Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)

Tập đọc

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .

II. Đồ dùng dạy học:

 - SGK.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước . 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra: Bài Chị em tôi.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: 
a. HĐ 1: Luyện đọc.
- GV chia đoạn (3 đoạn).
-GV theo dõi, kết hợp HD phát âm và giải nghĩa từ trong phần chú giải và từ ngữ khác .
- GV nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
- Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao?
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
- Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?
c. HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, HD HS đọc đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.”
- GV nhận xét, tuyên dương. 
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị: Ở vương quốc tương lai.
HỌC SINH
- 2, 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi của GV.
- 1 HS (K, G) đọc toàn bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2, 3 lượt).
- HS luyện đọc nhóm 3.
- Một, hai nhóm đọc lại bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc to đoạn 2. Cả lớp đọc thầm, trao đổi nhóm 4, trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS xung phong trả lời.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài.
- Từng cặp HS luyện đọc.
- Đại diện vài cặp HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- HS phát biểu.
- Nhận xét, nhắc lại.
Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
 - Có kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: 
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước. 
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Bài mới:
Bài 1: GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164
- GV yêu cầu HS nêu cách thử lại.
- GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên . 
- GV cho HS làm tiếp phần b.
Bài 2: GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482
- Nhận xét rồi yêu cầu HS nêu cách thử lại.
- GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên . 
- GV cho HS làm tiếp phần b.
Bài 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự làm, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. 
- GV nhận xét,thống nhất cách làm đúng.
Bài 4 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- GV nêu câu hỏi, HD HS phân tích bài toán.
Bài 5 : HS khá, giỏi.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm KQ, không đặt tính. 
- Nhận xét, sửa sai.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm. 
- Chuẩn bị bài : Biểu thức có chứa hai chữ số.
- 3 HS lên bảng làm . 
- HS cả lớp quan sát, nhận xét . 
- HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS nhận xét bài làm của bạn. 
- HS làm cá nhân phần b.
- HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS làm cá nhân phần b.
- 2 HS lên bảng làm.
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết trong hai phép tính trên.
- HS cả lớp làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm, trình bày KQ.
- HS (K, G) tính nhẩm và nêu KQ.
Thứ ba, ngày 28 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I. Mục tiêu:
- Nghe – kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ; kể nối tiếp được câu chuyện Lời ước dưới trăng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, tranh minh hoạ cho truyện (phóng to).
III. Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra:
- Kể lại một câu chuyên hoặc một mẫu chuyện nói về tính trung thực hoặc tự trọng.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới:
a. HĐ 1: GV kể chuyện Lời ước dưới trăng.
- Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện.
- Kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
b. HĐ 2: Hướng dẫn HS kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập .
- Cho HS kể chuyện theo nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS bình chọn bạn kể tốt
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
- GV chốt lại kết hợp GDBVMT.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân nghe và xem trước nội dung tiết sau.
HỌC SINH
- 1, 2 HS kể.
- HS Lắng nghe.
- HS nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc thầm phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- Kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Một số HS thi kể trước lớp, đặt câu hỏi cho bạn kể.
- Bình chọn bạn kể tốt.
- 2, 3 HS phát biểu.
Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU. 
TRÒ CHƠI “KẾT BẠN ”
I.MỤC TIÊU
-Thực hiện được tập hợp hang ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số và quay sau cơ bản đúng.
-Biết cách chơi và tham gia hơi trò chơi “Kết bạn “ 
II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
-Trên sân trường 
-GV chuẩn bị 1 còi. 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1/Phần mở đầu
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học
GV
x x x x
x x x x
x x x x
x x x x
-Đứng tại chỗ vỗ tay, hát và khởi động
2/Phần cơ bản
-Ôn tập tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số, quay sau 
GV
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
 x x x x x x x x x
-GV điều khiển lớp tập 
-Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển .
-GV quan sát nhận xét sữa chữa sai sót cho HS các tổ. 
-Tổ chức cho các tổ thi đua
GV
-Gv nhận xét tuyên dương
Trò chơi vận động “Kết bạn”	
-GV tập hợp HS theo đội hình chơi .
Sau đó cho cả lớp cùng chơi.
3/Phần kết thúc
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học.
Thứ ba, ngày 28 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ.
- Biết cách tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. 
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
1. Kiểm tra: 
- GV kiểm tra một số vở BT về nhà của HS . 
- GV chữa bài, nhận xét.
2. Bài mới:
a. HĐ 1: Biểu thức có chứa hai chữ.
- Yêu cầu HS đọc bài toán (bảng phụ), TLCH:
+ Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? 
+ Nếu anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá thì 2 anh em câu được bao nhiêu con cá?
- GV làm tương tự với các trường hợp tiếp theo.
- GV nêu vấn đề: anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá của hai anh em câu được là bao nhiêu con ?
- GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ. 
b. HĐ 2: Giá trị của biểu thức chứa hai chữ.
- Nếu a = 3 , b = 2 thì a + b = ? 
- Khi đó ta nói: 5 là một giá trị của biểu thức a + b. 
- GV làm tương tự với a = 4, b = 0 ; a = 0 và b = 1; ..
- Khi biết một giá trị cụ thể của a, b muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào ? 
c. HĐ 3: Luyện tập thực hành.
Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV chữa bài, lưu ý HS cách trình bày bài làm.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV chữa bài, lưu ý HS cách trình bày bài làm.
- GV hỏi : Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì ? 
Bài 3: Treo bảng phụ như SGK. 
- GV yêu cầu HS nêu nội dung các dòng trong bảng. 
- GV nhận xét.
Bài 4: (nếu còn thời gian).
- GV tiến hành tương tự như bài tập 3. 
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài của nhau. 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu mỗi HS lấy một ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ số.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về giá trị của biểu thức trên. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh BT4.
- Chuẩn bị bài : Tính chất giao hoán của phép cộng.
HỌC SINH
- 2 HS lên bảng làm bài tập sau : 345627 + 23156; 987674 – 23451
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
- HS trả lời theo từng trường hợp. 
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- HS trả lời.
- HS tìm giá trị của biểu thức a + b trong từng trường hợp . 
- HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân, nêu kết quả. 
- HS đọc. 
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
- HS (TB, Y) chỉ làm bài a,b.
- HS trả lời.
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở (2 cột).
- HS (K, G) làm hết bài tập 3.
- HS nhận xét, chữa bài.
- HS đọc đề bài, sau đó 2 HS lên bảng làm bài. 
- HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Lịch sử
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO 
( Năm 938 )
I. Mục tiêu:
- Kể lại ngắn gọn trận Bạch Đằng.
- Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của trận Bạch Đằng.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘN ... iờ, nghỉ học có xin phép.
 + Lễ phép với thầy cô, người lớn.
 + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 + Một số HS có tiến bộ trong học tập (Phúc, Kim Cương, Nhân).
* Khuyết điểm:
 + Lớp học chưa đoàn kết (còn trêu ghẹo bạn).
 + Còn nhiều em để quên dụng cụ học tập ở nhà.
 + Còn nói chuyện rất nhiều trong giờ học, cụ thể là: Thái, Thanh Khang, Nhật, Phú, Thịnh, Đức.
 + Truy bài đầu giờ chưa nghiêm túc.
 + Nhiều HS không thuộc bài khi đến lớp.
 + Vệ sinh lớp học, hàng lang chưa tốt.
 2. HĐ 2: Kế hoạch tuần 8.
- Đi học đều, đúng giờ.
- Học bài, làm bài đầy đủ khi đến lớp.
- An toàn khi đến trường (đội mũ bảo hiểm, đi đúng lề đường,...).
- Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt).
- Tự ý thức trong việc vệ sinh trường, lớp.
Thứ hai, ngày 27 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Tiếng Việt (ôn) 
ÔN: LTVC (MRVT: Trung thực – Tự trọng). 
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng. 
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập.	
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
Bài 1. Nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B: 
 A B
Tự hào
Tự kiêu
Tự trọng
Tự ti
Tự tin
Tự cho mình là hơn người và tỏ ra coi thường người khác.
Tự đánh giá mình kém và thiếu tự tin.
Lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
Tin vào bản thân mình.
Coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình.
Bài 2. Điền từ thích hợp (trung thực hoặc trung trực) vào chỗ trống trong mỗi câu sau:
a). Ông Tô Hiến Thành ngay thẳng, dám nói lên sự thật, nói theo lẽ phải nên được vua khen là người.
b). Cậu bé Chôm ngay thẳng, thật thà nên được vua khen là người có đức tính..
Bài 3. Ghi vào ô trống trước mỗi từ ghép dưới đây kí hiệu a hoặc b dựa theo nghĩa của tiếng trung:
a – trung có nghĩa là “ở giữa”.
b – trung có nghĩa là “ một lòng một dạ”.
 trung du trung dũng 
 trung thành trung tướng
 trung học trung hậu
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm. 
HỌC SINH
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân, sửa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, thống nhất kết quả làm đúng.
- HS nêu lại nghĩa của các từ ở cột A.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân.
- Vài HS nêu kết quả bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, sửa bài. 
- HS trao đổi, làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện vài nhóm nêu kết quả.
- Nhận xét, thống nhất kết quả làm đúng.
Thứ ba, ngày 28 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Toán (ôn) 
LUYỆN TẬP: PHÉP CỘNG – PHÉP TRỪ.
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số có nhiều chữ số.
- HS biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ và giải toán có liên quan.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập, bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
46375 + 25408 769564 + 40526
39700 – 9216 100000 – 9898
- Cho HS nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Tìm x:
a). 2586 + x = 52364 b). x – 698 = 37598
- Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết ở từng phép tính.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Trường Tiểu học Lương Thế Vinh có 2287 học sinh, trường tiểu học Lê Quý Đôn có nhiều hơn 28 học sinh. Hỏi hai trường có tất cả bao nhiêu học sinh?
- HD tóm tắt bài toán.
- Theo dõi, giúp HS gặp khó khăn.
- GV kiểm vở chấm điểm..
Bài 4. Tấm vải xanh dài 128m. Tấm vải đỏ ngắn hơn tấm vải xanh 63m, nhưng dài hơn tấm vải trắng 34m. Hỏi cả ba tấm vải dài bao nhiêu mét?
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
HỌC SINH
- HS làm cá nhân vào vở, mỗi lượt 2 HS nối tiếp nhau làm bài trên bảng lớp.
- 1, 2 HS nêu.
- Làm cá nhân vào vở, 2 HS làm trên bảng lớp.
- HS đọc bài toán.
- HS làm cá nhân vào vở. 1 HS làm ở bảng nhóm, đính kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
- HS (K, G) làm bài.
Thứ năm, ngày 30 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Tiếng Việt (ôn) 
LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM.
I. Mục tiêu:
- Luyện kỹ năng đọc diễn cảm (phân biệt lời của nhân vật, giọng đọc thể hiện đúng nội dung câu chuyện), luyện đọc theo lối phân vai.
II. Chuẩn bị: 
- SGK.	
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
1. HĐ 1: Luyện đọc diễn cảm.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm bài Chị em tôi kết hợp trả lời câu hỏi ở cuối bài.
- Nhận xét, uốn nắn HS cách đọc thể hiện đúng lời của nhân vật trong bài tập đọc.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. HĐ 2: Luyện đọc theo lối phân vai.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo lối phân vai bài Ở Vương quốc Tương lai kết hợp trả lời câu hỏi ở cuối bài.
- Sau mỗi lượt HS đọc, GV đều có nhận xét, uốn nắn cách đọc cho HS và nêu câu hỏi để HS trả lời.
- HD cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất. 
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc thêm nhiều hơn nữa.
HỌC SINH
- HS luyện đọc nhóm 3 ở SGK.
- Đại diện vài nhóm đọc bài.
- Một số HS thi đọc diễn cảm bài văn và trả lời câu hỏi của GV.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Mỗi lượt 8 HS đọc bài theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé).
 - Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Vài tốp HS thi đọc trước lớp.
- 1 HS (K, G) đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
Thứ năm, ngày 30 tháng 09 năm 2010. Tuần 7.
Tự chọn
 ÔN: ĐỊA LÍ.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhớ lại kiến thức qua các bài địa lí đã học.
- Luyện kĩ năng quan sát bản đồ.
II. Chuẩn bị: 
- Các phiếu thăm ghi câu hỏi, Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
1. HĐ 1: Củng cố kiến thức.
- Tổ chức cho HS ôn tập theo hệ thống các câu hỏi sau:
+ Nêu những điều em biết về đỉnh núi Phan-xi-păng.
+ Kể tên những dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn.
+ Phương tiện giao thông chính của người dân ở những nơi núi cao của Hoàng Liên Sơn là gì? Vì sao?
+ Lễ hội của người dân ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào thời gian nào? Có những hoạt động gì?
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn sống bằng nghề gì là chính? Ngoài ra, họ còn biết thêm các nghề nào nữa?
+ Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên mà em biết.
+ Khí hậu ở Tây Nguyên có đặc điểm gì?...
2. HĐ 2: HS thực hành xem bản đồ.
- GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam lên bảng, yêu cầu HS:
- Tìm trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy núi Hoàng Liên Sơn
+ Vị trí của SaPa.
+ Khu vực Tây Nguyên.
+ Các cao nguyên của Tây Nguyên.
+ Các tỉnh có vùng trung du.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
HỌC SINH
- Từng HS lên bốc thăm để trả lời câu hỏi (mỗi em trả lời một câu).
- Cả lớp theo dõi, nhận xét hoặc có ý kiến bổ sung.
- HS nhắc lại.
- HS làm việc theo cặp.
- Lần lượt từng cặp HS lên chỉ trên bản đồ theo yêu cầu.
- HS cả lớp quan sát, nhận xét.
Thứ sáu, ngày 01 tháng 10 năm 2010. Tuần 7.
Toán (ôn) 
LUYỆN TẬP VỀ BIỂU THỨC CHỨA CHỮ.
I. Mục tiêu:
- Luyện kỹ năng tính giá trị của biểu thức chứa chữ.
- Biết sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập.	
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
Bài 1. Tính giá trị của x + y nếu:
a) x = 234, y = 5678 b) x = 32cm, y = 68cm
- Theo dõi, giúp HS gặp khó khăn.
- HD chữa bài, lưu ý cách trình bày.
Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức:
m
n
p
m + n + p
m x n x p
2
3
4
5
2
8
1
9
8
4
4
4
Bài 3. Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a) 3954 + 3164+ 2836 
 b) 258 + 999 + 742
 c) 2651 + 1989 + 7349
 d) 2222 + 9876 + 2778
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành them ở VBT.
HỌC SINH
- HS làm bài cá nhân.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Kiểm tra, đối chiếu kết quả để sửa sai (nếu có).
- HS làm cá nhân, mỗi lượt 2 HS làm trên bảng.
- Vài HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS làm bài cá nhân. 
- HS (TB, Y) chỉ làm bài a, b. 
- Mỗi lượt 2 HS làm trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
- Đối chiếu kết quả, sửa sai (nếu có).
An toàn giao thông (Bài 1)
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
- HS biết thêm một nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến. Hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quan trọng của biển báo hiệu giao thông.
- Tuân theo luật và đi theo đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số biển báo giao thông đường bộ.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* Hoạt động 1: Ôn tập
- GV yêu cầu HS lên bảng vẽ những biển báo hiệu giao thông đường bộ mà các em đã thấy trên đường.
- GV nhận xét và nhắc lại ý nghĩa của các biển báo hiệu.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo.
- GV đưa ra một số biển báo hiệu mới.
- GV giới thiệu cho HS biết 2 nhóm biển báo chính là biển báo cấm và biển báo nguy hiểm.
- GV giải thích ý nghĩa từng biển báo cho HS nắm.
* Hoạt động 3: Trò chơi biển báo.
- GV yêu cầu cả lớp quan sát lại các biển báo, sau đó che phần chú thích của biển báo.
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS chấp hành luật giao thông.
- HS xung phong lên bảng vẽ.
- HS nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của các biển báo đó.
- HS cả lớp theo dõi.
- HS quan sát.
- Sau khi quan sát xong GV chỉ bất kì một biển báo yêu cầu HS phải nói chính xác tên biển báo đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_7_nam_hoc_2010_2011_ban_tong_hop_2_cot.doc