Tiết 3: Tập đọc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu :
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật(chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
2. hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II.Đồ dùng:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
+ 2 HS đọc thuộc lòng bài ''Tre Việt Nam'' và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ GV nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Tuần 5 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009 *Buổi sáng Tiết 1: Chào cờ Sinh hoạt tập thể _______________________________ Tiết 2: Toán Luyện tập (Trang 26) 1.Mục tiêu: - Giúp HS biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa SGK. III. Các hoạt động dạy - học: a.Kiểm tra bài cũ: - Nêu mối quan hệ giữa giờ, phút, giây, năm và thế kỉ. - 1 Hs lên bảng làm: 2 phút = ... giây 5 giờ 12 phút = ... phút - Năm 1987 thuộc thế kỉ nào? - Gv nhận xét, chốt kết quả đún, ghi điểm. - 3 Hs trả lời. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐYC của tiết học. 2.Luyện tập. Bài 1: a) Gv hướng dẫn Hs cách xác định những tháng trong năm có bao nhiêu ngày dựa vào cách đếm trên mu bàn tay. - Gv chốt ý đúng. b) - Gv giới thiệu sự khác biệt giữa năm nhuận(tháng 2 có 29 ngày) và năm không nhuận(tháng 2 có 28 ngày). - Gv chốt câu trả lời đúng. - Gv hỏi: Tại sao năm nhuận lại hơn năm thường 1 ngày? - Gv chốt câu trả lời đúng. Bài 2: - Gv kiểm tra kiến thức cũ: 1 ngày = ? giờ 1 giờ = ? phút 1 phút= ? giây - Gv và cả lớp nhận xét, chữa bài. - GV đánh giá. chốt lờigiải đúng Bài 3: - Cho HS nêu yêu cầu. - Gv yêu cầu Hs nêu lại cách tính thế kỉ. - Gv chốt cách tính thế kỉ và cách tính khoảng cách năm. - Gv nhận xét, chốt kết quả đúng: + Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 thuộc thế kỉ 18. + Nguyễn Trãi sinh năm 1380. Năm đó thuộc thế kỉ 14. Bài 4: ( Dành cho Hs K-G) . - Gv cùng HS phân tích đề bài. - Gv hướng dẫn giúp Hs tìm ra cách làm. - GV đánh giá, chốt lờigiải đúng. Bài 5: - Gv nhắc lại yêu cầu: Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng. - Gv yêu cầu hs nhìn đồng hồ và xác định đúng giờ, nhớ lại bảng đơn vị đo khối lượng và làm bài. - Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. 3.Củng cố- dặn dò: - Gv nhắc lại một số nội dung cần ghi nhớ: Cách tính số ngày của 1 tháng, năm nhuận và năm thường,...... - Gv nhận xét tiết học - Dặn Hs ôn bài và chuẩn bị bài sau. - 1HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi trong SGK. - HS áp dụng cách làm của Gv và trả lời. Hs trả lời miệng. + Các tháng có 31 ngày là: 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. + Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. - HS làm việc nhóm 2 để tính năm nhuận và năm thường có bao nhiêu ngày.(Cộng số ngày của các tháng). - Hs phát biểu. -Hs suy nghĩ trả lời cá nhân(Kk Hs K-G). -HS nêu yêu cầu của đề - Hs trả lời. - Hs làm bài cá nhân vào vở: + N1,2: cột 2,3 / N3: cột 1,2 - 3 Hs lên bảng. - 1 Hs đọc to yêu cầu, cả lớp theo dõi. - Hs nêu lại kiến thức cũ:1thế kỉ=100năm và cách xác định thế kỉ. - Hs nắm vững kiến thức và tự làm bài. - 2 Hs lên bảng. - HS chữa bài. - HsN3 hoàn thành bài tập. - 1 Hs N1,2 đọc yêu cầu đề bài. - Hs phát hiện cách làm: Muốn so sánh 2 bạn ai chạy nhanh phải tính được mỗi người chạy hết bao nhiêu thời gian. - Hs tự làm bài. - 1 Hs lên bảng trình bày lời giải. - 1 Hs đọc đề bài. Cả lớp theo dõi. - Hs suy nghĩ cá nhân làm bài. - Hs phát biểu ý kiến trả lời.(Kk Hs TB-Y) - Hs khác nhận xét. - Hs lắng nghe. ________________________________ Tiết 3: Tập đọc Những hạt thóc giống I. Mục tiêu : 1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật(chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. 2. hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. Hiểu ý nghĩa nội dung câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). II.Đồ dùng: -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ: + 2 HS đọc thuộc lòng bài ''Tre Việt Nam'' và trả lời câu hỏi về nội dung bài. + GV nhận xét, cho điểm. B.Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. Hoạt động 1 :Luyện đọc. -GV chia đoạn : +Đoạn 1: Ba dòng đầu . +Đoạn 2: Năm dòng tiếp. +Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo. +Đoạn 4: Bốn dòng còn lại. - Kết hợp giải nghĩa một số từ khó (bệ hạ , sừng sững , dõng dạc , hiền minh) -Sửa lỗi phát âm. -GV đọc diễn cảm toàn bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK. -GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý nghĩa của bài: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai . (Người dẫn chuyện, chú bé Chôm, nhà vua ) - Gv hướng dẫn Hs xác định giọng của từng nhân vật. 3. Củng cố, dặn dò. -Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về luyện đọc và chuẩn bị bài mới. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (2-3 lượt). -HS luyện đọc theo cặp. -Hai HS đọc cả bài. -Cả lớp lắng nghe, theo dõi trong SGK. -HS tham gia trả lời các câu hỏi do GV đặt ra . - 1 Vài Hs nêu lại ý nghĩa của bài. - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn -Từng tốp 3 em luyện đọc theo cách phân vai. - Hs thi đua đọc diễn cảm trước lớp. -Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, tuyên dương. -Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Cần sống trung thực... ____________________________________________ Tiết 4: Luyện từ và câu Mrvt: Trung thực – tự trọng I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ(gồm cả thành ngữ và tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trugn thực – tự trọng(BT 4). - Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1,2), nắm được nghĩa từ "tự trọng". - Hs ham thích môn học. II. Đồ dùng: - Bảng phụ, Từ điển . - VBT Tiếng Việt 4, tập 1. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng làm lại bài tập 2, 3 tiết trước. - Gv nêu câu hỏi: Có mấy loại từ ghép, từ láy? Lấy VD? -Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học. 2.2 Hướng dẫn HS làm bài tập . Bài tập 1: -Gv hướng dẫn Hs thảo luận N2 và ghi kết quả tìm được vào giấy nháp. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng, tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ đúng. + Từ cùng nghĩa với Trung thực : thật thà, thẳng thắn, ngay thẳng, ngay thật,........ + Từ trái nghĩa với Trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, lọc lừa,.. Bài tập 2 : - GV nêu lại yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS đặt câu. -GV nhận xét nhanh, sửa lỗi diễn đạt câu cho Hs. Bài tập 3: - Gv gợi ý Hs có thể dùng từ điển để làm bài. - Gv treo bảng phụ đã ghi sẵn nội dung bài tập 3. - Gv và cả lớp cùng nhận xét, chốt lại lời giải đúng: ý C. Bài tập 4: - Gv ghi sẵn các câu thành ngữ, tục ngữ lên bảng. - Gv hướng dẫn Hs cách làm, không yêu cầu Hs nêu ý nghĩa thành ngữ mà chỉ xác định thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính trung thực. - GV gọi 2HS lên bảng làm bài . - Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng . 3. Củng cố, dặn dò. -GV nhận xét tiết học . - Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong SGK . - Chuẩn bị bài sau : Danh từ - 2HS làm bài. - Dưới lớp trả lời câu hỏi: - Hs lắng nghe. -1HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu. -HS thảo luận theo nhóm đôi, làm bài vào giấy nháp . - HS trình bày kết quả . - HS làm bài vào vở . - 1 Hs đọc yêu cầu đề bài. -HS suy nghĩ mỗi em đặt 1 câu với 1 từ cùng nghĩa với từ trung thực, một câu với 1 từ trái nghĩa với từ trung thực. - HS nối tiếp nhau đọc câu của mình đã đặt . - Hs đọc nội dung bài tập 3. - HS thảo luận nhóm đôi . - Hs thi đua lên khoanh vào trước câu đúng nghĩa với từ Từ trọng. - HS đọc yêu cầu bài . - HS thảo luận nhóm3, trả lời câu hỏi. - 2 Hs lên bảng làm bài, gạch chân các thành ngữ, tục ngữ có nghĩa lòng tự trọng, không gạch chân các thành ngữ, tục ngữ có nghĩa trung thực. - hs lắng nghe. ______________________________________ * Buổi chiều Tiết 1: Lịch sử Nước ta dưới ách độ hộ của các triều đại phong kiến phương bắc *Giảm tải : Bỏ câu hỏi 3 I.Mục tiêu: Học xong bài học HS biết : +Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938. +Một số chính sách áp bức bóc lột các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Nhân dân ta không can chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. II.