Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Tiết 3: Tập đọc

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu :

1.Kĩ năng: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ có âm, vần dễ lẫn. Đọc đúng nhịp thơ. Đọc diễn cảm một đoạn thơ thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một cuộc sống tươi lai tốt đẹp.

2.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

3.Thái độ: Luôn có những ước mơ đẹp .

II. Đồ dùng đạy – học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn Hs luyện đọc.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 12/02/2022 Lượt xem 131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
*Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Sinh hoạt tập thể
_______________________________
Tiết 2: Toán
Luyện tập (Trang 46)
1.Mục tiêu: Giúp Hs:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số thuận tiện nhất.
- Khuyến khích Hs K-G tìm được thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ; tính chu vi hình chữ nhật; giải bài toán có lời văn tại lớp.
II. Đồ dùng dạy – học:
+ Phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv ghi bảng: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 145 + 213+ 558
b.3215 + 2135 + 7865 + 6785
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- 2 Hs lên bảng thực hiện phép tính, dưới lớp làm vào nháp.
- Hs nhận xét, chốt kết quả đúng.
- 2 Hs nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu bài học – ghi bảng.
2. Luyện tập.
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- Gv yêu cầu hs làm bài.
- GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 2 :
-Em hãy nêu yêu cầu của bài tập.
- Để tính bằng cách thuận tiện nhất, em sử dụng tính chất gì của phép cộng?
- Gv chốt cách làm đúng. 
- Gv làm mẫu;
96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78
 = 100 + 78 = 178
hoặc :
96 + 78 + 4 = 78 + ( 96 + 4 )
 = 78 + 100 = 178
- Cả lớp và Gv chữa bài, chốt kết quả đúng.
Bài 4 :
 - Gọi HS đọc nội dung bài toán.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Kết quả : a) 150 người b) 5406 người
Bài 3: 
- Gv gọi hs nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu thành phần và cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
+ GV nhận xét cho điểm HS.
Gv chốt cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách trình bày.
Bài 5: (Làm trong tiết Toán tăng thêm).
Gv hướng dẫn hình thành:
 P = ( a + b ) x 2
 S = a x b
Gv chữa bài:
a) Chu vi hình chữ nhật là :
P = ( 16 cm + 12 cm ) x 2 =56cm
b) Chu vi hình chữ nhật là :
P = ( 45 cm + 15 cm ) x 2 = 120 cm
- Gv chấm, chữa một số bài, chốt kết quả đúng.
3.Củng cố, dặn dò :
- Em hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs chuẩn bị bài sau.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- 4 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở phần b. Khuyến khích HS K-G làm thêm phần a.
- Hs nhận xét bài làm của bạn.
- 1 Hs nêu: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Hs trả lời: Tính chất kết hợp và tính chất giao hoán.
- Hs nghe giảng, 6 Hs lên bảng làm bài 2 phép tính của a, b.
- Dưới lớp làm bài vào vở phần a,b mỗi phần 2 phép tính. Kk Hs K-G hoàn thành cả bài.
- 1 Hs đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS lên bảng chữa.
- Học sinh làm bài vào vở phần a.KK hs K-g làm phần b.
-HS chữa bài trên bảng.
- HS nêu yêu cầu và tự làm rồi chữa bài.
- Gọi 4 học sinh lên bảng chữa bài..
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Yêu cầu học sinh nêu rõ đã vận dụng tính chất nào để tính.
- HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm và chữa bài.
- Học sinh K-G tự đọc phần a.
- Học sinh nêu lại cánh tính chu vi hình chữ nhật.
- Học sinh tự làm phần b.
- Nhắc học sinh chú ý đơn vị đo.
- 2 Hs lên bảng chữa bài, dưới lớp làm vào vở.
- Hs nhận xét, chữa bài trên bảng.
- 1, 2 Hs nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
________________________________
Tiết 3: Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu :
1.Kĩ năng: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng, từ có âm, vần dễ lẫn. Đọc đúng nhịp thơ. Đọc diễn cảm một đoạn thơ thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một cuộc sống tươi lai tốt đẹp. 
2.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. 
3.Thái độ: Luôn có những ước mơ đẹp .
II. Đồ dùng đạy – học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn Hs luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 nhóm HS phân vai đọc bài “ở Vương quốc Tương lai” và trả lời câu hỏi cuối bài .
+ Nhóm 1: 8 hs đọc phân vai màn 1, trả lời câu hỏi2, SGK.
+ Nhóm 2: 6 hs đọc phân vai màn 2, trả lời câu hỏi3, SGK.
- HS và GV nhận xét, đánh giá cho điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích – yêu cầu bài học.
2. Các hoạt động : 
a : Luyện đọc. 
?Bài thơ có mấy khổ thơ
- Gv gọi Hs đọc nối tiếp các khổ thơ.
- GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS. Chú ý cách ngắt nhịp, nhấn giọng .
 Nếu chúng mình có phép lạ
 Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
 Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành
- GV đọc diễn cảm bài thơ: Giọng hồn nhiên, tươi 
b: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv nêu câu hỏi cuối bài:
+ Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần ?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ? 
- Gv ghi bảng :
1.Ước cây mau lớn để cho quả.
2.Ước trẻ em trở thành người lớn ngay.
3.Ước trái đất không còn mùa đông.
4.Ước trái đất không còn bom đạn. 
- Em có nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ? 
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
- Gv chốt ý nghĩa, ghi bảng.
c: Luyện đọc diễn cảm.
-Theo em chúng ta nên đọc bài thơ với giọng như thế nào? 
- Gv treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung luyện đọc.
+ Nhận xét HS đọc.
- Gv yêu cầu HS đọc thuộc lòng 1-2 khổ thơ.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs về nhà luyện đọc và học thuộc lòng, chuẩn bị bài sau: Đôi giày ba ta màu xanh
- 1 HS đọc cả bài thơ.
- Hs phát biểu: Có 5 khổ thơ.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc khổ 4, 5) - đọc 2,3 lượt. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa vào những câu hỏi trong SGK. 
- Cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi. 
- HS đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời các câu hỏi.
- HS đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
- HS phát biểu cá nhân.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
- Hs phát biểu.
- HS thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn. 
- HS thi học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ. 
- 1 – 2 HS trả lời.
Tiết 4: Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1,2, Mục II.
- Hs K-G ghép đúng tên nước với tên thủ đô trong một số trường hợp quen thuộc.BT 3.
3.Thái độ: Có ý thức tôn trọng tên người, tên địa danh khi viết.
II. Đồ dùng dạy – học:
-Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc câu:
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh.
- Gv nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
- 2 HS viết bảng. Cả lớp viết vào vở nháp.
- Hs nhận xét, chữa bài.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Nhận xét
Bài1: Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây:
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí nước ngoài :
- Tên người: Lép Tôn- xtôi, Mô- rít- xơ Mát- téc- lích, Tô- mát Ê- đi- xơn.
- Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa- nuýp, Lốt Ăng- giơ- lét, Niu Di- lân, Công- gô.
- Gv củng cố cách đọc .
 Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài trong SGK.
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi:
- Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ?
- Gv chốt: Có tên gồm một bộ phận, có tên có từ hai bộ phận trở lên.
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào ?
- Gv chốt câu trả lời đúng.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
+ Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi : Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài có gì đặc biệt ?
+ GV củng cố kết luận về cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài so với cách viết theo âm Hán Việt .Hoạt động 2 : Ghi nhớ.
+ Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
+ Yêu cầu HS lên bảng lấy ví dụ minh hoạ nội dung .+ Gọi HS nhận xét VD bạn viết trên bảng.
Hoạt động 3: Luyện tập.
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Phát phiếu, bút dạ cho nhóm 4 HS.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi và làm bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng: ác – boa, Lu-i Pa-xtơ,...
- Gv hỏi: Đoạn văn trên viết về ai?
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Gv hướng dẫn hs cách tách từng bộ phận và viết các tiếng trong một bộ phận với nhau bằng dấu gạch nối.
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết.
- GV đi chỉnh sửa cho từng em.
- Gọi HS nhận xét bổ sung bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3 : 
- Yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát tranh để đoán thử cách chơi của trò chơi du lịch.
- Gv hướng dẫn cách chơi: nhớ tên nước rồi sau đó tìm tên thủ đô.Gv gọi hs K-G làm mẫu: Trung Quốc- Bắc Kinh.
- Gv tổ chức cho Hs chơi tiếp sức thi đua giữa hai dãy..
- Gọi HS đọc phiếu của nhóm mình.
- Bình chọn nhóm đi du lịch đến nhiều nước nhất.
3. Củng cố, dặn dò :
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài cần viết như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn Hs chuẩn bị bài sau: Dấu ngoặc kép.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS đọc cá nhân, đọc nhóm đôi, đọc đồng thanh .
- Hs đọc cá nhân.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi trong Sgk.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa.
- Giữa các tiếng trong một bộ phận có gạch nối.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc thành tiếng.
- 4 HS lên lấy VD
-2 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhóm làm xong trước dán bài lên bảng.
- Nhận xét sửa chữa. 
- Cả lớp đọc thầm và trả lời 
-1 HS đọc thành tiếng.
- Hs đọc nội dung, yêu cầu của bài.
- HS thực hiện viết tên người, tên địa lí nước ngoài vào vở, 4 hs lên bảng.
- Nhận xét sửa chữa. 
 - Hs đọc đề bài và quan sát tranh.
- HS thi điền tên nước hoặc tên thủ đô tiếp sức.
- 2 đại diện của nhóm đọc.
- 1 – 2 HS trả lời.
- 1hs đọc lại phần ghi nhớ.
______________________________________
* Buổi chiều
Tiết 1: Lịch sử
ôn tập
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :
- Nắm được tên gọi của các giai đoạn lịch sử đã học từ bài  ... cốt truyện trong phiếu học tập.
- Hs thảo luận, sắp xếp cốt truyện.
- Hs phát biểu.
- Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs tự làm bài cá nhân vào vở.
- 1 vài Hs đọc nội dung bài viết.
__________________________________
Tiết 3: Thực hành kiến thức
Kĩ thuật: khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường
I. Mục tiêu: Giúp Hs :
-Củng cố cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Hs Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Mẫu khâu và một số sản phẩm có hai đường khâu. 
 - Hai mảnh vải giống nhau ( KT 20cm x 30cm ).
- Kim, chỉ, kéo, thước, phấn.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các bước khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường?
- Gv nhận xét, chốt kiến thức.
- 1 vài Hs trả lời.
- Hs khác nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
2. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động 1 : HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
+ Gọi HS nhắc lại quy trình khâu ghép hai mép vải.
+ GV nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải  
+ Hướng dẫn thêm HS một số lưu ý như tiết 1.
+ GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng .
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
+ Đường khâu ở mặt trái của mảnh vải tương đối thẳng.
+ Các mũi khâu tương đối đều bằng nhau, cách đều nhau.
+ Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS ..
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau
+HS nêu.
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
- Hs thực hành khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường.
- HS trưng bày sản phẩm, bầu chọn sản phẩm đẹp, đúng mẫu.
_______________________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
* Buổi sáng
Tiết 1: Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. 
- Biết dùng ê ke để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
- Vận dụng để làm bài tập nhận ra 2 đường thẳng vuông góc.
- HS trình bày bài khoa học, yêu thích môn toán.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Ê ke ( cho GV và HS).
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa bảng phụ vẽ một số loại góc. 1 HS lên bảng nhận dạng góc và so sánh độ lớn của các loại góc.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc :
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD.
+ Hình chữ nhật ABCD có mấy góc vuông?
+ Kéo dài 2 cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng BC và DC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
+ 2 đường thẳng BC và DC tạo thành mấy góc vuông?
 + GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh ô cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
-Yêu cầu HS lấy VD về 2 đường thẳng vuông góc
3. Thực hành.
Bài 1:
- Yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra 2 đ/t có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không?
- Gv chữa bài, chốt ý đúng.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hcn ABCD.
- Gvhướng dẫn cách trình bày: 
+ Các cặp cạnh vuông góc với nhau là: (AB; BC),..
- Gv chốt bài làm.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS dùng ê ke xác định góc vuông rồi nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc.
- Gv lưu ý Hs cách trình bày giống bài 2.
- Gv chữa, chốt ý đúng.
Bài 4:
- Gv lưu ý hs những cặp cạnh cắt nhau nhưng không vuông góc.
- GV chấm, chữa một số bài, chốt kết quả đúng.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gv hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn Hs chuẩn bị bài sau: Hai đường thẳng song song.
- 4 góc vuông
- HS nhắc lại.
- HS TL dựa vào cách kiểm tra bằng thước kẻ ê ke. 
- HS nhận xét 2 đường thẳng đó tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
- HS trình bày miệng.
-HS liên hệ 1 số hình ảnh xung quanh về 2 đường thẳng vuông góc.
- HS thực hành cá nhân, dùng thước êke đo và phát biểu miệng.
- 2 Hs đọc đề bài.
- Hs thảo luận nhóm 2, trả lời.
- Hs chữa bài vào vở.
- Hs đọc đề bài.
- HS dùng ê ke xác định.
- HS làm vở phần a. Khuyến khích HS K-G hoàn thành phần b vào vở.
- Hs K-g đọc yêu cầu đề bài. 
- Hs suy nghĩ làm bài.
-HS làm, chữa bài.
- HS nhắc lại các kiến thức đã học trong bài.
_________________________________
Tiết 2: Thể dục
động tác vươn thở và tay
Trò chơi: nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu:
- HS học 2 động tác: Vươn thở và tay của bài TD phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác. Chơi trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”.
- HS thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. Tham gia chơi trò chơi chủ động.
- HS có ý thức tự giác nghiêm túc khi luyện tập.
II: Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tonà khi tập luyện.
- Phương tiện: cói, phấn trắng, thước dây, 4 cở nhỏ,..
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: Đi đều vòng quanh sân và chạy nhanh dần.
- Trò chơi: Kết bạn.
2. Phần cơ bản.
a. Bài thể dục phát triển chung.
- Động tác vươn thở:
- Động tác tay: 
+Tập 4 lần(2x 8 nhịp).
- Gv nêu tên động tác rồi hướng dẫn Hs tập tương tự động tác vươn thở.
-Gv tổ chức thi xem tổ nào tập tốt hơn.
b. Trò chơi vận động: 
- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi:
3. Phần kết thúc:
- Tập một số động tác thả lỏng.
- Gv và hs hệ thống bài.
-Gv nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
6-10ph
18-22ph
12-14ph
4-6 ph
4-6 ph
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
- Gv nêu yêu cầu hs đi vòng tròn và chạy nhanh dần.
- Gv tổ chức trò chơi.
- Tập 3-4 lần( mỗi lần 2 nhịp).
+ Lần 1: Gv nêu tên động tác, làm mẫu và phân tích cho Hs nắm được động tác.
+ Lần 2: Gv hô nhịp chậm vừa quan sát, nhắc nhở và chữa lỗi cho Hs kịp thời.
+ Lần 3: Gv hô nhịp, Hs tự tập.
+Lần 4: Cán sự hô nhịp, cả lớp tập.
-Gv hướng dẫn Hs thực hiện động tác tương tự động tác vươn thở.
- Gv nhắc lại cách chơi, cho Hs chơi thử 1 lần.
- Hs thi đua theo tổ.
- Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn tổ chơi tốt nhất.
- Hs tập hợp 3 hàng ngang.
_______________________________
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
- Năm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch ở vương quốc Tương Lai.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự hướng dẫn, gợi ý cụ thể của Gv.
3.Thái độ: GD HS làm việc khoa học, tự giác làm bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi cách chuyển một lời thoại trong văn bản kịch thành lời kể.
- Bảng phụ ghi 2 câu mở đoạn của 2 cách kể khác nhau để hs so sánh.
III. Các hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra:
+ Mỗi HS kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp tiết trước.
- Một hs trả lời câu hỏi: Các câu mở đầu đoạn văn dóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian.
+ GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng
2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 
- Gv nêu lại yêu cầu bài tập và yêu cầu Hs suy nghĩ lại câu chuyện ở vương quốc Tương Lai.
-Gv mời 1 Hs K-g kể mẫu.
- Gv lưu ý Hs khi kể phải chuyển lời kịch sang lời kể.
- Gv phân tích VD trên bảng phụ đã ghi sẵn.
- Gv nhận xét, tuyên dương Hs tích cực.
Bài 2: 
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu đúng yêu cầu của bài.
+ Gv lưu ý hS khi 2 bạn không đi cùng nhau thì có thể đến hai nơi cùng một lúc. Khi đó ta có thể dùng từ mở đoạn là: Trong lúc đó, cùng lúc đó....
Bài 3: 
- Gv treo bảng phụ để Hs so sánh hai cách mở đầu đoạn1,2.
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị bài mới.
- 1 hs đọc yêu càu đề bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs nhớ lại câu chuyện.
- Hs K_G làm mẫu.
- Cả lớp lắng nghe.
- Hs kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện Hs kể lại đoạn kịch đó theo trình tự thời gian.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs thảo luận nhóm 2, suy nghĩ và làm bài.
- 2,3 Hs thi kể. Cả lớp và Gv nhận xét, bình chọn Hs kể tốt nhất.
- Hs suy nghĩ phát biểu: Khác nhau về trình tự.
- Hs phát biểu.
.____________________________________
Tiết 4: Sinh hoạt
Tổng kết tuần 8. Kế hoạch tuần 9.
I. Mục tiêu:
- Kiểm điểm hoạt động nề nếp tuần 8.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 9.
II. Nội dung nhân xét, đánh giá tuần 8.
1- Các tổ trưởng báo cáo các hoạt động của tổ mình.
2- Giáo viên nhận xét chung.
- GV đánh giá nhận xét chung nề nếp, ý thức của HS.
- Kiểm điểm những hành vi đạo đức chưa tốt của HS.
- Biểu dương những em có ý thức tốt, hành vi cư xử đúng mực.
- Nhắc nhở những việc nên làm và không nên làm trong quá trình học tập rèn luyện của HS. 
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Văn nghệ:
- Gv tổ chức trình diễn một số tiết mục văn nghệ tạo bầu không khí vui vẻ
III- Phương hướng hoạt động tuần 9.
- Thực hiện tốt những nhiệm vụ của người HS.
- Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tích cực hưởng ứng phong trào Bảng hoa điểm tốt do Liên đội phát động
- Tích cực học tập rèn luyện tu dưỡng bản thân.
- Ban cán sự làm tốt hơn nữa công tác truy bài đầu giờ, tự quản,...
- Bồi dưỡng hs Giỏi, phụ đạo, giúp đỡ bạn yếu vươn lên trong học tập.
- Học thuộc các bài múa, hát mới.
* Bổ sung:
..
________________________________
* Buổi chiều 
Hoạt động ngoại khóa
Hình thức: Rung chuông vàng
Đ/c Lý phụ trách
*************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_8_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc