Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với nội dung.

- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GDKNS: Xác định giá trị

II. Đồ dùng dạy – học:

- GV : Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

- HS : Xem trước bài trong sách.

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 41 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 379Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2011
Buổi sáng:
CHÀO CỜ
Chµo cê ®Çu tuÇn
TẬP ĐỌC
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu ND: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GDKNS: Xác định giá trị
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV : Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
- HS : Xem trước bài trong sách.
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên 
Học sinh 
1. Bài cũ:
 - Y/c HS đọc lại bài “Chị em tôi”. 
+ Cô chị nói dối ba để đi đâu? Vì sao mỗi lần nói dối cô chị lại cảm thấy ân hận?
+ Vì sao cách làm của cô em lại giúp chị tỉnh ngộ?
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu về chủ điểm: Ước mơ là quyền của con người, giúp cho con người hình dung ra tương lai và luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
- Giới thiệu tranh minh hoạ.
? Tranh vẽ gì?
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài
HĐ1: Luyện đọc
+ Gọi 1 HS đọc bài –Yêu cầu lớp mở SGK theo dõi đọc thầm.
+ Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
( 3 đoạn).
+ Lượt1: GV theo dõi, sửa lỗi phát âm choHS
+ Lượt 2 : HD ngắt nghỉ đúng giọng cho HS ở câu văn dài:
Đêm nay /anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la / khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu / và nghĩ tới các em.
+ Lượt 3: Giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong phần giải nghĩa tư: trại, trăng ngàn, gió núi.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm : Đọc giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp về đất nước.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
+ Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
 Đoạn 1:” Từ đầu..của các em”
H: Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
Giảng: “trung thu độc lập”
H: Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
H: Đoạn1 nói lên điều gì?
ý1: Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
+ Đoạn 2:” Tiếp  vui tươi”
H: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trăng trung thu độc lập
+ Giáo viên chốt:
Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Giảng: “ nông trường”
H: Đoạn 2 nói lên điều gì?
ý2: Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tươi lai.
+ Đoạn 3:” Còn lại”.
H: Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
H: Em mơ ước đất nước ta mai sau phát triển như thế nào?
GV chốt: 
*Mơ ước nước ta có một nền công nghiệp phát triển ngang tầm thế giới.
*Mơ ước nước ta không còn nghèo khổ
H: Đoạn này nói về gì?
ý 3: Niềm tin vào những ngày tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước.
H: Bài văn nói lên điều gì?
* GV chốt:
Đại ý: Tình thương yêu các em nhỏ và mơ ước của anh chiến sĩ, về tương lai của các em, của đất nước trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS đọc bài . Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc. 
- GV đưa bảng phụ. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn đã viết sẵn.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Gọi 2 cặp đọc diễn cảm 
- Nhận xét và ghi điểm cho HS 
- Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS 
3.Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 1 HS đọc bài, nêu đại ý.
- Nhận xét tiết học, liên hệ.
- Về nhà học bài. Chuẩn bị :” ở vương quốc tương lai”.
- Học sinh trả lời
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
+Tranh vẽ cảnh anh bộ đội đang đứng gác dưới đêm trăng trung thu. Anh suy nghĩ và ước mơ một đất nước tươi đẹp, một tương lai tốt đẹp cho trẻ em.
+ 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo SGK.
+ Nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
+ HS phát âm sai - đọc lại.
+ HS đọc ngắt đúng giọng.
+ Cả lớp đọc thầm phần chú giải trong SGK.
+ 1 em đọc, cả lớp theo dõi. 
+ Lắng nghe.
-Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- HS nêu :
-Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: 
-Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quí ; trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố, làng mạc, núi rừng
- 2-3 em trả lời, mời bạn nhận xét.
+ 1-2 em nhắc lại
- Thực hiện đọc thầm và trả lời câu hỏi.
+ Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói, nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.
+HS suy nghĩ trả lời, HS khác nhận xét.
-Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, những con tàu lớnnhững điều vượt quá ước mơ của anh: những giàn khoan dầu khí, những xa lộ lớn nối liền các nước, những khu phố hiện đại mọc lên, máy vi tính, cầu truyền hình, vũ trụ..
- HS phát biểu theo những hiểu biết.
+ 2-3 em trả lời, mời bạn nhận xét.
+1-2 em nhắc lại.
+ 3HS thực hiện đọc theo đoạn, lớp nhận xét và tìm ra giọng đọc hay. 