Đồ dùng : - Phiếu thảo luận nhóm và bảng phụ kẻ sẵn nội dung. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu; A. Kiểm tra bài cũ: + 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc. - Gv nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài : Gv nêu MĐYC của tiết học. 2.Hướng dẫn tìm hiểu bài. *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. + GV đưa ra bảng (để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. + Giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá. -GV nêu câu hỏi 1 SGK: Khi đô hộ nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì? Đời sống của nhân dân ta cực khổ như thế nào? -GV chốt ý chính. *Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân. - Gv nêu câu hỏi:Dưới ách thống trị của các triều đại phong kiens phương Bắc, nhân dân ta đã phản ứng như thế nào? - Gv chốt các ý chính. + GV đưa ra bảng thống kê (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống) các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc . -GV thống nhất đáp án đúng. 3. Củng cố – dặn dò: -GV hệ thống lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. -Hs đọc SGK ‘’Sau khi Triệu Đà cho đến của người Hán’’ -HS thảo luận điền vào bảng và trả lời. + HS khác bổ sung. - Hs dựa vào thông tin trong SGK trả lời câu hỏi. - 1Hs đọc SGk từ Không chịu khuất phục đến hoàn toàn cho đất nước ta. Cả lớp theo dõi. - Hs trả lời vắn tắt. - Hs lắng nghe. - HS điền tên các cuộc khởi nghĩa vào cột các cuộc khởi nghĩa. - Một vài HS báo cáo kết quả làm việc của mình. - HS khác nhận xét bổ sung. - HS nhắc lại Ghi nhớ. ___________________________________ Tiết 2: Tiếng Việt Luyện tập về văn viết thư I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về viết thư. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết một lá thư thăm hỏi người thân đầy đủ 3 phần. 3.Thái độ: yêu Tiếng Việt, ham thích môn học. II. Đồ dùng dạy học ... dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút. * Trò chơi làm theo hiệu lệnh : 2 - 3 phút. 2. Phần cơ bản . a. Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại: - GV điều khiển lớp tập (quan sát và sửa chữa sai sót cho HS. - Chia tổ luyện tập, do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát và sửa chữa sai sót cho HS. + Tập hợp cả lớp tập. - Ôn đi dều vòng phải, đứng lại: - Ôn đi dều vòng trái, đứng lại: b. Trò chơi vận động: - Trò chơi “Bỏ khăn”. - GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho một số HS làm mẫu, sau đó cho 1 tổ HS chơi thử. - -Tiếp theo cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần. -GV quan sát, nhận xét, biểu dương các cặp HS chơi đúng luật nhiệt tình. 3. Phần kết thúc. - GV cùng học sinh hệ thống bài: 1 - 2 phút - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học :1 - 2 phút. (6 - 10 phút) (18-22 phút) 14 - 15 phút 5-6 phút (4 - 6 phút) - Đứng tại chỗ và hát 1 bài (1 - 2 phút). - HS luyện tập - Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. - HS luyện tập do cán sự điều khiển. - 2 Hs làm mẫu. - Tổ 1 chới thử. - Cả lớp thi đua. - Hs bình chọn bạn thắng cuộc. - Làm động tác thả lỏng : 1 - 2 phút. _______________________________ Tiết 3: Tập làm văn đoạn văn trong bài văn kể chuyện I. Mục tiêu: - HS có những hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện ( nội dung ghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết ban đầu về đoạn văn để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy- học: - 4 - 5 tờ giấy phóng to 2 để HS làm bài tập 1 , 2, 3( nhận xét). - Giấy, bút dạ để nghi kết quả làm việc nhóm. III. Hoạt động dạy-học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ. - Đọc lại cốt truyện đã hoàn thành trong tiết học trước. -GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi tên bài mới lên bảng. 2. Phần nhận xét: Bài tập 1: Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. +SV 1 - Đoạn 1: Nhà vua dùng cách tìm ra người truyền ngôi. + SV 2 - Đoạn 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mần. +SV 3 - Đoạn 3 : Chôm dám tâu nhà vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người. +SV 4 - Đoạn 4: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm. Bài tập 2. - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn? - GV chốt lại: Chỗ mở đầu là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. (Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn.) Bài tập 3:. Từ 2 bài tập trên, hãy rút ra nhận xét: a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì? b)Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?. 3. Phần Ghi nhớ: SGK(54) 4. Phần Luyện tập: Gv nêu lại yêu cầu bài tập. - Ba đoạn văn được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà tiên, trong đó 2 đoạn đã hoàn chỉnh, 1 đoạn mới chỉ có phần mở đầuvà phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu. - GV lưu ý: Bài văn nói về một em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà, trung thực. Em lo thiếu tiền mua thuốc cho mẹ nhưng vẫn thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi. -GV đánh giá, bổ sung nếu cần. C. Củng cố, dặn dò. - Gv và Hs cùng hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại bài vào vở. - 2-3 HS đọc bài làm của mình. + 1 Hs đọc cốt truyện với nhân vật là một cậu bé trung thực. +1 Hs đọc cốt truyện với nhân vật là một cậu bé hiếu thảo. - HS nhận xét. - Hs lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu nhận xét 1 . - 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm truyện Những hạt thóc giống. - Từng cặp HS trao đổi nhóm 3, làm việc trên phiếu GV phát. - Vài HS nêu lại các sự việc trong từng đoạn. - Hs khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Cả lớp làm việc cá nhân, dùng bút chì gạch dưới những câu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn. - 1 HS trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu. - HS trao đổi để rút ra nhận xét. a)Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi các sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện. b)Hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng -1HS đọc ghi nhớ. - Cả lớp đọc thầm và nhẩm thuộc. - 2 HS đọc yêu cầu - Cả lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân: Suy nghĩ và tưởng tượng để viết tiếp phần thân đoạn còn thiếu. - Nhiều HS đọc bài làm của mình. - Lớp nhận xét, - 1 Hs đọc lại phần Ghi nhớ. _________________________________ Tiết 4: Sinh hoạt Tổng kết tuần 5. Kế hoạch tuần 6. I. Mục tiêu: - Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 5. - Đề ra phương hướng trong tuần 6. - Phát động phong trào thi đua học tập: Lớp em chăm ngoan – học giỏi. II. Nội dung nhân xét đánh giá tuần 5. 1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình. 2- Giáo viên nhận xét chung. +Đánh giá việc thực hiện giờ giấc đi học, truy bài đầu giờ, trực nhật vệ sinh lớp học, ................................................................................................................................................................................................................................................................................ +Nhận xét về nề nếp học tập, các hoạt động ngoài giờ. ................................................................................................................................................................................................................................................................................... *Gv nêu nhận xét chung, khen, nhắc nhở, phê bình. ................................................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Văn nghệ: - Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ III- Phương hướng hoạt động tuần 6. - Phát huy ý thức tự giác trong học tập, góp phần giữ gìn trật tự và vệ sinh trường lớp. - Phát động phong trào thi đua làm sạch trường lớp. - Học thuộc các bài múa, hát mới. - Hưởng ứng phong trào "Phòng chống dịch Cúm AH1N1 trong HS.. * Bổ sung: ________________________________ * Buổi chiều Tiết 1: Ngoại ngữ Gv chuyên soạn giảng. _________________________________ Tiết 2: Toán Ôn về biểu đồ I. Mục tiêu: - Ôn tập và củng cố cho Hs kiến thức về biểu đồ cột và biểu đồ tranh. - Hs sử dụng thành thạo hai loại biểu đồ: biểu đồ tranh và cột. - Làm tốt các bài tập có liên quan.Ham thích môn học. II. Đồ dùng dạy – học: - Tranh vẽ sẵn các biểu đồ của từng bài. - Sách Bài tập Toán 4. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Ôn kiến thức cũ. - Gv hỏi: Em đã học những loại biểu đồ nào? Chúng có gì khác nhau? -Gv nhận xét, chốt kiến thức. 2. Luyện tập. Bài 1: Số cây của một đội trồng rừng trồng được theo từng năm như bảng sau: a, Năm nào đội trồng rừng trồng được nhiều cây nhất? Năm nào trồng được ít cây nhất? b, Sắp xếp các năm theo thứ tự số cây trồng được tăng dần. c. Trung bình mỗi năm đội trồng rừng đã trồng được bao nhiêu cây? Bài 2: ( Bài 51- trang 12, Sách Bài tập Toán 4). - Gv treo bảng phụ đã vẽ sẵn nội dung biểu đồ hình cột về số Hs của một số trường tiểu học ở miền núi. - Gv nêu câu hỏi: a, Trường A, trường B, trường C, trường D, mỗi trường có bao nhiêu HS? b, Trong bốn trường trên, trường nào có nhiều hs nhất, trường nào có ít học sinh nhất? c, Tính trung bình cộng số Hs của mỗi trường. 3. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét tiết học, tuyên dương Hs có tiến bộ. - Dặn Hs về xem lại bài và xem trước bài mới. - 2 Hs trả lời câu hỏi. - Hs đọc yêu cầu đề bài trên bảng. - Hs quan sát bảng phụ vẽ sẵn nội dung biểu đồ và trả lời câu hỏi. - Gv hướng dẫn Hs cách trình bày. - 1 Hs nêu lại cách tính trung bình cộng. Hs tự làm bài vào vở. - Gv chữa bài- Hs trình bày miệng. - Phần C-1 Hs lên bảng trình bày. - Gv chốt kết quả đúng. - Hs trả lời miệng câu a,b. - Câu C Hs làm vào vở, 1 Hs lên bảng. - Gv chữa bài, chốt kết quả đúng. - Hs lắng nghe. ______________________________________ Tiết 3: Giáo dục ngoài giờ lên lớp ( ATGT) Bài 4: Lựa chọn đường đi an toàn. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. - Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường hay về nhà. 2. Kĩ năng: - Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được lí do an toàn hay không an toàn. 3.Thái độ: Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. II: Đồ dùng dạy – học: - Sách An toàn giao thông, tranh vẽ trong sách. III.Các hoạt động dạy- học. 1.Hoạt động 1: Ôn bài trước: * Mục tiêu: - Giúp HS nhớ lại kiến thức bài: " Đi xe đạp an toàn" * Cách tiến hành: Chia nhóm thảo luận: + Muốn đi xe đạp, để đảm bảo an toàn cần phải có những điều kiện gì? + Khi đi xe đạp ra đường, em cần thực hiện tốt những quy định gì? - GV kết luận và giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn. * Mục tiêu: HS hiểu được con đường đi thế nào là đảm bảo an toàn. * Cách tiến hành. - GV chia nhóm, đặt câu hỏi cho HS thảo luận: Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp? - GV kết luận, chốt kiến thức, ghi bảng. 3.Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường. * Mục tiêu: - HS biết vận dụng kiến thức về con đường an toàn để lựa chọn con đường đi học hay đi chơi được an toàn. - HS xác định được những điểm, đoạn đường kém an toàn để tránh. * Cách tiến hành: - GV vẽ sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc ba đường đi, trong đó GV nêu ra mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau. - Gọi Hs lên chỉ ra con đường đi đảm bảo an toàn, hỏi vì sao em lại chọn con đường đó? - GV nhận xét, kết luận. 4. Củng cố-dặn dò. - Nhận xét tiết học - Yêu cầu HS về nhà tự vẽ con đường từ nhà đến trường an toàn theo ước mơ của em. - HS thảo luận nhóm và trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày. - Hs nhắc lại kiến thức. - Hs phát biểu ý kiến lựa chọn và giải thích vì sao lại chọn như vậy. - Hs lắng nghe và ghi nhớ. _____________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: