK Đạo đức 4
- Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- HS đọc ghi nhớ bài và trả lời câu hỏi : Qua bài đã học em đã rút ra được điều gì?
- GV nhận xét chung
3. Bài mới : (25 phút)
a) GV giới thiệu bài : LUYỆN TẬP
* HOẠT ĐỘNG 1: Thảo luận nhóm( bài tập 2 SGK)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm.
- GV mời một số nhóm trình bày và cho cả lớp trao đổi.
- GV kết luận, khen những học sinh biết vượt khó khăn trong học tập.
* HOẠT ĐỘNG 2: Thảo luận nhóm đôi(bài tập 3,SGK)
- GV giải thích yêu cầu bài tập
- GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận, khen những học sinh biết vượt khó khăn trong học tập.
* HOẠT ĐỘNG 3 : Làm việc cá nhân(bài tập 4 SGK)
- GV giải thích yêu cầu bài tập.
- GV mời một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục. 
- GV ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng.
- GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
- GV kết luận chung:
+ Trong cuộc sống, mỗi người đều có những khó khăn riêng.
+ Để học tập tốt, cần cố gắng vượt qua những khó khăn.
* HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- GV cho HS thực hiện các nội dung ở mục “thực hành” trong SGK.
4. Củng cố:
5 Dặn dò: 
- Thực hiện đúng những gì đã học.
- Xem trước bài “Biết bày tỏ ý kiến”
- GV nhận xét tiết học.
- 4-5 học sinh đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi nêu trên
- Các nhóm thảo luận
- Lớp trao đổi nhận xét
- Cả lớp lắng nghe, HS tập trung nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày lớp theo dõi và nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
- HS cả lớp trao đổi và nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
- GV thực hiện các nội dung ở mục thực hành
Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thông thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành. 
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: ca ngời sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa. Thêm tranh ảnh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông.
Bảng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc. 
- HS:
Sách giáo khoa, xem trước bài học ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- Gv kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc truyện người ăn xin
- Lần lượt nêu câu hỏi 2, 3 , 4 SGK.
- Nhân xét chung
3. Bài mới:(25 phútba
a) Giới thiệu bài và ghi đề bài
b) Luyện đọc và tìm hiểu đề bài
b.1. Luyện đọc
- Cho học sinh tiếp nối nhau đọc3 đoạn truyện – đọc 2-3 lượt
Trong lúc học sinh đọc gv kết hợp sửa lỗi phát âm cho hs 
- Hs luyện đọc theo cặp - cho một vài hs đọc cả bài. 
- Gv đọc diễn cảm cả bài : Phần đầu đọc với giọng kể thông thả, rõ ràng. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tính cách của Tô Hiến Thành. Thái độ kiên quyết tuân theo di chiếu của vua(chính trực, nhất định không nghe)
b) Tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc thầm từ đầu đến Đó là vua Lý Cao Tông và hỏi :
+ Đoạn này kể chuyện gì?( Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua)
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- GV cho HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường chăm sóc ông?( Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông)
- GV cho HS đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?( Quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá)
+ Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?( Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành, tận tình chăm sóc ông nhưng lại không được tiến cử, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm ông, lại được tiến cử.)
+ Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?( Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm ra hầu hạ mình.)
+ Vì sao nhân dân ca ngời những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?(Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm được nhiều tốt cho dân cho nước.)
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- Cho 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung của từng đoạn.
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc và thi luyện đọc diễn cảm đoạn đối thoại trong bài theo cách phân vai. Chú ý lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn. Lời thái hậu ngạc nhiên.
4. Củng cố: (3 phút)
- Cho 2 HS đọc diễn cảm cả bài và nêu nội dung bài.
5. Dặn dò, nhận xét: (1 phút) 
- GV nhận xét tiết học.
- Xem trước bài “ TRE VIỆT NAM”. 
- 2 HS lần lượt đọc, cả lớp theo dõi
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV
- Đọc lại đề bài
- HS lần lượt đọc
- Đoạn 1:Từ đầu đến Đó là Lý Cao Tông.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
- Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi 
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi, cả lớp theo dõi và nhận xét
- HS trả lời, lớp nhận xét
- HS trả lời, lớp nhận xét
- HS trả lời, lớp nhận xét
- HS đọc cả lớp theo dõi bài sau đó nêu nhận xét 
- Cho đại diện 4 tổ thi đọc sau đó lớp nhận xét. 
- Cho hs đọc diễn cảm, và một số hs nêu nội dung bài.
- Cả lớp theo dõi 
Toán
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC ĐÍCH
- Giúp HS hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về: 
+ Cách so sánh hai số tự nhiên.
+ Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
- GV cho HS viết số tự nhiên trong hệ thập phân : 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9. 
- GV nêu: viết số tự nhiên với các đặc điểm nêu tren được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
3 Bài mới : (28 phút)
a) Giới thiệu bài: SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
- GV nêu cặp số 100 và 99 và hỏi: 
+ Số 100 có mấy chữ số? Số 99 có mấy chữ số?( số 100 có ba chữ số, số 99 có hai chữ số)
- G V kết luận và ghi bảng : 100 > 99
- Tiến hành tương tự như trên và giúp hs nêu kết luận “ Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì số đó nhỏ hơn.
- GV nêu tiếp: “trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau ta so sánh từng cặp số từ trái sang phải.
- GV nêu từng cặp số trong SGK và hướng dẫn HS so sánh từng cặp số( như SGK).
- GV nêu trương hợp kế tiếp: “ hai số có số chữ số bằng nhau và từng cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau” .
- GV nêu tiếp: “ Trong dãy số tự nhiên: 0,1,2,3.. số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau. Và ngược lại.”
- GV vẽ tia số lên bảng và nêu: Trên tia số số ở gần gốc 0 hơn là số bé hơn và số 0 là số tự nhiên bé nhất. Số ở xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
- GV nêu: Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
b) Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
- GV nêu một nhóm các số tự nhiên, chẳng hạn:7698, 7968, 7896, 7869, rồi cho HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Khi HS thực hiện xong GV cho học sinh chỉ ra số lớn nhất và số bé nhất.
- Cho HS nêu lại quy tắt: “Bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, hoặc bé hơn, hoặc bằng số kia.
c) Thực hành:
- Bài tập 1: 
Cho HS làm vào vở nháp và cho 1 HS lên bảng sửa. GV nhận xét và cho điểm. 
- Bài tập 2: 
HS làm vào vở sau đó nêu kết quả rồi nêu kết quả. GV nhận xét sửa bài lên bảng:
Kết quả là:
8136, 8316, 8361
5724, 5740, 5742
63841, 64813, 64831
- Bài tập 3: 
GV tiến hành tương tự như bài tập 2.
4. Củng cố:
- Cho HS nêu lại các quy tắt về so sánh số tự nhiên.
5. Dặn dò:
- Học thuộc quy tắt .
- Xem trước bài “ LUYỆN TẬP”
- HS viết số tự nhiên từ 0, 1,. 9 
- HS nhắc lại 100 > 99
- HS nhắc lại quy tắt
- HS nêu quy tắt so sánh 
- Cả lớp theo dõi
- HS nhắc lại quy tắt
- HS nhắc lại quy tắt trên
- HS nhắc lại quy tắt trên
- HS nhắc lại quy tắt trên
- Cả lớp thực hiện cá nhân vào vở nháp 
- HS nêu số bé nhất và số lớn nhất.
- HS nhắc lại quy tắt trên
- Lớp làm bài và 1 HS lên bảng sửa.
- HS làm vào vở và lần lượt 3 HS nêu kết quả
- HS lắng nghe và sửa  ...  thiết:
+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm.
+ Len khác màu.
+ Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước may, phấn vạch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: KHÂU ĐỘT THƯA
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
- GV giới thiệu mẫu đường khâu đột thưa
- GV nhận xét các câu trả lời của HS . GV nêu kết luận: Điểm mũi khâu đột thưa. Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau, giống như đường khâu các mũi khâu thường. Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề. Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật
- Treo tranh quy trình khâu đột thưa SGK được phóng to.(Hình 1, 2, 3)
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Gọi HS lên khâu thử dựa vào hướng dẫn SGK và tranh mẫu.
- Gọi học sinh nêu cách kết thúc đường khâu. Dựa vào SGK
- GV hướng dẫn cách kết thúc khâu đột thưa.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK, GV kết thúc hoạt động 2.
4. Củng cố 
- HS nêu các bước khâu đột thưa, và đọc ghi nhớ bài.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
- HS để dụng cụ lên bàn để GV kiểm tra
- HS quan sát các mũi khâu và kết hợp với quan sát hình 1 SGK, nêu nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
- HS quan sát tranh quy trình hình 1, 2, 3
- HS quan sát thao tác mẫu của GV
- HS thực hiện khâu, cả lớp quan sát và nhận xét
- HS quan sát thao tác mẫu của GV
- 2-3 HS đọc ghi nhớ bài.
Thứ .. ngày .tháng  năm 200.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Thực hành tưởng tượng và tạo thành một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh họa cốt truyện nói về lòng hiếu thảo của người con khi mẹ ốm. 
- Tranh minh họa cho cốt truyện nói về tính trung thực của người con đang chăm sóc mẹ ốm. 
- Bảng phụ giới thiệu đề bài GV phân tích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho một số HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
- Cho một HS kể lại truyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
b) Hướng dẫn xây dựng cốt truyện
- Cho 1 HS đọc yêu cầu đề. GV gợi ý HS phân tích, gạch chân những từ ngữ quan trọng:
Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên.
- GV nêu: Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Vì xây dựng cốt truyện em chỉ kể vắn tắt, không cần kể cụ thẻ, chi tiết.
c) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện
- Cho 2 HS tiếp nối nhau đọc ý 1 và 2
- Cho vài HS tiếp nối nhau nói về chủ đề của câu chuyện em lựa chọn
- GV nhắc từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề các em có hướng tưởng tưởng, xây dựng cốt truyện một trong hai hướng trên.
d) Thực hành xây dựng cốt truyện
- Cho HS làm việc cá nhân
- GV có thể nêu gợi ý câu chuyện sau: Một người mẹ ốm nặng. Cô con gái thương mẹ, tận tụy chăm sóc mẹ ngày đêm nhưng bệnh mẹ không thuyên giảm. Có người nói rằng muốn chữa khỏi bệnh phải đi tìm một bông hoa lạ mọc tận rừng sâu, nơi không có người qua lại vì có rất nhiều rắn rết, hổ báo. Nghe vậy, cô bé quyết tâm đi tìm bông hoa thuốc quý. Cô phải qua rất nhiều khó khăn nhưng không nản chí. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, bà tiên xuất hiện tặng cô bé bông hoa quý. Có hoa, cô bé chữa khỏi bệnh cho mẹ. Hai mẹ con mừng rỡ cảm ơn bà tiên.
4. Củng cố
- Gọi 2 HS có bài làm tốt đọc cho lớp nghe.
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài “ VIẾT THƯ”
- 2 –3 HS nêu nội dung của bài văn trước
- 1 HS kể, cả lớp lắng nghe và nêu nhận xét
- HS đọc lại đề bài
- HS đọc đề bài và theo dõi GV phân tích đề bài
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp theo dõi SGK
- HS nêu chủ đề em lựa chọn
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV 
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo ý 1 và 2
- Cả lớp lắng nghe
- 2 HS lần lượt đọc, cả lớp lắng nghe.
.
Lịch sử
NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
- Từ năm 179 TCN đến 938 nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
- Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phương Bắc đối với nhân dân ta. 
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu học tập của học sinh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi: Nêu những điểm giống nhau về cuộc sống của người lạc Việt và người Aâu Việt.
- Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bài?
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra bảng ( để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ:
 Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 đến năm 938
Chủ quyền
Là một nước độc lập
Trở thành quận, huyện của phong kiến phương Bắc
Kinh tế
Độc lập và tự chủ
Bị phụ thuộc
Văn hóa
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc
- GV giải thích các khái niệm chủ quyền văn hóa.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV đưa ra bảng thống kê ( có ghi thời gian diễn ra các cuộc khỡi nghĩa, cột ghi các cuộc khỡi nghĩa để trống):
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 766
Năm 905
Năm 931
Năm 938
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Lý Bí
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan 
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Chiến thắng Bạch Đằng
4. Củng cố 
- HS đọc ghi nhớ bài
5. Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài “ KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG”
- HS trả lời câu hỏi, cả lớp lắng nghe
- HS đọc lại đề bài
- HS điền kết quả vào chỗ trống, sau đó HS báo cáo kết quả
- HS điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột các cuộc khởi nghĩa
- 4-5 HS đọc ghi nhớ bài, cả lớp lắng nghe
.
Toán
GIÂY, THẾ KỈ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS :
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỉ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu lại các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- HS nhắc lại giờ phút.
- GV nhận xét chung.
3 Bài mới
a) Giới thiệu bài: GIÂY, THẾ KỈ
* Giới thiệu về giây
- GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây.
- Cho HS quan sát về sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu:
+ Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết một giờ.
+ Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
- GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. GV cho HS nêu: 
+ Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền 1 giây.
+ Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng là 1 phút, tức là 60 giây.
- Giáo viên viết lên bảng và cho HS nhắc lại:
1 phút = 60 giây
-GV hỏi thêm: 60 phút bằng mấy giờ? 60 giây bằng mấy phút?( 1 giờ, 1 phút) 
* Giới thiệu về thế kỉ
- GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ.. GV vừa nói vừa viết bảng:
1 thế kỉ = 100 năm
+ Hỏi ngược lại: 100 năm bằng mấy thế kỉ?( 1 thế kỉ)
- GV nêu tiếp: bắt đầu từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một; từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ hai.
GV ghi bảng: như SGK
+ Năm 1975 thuộc thế kỉ nào?( thế kỉ 20)
+ Năm 1990 thuộc thế kỉ nào? ( thế kỉ 20)
+ Năm nay thuộc thế kỉ nào? ( thế kỉ 21) 
c) Thực hành
* Bài tập 1 : Cho HS đọc đề bài, rồi làm vào vở sau đó nêu kết quả GV nhận xét và sửa lên bảng.
* Bài 2 : tiến hành như bài 1
* Bài 3: GV gợi ý HS Ngoài việc tính xem năm cho trước thuộc thế kỉ nào, còn phải tính thời gian từ năm đó cho đến nay, câu trả lời là:
Tính từ năm 1010 đến nay đã được: 2005 – 1010 =995 (năm)
4. Củng cố
+ GV hỏi : 1 giờ bằng bao nhiêu phút? 1 phút bằng bao nhiêu giây? Một thế kỉ bằng bao nhiêu năm?
5 Dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Xem trước bài “ LUYỆN TẬP”
- 3-4 HS nêu, cả lớp lắng nghe
+ HS nhắc lại : 1 giờ = 60 phút
- HS quan sát sự chuyển động của nó 
- HS nhắc lại, cả lớp lắng nghe
- HS nhắc lại, cả lớp lắng nghe
- HS nhắc lại 1 thế kỉ bằng 100 năm
- HS trả lời
- HS nhắc lại, cả lớp lắng nghe
+ HS trả lời, lớp nhận xét
- Cho HS đọc đề bài, rồi làm vào vở sau đó nêu kết quả
-HS làm vào vở, sau đó nêu kết quả, lớp nhận xét
+ HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT4.doc