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 2 em.
+ 2 cặp HS xung phong đọc.
+ Lớp nhận xét.
+ 1 HS đọc và nêu. 
+ Lắng nghe.
- Thực hiện yêu cầu.
MĨ THUẬT
Vẽ tranh. Đề tài: Phong cảnh quê hương
Gv phô tr¸ch bé m«n ®¶m nhËn
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- HS thực hành thành thạo các dạng toán trên.
II. Chuẩn bị:
- GV và HS xem trước bài trong sách.
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Chữa bài tập: 
Bài 2 :
* Nhận xét, ghi điểm cho học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1 : Củng cố về phép cộng, phép trừ.
H: Nêu cách thực hiện phép cộng và cách thử lại?
H: Nêu cách thực hiện phép trừ và cách thử lại?
H: Nêu cách tìm số hạng và số bị trừ chia biết?
* Chốt và yêu cầu HS thực hành làm BT
+ Muốn thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
+ Muốn thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
HĐ 2: Thực hành làm bài tập:
- Giao cho học sinh vận dụng kiến thức đã học :Đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của đề để hoàn thành bài tập 2, 3, 
- Gọi lần lượt từng HS lên bảng sửa bài.
- Sửa bài ở bảng và yêu cầu HS sửa bài theo đáp án gợi ý sau:
Bài 2b : Tính và thử lại:
 4025 Thử lại 5901 Thử Lại
- 312 - 638
 3713 5263
Bài 3 : Tìm x:
x + 262 = 4848 x – 707 = 3535
x = 4848 – 262 x = 3535 + 707
x = 4586 x = 4242
Bài 4 : ( Dành cho HS khá và giỏi)
Bài giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh:
Vì: 3143 > 2428. 
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3143 – 2428 = 715 ( m)
Đáp số: 715 m
Bài 5 : ( Dành cho HS khá và gỏi)
Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
 - Cho HS nêu số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số.
- Gọi HS nêu kết quả 	
* Yêu cầu học sinh sửa bài vào vở nếu sai.
4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại cách cộng, trừ và thử lại.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Xem lại bài, làm bài trong VBT ở nhà, chuẩn bị: Biểu thức có chứa hai chữ”.
2-3 em nhắc lại đề.
- Vài em trình bày.
2-3 em lần lượt nhắc lại 
- HS thực hiện bài làm trong vở.
- Theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
-
1em làm trên bảng.
HS nêu: 99 999 và số 10 000
- Vài em thực hiện trừ nhẩm: 89 999.
- Thực hiện sửa bài.
- Một vài em nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi nhận.
Buổi chiều:
CHÍNH TẢ
Nhớ - viết: Gà Trống và Cáo
I. Mục tiêu: 
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
- Làm đúng BT (2) a/b, hoặc (3) a/b
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bài tập 2b viết sẵn lên bảng phụ.
- HS: Bài tập 2b vào vở. 
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: Nề nếp
2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết :
HS1: sung sướng, phe phẩy
HS2: xao xác , nghĩ ngợi
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề bài
* Hoạt động1 : Hướng dẫn nghe – viết
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
H: Gà tung tin gì để cho cáo một bài học?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn và lluyện viết:
 Phách bay khoái chí
 Quắp đuôi phường gian dối
 Co cẳng
- GV đọc các từ khó vừa tìm được.
- GV đọc bài viết , hướng dẫn HS cách trình bày bài viết.
- Gọi HS đọc thuộc bài thơ.
- Yêu cầu HS tự nhớ và viết bài vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi, sửa lỗi(2 lần)
- GV thu bài 5 em chấm và nhận xét cụ thể, sửa lỗi cho HS.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 2: (b) Gọi 1 em đọc yêu cầu và nội dung b
- Tổ chức cho 2 nhóm thi điền từ trên bảng.
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả.
- Nhận xét, chữa bài cho HS theo đáp án:
 Bài2b: 
bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên,cường tráng
Bài 3(a, b) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ thảo luận theo cặp đôi và tìm từ. 
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- 4.củng cố - Dặn dò:
- Cho HS xem vở viết đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 2a .
 2 em thực hiện
- Lắng nghe
1 HS đọc , lớp theo dõi.
( Gà tung tin có một cặp chó săn đang chạy tới để đưa tin mừng.
Cáo ta sợchó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng)
- Từng cá nhân nêu .
- Luyện viết vào nháp, 2 em lên bảng viết.
- Lắng nghe.
- Thực hiện đọc thuộc (4-5) em
- Nhớ và viết bài vào vở.
- Nghe, soát lỗi và sửa lỗi.
- Nộp bài lên bàn (5 em)
- Tự sửa lỗi vào vở.
- 1 em đọc yêu cầu , lớp theo dõi.
- Trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ.
- Cử đại diện đọc đoạn văn.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 2 em ngồi gần nhau cùng thảo luận để tìm từ.
Lời giải: 
a) ý chí, trí tuệ.
b) vươn lên, tưởng tượng
- Nhận xét bài làm của bạn..
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhận.
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về:
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ.
- Tìm số trung bình cộng
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ2: Ra một số bài tập cho học sinh làm
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
183 637 + 362 859 873 427 – 391 809
603 761 + 119 190 927 836 – 309 250
Bài 2: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
 42; 68; 43; 56; 71
Bài3: Xe thứ nhất chở được 743 lít dầu, xe thứ hai chở được ít hơn xe thứ nhất 46 lít dầu. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu lít dầu?
Bài 4 (HSK): Tìm 3 số tự nhiên, biết số thứ hai gấp 2 lần số t ... dân nhất nước ta. 
HĐ2: Nhà rông ở Tây Nguyên. 
GV cho HS quan sát tranh, ảnh và dựa vào mục 2 SGK thảo luận nhóm. 
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. 
GV sửa và chốt ý. 
H:Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt? 
H:Nhà rông được dùng để làm gì? Mô tả nhà rông? 
H: Sự to đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì? 
HĐ3: Trang phục, lễ hội. 
- GV chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu dựa vào mục 3 SGK và quan sát các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày, sửa cho HS. 
H:Người dân ở Tây Nguyên thường mặc như thế nào? 
H:Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1,2,3. 
H:Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào? 
H:Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? 
H:Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội? 
H:ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? 
 * Ghi nhớ : SGK. 
4. Củng cố(5 phút):
H:Kể tên một số các dân tộc chính ở Tây Nguyên? 
Đọc ghi nhớ?
Nhận xét giờ học. 	
5. Dặn dò:-Học bài
Chuẩn bị :“Hoạt động sản xuất” 
-2Hs trả lời
-Nghe, nhắc lại. 
-HS đọc. 
- Cá nhân trả lời trước lớp. 
- Các bạn nhận xét, bổ sung. 
Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, xơ- đăngKinh, Mông, Tày, Nùng. 
- Những dân tộc sống lâu đời: Gia- rai, Ê- đê, Ba- na, xơ- đăng
- Những dân tộc từ nơi khác đến:Kinh, Mông, Tày, Nùng 
-Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng. 
 cùng chung sức xây dựng
Thảo luận theo nhóm bàn. 
Đọc sách kết hợp quan sát tranh, ảnh. 
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
 mỗi buôn thừng có một nhà rông. 
hội họp, tiếp khách của cả buôn. 
Nhà rông thường to,làm bằng gỗ ,ván,mái nhà cao, lợp bằng tranh. 
buôn làng giàu có, thịnh vượng. 
 -Các nhóm đọc, quan sát thảo luận. 
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-Nam đóng khố, nữ quấn váy. 
Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc. 
vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. 
lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới. 
múa hát, uống rượu cần. 
đàn tơ- rưng, cồng, chiêng 
-HS nhắc lại những kiến thức GV đã chốt lên bảng .
Vài em đọc ghi nhớ. 
Vài em nêu. 
1 em đọc lại. 
Lắng nghe. 
TOÁN
Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu:
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng trong thực hành tính.
* Bài tập cần làm: Bài1: a) dòng 2,3; b) dòng 1,3. Bài 2
II. Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Yêu cầu 3 Hs lên bảng thực thiện các bài toán sau, HS dưới lớp làm nháp.
Tính giá trị của biểu thức a x b x c , với a= 9, b= 4, c= 6.
Tính giá trị của biểu thức c : 5 , với c= 625.
 3. Tính giá trị của biểu thức 1356 – (x + y), với x= 123, y= 47
- Sửa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Bài mới:
- Giáo viên giới thiệu bài - Ghi đề .
HĐ1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Gv đưa bảng phụ có kẻ sẵn như SGK.
- Yêu cầu HS nêu các giá trị cụ thể của a, b, c và tự tính giá trị của ( a+ b) +c và a + (b+c) rồi so sánh kết quả để nhận biết giá trị của (a + b) + c và a + (b+c) là bằng nhau.
- Yêu cầu 3 Hs lên bảng thực hiện với các giá trị cụ thể cùa a,b,c như sau:
a=4, b=5, c=6
a=36, b=15, c= 20
a=28, b=49, c= 51.
- Gv chốt các ý kiến : ( a+ b) +c = a+ ( b+c) 
- Yêu cầu HS phát biểu thành lời tímh chất kết hợp của phép cộng.
- Gv chốt: Khi cộng một tồng 2 số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. 
HĐ2 : Luyện tập thực hành 
Bài 1 :Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Yêu cầu HS làm vào vở nháp, 
- Yêu cầu HS trao đổi vở để chấm đúng/ sai.
- Gv theo dõi, sửa bài trên bảng theo đáp án.
3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698 
	 = 5098
4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
	 = 5067 
4400 + 2148 + 252 = 4400 + 2400
	 = 6800 
921 + 898 + 2079 = 898 + 3000
	 = 3898
1255 + 436 + 145 = 436 + 1400
	 = 1836
467 + 999 + 9533 = 999 + 10000
	 = 1999
Bài 2 :
- Gọi 1 em nêu yêu cầu của đề.
- yêu cầu Hs thực hiện tìm hiểu đề trước lớp.
- Yêu cầu Hs nêu hướng giải bài toán
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GọiHs lên bảng sửa bài.
- Nhận xét và sửa theo đáp án sau:
 Tóm tắt :
Một quỹ tiết kiệm nhận:
Ngày đầu :75 500 000đồng
Ngày thứ hai: 86 950 000 đồng
Ngày thứ ba: 14 500 000 đồng.
Cà 3 ngày : đồng ?
Bài giải
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền:
75 500 000 + 86 950 000= 162 450 000( đồng )
Cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền:
162 450 000 + 14 500000 = 176 950 000 ( đồng )
Đáp số : 176 950 000đồng.
Bài 3 : ( Dành cho HS khá giỏi)
- Gọi 1 em đọc đề.
- Nhận xét theo đáp án sau:
a + 0 = 0 + a = a 
5 + a = a + 5 
( a + 28) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh
- Theo dõi, lắng nghe.
Hs nêu cách tính giá trị cụ thể của a, b, c và thực hiện tính vào nháp.
- Phát biểu thành lời tính chất kết hợp của phép cộng.
Theo dõi, lắng nghe.
- Từng cá nhân làm vào vở nháp. 
- HS lên bảng làm bài
Theo dõi và chấm bài theo đáp án trên bảng.
1 em nêu, lớp theo dõi.
- Từng cá nhân làm bài vào vở.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- Theo dõi và sửa bài vào vở.
ĐẠO ĐỨC
Tiết kiệm tiền của
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày.
- GDKNS: Kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi tình huống.
- HS: Bìa 2 mặt xanh, đỏ . 
III. Các hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh 
1. Bài cũ: - Gọi 3 em trả lời câu hỏi:
H: Mỗi trẻ em đều có quyền gì? Khi bày tỏ ý kiến các em cần có thái độ như thế nào?
H: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến của mình?
H: Nêu ghi nhớ của bài?
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề bài.
 HĐ 1: Tìm hiểu thông tin.
- Gọi 1 em đọc thông tin trong sách.
- GV tổ chức cho HS Thảo luận theo nhóm 6 tìm hiểu về các thông tin SGK.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày.
H: Em nghĩ gì khi xem tranh và đọc các thông tin trên?
H: Theo em có phải do nghèo nên mới tiết kiệm không?
- Tổng hợp các ý kiến của HS , và kết luận: 
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
HĐ2: Làm bài tập.
Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến.
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu đã được qui ước như bài 1.
- Yêu cầu HS giải thích lí do.
- Cho HS thảo luận chung cả lớp
1- Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
2- Tiết kiệm tiền của la ăn tiêu dè sẻn.
3- Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
4- Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
5- Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
6- Cất giữ tiền của, không chi tiêu là tiết kiệm.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Chốt lời giải đúng : ý 1,2,6 là không đúng. 
- GV tổng kết tuyên dương nhóm trả lời đúng.
 Bài tập 2: 
 - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2.
- Phát phiếu BT cho HS làm.
Việc làm tiết kiệm Việc làm chưa tiết kiệm
Tiêu tiền hợp lí Mua quà ăn vặt.
Không mua Thích dùng đồ
sắm lung tung. mới, bỏ đồ cũ  
- . ..
- Kết luận: - Những việc tiết kiệm là những việc nên làm, còn những việc không tiết kiệm, gây lãng phí chúng ta không nên làm.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học.liên hệ.
5. Dặn dò:
- Về thực hành theo bài học.
- 3 học sinh lên bảng.	 
- Lắng nghe, nhắc lại.
-1 em đọc thông tin trong sách.
Lớp đọc thầm.
- Thực hiện thảo luận theo nhóm 6.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
-Em thấy người Nhật và người Mỹ rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
-Không phải, vì ở Mỹ và Nhật là các nước giàu mạnh mà họ vẫn tiết kiệm. Họ tiết kiệm là thói quen và tiết kiệm mới có nhiều vốn để giàu có.
- Theo dõi, lắng nghe.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến tán thành, không tán thành hoặc phân vân ở mỗi câu.
- HS giơ bìa màu đỏ: tán thành ; bìa màu xanh: không tán thành ;
bìa vàng : phân vân.
- Các nhóm bày tỏ ý kiến của nhóm mình, nhóm khác bổ sung.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Thực hiện hoàn thành BT.
- Trình bày kết quả bài làm.
- Lắng nghe.
- Vài em nêu ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
Buổi chiều:
KĨ THUẬT
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu được hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số mẫu
- Len sợi, chỉ khâ
- Kim khâu len, thước kéo, phấn vạch.
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1) Bµi cò: KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS
- HS nªu c¸c b­íc kh©u ghÐp hai m¶nh v¶i b»ng kh©u mòi th­êng.
- GV nhËn xÐt, cho ®iÓm.
2) Bµi míi: Giíi thiÖu bµi (tiÕt2)
H§ 1: Thùc hµnh kh©u hai mÐp v¶i b»ng mòi kh©u th­êng. 
- GV gäi HS nh¾c l¹i quy tr×nh kh©u hai mÐp v¶i
- GV nhËn xÐt vµ nªu c¸c b­íc kh©u hai mÐp v¶i b»ng mòi kh©u th­êng:
+ B­íc 1: Vach ®­êng dÊu
+ B­íc 2: Kh©u l­îc
+ B­íc 3: Kh©u hai mÐp v¶i b»ng mòi kh©u th­êng,.
- Cho HS thùc hµnh
- GV quan s¸t, theo dâi, uèn n¾n thªm
H§ 2 §¸nh gi¸ kÕt qu¶ häc tËp cña HS
+GV tæ chøc cho HS tr×nh bµy s¶n phÈm TH.
+GV nªu tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ s¶n phÈm.
+GV nhËn xÐt, ®¸nh gÝ kÕt qu¶ cña HS. 
3. Cñng cè, dÆn dß:
- NhËn xÐt giê häc, tinh thÇn häc tËp 
- DÆn chuÈn bÞ vËt liÖu , dông cô cho tiÕt sau.
- HS nh¾c l¹i
- HS kh¸c nhËn xÐt.
- HS quan s¸t vµ nhËn xÐt 
 - 2HS nh¾c l¹i
- HS l¾ng nghe.
- HS thùc hµnh
- HS tr­ng bµy s¶n phÈm
- HS tù ®¸nh gi¸ s¶n phÈm theo tiªu chuÈn trªn.
- HS chuÈn bÞ cho tiÕt sau.
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Giúp học sinh cúng cố kĩ năng vận dung tính chất giáo hoán cà kết hợp vào việc tinh giá trị các biểu thức nhânh nhất.
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài tập
Bài 1. Điền số thích hợp vào chố chấm
5687 + a + 1313 = 5687 +......+ a
65 + 56 + 35 = ......+ 35 + 56
Bài 2. Tính giá trị các biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhât.
a. 9873 + 4568 + 127
b. 5879 + 10234 + 1121 + 9766
Giáo viên giúp học sinh yếu hoàn thành bài tập
Chấm bài, nhận xét
Học sinh làm bài vào vở bài tập
Chữa bài
Nhận xét
TIẾNG ANH
Gv phô tr¸ch bé m«n ®¶m nhËn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_7_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc