Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 (2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 (2 cột)

Toán

 Tiết 21 ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I– Mục tiêu : Giúp HS:

 - Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài .

 - Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo đọ dài và giải các bài toán có liên quan .

 - Giáo dục HS tính sáng tạo, nhanh nhẹn .

II- Đồ dùng dạy học :

 1 – GV : SGK.Bảng phụ ,bảng nhóm.

 2 – HS : SGK,VBT,

IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2012-2013 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tập đọc
	Tiết 9	MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 	 Theo Hồng Thuý.
 I.- Mục tiêu:
 1)Kĩ năng :Đọc lưu loát toàn bài 	
-Đọc đúng các từ ngữ , câu , đoạn , bài , tên người nước ngoài, phiên âm.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , chậm rãi , thể hiện được cảm xúc về tình bạn , tình hữu nghị của người kể chuyện .
-Biết đọc các lời đối thoại thể hiện giọng nói của từng nhân vật .
 2)Kiến thức : Hiểu các từ ngữ trong bài , diễn biến của câu chuyện .-Hiểu ý nghĩa của bài: Qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước .
 3) Giáo dục :HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dân các nước .
II.- Đồ dùng dạy học:
GV:Tranh minh hoạ SGK (phóng to ) .Bảng phụ viết đoạn luyện đọc 
-HS:SGK
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Ổn định : Kiểm tra đồ dùng học tập SGK
-II)Kiểm tra bài cũ :
Gọi lần lượt 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca về trái đất “ và trả lời câu hỏi.
-Em hiểu 2 câu thơ cuối của khổ thơ 2 ý nói gì ? (HSK)
-Nêu nội dung bài thơ ? (HSTB)
- GVnhận xét chung và cho điểm.
 III-Bài mới:
 1- Giới thiệu bài: . Khi chiến tranh kết thúc , chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước , được sự giúp đỡ thật tận tình của bè bạn năm châu , tình tương ái đó được thể hiện qua bài “Một chuyên gia máy xúc “.
 a-Luyện đọc:
 GV chia đoạn cho 4 HS đọc nối tiếp ( 2 lượt )
- Gọi 4 HS đọc đoạn nối tiếp và luyện đọc từ ngữ khó : loãng ,rải , sừng sững , A- lếch – xây.
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải và giải nghiã từ SGK
-Gọi 1 HSK đọc toàn bài
 - GV đọc mẫu toàn bài.
 b- Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
 + Anh Thuỷ gặp A-lếch xây ở đâu ? ( HSTB)
GV: A-lếch-xây là một người Nga (Liên Xô trước đây) nhân dân Liên xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam, giúp đỡ Việt Nam rất nhiều.
 - Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ của A-lếch –xây ?
 ( HSK)
- Vì sao A- lếch- xây khiến anh Thuỷ đặc biệt chú ý ?
 (HSG)
Ý:Tả hình dáng A-lếch-xây.
-Cho HS đọc thầm đoạn 2.
 - Cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ với A- lếch – xây diễn ra như thế nào ? (HSTB)
-Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? (HSK)
Ý:Tình cảm chân thành của anh Thuỷ và A- lếch – xây.
Yêu cầu HS đăt câu hỏi cho bạn trả lời
-Nhìn vào tranh vẽ SGK ,bạn hãy cho biết anh Thuỷ và anh A – lếch –xây đang làm gì ? Cuộc tiếp xúc của họ thể hiện điều gì ? 
c- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc tiếp nối 4 đoạn 
GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 4 
GV đọc mẫu 
-Hỏi : Đoạn này đọc với giọng như thế nào ? 
Gọi 3 HS đọc diễn cảm đoạn 4 
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
 GV cùng cả lớp nhận xét
IV-Củng cố,dặn dò
Bài văn ca ngợi điều gì? (HSK)
Giáo dục :HS tinh thần đoàn kết , hữu nghị ,bình đẳng với nhân dân các nước .
-GV nhận xét tiết học .-Về nhà tiếp tục luyện đọc .
 Chuẩn bị đọc trước bài “Ê – mi – li , con”
-HS đọc bài và trả lời
mỗi loại hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loại hoa nào cũng quí cũng thơm như mọi người trên thế giới dù khác nhau màu da nhưng đều có quyền bình đẳng ,đều đáng quí đáng yêu 
- HS trả lời
- HS cả lớp theo dõi,nhận xét.
HS xem tranh và mô tả
-Lắng nghe
-4 HS đọc đoạn nối tiếp và luyện đọc từ ngữ khó : loãng, rải, sừng sững, A- lếch – xây.
- 4HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải và giải nghiã từ SGK
-HSK đọc
- HS lắng nghe
 -Đọc thầm và trả lời
- Anh Thuỷ gặp A-lếch- xây tại một công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam
- Vóc người cao lớn. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Thân hình chắc, khoẻ. Khuôn mặt to.
- Người ngoại quốc này có vóc dáng cao lớn, đặc biệt. Có vẻ mặt chất phác của người lao động.
-Đọc thầm và thảo luận theo nhóm
 - A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt màu xanh.
- HS thảo luận nhóm đôi 
- HS tiếp nối nhau phát biểu
-.bắt tay nhau .cuộc tiếp xúc của họ thể hiện tình bạn thắm thiết ,tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới .
-4HS đọc tiếp nối 4 đoạn và nêu 
cách đọc
-HS lắng nghe
-Giọng thân mật hồ hởi thể hiện giọng của từng nhân vật 
-3 HS đọc ,lớp nhận xét 
- 2 HS thi đọc diễn cảm
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
 -Lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
.
Toán
 Tiết 21 ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I– Mục tiêu : Giúp HS:
 	- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài .
	- Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo đọ dài và giải các bài toán có liên quan .
	- Giáo dục HS tính sáng tạo, nhanh nhẹn .
II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK.Bảng phụ ,bảng nhóm.
 2 – HS : SGK,VBT,
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
I- Ổn định lớp : 
II)Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 (HSTB)
-Nêu cách giải dạng toán : Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó .
-Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3
- Nhận xét,sửa chữa .
III-Bài mới : 
 1-Giới thiệu bài : Ôn tập bảng đơn vị đo đọ dài 
2-Hoạt động 
 Bài 1 : a- Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau .
GV đưa bảng phụ (kẽ sẵn bảng câu a 
- Yêu cầu HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng .
- b) Nhận xét về quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ .
Bài 2 : Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm .
- Chia lớp làm 3 nhóm , mỗi nhóm thảo luận 1 câu .
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét sửa chữa .
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
- GV phát bảng nhóm để HS làm bài tập ,cho HS làm cá nhân .
- Hướng dẫn HS nhận xét.
Bài 4 : Gọi 1 HSG lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
- GV cùng cả lớp nhận xét sửa chữa .
IV- Củng cố,dặn dò:
- Nêu tên các đơn vị đo độ dài theo thứ tự lớn đến bé và ngược lại (HSY,TB)
- Nêu mối liên hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau .
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :ôn tập : Bảng đơn vị đo khối lượng 
 Hát
-HS nêu .
1 HS lên bảng giải bài 3
- HS nghe .
-HS lần lượt điền vào bảng đơn vị 
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1km
10hm
1hm
10dam
1/10km
1dam
=10m
1/10hm
1m
=10cm
1/10dam
1dm
10cm
1/10m
1cm
10mm
1/10dam
1mm
1/10cm
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau : Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé , đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn 
Vdụ : 1 m = 10 dm .
 = dam.
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện nhóm trình bày Kquả .
- 3 HS làm bài trên bảng nhóm và trình bày kết quả
- Cả lớp nhận xét
- HS làm bài .
1 HSG lên bảng giải ,cả lớp làm vào VBT .
Bài giải
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TPHCM dài là : 
 791 + 144 = 935 (km) .
b) Đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM dài là : 
 791 + 935 = 1726 (km) .
 ĐS : a) 935 km.
 b) 1726 km.
- km,hm,dam,m,dm,cm,mm
- mm,cm,dm,m,dam,hm,km
-HS trả lời
HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm:
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
Tập đọc 
	Tiết 10	Ê – MI –LI , CON 
 (Tố Hữu )
I.- Mục tiêu:
 1-Đọc lưu loát toàn bài :-Đọc đúng các tên riêng nước ngoài Ê –mi –li -con, Mo- ri –xơn , Giôn –xơn Pô – tô – mác , Oa –sinh –tơn )
Ngắt hơi đúng từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do .
-Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.
 2-Hiểu các từ ngữ trong bài 
 Hiểu ý nghĩa của bài thơ Ca ngợi hành động dũng cảm một công dân Mĩ dám tự thiêu mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 
 3-Giáo dục HS có tinh thần yêu nhân loại ,yêu hoàbình ,căm ghét chiến tranh 
II.- Đồ dùng dạy học:
 	-GV :SGK.Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 3,4
	-HS: SGK
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-Ổn định :KT dụng cụ HS
II)Kiểm tra bài cũ : HS1 : đọc đoạn 1 và2 
- Anh Thuỷ gặp anh A – lếch – xây ở đâu? (HSY,TB)
HS 2 : đọc đoạn 3 và4
- Tìm những chi tiết miêu tả cuộc gặp gỡ của anh Thuỷ với A- lếch – xây?(HSK)
-GV nhận xét ghi điểm.
 III- Bài mới:
1)Giới thiệu bài: GV ghi đề
Ê – mi – li, concủa nhà thơ Tố Hữu .
Kết hợp giới thiệu tranh 
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a-Luyện đọc:.
+ Hướng dẫn HS khổ thơ nối tiếp 
 -Cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- Luyện đọc những từ ngữ khó đọc : Ê – mi – li , Mo –ri –xơn ,Pô –tô – mác ,Oa –sinh –tơn , Giôn -xơn
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ SGK.
- GV đọc diễn cảm 
 b- Tìm hiểu bài:
-Gọi 1 HS đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời.
+ Theo em lời của người cha cần đọc như thế nào ? Lời người con cần đọc thế nào ?(HSK -TB)
+Cho HS(TB,K) đọc diễn cảm khổ thơ .
GV: Chú Mo – ri – xơn rất yêu thương vợ con ; Ý 1 : Chú Mo – ri – xơn nói chuyện cùng con gái Ê –mi -li
-Cho HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời
+ Vì sao chú Mo – ri – xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ?(HSK)
-Rút từ na –pan –yêu cầu HS nêu giải nghĩa 
(HSTB)
Tìm những chi tiết nói lên tội ác của giặc Mỹ ?(HSTB)
Ý2 : Tội ác của chính quyền Giôn -xơn
-Cho HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời.
+Chú Mo – ri – xơn nói với con điều gì khi từ biệt ?(HSTB)
-Vì sao chú Mo –ri –xơn nói với con : “ Cha đi vui ”?(HSKG)
Ý 3 : Lời từ biệt vợ con của chú Mo –ri -xơn
-Cho HS đọc thầm khổ thơ 4 và trả lời
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo – ri – xơn ?(HSG)
Rút từ : ngọn lửa sáng loé ,sự thật .
GV : Chú Mo –ri-xơn đãquyết định tự thiêu. 
Ý 4 : Mong muốn cao đẹp của chú Mo –ri- xơn
c- Đọc diễn cảm , học thuộc lòng:
GV treo bảng phụ hướng dẫn HS cách đọc 
-Cho 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
GV đọc mẫu khổ thơ 3-4
-Cho HS đọc và nhẩm học thuộc lòng
 - Cho HS thi đọc diễn cảm đọc thuộc lòng các khổ thơ 3 -4
IV-Củng cố ,dặn dò: 
-Đọc bài thơ trên em hiểu nội dung bài thơ nói gì 
 (KG)
Giáo dục HS tình yêu thương nhân loại yêu hoà bình thế giới-căm thù chiến tranh 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà tiếp tục học thuộc lòng khổ thơ 3 – 4
Chuẩn bị bài sau : Sự sụp đổ của chế độ a-pác thai 
-HS đọc và trả lời .
Gặp ở công trường xây dựng trên đất nước Việt Nam .Anh A –lếch –xay sang giúp Việt Nam 
 HS 2 :Đọc đoạn 3 và4 và trả lời
-Cả lớp nhận xét
Lắng nghe
HS quan sát tranh + lắng nghe 
-4 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ ( 2 lượt 
-HS đọc những từ ngữ khó 
HS đọc chú giải và giải nghĩa từ SGK.
-Theo dõi
HS cả lớp đọc thầm và trả lời.
-Lời người cha cần đọc với giọng trang nghiêm , xúc động .Con cần đọc với giọng hồn nhiên ngây thơ.
-2HS đọc diễn cảm khổ thơ.
-HS lắng nghe.
- HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời
+Vì đó là cuộc chiến tranh  ... 1hm2= 100dam2= km2
dam2 = 100m2 =hm2
1m2= 100dm2 =dam2
1dm2= 100cm2 = m2
1cm2= 100mm2 = dm2
1mm2= cm2
- Cho HS quan sát bảng đơn vị đo Dtích vừa thành lập rồi nêu nhận xét mỗi quan hệ giữa 2 đơn vị liền nhau .
 Gọi Vài HS đọc bảng đơn vị đo Dtích .
 + Những đơn vị bé hơn m 2 là : dm2 , cm2 , mm2 .
+ Những đơn vị lớn hơn m2 là : km2 ,hm2 , dam2 .
1 m2 = 100 dm2 .
1 dm2 = m2 
+ Mỗi đơn vị đo Dtích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền .
+ Mỗi đơn vị đo Dtích = đơn vị lớn hơn tiếp liền .
3-Thực hành :
Bài 1 : a) Đọc các số đo Dtích .
- Gọi HS nêu miệng Kquả .
b) Viết các số đo Dtích .
- Gọi 1 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm .
a) GV hướng dẫn HS đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé .
b) Hướng dẫn HS đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn .
- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập .
- Gv chấm 1 số bài .
- Nhận xét ,sửa chữa 
IV-Củng cố,dặn dò :
- Mi-li-mét vuông là gì ? (HSY)
- Nêu tên các đơn vị đo Dtích theo thứ tự từ lớn đến bé và mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liên tiếp ? (HSK)
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập . 
- HS lên bảng làm.
-HS nêu
HS nghe .
-cm2,dm2,m2dam2,hm2,km2.
-HS nghe .
-HS nêu.
- HS nêu 
km2 ,hm2 ,dam2 ,m2,dm2 ,cm2 ,mm2 .
-HS nêu nhận xét
- Vài HS đọc lại bảng đơn vị đo Dtích .
 a) HS đọc .
 b) HS viết : 168 mm2 ,2310 mm2 
- HS nghe .
- HS lắng nghe .
- HS làm bài vào phiếu .
- HS làm bài : 
- HS nêu .
- HS nêu .
 -HS nghe 
-HS hoàn chỉnh bài tập
Rút kinh nghiệm :
Luyện từ và câu:
	Tiết 10	TỪ ĐỒNG ÂM
I.- Mục tiêu:
 -Hiểu thế nào là từ đồng âm.
 -Nhận diện được một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
 -Giáo dục HS sử dụng đúng vốn từ, thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.- Đồ dùng dạy học:
-GV :SGK.Các mẫu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm.
 Một số tranh ảnh nói về các sự vật, hiện tượng, hoạt động có tên gọi giống nhau.
-HS: SGK,vở ghi
III.- Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 I-Kiểm tra bài cũ :
 -Gọi 3 HS(Y,TB) : GV chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê hoặc một thành phố mà em biết.
-GV nhận xét.
 II-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Các em đã được học về từ trái nghĩa ở những tiết trước. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu thế nào là từ đồng âm, biết nhận diện một số từ đồng âm trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.
Bài mới 
Nhận xét:-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1
-GV giao việc: Bài tập cho một số câu văn. Nhiệm vụ của các em là đọc kĩ các câu văn ở bài tập 1 và xem dòng nào ở bài tập 2 ứng với câu văn ở bài tập 1.
-Cho HS làm bài
-Cho HS trình bày
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
-Dòng 1 của bài tập 2 ứng với câu 1 của bài tập 1.
-Dòng 2 của bài tập 2 ứng với câu 2 của bài tập 1.
-Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-Có thể cho HS tìm một vài ví dụ ngoài những ví dụ đã biết.
 3-Luyện tập: 
 Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1.
-GV giao việc:
*Các em đọc kĩ các câu a,b,c.
*Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c.
+Câu a(GV: các em xem trong câu a có những từ nào giống nhau rồi phân biệt nghĩa của các từ đó).
-Cho HS trình bày kết quả bài làm.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng:
*Đồng (trong cánh đồng): khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
*đồng (trong trống đồng): kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim.
*Đồng (trong một nghìn đồng): đơn vị tiền tệ.
+Câu b (Cách tiến hành như câu a)
GV chốt lại kết quả đúng:
*Đá (hòn đá): chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn.
*Đá (đá bóng): đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho xa ra hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.
+Câu c (Cách tiến hành như câu a)
GV chốt lại lời giải đúng:
*Ba (trong ba và má): chỉ người bố (hoặc cha).
*Ba (trong 3 tuổi): chỉ số 3, số đứng sau số 2 trong dãy số tự nhiên.
 Bài 2 :Cho HS đọc yêu cầu bài tập .
-GV giao việc: BT cho 3 từ bàn, cờ, nước. Nhiệm vụ của các em là tìm nhiều từ “cờ” có nghĩa khác nhau, nhiều từ “nước” có nghĩa khác nhau, nhiều từ “bàn” có nghĩa khác nhau và đặt câu với các từ cờ, các từ bàn, các từ nước để phân biệt nghĩa giữa chúng.
-Cho HS làm bài mẫu sau đó cả lớp cùng làm.
GV lưu ý HS: ít nhất mỗi em đặt 2 câu có từ cờ, 2 câu có từ bàn, 2 câu có từ trước.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
+2 câu có từ bàn với nghĩa từ bàn khác nhau.
 Cái bàn học của em rất đẹp.
 Tổ em họp để bàn về việc làm báo tường..
+2 câu có từ cờ:
 Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta.
 Cờ vua là môn thể thao đòi hỏi trí thông minh.
+2 câu có từ nước:
 Nước giếng nhà em rất trong.
 Nước ta có hình chữ S.
 III- Củng cố,dặn dò:
 - Từ đồng âm là gì?(TB)
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ,hoàn chỉnh bài tập
- Chuẩn bị tiết sau “ Mở rộng vốn từ: Hữu nghị – hợp tác”
 -Lắng nghe
- HS lắng nghe.
-1HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
 -HS làm bài cá nhân.
 -Một số HS trình bày kết quả bài làm
 -Lớp nhận xét.
-3HS đọc.
-HS tìm ví dụ.
-1HS đọc
-HS làm bài.
-Một vài em trình bày.
 -Lớp nhận xét
-HS ghi lại ý đúng.
-HS ghi ý đúng.
-HS ghi ý đúng.
-HS đọc yêu cầu
-1HS khá giỏi làm mẫu.
-Cả lớp đặt câu.
-HS trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
-Từ đồng là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật 
Tiết 5	 MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH 
 I.- Mục tiêu: HS cần phải:
 -Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình.
 -Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
 -Giáo dục HS giữ gìn và bảo quản đồ dùng trong gia đình
II.- Đồ dùng dạy học:
 -GV :Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống .Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.
 -HS : SGK.
III.- Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Ổn định : KT dụng cụ HS
 II)Kiểm tra bài cũ :
-GV nhận xét, đánh giá sản phẩm HS làm được ở tiết học trước.
 III-Bài mới:
 1- Giới thiệu bài: Ở nhà các em thường giúp đỡ bố mẹ những công việc gì? Tiết học hôm nay, cô sẽ giúp các em biết thêm một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
 2-Hướng dẫn:
 * Xác định dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình.
-Cho HS quan sát hình 1. Thảo luận nhóm 
+ Em hãy kể tên những loại bếp đun được sử dụng để nấu ăn trong gia đình?
-GV ghi tên các dụng cụ đun, nấu lên bảng theo từng nhóm.
-GV nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
 *Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đình
-GV phát phiếu học tập cho các nhóm thảo luận.
-GV hướng dẫn HS cách ghi kết quả thảo luận nhóm vào các ô trong phiếu
-Gợi ý: Ngoài tên các dụng cụ đã nêu trong sách, các em có thể bổ sung thêm các dụng cụ khác mà các em biết.
-GV sử dụng tranh minh họa để kết luận từng nội dung theo SGK.
*Đánh giá kết quả học tập.
Câu hỏi trắc nghiệm:
-Em hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho đúng tác dụng của mỗi dụng cụ sau.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 A B
Bếp đun có tác dụng
Làm sạch, làm nhỏ và tạo hình thực phẩm trước khi chế biến.
Dụng cụ nấu dùng để
Giúp cho việc ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.
Dụng cụ dùng để bày thức ăn và ăn uống có tác dụng
Cung cấp nhiệt để làmchín lương thực, thực phẩm.
Dụng cụ cắt, thái thực phẩm có tác dụng chủ yếu là
Nấu chín và chế biến thực phẩm.
 IV-Củng cố ,dặn dò:
- Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải làm gì?(TB)
- Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống ta cần chú ý những gì?(HSK)
-GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt. 
-Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn để học bài” Chuẩn bị nấu ăn” và tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị trước khi nấu ăn ở gia đình
HS kể ra một số việc làm 
-HS quan sát hình 1
-Các nhóm thảo luận theo câu hỏi
-Đại diện nhóm trình bày.
-HS nhận phiếu học tập
-Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập
HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
-Muốn thực hiện công việc nấu ăn cần phải có các dụng cụ thích hợp
-Khi sử dụng dụng cụ nấu ăn và ăn uống cần chú ý sử dụng đúng cách, đảm bảo vệ sinh,an toàn.
Rút kinh nghiệm:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 5: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Kí duyệt của chuyên môn
Kí duyệt tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_5_nam_hoc_2012_2013_2_cot.doc