Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu :

1.Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ, câu, đoạn, bài.

- Giọng đọc thể hiện niềm vui, niềm hi vọng của anh chiến sĩ .

2.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ và mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.

3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước, bảo vệ nền độc lập nước nhà.

II. Đồ dùng dạy – học:

 + Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

 + Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập (Trang 40)
1.Mục tiêu: Giúp Hs:
1.Kiến thức:
- Củng cố về thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
2.Kĩ năng: Củng cố kĩ năng tính cộng, trừ, giải toán có lời văn.
3.Thái độ: HS chăm chỉ, tự giác làm bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu Hs làm các bài tập : Tìm x biết :
	14 578 + x = 78 964	
	x – 147 989 = 781 450
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng.
2. Các hoạt động chủ yếu:
a. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1 : GV viết phép tính lên bảng:
 2 416 + 5 164
- Gv yêu cầu hs đặt tính và tính.
- Gv nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Gv hỏi: Vì sao em khẳng định bài làm của bạn là đúng?
+ GV nêu cách thử lại : Lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu kết quả bằng với số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
?Hãy thử lại phép cộng trên.
+Yêu cầu HS làm phần b còn lại tương tự.
- Gv chốt cách đặt tính, tính, thử lại.
Bài 2 :?Nêu yêu cầu bài tập.
- Gv viết phép tính: 6839 - 482
 - Hướng dẫn cách thử lại phép trừ tương tự như cách hướng dẫn thử lại phép cộng trên.
+ Yêu cầu HS làm phần b còn lại.
- Gv chữa bài,củng cố về cách thực hiện phép trừ và thử lại.
Bài 3: 
- Gv yêu cầu Hs nêu tên thành phần chưa biết của phép tính.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Gv chốt cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
Bài 4 : Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Gv giúp Hs phân tích, tìm hiểu bài.
- Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
- GV nhắc lại các câu hỏi, gọi HS trả lời.
Bài 5 : 
-Yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm, không đặt tính.
- Gv chốt cách nhẩm,khen HS nhẩm nhanh.
3.Củng cố, dặn dò :
+ GV tổng kết giờ học.
+ Nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị bài mới.
- 2 Hs lên bảng.
- Hs dưới lớp làm vào nháp.
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
- Hs nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nghe giới thiệu cách thử lại phép cộng và nhắc lại.
- HS thử lại phép cộng.
-3 HS lên bảng làm phần b, cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- 1 HS nêu yêu cầu .
- Hs thực hiện vào bảng con, 1 Hs khác làm trên bảng.
- Hs nhắc lại cách thử lại phép trừ.
- Hs làm bài vào vở.
- 3 hs lên bảng.(KK Hs TB-Y).
-1 hs nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. – Hs suy nghĩ và phát biểu.
- Hs tự làm bài vào vở.
- 2 hs lên bảng.
- HS chữa bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
- 1 hs đọc đề bài.
- Hs K-G phân tích đề bài.
- Hs nêu cách làm.
+ 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp
làm bài vào vở.
+ HS tiếp nối trả lời.
- Hs đọc đề bài.
- Hs K-G nêu số lớn nhất, số bé nhất có 5 chữ số.
+ HS nêu và nhẩm kết quả.
- Hs lắng nghe.
________________________________
Tiết 3: Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu :
1.Kĩ năng: Đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ, câu, đoạn, bài.
- Giọng đọc thể hiện niềm vui, niềm hi vọng của anh chiến sĩ .
2.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ và mơ ước của anh về tương lai của các em nhỏ trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước, bảo vệ nền độc lập nước nhà.
II. Đồ dùng dạy – học:
 + Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 + Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 HS đọc bài: Chị em tôi và trả lời câu hỏi SGK.
- Nêu ý nghĩa của truyện?
- HS nhận xét, GV đánh giá, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. Các hoạt động :
a. Luyện đọc.
? Chia bài làm mấy đoạn để luyện đọc.
Đoạn 1: 5 dòng đầu.
Đoạn 2:Từ Anh nhìn trăng đến nông trường to lớn, vui tươi.
Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc: trăng ngàn, man mác, vằng vặc, mươi mười lăm năm nữa.
- GV uốn nắn những HS đọc chưa đúng.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài.
- Gv nêu câu hỏi theo đoạn.
* Đoạn 1 :
-Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào ?
- Đối với thiếu nhi, Tết trung thu có gì vui ?
- Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì ?
-Trăng trung thu có gì đẹp?
- Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Gv chốt ý đúng: ý 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
*Đoạn 2 :
 + Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập ?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì ? 
- Gv chốt ý đúng: ý 2.Mơ ước của anh chiến sĩ.
* Đoạn 3 :
+ Theo em, cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ? 
+ GV giảng thêm về sự thay đổi của đất nước.
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào ?
+ ý chính đoạn 3 là gì ?
- Gv chốt ý chính: ý 3: Lời chúc của anh chiến sĩ.
+Nội dung bài nói lên điều gì ?
+ GV ghi bảng ý nghĩa.
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm.
+ Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
+ GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.” Anh nhìn trăng ... vui tươi”.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Nhận xét cho điểm HS.
+ Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
+ Nhận xét cho điểm HS .
3. Củng cố, dặn dò :
+ Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ?
+ Nhận xét tiết học.
- 2 Hs lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Hs phát biểu: 3 đoạn.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- HS khác nhận xét.
- Hs luyện đọc từ cá nhân.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1- 2 HS đọc cả bài.
- Hs theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và nối tiếp trả lời câu hỏi.
+ Mơ tưởng của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp của trẻ em trong tương lai.
+ HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi.
+ 3 – 5 HS tiếp nối phát biểu
+ Niềm tin chắc chắn những tết trung thu tươi đẹp hơn sẽ đến với các em.
+ 1 – 2 HS tiếp nối phát biểu.
+ 3 HS đọc thành tiếng.
+ HS đọc thầm và tìm cách đọc diễn cảm.
+ HS thi đọc diễn cảm.
- 1 – 2 HS trả lời.
____________________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí việt nam
I. Mục tiêu:
1.Nhận biết được các bộ phận tạo thành tên người, tên địa lí Việt Nam.
2.Nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
3.Biết vận dụng những hiểu biết về tên người, tên địa lí Việt Nam và quy tắc viết hoa để viết đúng một số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi sẵn sơ đồ họ, tên riêng, tên đệm của người.
- VBT Tiếng Việt4, tập 1.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS đọc các câu đã đặt ở bài 4 tiết trước.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 :Phần Nhận xét.
?Nêu yêu cầu 1.
?Nhận xét cách viết những tên riêng sau đây:
a. Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
b. Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây.
?Cách viết các tên người, tên địa lý và cho biết mỗi tên riêng đó gồm mấy tiếng, chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết như thế nào?
- Gv kết luận: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
Hoạt động 2 : Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ.
- Nhắc Hs học thuộc phần Ghi nhớ.
Hoạt động 3 :Luyện tập.
Bài 1: Viết tên em và địa chỉ gia đình em.
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
- Gv hướng dẫn cách trình bày: 
+ Họ và tên:
+ Địa chỉ: 
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2: Viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em.
- GV nhận xét , đánh giá, chốt ý đúng: Vd: Cẩm Hưng, Kim Giang....
Bài 3: Viết tên và tìm trên bản đồ.
-Gv treo bản đồ hành chính Việt nam và yêu cầu HS tìm trên bản đồ một số tỉnh và ghi lại.
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò :
- HS nêu lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS nhận xét cách viết các tên người, tên địa lý và cho biết mỗi tên riêng đó gồm mấy tiếng, chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
- Cả lớp đọc các tên riêng, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- 1 vài hs đọc trong SGK và lấy thêm VD.
-1 HS đọc yêu cầu .
- HS làm vở.
- 1HS viết bảng, chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 1 HS lên làm trên bảng.
- HS chữa bài.
- Hs theo dõi và ghi nhớ, sữa lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- 2HS nêu lại cách viết tên người và tên địa lí Việt Nam.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
Chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo( Năm 938)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học xong bài này HS biết :
+ Vì sao có trận Bạch Đằng.
+ Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
2.Kĩ năng: Trình bày được diễn biến chính của trận Bạch Đằng, nêu được nguyên nhân, kết quả của chiến thắng .
3.Thái độ: HS tự hào về lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Hình trong SGK .
+ Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv nêu câu hỏi:
+ Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
+ Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng.
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
+ Yêu cầu HS điền dấu X vào những thông tin đúng về Ngô Quyền.
+ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây). 
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.
+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh tan quân Nam Hán.
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua.
+ Yêu cầu một vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền.
- Gv chốt các ý chính.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân.
+ Yêu cầu HS đọc đoạn : “Sang đánh nước ta ... hoàn toàn thất bại” để trả lời câu hỏi sau.
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào ?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào ?
+ Kết quả trận đánh ra sao ?
+ Yêu cầu một số HS thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
- Cả lớp và Gv tuyên dương bạn thuật lại đư ... + b ) + c và a + (b + c ) rồi so sánh kết quả.
-HS nêu nhận xét về giá trị số của hai biểu thức.
- 1- 2 HS nhắc lại.
- HS nhắc lại tính chất kết hợp của phép cộng trong SGK.
- HS nêu yêu cầu.
- 3 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm bài. Nhận xét bài .
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
- Gọi 1 học sinh lên bảng. 
- HS chữa bài.HS nhận xét , 
- HS nêu yêu cầu.
- Học sinh tự làm bài.,nêu cách làm
- HS nhận xét.
- 1 – 2 HS nhắc lại.
- hs đọc đề bài và trình bày cách làm.
- Hs làm bài vào vở.
- 2 Hs lên bảng.
- Hs chữa bài, nêu nhận xét.
- 1 vài hs nêu lại nội dung hai tính chất này.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, 
đổi chân khi đi đều sai nhịp
Trò chơi: ném trúng đích
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi dều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, kĩ thuật, đều, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi: Ném trúng đích. Yêu cầu biết cách chơi, tập trung, chú ý, chơi khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi, ném chính xác vào đích.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Còi, 4-6 quả bóng và vật làm đích, kẻ sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện: 1 - 2 phút.
* Trò chơi : Thi đua xếp hàng: 
2. Phần cơ bản .
a. Đội hình, đội ngũ:
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển lớp tập (quan sát và sửa chữa sai sót cho HS).
-GV quan sát và sửa chữa sai sót cho HS.
+ Tập hợp cả lớp tập để củng cố.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Ném trúng đích”.
- GV tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- GV cho cả lớp ôn lại cách chơi, rồi cho một số HS làm mẫu, sau đó cho 1 tổ HS chơi thử. 
- Tiếp theo cho cả lớp thi đua chơi 2 - 3 lần.
-GV quan sát, nhận xét, biểu dương các tổ chơi đúng luật, nhiệt tình, và tổ thắng cuộc.
3. Phần kết thúc.
- Cho hs tập một số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp.
- Trào chơi: Diệt các con vật có hại.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học .
(6 - 10 phút)
 (1- 2 phút)
(18-22 phút)
12 - 14 phút
8 – 10 phút
(4 - 6 phút)
- Đứng tại chỗ và hát 1 bài .
- Gv điều khiển Hs chơi. 
- HS luyện tập
- Chia tổ luyện tập, do tổ trưởng điều khiển 
- Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn.
- 2 Hs làm mẫu.
- Tổ 1 chơi thử.
- Cả lớp thi đua.
- Bình chọn tổ thắng cuộc.
- Làm động tác thả lỏng.
- Gvtổ chức cho Hs chơi tập thể.
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước. Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian. Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt.
2.Kĩ năng:Thực hành phát triển câu chuyện theo yêu cầu. Biết cách nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn.
3.Thái độ: GD HS làm việc khoa học, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 3 HS lên bảng:
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn văn đã hoàn chỉnh của truyện : Vào nghề.
+ GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1.Hoạt động 1:Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng
2.Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập.
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại đề bài, phân tích đề bài. Dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ quan trọng .
? Đọc gợi ý.
-Gv hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu gợi ý.
+ Em mơ thấy bà tiên trong hoàn cảnh nào ? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước ?
+ Em thực hiện điều ước như thế nào ?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc ?
- Yêu cầu HS tự làm bài . Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu.
- Nhận xét cho điểm HS.
3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị bài mới.
+ 2 HS đọc thành tiếng.
+ 2 HS đọc thành tiếng.
+ HS tiếp nối nhau trả lời.
+ HS viết ý chính ra nháp, sau đó kể cho nhau nghe.
+HS kể trong cặp.
+ HS thi kể trước lớp.
+ Nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu.
.____________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 7. Kế hoạch tuần 8.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 7.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 8.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 7.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS.
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS.
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực.
- Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 8.
- Thực hiện tốt những nhiệm vụ của người HS.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới.
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ.
- Chuẩn bị ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra định kì 2 môn Toán TiếngViệt.Giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
* Bổ sung:
________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Ngoại ngữ
Gv chuyên soạn giảng.
_________________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập về tính chất kết hợp và tính chất giao hoán 
của phép cộng
I. Mục tiêu:
- Ôn tập và củng cố cho Hs kiến thức về tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng
- Hs áp dụng các tính chất này để làm tính nhanh và giải toán có lời văn.
- Ham thích môn học.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ôn kiến thức cũ.
- Gv hỏi: Em hãy nêu nội dung tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
2. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
3. Luyện tập.
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a. 325 + 1268 + 332 + 675
b. 2547 + 1456 + 6923 + 8544
c. 38 + 125 + 29 + 17
- Gv chép đề bài lên bảng. Yêu cầu hs tự làm bài cá nhân.
- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Tuyên dương HS có tiến bộ.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm và tính kết quả.
 2005 + 2004 = 2004 +.=
 2003 + 2004 + 2005= (2003 +) + 2004 =
 7891 + 2301 +2456= (2456+ 7891) +.=
- Gv quan sát Hs làm bài. Giúp đỡ những Hs yếu.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: 
Một cửa hàng xăng dầu, ngày đầu tiên bán được 24503 lít dầu, ngày thứ hai bán được 38408 lít dầu, ngày thứ ba bán được 5871lít dầu. Hỏi cả ba ngày bán được bao nhiêu lít dầu?
- Gv chép đề bài lên bảng.
- Gv hướng dẫn Hs TB-Y phân tích đề bài.
- GV chấm, chữa, chốt kết quả đúng.
- Gv và cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương Hs có tiến bộ.
-Dặn Hs về xem lại bài và xem trước bài mới.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Hs đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở:
- 3Hs lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs tự làm vào vở. 
- Hs lên bảng chữa bài.
- 
- 2 Hs đọc đề bài, cả lớp theo dõi trên bảng.
- Hs K-g tóm tắt, phân tích đề bài.
-Hs nêu cách làm.(Kk hs TB-Y).
- Hs tự làm bài vào vở. Thi đua hs làm nhanh nhất.
- 1 Hs lên bảng.
- Hs lắng nghe.
______________________________________
Tiết 3: Hoạt động ngoại khóa. ( ATGT)
Bài 6: an toàn khi đi trên các phương tiện công cộng.
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện GTCC đỗ, đậu, đón khách lên xuống tàu, xe, thuyền, đò.
- HS biết cách lên xuóng an toàn.
- HS biết các quy định khi ngồi ô tô con, xe khách...
2. Kĩ năng: 
- Có các kỹ năng và hành vi đúng khi đi trên các phương tiện GTCC.
3.Thái độ: - Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện GTCC.
II.Các hoạt động dạy- học:
1.Hoạt động 1: Khởi động ôn về GTĐT .
* Mục tiêu:- Củng cố hiểu biết cho HS về GTĐT.
* Tiến hành.
- Cho HS tiến hành chơi trò chơi phóng viên: Phỏng vấn nhau, VD:
+ Đường thuỷ là loại đường như thế nào?
+ Đường thuỷ có ở đâu?
+ Trên đương thuỷ có những loại PTGT nào hoạt động?........
- GV nhận xét.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến xe, bến tàu. * Mục tiêu:- HS có hiểu biết về bến tàu, bến xe, nhà ga, điểm đỗ xe của các laọi phương tiện GTCC. Đó là nơi hành khách lên xuống tàu.
- Có ý thức tôn trọng trật tự công cộng khi đến nhà ga, bến xe.
* Tiến hành.
- GV hỏi: Trong lớp ta ai được bố mẹ cho đi xa, được đi ô tô khách, tàu hoả hay tàu thuỷ?
- Bố mẹ em đã đưa em đến đâu để mua được vé và lên tàu (hay ô tô)?
- Chỗ bán vé gọi là gì?..............
- Gv giảng, kết luận.
3.Hoạt động 3: Lên xuống tàu xe.
* Mục tiêu: 
- HS biết cách lên xuống xe và ngồi trên xe an toàn.
- Có kỹ năng thực hiện các động tác cài dây an toàn, bám vào tay vịn khi lên xuống, ngồi trên xe.
- Có thói quen ton trọng trật tự nơi công cộng.
* Tiến hành:
- Gọi một số HS lên kể lại các chi tiết về lên, xuống xe, ngồi trên xe....
- GV kết luận.
4.Hoạt động 4: Ngồi ở trên tàu xe. 
* Mục tiêu: - HS biết những quy định khi đi trên các phương tiện GTCC để đảm bảo an toàn.
 - Biết cách ngồi an toàn.
* Ttiến hành:
- Ngồi trên tàu em thường làm gì?
- Theo em ngồi trên tàu xe em thường làm gì?
- GV kết luận.
5.Củng cố-dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS ý thức để đảm bảo an toàn GTCC.
- Hs đóng vai phóng viên và đi phỏng vấn hs khác về GTĐT.
- HS thảo luận , trả lời.
- Hs trả lời cá nhân.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs kể lại cho các bạn nghe, Hs khác bổ sung.
- Hs trả lời.
_____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_7_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc