Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp 2 cột)

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm , bước đầu phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các CH trong SGK ).

*KNS :GDHS kĩ năng giao tiếp,thể hiện sự thông cả,xác định giá trị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. KTBC:

- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi.

+ Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?

+ Cáo là con vật có tính cách như thế nào?

+ Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?

- Nhận xét và cho điểm HS .

 

doc 87 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 .
Thứ hai ngày 26 tháng 09 năm 2011.
TẬP ĐỌC:
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm , bước đầu phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. 
- Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các CH trong SGK ).
*KNS :GDHS kĩ năng giao tiếp,thể hiện sự thông cả,xác định giá trị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi.
+ Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?
+ Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
+ Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét và cho điểm HS .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 55,
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng đoạn 
GV sửa lỗi phát âm, nhắt giọng cho từng HS (nếu có)
- Luyện đọc cặp.
- 2 HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi maua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Cậu bé An-đrây-ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn. Chuyện gì sẽ xảy ra với cậu và gia đình, các em đoán thử xem.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng từngđoạn
- Nêu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyệncho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
 -Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ong đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
- Em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì?
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+ Đoạn 1:An-đrây-ca đến mang về nhà.
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
- HS đọc theo cặp
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thần và trả lời.
+ An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+An-đrây-ca nhanh nhẹ đi ngay.
+ An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
- An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+ Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .
+ An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+ An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+ An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca.
- 1 HS đọc thành tiếng.
Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay (như đã hướng dẫn).
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- 4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
- 3 đến 5 HS thi đọc.
+ Chú bé An-đrây-ca.
+ tự trách mình.
+ Chú bé trung thực.
+ Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi: +nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
TOÁN:
 Tiết: 26. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 -Đọc được một số thông tin trên biểu đồ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Các biểu đồ trong bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 25, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 + Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
 + Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
 + Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải hoa nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
 + Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
 - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ?
 - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
 Bài 2
 - GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
 + Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
 - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 - GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: (HS khá)
 - GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
 - Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
 - Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
 - GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
 - GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
 - GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
 - GV hỏi: Nêu bề rộng của cột.
 - Nêu chiều cao của cột.
 - GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
 - GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
 - GV chữa bài.
- HS nghe giới thiệu.
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS dùng bút chì làm vào SGK.
- Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
- Đúng vì :100m x 4 = 400m
- sai 
- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần1là 
300m – 200m = 100m vải hoa.
- Điền đúng.
- Sai, 
- Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
- Tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào vở.
- HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- Tháng 7 có 18 ngày mưa .
- tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9.
 15 – 3 = 12 ( ngày ) 
- T B của 18; 15; 3. 
( 18 + 15 + 3 ) : 3 = 12 
- Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
- Tháng 2 và tháng 3.
- Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
- HS chỉ trên bảng.
- Cột rộng đúng 1 ô.
- Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
- 1 HS lên bảng vẽ, 
- HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng chì vẽ vào SGK.
- HS cả lớp.
4 .Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
CHÍNH TẢ ( Nghe – viết)
NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng đẹp câu chuyện vui Người viết truyện thật thà..
- Trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Tìm và viết đúng các từ láy có chứa âm x/s (BT2 ).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động trên lớp:
1.KTBC:
-Gọi 1 HS lên bảng đọc các từ ngữ cho 3 HS viết.
lẫn lộn, nức nở, nồng nàn, lo lắng, làm nên, nên non
-Nhận xét chữ viết của HS .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu truyện vui nói về nhà văn Pháp nổi tiếng Ban-dắc.
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Tìm hiểu nội dung truyện:
-Gọi HS đọc truyện.
+ Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+ Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó viết trong truyện.
-Yêu cầu HS đọc và luyện viết các từ vừa tìn được.
 * Hướng dẫn trình bày:
- Gọi HS nhắc lại cách trình bày lời thoại.
 * Nghe-viết;
 * Thu chấm, nhận xét bài:
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài .
-Yêu cầu HS ghi lỗi và chữa lỗi vào vở nháp hoặc vở bài tập 
- Chấm một số bài chữa của HS .
- Nhận xét.
 Bài 3:
a. Gọi HS đọc.
 + từ láy có tiếng chứa âm s hoặc âm x là từ như thế nào?
-Yâu cầu HS hoạt động trong nhóm 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có 1 phiếu hoàn chỉnh.
- Kết luận về phiếu đúng đầy đủ nhất.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
+ Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+ Ông là người rất thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
-Các từ: ban-dắc, truyện dài, truyện ngắn
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
- Tự ghi lỗi và chữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
+ Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s/x
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các lỗi chính tả, các từ láy vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
ĐẠO ĐỨC (tiết 2)
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết được : trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến t ... ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn.
- Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi
- HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn.
- HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể sinh động, hấp dẫn.
- Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe.
ĐỊA LÍ :
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.MỤC TIÊU :
 - Học xong bài này HS biết : Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia-rai, Ê- đê ;Ba –na ,Kinh ). Nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta .
 - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
 - Dựa vào tranh, ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên.Trang phục truyền thống :nam đóng khố ,nữ thường quấn váy.
II. CHUẨN BỊ :
 - Tranh, ảnh về lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Ổn định:
 GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS 
2. KTBC :
 GV cho HS đọc bài : “Tây Nguyên”.
 - Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên.
 - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa?
 - Nêu đặc điểm của từng mùa.
 GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1) Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống :
 *Hoạt động cá nhân:
 - GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau :
 + Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên .
 + Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
 + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ?
 + Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
 GV gọi HS trả lời câu hỏi.
KL: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
 2. Nhà rông ở Tây Nguyên :
 *Hoạt động nhóm:
 - GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
+ Nhà rông được dùng để làm gì?
 + Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều 
gì ?
 - GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
 3. Lễ hội :
 * Hoạt động nhóm:
 - GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau :
+ Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?
+ Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?
+ Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
 - GV cho HS đại diên nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
 - GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình .
- 2 HS đọc 
- Gia Lai, Ê-Đê, Ba Na, Xơ-Đăng, kinh, tày, nùng.
- Gia Lai, Ê- Đê, Ba Na, Xơ- Đăng
- kinh, tày, nùng, mông.
- Tiếng nói (ngôn ngữ), phong tục, tập quán sinh hoạt riêng, ...
- Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình điện, đường, trường, trạm,chợ,... Các dân tộc chung sức xây dựng buôn làng.
- HS đọc SGK
+ Nhà rông
+ Là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn. Nhiều sinh hoạt tập thể như tiếp khách cá buôn đều diễn ra ở đó...
+ Nhà rông càng to, đẹp chứng tỏ buôn làng giàu có, thịnh vượng.
- Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả
- HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. 
+ Lễ hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, hội ăn cơm mới,
+ Thường múa hát trong lễ hội, đốt lửa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng,...
+ Đàn Tơ-rưng, đàn krông- pút, công chiêng
- HS đại diện nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
4. Củng cố :
 - GV cho HS đọc phần bài học trong khung.
 - Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên.
 - Nêu một số nét về sinh hoạt của người dân Tây Nguyên.
 - Nhà rông dùng để làm gì ?
 - Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”.
 - Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC:
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH
LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I. MỤC TIÊU: - Giúp HS:
 - Nêu được tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và tác hại của các bệnh này (tiêu chảy ,tả ,lị .
 - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá :uống nước lá,dùng thức ăn ôi thiu..;Giữ vệ sinh ăn uống ,giữ vệ sinh cá nhân ;giữ vệ sinh môi trường.
 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người cùng thực hiện.
 BVMT :GDHS biết mối quan hệ giữa con người với môi trường :con người cần đến không khí,thức ăn nước uống từ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Các hình minh hoạ trong SGK trang 30, 31 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 * Giới thiệu bài: 
 + Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
 - GV giới thiệu: Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn là một số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp. Những bệnh này có nguyên nhân từ đâu và cách phòng bệnh như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
 * Hoạt động 1: Tác hại của các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
+ Cách tiến hành:
- 2 HS ngồi cùng bàn hỏi nhau về cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả, lị,  và tác hại của một số bệnh đó.
 - Giúp đỡ các cặp HS yếu. Đảm bảo HS nào cũng được hỏi đáp về bệnh.
 - Gọi 3 cặp HS thảo luận trước lớp về các bệnh: tiêu chảy, tả, lị.
 - GV nhận xét, tuyên dương các đôi có hiểu biết về các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào ?
 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì ?
GV kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm điều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân của người bệnh, nên rất dễ lây lan thành dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.
 * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
+ Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Cách tiến hành:
- GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
 - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;
 1) Các bạn trong hình ảnh đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng, tác hại gì ?
2) Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 3) Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
4) Chúng ta cần phải làm gì để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
 - GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
 - Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trước lớp.
+ Tại sao chúng ta phải diệt ruồi ?
* Kết luận: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 * Hoạt động 3 : Người hoạ sĩ tí hon. 
+ Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
+ Cách tiến hành:
 - GV cho các nhóm vẻ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá theo định hướng.
 - Chia nhóm HS.
 - Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường để vẽ nhằm tuyên truyền cho mọi người có ý thức đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
 - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia.
 - Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung.
 - GV nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng, nội dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát.
- HS trả lời:
- Thảo luận cặp đôi.
1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.
2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS tiến hành thảo luận nhóm.
- HS trình bày.
+ Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.
2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, 
3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn.
- HS lắng nghe.
- Tiến hành hoạt động theo nhóm.
- Chọn nội dung và vẽ tranh.
- Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
3. Củng cố- dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK.
 - Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
TiÕt 5 Sinh ho¹t
NhËn xÐt ®¸nh gi¸ tuÇn 7
I – Môc tiªu
- HS nhËn ra ­u khuyÕt ®iÓm cña tuÇn häc
- Ph¸t huy nh÷ng mÆt tÝch cùc ®· lµ ®­îc
- Kh¾c phôc nh÷ng mÆt cßn han chÕ
II – Néi dung
§¹o ®øc
HS ngoan lÔ phÐp víi thÇy c«
§oµn kÕt víi b¹n bÌ
Häc tËp
Trong líp trËt tù nghe gi¶ng
Häc vµ lµm bµi ®Çy ®ñ
Lao ®éng vÖ sinh
 Cã ý thøc lao ®éng vÖ sinh c¸ nh©n tr­êng líp
III – Ph­¬ng h­íng tuÇn 8
 §i häc ®Òu, ®óng giê
 Ngoan lÔ phÐp víi thÇy c«
 Cã ý thøc häc vµ lµm bµi ®Çy ®ñ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 67 moi.doc