I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: vương quốc, Tin-tin, sáng chế, trường sinh
- Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh, .
- Hiểu nội dung mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sóng đầy đủ hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em( TL được câu hỏi 1, 2,3, 4 SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70,71 SGK (phóng to nếu có điều kiện).
- Bảng lớp ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc.
- Kịch bản Con chim xanh của Mát-téc-lích (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TẬP ĐỌC: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU: 1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: vương quốc, Tin-tin, sáng chế, trường sinh Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. 2. Đọc hiểu: Hiểu các từ ngữ khó trong bài: sáng chế, thuốc trường sinh,. Hiểu nội dung mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sóng đầy đủ hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em( TL được câu hỏi 1, 2,3, 4 SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70,71 SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng lớp ghi sẵn các câu , đoạn cần luyện đọc. Kịch bản Con chim xanh của Mát-téc-lích (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài Trung thu độc lập và TLCH - Gọi HS đọc toàn bài. ? Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. H/ d luyện đọc và tìm hiểu bài: § Màn 1: - GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. - Gọi HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS nếu có. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Gọi HS đọc toàn màn 1. * Tìm hiểu màn 1: - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn 1. - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi: ? Câu chuyện diễn ra ở đâu? ? Tin –tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai? ? Vì sao nơi đó có tên là Vương Quốc tương lai? ? Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? ? Theo em Sáng chế có nghĩa là gì? ? Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? ? Màn 1 nói lên điều gì? - Ghi ý chính màn 1. * Đọc diễn cảm: - Tổ chức cho HS đọc phân vai - Nhận xét, cho điểm, động viên HS . - Tìm ra nhóm đọc hay nhất. § Màn 2: Trong khu vườn kì diệu. * Luyện đọc: - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và chỉ rõ từng nhân vật và những quả to, lạ trong tranh. - Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, thảo luận cặp đôi để TLCH: ? Câu chuyện diễn ra ở đâu? ? Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường? ? Em thích gì ở Vướng quốc Tương Lai ? Vì sao? ? Màn 2 cho em biết điều gì? - Ghi ý chính màn 2. - Nội dung của cả 2 đoạn kịch này là gì? - Ghi nội dung cả bài. - GV chốt ý như SGV. * Thi đọc diễn cảm: - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm như màn 1. 3. Củng cố – dặn dò: - Vở kịch nói lên điều gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài - 4 HS lên bảng và thực hiện theo yêu cầu. - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự + Đ1: Lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất. + Đ2: Lời thoại của Tin-tin và Mi-ti với em bé thứ nhất và em bé tứ hai. + Đ3: Lời thoại của em bé thứ ba, em bé thứ tư, em bé thứ năm. - 3 HS đọc toàn màn 1. - Tin-tin là bé trai, Mi-tin là bé gái, 5 em bé với cách nhận diện: em mang chiếc máy có đôi cánh xanh, em có ba mươi vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kì lạ, em có chiếc máy biết bay như chim, em có chiếc máy biết dò tìm vật báu trên mặt trăng. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. - Câu chuyện diễn ra ở trong công xưởng xanh. + Tin-tin và Mi-tin đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. - Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta. + Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kì lạ cho cuộc sống. + Các bạn sáng chế ra: Vật làm cho con người hạnh phúc. Ba mươi vị thuốc trường sinh. Một loại ánh sáng kì lạ. Một máy biết bay như chim. Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng. + Là tự mình phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ. + Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng. - Màn 1 nói đến những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người. - 2 HS nhắc lại. - 8 HS đọc theo các vai: Tin-tin, Mi-tin, 5 em bé, người dẫn truyện (đọc tên các nhân vật). - Quan sát và 1 HS giới thiệu. - Đọc thầm, thảo luận, trả lời câu hỏi. - Câu chuyện diễn ra trong một khu vườn kì diệu. + Những trái cây đó to và rất lạ: *Chùm nho quả to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê. * Quả táo to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một quả dưa đỏ. *Những quả dưa to đến nổi Tin-tin tưởng đó là những quả bí đỏ. - HS trả lời theo ý mình: (Tham khảo SGV) - Màn 2 giới thiệu những trái cây kì lạ của Vương quốc Tương Lai. - ...nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai. - 2 HS nhắc lại. HS thi đọc diễn cảm --------------------------------------------- ------------------------------------------- TOÁN : TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: - Giúp HS: Biết tính chất giao hoán của phép cộng. Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính GD HS thêm yêu thích môn toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a 20 350 1208 b 30 250 2764 a +b a : b III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 32. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: - GV treo bảng số như đã nêu ở phần Đồ dùng dạy – học. a 20 350 1208 b 30 250 2764 a +b 20 + 30 = 50 350 + 250 = 600 1208 + 2764 = 3972 b + a 30 + 20 = 50 250 +350 = 600 2764 + 1208 = 3972 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng. - GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30. ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 350 và b = 250 ? ? Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 1208 và b = 2764 ? ? Vậy giá trị của biểu thức a + b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b + a ? - Ta có thể viết a +b = b + a. ? Em có nhận xét gì về các số hạng trong hai tổng a + b và b + a ? ? Khi đổi chỗ, các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào ? ? Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không? - GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK. c. Luyện tập, thực hành : Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài. ? Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874? Bài 2 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + - GV hỏi: Em viết gì vào chỗ trống trên, vì sao ? - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc bảng số. - 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau: - Đều bằng 50. - Đều bằng 600. - Đều bằng 3972. - Luôn bằng giá trị của biểu thức b + a. - HS đọc: a +b = b + a. - Mỗi tổng đều có hai số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng khác nhau. - Ta được tổng b +a. - Không thay đổi. - HS đọc thành tiếng. - Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính. - Vì chúng ta đã biết 468 + 379 = 847, mà khi ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, 468 + 379 = 379 + 468. - HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại. - Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm. - Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. - 2 HS nhắc lại trước lớp. - HS cả lớp. -------------------- LỊCH SỬ: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I. MỤC TIÊU : Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn diết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô quyền bắt diết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. +Những nét chính về diễn biến trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Dằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt quân địch. + Ý nghĩa; Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. II. CHUẨN BỊ : - Hình trong SGK phóng to . - Tranh vẽ diện biến trận BĐ. - PHT của HS. III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC: : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khơi nghĩa trong hoàn cảnh nào? - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào? - GV nhận xét. 3. Bài mới : a. Giới thiệu : Ghi tựa b. Phát triển bài : *Hoạt động cá nhân : - Yêu cầu HS đọc SGK - GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền : £ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) £ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghe. £ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán. £ Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua. - GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền. - GV nhận xét và bổ sung. *Hoạt động cả lớp : - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “Sang đánh nước ta hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau : ? Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ? ? Vì sao có trận Bạch Đằng ? ? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ? ? Trận đánh diễn ra như thế nào ? ? Kết quả trận đánh ra sao ? - GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ. - GV nhận xét, kết luận: (Xem SGV) *Hoạt động nhóm : - GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : ? Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào? - GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ. 4. Củng cố : - Cho HS đọc phần bài học trong SGK. ? Ngô Quyền đã dùng mưu kế gì để đánh tan quân Nam Hán ? ? Chiến thắng BĐ có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta thời bấy giờ? - GV giáo dục tư tưởng. 5. Tổng kết - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng BĐ của Ngô Quyền . - Chuẩn bị bài tiết sau :” Ôn tập “. - 4 HS hỏi đáp với nhau. - HS khác nhan xét, bổ sung. - HS điền dấu x vào trong PHT của mình - NQ là người Đường Lâm. Ông là người có tài, có đức, có lòng trung thực và căm thù bọn bán nước và là một anh hùng của dân tộc. - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung - 3 HS thuật - HS các nhóm thảo luận và trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS dọc - HS trả lời - HS cả lớp. -------------------- ------------------
Tài liệu đính kèm: